Với mong muốn tìm hiểu cơ cấu danh mục thuốc và thực tế các thuốc trong nhóm A đang được sử dụng tại Bệnh viện như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Phân tích danh mục thuốc
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ HỒNG LỤA
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN C THÁI
NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS Đỗ Xuân Thắng là
người luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dậy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn
Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện C Thái Nguyên đã
tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này
Sông Công, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Học viên
Vũ Hồng Lụa
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 3
1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc 3
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục 3
1.1.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện; 3
1.1.4 Các tiêu chí lựa chọn thuốc 4
1.1.5 Hội đồng thuốc và điều trị 5
1.2 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc 6
1.2.1 Phương pháp phân tích ABC 6
1.2.2 Áp dụng phương pháp phân tích ABC 8
1.3 Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong những năm gần đây 10
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh 10
Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong danh mục thuốc 11
Tình hình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược 12
Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo Thông tư 10/2016/TT-BYT 12
1.4 Vài nét cơ bản của bệnh viện C Thái Nguyên 13
1.4.1 Đặc điểm địa hình 13
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 15
1.4.3 Mô hình, tổ chức tại bệnh viện C Thái Nguyên 16
1.4.4 Về cơ cấu nhân lực 16
1.4.5 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện C Thái Nguyên phân loại theo mẫu ICD 10 17
1.4.6 Chức năng và nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện C Thái Nguyên 19
1.5 Tính cấp thiết của đề tài 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Các biến số nghiên cứu 21
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.3 Phương pháp thu thấp số liệu 24
2.2.4 Mấu nghiên cứu 26
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu 26
2.3 Các chỉ số nghiên cứu 27
2.3.1 Các chỉ số nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau 27
2.3.2 Phân tích việc việc sử dụng thuốc sau đấu thầu năm 2017 28
Trang 52.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 28
2.4 Trình bày kết quả nghiên cứu: 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên 29
3.1.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu 29
3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 29
3.1.3 Các nhóm thuốc trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 31
3.1.4 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 32
3.1.5 Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tư 10/2016/TT-BYT 32
3.1.6 Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý những thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 10/2016/TT-BYT 33
3.1.7 Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần trong danh mục thuốc tân dược đã được sử dụng 34
3.1.8 Cơ cấu thuốc mang tên gốc và tên thương mại trong DMTSD 34
3.1.9 Cơ cấu thuốc theo đường dùng 35
3.1.10 Cơ cấu thuốc theo quy định thuốc hội chẩn 37
3.1.11 Cơ cấu thuốc theo quy chế thuốc thường/ thuốc GN-HTT 37
3.1.12 Các thuốc được sử dụng hết cơ số đấu thầu và phải bổ xung 20% số lượng 38
3.1.13 Các thuốc mua ngoài danh mục trúng thầu (bằng các hình thức khác) 40
3.1.14 Hoạt chất có số thuốc trung bình lớn hơn 3 43
3.2 Phân tích ABC của danh mục thuốc bệnh viện đã sử dụng năm 2017 43
3.2.1 Phân loại DMT sử dụng tại bệnh viện theo phương pháp phân tích ABC 43
3.2.2 Cơ cấu nhóm thuốc A theo tác dụng dược lý 44
3.2.3 Cơ cấu thuốc đa thành phần, đơn thành phần trong DMT nhóm A 46
3.2.4 Cơ cấu về nhuồn gốc, xuất xứ của thuốc nhóm A 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1 Mô hình, tổ chức tại bệnh viện C Thái Nguyên 16
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực Bệnh viên C Thái Nguyên 17
Bảng 1.3 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện C Thái Nguyên phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 17
Bảng 2.1 Nhóm các biến số phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2017 21
Bảng 2.2 Các chỉ số phân tích danh mục thuốc 27
Bảng 3.1 Cơ cấu thuốc sử dụng năm 2017 theo nguồn gốc tân dược - thuốc đông y thuốc từ dược liệu 29
Bảng 3.2 Cơ cấu DMT sử dụng năm 2017 theo nhóm tác dụng dược lý 30
Bảng 3.3 Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh 31
Bảng 3.4 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu 32
Bảng 3.5 Thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tư 10/2016/TT-BYT 32 Bảng 3.6 Tỉ lệ nhóm thuốc NK có trong danh mục Thông tư 10/TT-BYT theo nhóm tác dụng dược lý 33
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc đơn thành phần/ đa thành phần trong danh mục thuốc tân dược đã được sử dụng 34
Bảng 3.8 Cơ cấu thuôc Generic, thuốc biệt dược trong DMTSD 34
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc theo đường dùng 35
Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc dùng theo đường tiêm truyền 35
Bảng 3.11 Bảng cơ cấu nhóm kháng sinh theo đường dùng 36
Bảng 3.12 Cơ cấu theo quy định thuốc cần hội chẩn 37
Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc theo quy chế thuốc thường/ thuốc GN-HTT 37
Bảng 3.14 Số lượng mặt hàng hết cơ số thầu và phải bổ xung thêm số lượng 38
Bảng 3.15 Cơ cấu các thuốc dùng hết cơ số thầu và phải bổ xung thêm số lượng 38
Bảng 3.16 Số lượng các thuốc mua ngoài danh mục trúng thầu 40
Bảng 3.17 Cơ cấu các thuốc phải mua ngoài thầu theo tác dụng dược lý 40
Bảng 3.18 Tỷ trọng các thuốc mua theo hình thức ngoài thầu có trong danh mục trúng thầu 42
Bảng 3.19 Tỷ trọng thuốc GN-HT trong nhóm thuốc mua theo hình thức ngoài thầu 42
Bảng 3.20 Bảng tỷ trọng thuốc GN-HT đã sử dụng được mua ngoài thầu 42
Bảng 3.21 Các hoạt chất có số thuốc trung bình trên một đường dùng lớn hơn 3 43
Bảng 3.22 Kết quả phân tích ABC 44
Bảng 3.23 Cơ cấu nhóm thuốc A theo tác dụng dược lý 45
Bảng 3.24 Cơ cấu nhóm kháng sinh thuộc nhóm thuốc A 46
Bảng 3.25 Cơ cấu thuốc thành phần trong DMT nhóm A 46
Bảng 3.26 Cơ cấu thuốc nhóm A về nguồn gốc, xuất xứ 47
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ADR Phản ứng có hại của thuốc
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Với hơn một triệu dân bao gồm 46 dân tộc, Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 trường đại học, 10 trường cao đẳng và rất nhiều trường trung cấp cũng như các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp Vì vậy mà công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng, ổn định, bảo vệ và phát triển khu vực
Bệnh viện C Thái Nguyên là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện tim Hà Nội, ngoài ra Bệnh viện còn nhiều chuyên khoa mũi nhọn như: Sản, Nhi và đặc biệt là chuyên khoa Ung bướu Lượng bệnh nhân thăm khám và điều trị hàng năm khá lớn đi đầu trong các bệnh viện tuyến tỉnh Vì vậy mà việc lựa chọn thuốc, nhất là việc xây dựng được một DMT thực sự hợp lý, an toàn và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, giảm chi phí về thuốc sử dụng là rất quan trọng; đây chính là tiền
đề cơ bản và quan trọng nhất Thực tế hiện nay DMT của BV gần như được xây dựng dựa vào sử dụng của năm trước, còn thiếu thông tin phân tích dữ liệu
về sử dụng thuốc để làm căn cứ Đây là lý do chính dẫn đến DMT còn thiếu tính thuyết phục các bác sĩ, cũng như không có tính định hướng rõ ràng cho kế hoạch sử dụng thuốc để khắc phục những khó khăn, bất cập trong sử dụng thuốc vẫn thường gặp phải Hơn nữa, bên cạnh những lí do chủ quan còn rất nhiều các lý do khách quan mang lại trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc Thực tế có rất nhiều thuốc đã nằm trong DMT của bệnh viện nhưng lại
vô cùng khó khăn trong quá trình cung ứng và sử dụng Trượt thầu do không có
Trang 9nhà thầu chào thầu, trượt thầu vì giá cao, vì không đúng nhóm kĩ thuật, trúng thầu không cung ứng được, thủ tục thanh toán quá phức tạp là một trong những lý do rào cản làm khó khăn cho công tác dược bệnh viện C cũng như rất nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế trong cả nước
Nhưng để từng bước giải quyết những vấn đề đó thì nhiệm vụ đầu tiên của HĐT&ĐT là phải xây dựng được một DMT hợp lý
Tuy nhiên lĩnh vực quản lý dược hiện đang triển khai chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện, cũng như đánh giá hiệu quả của việc xây dựng DMT của bệnh viện để tăng cường cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả tại bệnh viện Với mong muốn tìm hiểu cơ cấu danh mục thuốc và thực tế các thuốc trong nhóm A đang được sử dụng tại
Bệnh viện như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên năm 2017” với mục tiêu sau:
1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2017
2 Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp ABC
Từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng danh mục thuốc hợp lý và sử dụng thuốc có hiệu quả phục vụ bệnh nhân tại bệnh viện C Thái Nguyên cho những năm tiếp theo
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc
DMT là một danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này DMT của bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện [18]
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục
Căn cứ vào DMT thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định sử dụng thuốc do Bộ yế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện HĐT& ĐTcó nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện
b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
c) Cắn cứ vào hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị
e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế ban hành;
1.1.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện;
a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị trên các nguồn gốc thông tin đáng tin cậy;
Trang 11b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan;
c) Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và phân loại VEN;
d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần… )
1.1.4 Các tiêu chí lựa chọn thuốc
a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng
b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp đảm bảo sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về tiêu chí thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ thuật các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng
d) Đối với thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác nhau về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn thuốc cần phân tích chi phí, hiệu quả gữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính đơn vị của từng thuốc;
đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có thể vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;
e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng;
Trang 121.1.5 Hội đồng thuốc và điều trị
Việc thành lập Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện HĐT& ĐT là tối cần thiết, là một tổ chức đứng ra điều phối toàn bộ quá trình cung ứng thuốc tại bệnh viện HĐT& ĐT là một tổ chức được thành lập nhằm đánh giá tác dụng của thuốc trên lâm sàng, phát triển các chính sách quản lý, sử dụng thuốc và quản lý DMT HĐT&ĐT ra đời nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng như thế nào, ngày 08/08/2013, Bộ y tế ban hành Thông tư số 21/TT-BYT hướng dẫn việc tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT ở bệnh viện [2]
* Nhiệm vụ của HĐT& ĐT
Bộ y tế quy định bốn nhiệm vụ của HĐT& ĐT [2]
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng và sử dụng thuốc của bệnh viện
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt DMT dùng cho bệnh viện
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc theo dõi sử dụng thuốc và đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện quy trình trên được phê duyệt
- Giúp giám đốc bệnh viện các hoạt động, giám sát kê đơn thuốc hợp lý,
tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện, tổ chức thông tin thuốc, tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ gữa dược sỹ, bác
sỹ và điều dưỡng
* Vai trò của HĐT& ĐT trong chu trình quản lý thuốc
Lựa chọn thuốc là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý cung ứng thuốc Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện là chức năng quan trọng nhất của HĐT& ĐT Thuốc được lựa chọn phải dựa trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị chẩn đó được xây dựng và áp dụng
Trang 13tại bệnh viện hay cơ sở khám bệnh chữa bệnh Một DMT được xây dựng tốt
có thể giúp loại bỏ được các thuốc không an toàn và không hiệu quả do đó có thể giảm tỷ lệ mắc bênh và tỷ lệ tử vong đồng thời giúp giảm số lượng thuốc được mua sẵn dẫn đến giảm tổng số tiền chi tiêu cho thuốc, giảm số ngày nằm viện DMTBV sẽ cung cấp các thông tin thuốc tập trung và có trọng tâm, giúp cho chương trình tập huấn giáo dục được diễn ra thường xuyên, liên tục Một DMT được xây dựng tốt sẽ tiết kiệm được chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính đồng thời cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện Chính vì vậy,
có thể nói rằng việc lựa chọn xây dựng danh mục thuốc là một bước then chốt
và có vai trò quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả việc cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và việc sử dụng hợp lý an toàn nói riêng [24]
HĐT&ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện
1.2 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
1.2.1 Phương pháp phân tích ABC
a/ Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí dành cho mua thuốc bệnh viện [6]
b/ Các bước thực hiện
Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT, ngày 08/08/ 2013 của Bộ Y tế quy định tổ chức hoạt động của HĐT& ĐT, phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước sau:
Bước 1 Liệt kê các sản phẩm thuốc
Bước 2 Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc
- Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian)
Trang 14- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện
Bước 3.Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm
Bước 4 Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền
Bước 5 Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6 Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách Bước 7 Phân nhóm sau:
- Nhóm A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền
- Nhóm B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền
- Nhóm C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10 % tổng giá trị tiền
Về số lượng: Nhóm A chiếm 10 -20% tổng số sản phẩm, nhóm B chiếm
10 -20% và còn lại là nhóm C chiếm 60 -80%
c/ Vai trò và ý nghĩa phân tích ABC:
Phân tích ABC tạo ra cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong tồn trữ, mua sắm trong lựa chọn nhà cung cấp
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà chỉ
có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường, được sử dụng để + Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện
Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm chính giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào
Trang 15Tuy nhiên nhược điểm của phân tích ABC: không cung cấp được đầy đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau
1.2.2 Áp dụng phương pháp phân tích ABC
Việc phân tích ABC đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích
để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMTBV
Theo một nghiên cứu về Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2016 của Nguyễn Thị Thanh Huyền thì thuốc hạng A chiếm 19.9% về số khoản mục và 79.9% về GTSD [16] Thuốc hạng
B chiếm 22.2 % số KM tương ứng với 15.5% GTSD Cơ cấu này khá phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Nghiên cứu của Lã Thị Linh (2016) đã thực hiện phân tích ABC ở bệnh viện Đa Khoa Huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc sở Y tế Hà Giang cho thấy thuốc hạng A chiếm 79,53% giá trị tiêu thụ và 19,31% số khoản mục [20] Các thuốc hạng A được phân thành 8 nhóm điều trị, trong đó chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao nhất là các thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 63,74%, tiếp đến là các thuốc chế phẩm y học
cổ truyền chiếm 15,56% GTSD, đây là điểm bất hợp lý trong DMT sử dụng của bệnh viện vì các chế phẩm y học cổ truyền chủ yếu có tác dụng hỗ trợ điều trị, nên việc sử dụng các chế phẩm trên có tỷ lệ cao sẽ gây lãng phí cho ngân sách của bệnh viện Với tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh cao như vậy, nguy cơ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh là rất lớn, nhất là trong bối cảnh hiện nay tình trạng kháng kháng sinh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang ở mức báo động Vì vậy, bệnh viện cần có biện pháp thích hợp trong việc sử dụng kháng sinh hợp lý
Trang 16Ta thấy rằng nhóm thuốc chế phẩm y học cổ truyền, thuốc hạ sốt giảm đau hạ sốt kháng viêm không steroid không nên có ở nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này chưa hợp lý, như vậy có tình trạng lạm dụng thuốc không thật sự cần thiết
Trong một nghiên cứu khác của Bùi Thị Hiền(2016) khi phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang theo phương pháp ABC lại cho kết quả thuốc nhóm A gồm 29 KM (chiếm 10,9% tổng DMT) với giá trị sử dụng 11.058.757.866 đồng (75,18%) Thuốc nhóm B gồm 34 KM (12,78%) với giá trị sử dụng 2.229.869.553 đồng (15,16%) [14]
Thuốc nhóm C gồm 203 KM (76,32%) với giá trị sử dụng 1.421.571.014 đồng (9,66 %) Trong nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nhóm thuốc điều trị
ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 14 KM tổng giá trị 6.403.960.615 đồng chiếm 43,5% tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch 03 KM tổng giá trị 1.018.405.500 đồng chiếm 6,92%, nhóm Hormon và các thuốc tác động vào
hệ nội tiết với 02 KM tổng giá trị 759.831.000 đồng (5,15%), nhóm dung dịch điều chỉnh nước và điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền khác, thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase, Thuốc đường tiêu hóa có
số khoản mục và giá trị thấp
Nhóm thuốc đông y thuốc, thuốc từ dược liệu 03 KM tổng giá trị 1.338.232 đồng (9,1%) Ta thấy rằng nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, dung dịch điều chỉnh nước và điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền khác, thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase, thuốc đường tiêu hóa không nên xuất hiện nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này là chưa hợp
lý như vậy có tình trạng lạm dụng thuốc không thật sự cần thiết Đây cũng coi như là một bằng chứng tác động đến sự cân nhắc, quyết định lựa chọn của HĐT&ĐT trong quá trình xây dựng danh mục thuốc trong năm tiếp theo
Trang 17Trên tạp chí Y dược học quân sự số 9-2017 có bài viết về đề tài nghiên cứu danh mục thuốc của bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2016, trong bài báo viết Nhóm A chiếm 19,22% về số lượng với 74 thuốc nhưng chiếm tới 79,93% về giá trị sử dụng Nhóm C tuy chiếm tỷ lệ cao về số lượng (64,42%),
nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp về giá trị sử dụng (5,11%) Chiếm giá trị lớn
trong nhóm A là các thuốc kháng sinh, thuốc tác dụng lên tim mạch, thuốc tác động vào hệ thống nội tiết và thuốc chống rối loạn tâm thần Trong đó, các thuốc kháng sinh chiếm 24,32% về số lượng và giá trị sử dụng cao nhất (34,34%) Đứng thứ hai là thuốc tác dụng lên tim mạch với 14,86% về số lượng và 12,05% về giá trị sử dụng Đứng thứ ba là nhóm thuốc tác động vào
hệ thống nội tiết với 13,51% về số lượng và 11,16% về giá trị sử dụng [22]
Có lẽ đây đều là tình trạng chung của rất nhiều bệnh viện cũng như cơ sở y
tế trong cả nước Vậy càng cần hơn nữa việc phân tích danh mục thuốc sử dụng theo các phương pháp như ABC, VEN để việc đánh giá, xây dựng DMT ngày một hiệu quả hơn, thiết thực hơn với nhu cầu điều trị
1.3 Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong những năm gần đây
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện kinh phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2016, tỷ trọng thuốc kháng sinh chiếm 28.2% GTSD thuốc trong toàn bệnh viện [23], trong khi bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Giang tiền mua kháng sinh cũng chiếm đến 25.7% tổng kinh phí mua thuốc [16] Tại bệnh viện Bắc Cạn tỷ lệ tỷ lệ kinh phí sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn ký sinh trùng chiếm 51,5% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [15]
Trang 18Thuốc kháng sinh chiểm tỷ lệ lớn trong giá trị sử dụng tiền thuốc của bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật của Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh vẫn còn phổ biến [18]
Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong danh mục thuốc
Trong năm 2012 Cục quản lý dược đã tổ chức diễn đàn “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ trong ngành dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [5]
Đến 2015 thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ gần 50 % đáp ứng 2/3
số hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam lần thứ V Thực hiện đề án” Người Việt nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhiều bệnh viện
đã sử dụng tới 80% thuốc nội, góp phần giảm chi phí cho người bệnh, quỹ BHYT [6]
Tại bệnh viện đa khoa Lạng Sơn năm 2016 số lượng thuốc nội chiếm 46.1% với tỷ trọng 31.2% GTSD [23], còn ở bệnh viện đa khoa Lâm Đồng II
số lượng thuốc nội được sử dụng nhiều hơn với 60.34% KM chiếm 40.83% tổng chi phí tiền thuốc[10] Còn tại bênh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang thì danh mục thuốc sử dụng đã chiếm tỷ trọng đa số thuốc có nguồn gốc trong nước với 59.8% số lượng và 73.8% tổng số tiền thuốc năm 2016[15] Bệnh viện Củ Chi – TP HCM cũng đã ưu tiên dùng thuốc nội với 75% số lượng chiếm 41.32% GTSD[21]
Ở nhiều bệnh viện tuyến huyện như bệnh viện Yên Thế- Bắc Giang DMT sử dụng gần như nghiêng hẳn về các chế phẩm sản xuất trong nước, chi phí khám chữa bệnh được tiết kiệm rất nhiều, thực tế chiếm tới 68.5% KM và 65.3% GTSD[9]
Trang 19Tình hình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược
Sử dụng các thuốc generic là một trong những cách làm giảm chi phí cho điều trị Bởi biệt dược gốc thực sự cũng đang góp phần làm cho chi phí tiền thuốc đẩy lên rất cao, đôi khi trở thành gánh nặng với nguồn quỹ BHXH
và người bệnh Giảm sử dụng biệt dược gốc là một trong những tiêu chí Bộ Y
tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện
Tại bệnh viện quân y 175 bộ quốc phòng số thuốc biệt dược chiếm 13.56% số lượng nhưng GTSD thì chiếm tới 32.49% tổng số tiền mua thuốc[7]
Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo Thông tư 10/2016/TT-BYT
Thông tư 10/2016/TT-BYT, ngày 10/05/2016 của Bộ Y tế ban hành DMT sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp [5]
Các mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
- Thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu
- Đã có tối thiểu từ 3 (ba) số đăng ký của 3 (3) nhà sản xuất trong nước theo nhóm tiêu chí kỹ thuật
- Giá của các thuốc sản xuất trong nước không cao hơn sơ với thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương
Trang 20- Đảm bảo khả năng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế khi không mua thuốc nhập khẩu sản xuất tại cơ sở có tiêu chí kỹ thuật tương đương với thuốc sản xuất trong nước [5]
Tuy nhiên trong thông tư 10 /2016/TT-BYT có hiệu lực từ 1/7/2016, đề tài phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2016 đến thời điểm Thông tư có hiệu lực thì đơn vị vẫn đang cung ứng thuốc để sử dụng trong điều trị theo kết quả đấu thầu năm 2016 của Sở Y tế Nhưng chúng tôi thấy rằng việc phân tích các thuốc có trong Thông tư 10/2016/TT-BYT là rất cần thiết vì nó là cơ sở
để xây dựng DMT trong những năm tiếp theo Nhằm hạn chế việc lạm dụng các thuốc ngoại nhập không thật sự cần thiết Đây là vấn đề cấp bách của ngành Dược hiện nay
Theo nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa năm
2105 tỷ lệ thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong thông tư 10/2016/TT-BYT chiếm 56% số khoản mục và 72,25% giá trị sử dụng trong tổng số tiền thuốc nhập khẩu [19]
1.4 Vài nét cơ bản của bệnh viện C Thái Nguyên
1.4.1 Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Với hơn một triệu dân bao gồm 46 dân tộc, Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh với 7 trường đại học, 10 trường cao đẳng và rất nhiều trường trung cấp cũng như các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp Vì vậy mà công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng, ổn định, bảo vệ và phát triển khu vực
Trang 21Do đặc thù vị trí địa lý, chính trị , xã hội mà Thái Nguyên có có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Và các bệnh viện khác bao gồm:
- 05 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tương đương tuyến tỉnh:
Bệnh viện A (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh, mũi nhọn sản nhi - quy mô 510 giường, thực kê 850 giường)
Bệnh viện C (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh - quy mô 560 giường, thực kê 900 giường)
Bệnh viện Gang Thép (Là BV đa khoa hạng II tuyến tỉnh - quy mô
350 giường, thực kê 500 giường)
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Bệnh viện Quân y 91 (trực thuộc Quân khu I)
- 09 bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa tuyến tỉnh:
Bệnh viện Tâm thần
Bệnh viện Mắt Thái Nguyên
Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi Chức năng
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Trung tâm Giám định Y khoa
Trung tâm Giám định Pháp Y
- Các bệnh viện tư nhân tương đương tuyến tỉnh:
Bệnh viện Đa khoa An Phú
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (300 giường)
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc
Trang 22Bệnh viện C Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I trực thuộc Sở y tế tỉnh Thái Nguyên với biên chể 560 gường bệnh, số gường thực
kê 900 Bệnh viện có 639 cán bộ với 30 khoa phòng, trong đó 07 phòng chức năng 05 khoa cận lâm sàng, 18 khoa lâm sàng Trang thiết bị y tế cơ bản của bệnh viện đã được trang bị một số máy móc, hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, hệ thống XQ kỹ thuật số, hệ thống nội soi ống mền dạ dày, tá tràng, hệ thống siêu âm mầu 4D, máy đo độ loãng xương, hệ thống điện não đồ, máy đếm virut, hệ thống chụp cộng hưởng từ công nghệ cao đã đáp ứng yêu cầu khám xét, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
điều trị bệnh nhân trong tỉnh và các vùng lân cận, khám sức khỏe cho tất cả các đối tượng
Đào tạo cán bộ Y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh
viên của các trường nằm trên địa bàn của tỉnh và các tỉnh khác như: Trường đại học y dược Thái Nguyên, Trường Cao đẳng y Thái Nguyên, trường trung cấp y dược Thái Nguyên ….ngoài ra bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức
đào tạo lại và bổ sung kiến thức cho cán bộ viên chức trong toàn bệnh viện
Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện có nhiệm vụ nghiên cứu, áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh
Phòng bệnh: Bệnh viện còn phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng
thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
Hợp tác kinh tế y tế:
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Trang 23+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế
1.4.3 Mô hình, tổ chức tại bệnh viện C Thái Nguyên
Hội đồng thi đua khen thưởng Phòng chức năng Khoa Lâm
Phòng
Điều
dưỡng
Khoa NTM Lão khoa
Khoa Nhi
Khoa Nội TH
Khoa Phụ Sản
Khoa Hồi sức cấp cứu
Khám bệnh
Khoa truyền nhiễm
Khoa XN- CĐHA
Khoa Ngoại Tổng hợp
Khoa YHCT
Nội tiết Khoa Mắt
Khoa RHM Thận nhân tạo
Trang 241.4.4 Về cơ cấu nhân lực
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực Bệnh viên C Thái Nguyên
STT Trình độ chuyên môn công chức, viên chức Số lượng
Số người bệnh
% người bệnh
Số người bệnh
% người bệnh
Trang 25máu và cơ chế miễn dịch
4 Bệnh nội tiết, dinh dƣỡng
5 Rối loạn tâm thần F00-F09 313 0.28 94 0.29
Và các kết quả của nguyên
nhân bên ngoài (VD nhƣ tự
tử do uống thuốc trừ sâu,
Trang 26Kết quả trên cho thấy mô hình bệnh tật của BV C Thái Nguyên năm
2017 rất đa dạng Trong đó:
- Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh của hệ tuần hoàn 15.08%
- Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm bệnh của hệ hô hấp 13.46%
- Chiếm tỷ lệ cao thứ ba là nhóm bệnh của hệ tiêu hóa 9.33%
Như vậy các nhóm bệnh chủ yếu trong năm 2017 là các bệnh về hô hấp, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh của hệ tiêu hóa
1.4.6 Chức năng và nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện C Thái Nguyên
* Vị trí:
Khoa dược là khoa chuyên môn nằm trong khối cận lâm sàng, do đồng chí Phó giám đốc bệnh viện trực tiếp quản lý và điều hành
* Chức năng:
Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác dược bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đày đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý của Bộ y tế quy định tổ chức hoạt động của khoa dược theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ y tế [1]
Trang 27- Bảo quản thuốc theo nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc “
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan tới phản ứng có hại của thuốc
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
- Nghiên cứu và đào tạo: Là cơ sở thực hành về dược của các trường cao đẳng, trung cấp về dược
Phối hợp với các khoa lâm sàng theo dõi kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng, kháng sinh trong bệnh viện
- Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu
- Tham gia theo dõi kinh phí sử dụng thuốc
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện C Thái Nguyên từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về phân tích DMT đã được sử dụng tại bệnh viện Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá chính xác nhất về cơ cấu danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện năm 2017, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm xây dựng cơ cấu danh mục thuốc phù hợp hơn nhằm tiết kiệm chi phí trong công tác khám chữa bệnh;
Trang 28CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2017
- Danh mục thuốc tân dược
- Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
* Địa điểm nghiên cứu : Bệnh viện C Thái Nguyên
* Thời gian nghiên cứu: Từ 15/7/2018 đến 07/11/20118
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Nhóm các biến số phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng
Phân loại(có, không)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017; Thông tư số 40/TT-BYT; Thông tư 05/TT-BYT
Phân loại (theo nhóm tác dụng dược lý: thuốc gây mê gây tê
….)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017; Thông tư số 40/TT-BYT; Thông tư 05/TT-BYT
Phân loại (theo nhóm : Betalactam
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017;
Trang 29- Thuốc đơn thành phần: là thuốc có 1 hoạt chất có tác dụng dược lý
- Thuốc đa thành phần: là thuốc có 2 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau trở lên
Phân loại (đơn thành phần, đa thành phần)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017;
- Thuốc sản xuất trong nước:
Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước
- Thuốc nhập khẩu: Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài
Phân loại (thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Phân loại (có, không)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Phân loại : (thuốc Generic, thuốc biệt dược gốc )
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
- Thuốc biệt dược gốc
Phân loại thuốc Generic, thuốc biệt dược gốc
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Phân loại Thuốc đường tiêm truyền Thuốc có
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Trang 30Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Phân loại thuốc thường Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm
Phân loại thuốc có mua ngoài thầu và thuốc không mua ngoài thầu
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm
tự giảm dần, phân loại theo sản phẩm thành
- Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm chiếm 70-80%
tổng giá trị tiền
- Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm chiếm 15-20%
tổng giá trị tiền
Phân loại ABC
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Trang 31- Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm chiếm 5-10%
C
Phân loại
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
Phân loại (theo nhóm tác dụng dược lý: thuốc gây
mê gây tê ….)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017; Thông tư số 40/TT-BYT; Thông tư 05/TT-BYT
- Thuốc sản xuất trong nước:
Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước
- Thuốc nhập khẩu: Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài
Phân loại (thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017
- Thuốc đơn thành phần: là thuốc có 1 hoạt chất có tác dụng dược lý
- Thuốc đa thành phần: là thuốc có 2 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau trở lên
Phân loại (đơn thành phần, đa thành phần)
Tài liệu sẵn
có (báo cáo xuất nhập tồn năm 2017;
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang bằng cách hồi cứu các số liệu về thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên từ 01/01/2017 đến 31/12/2017
2.2.3 Phương pháp thu thấp số liệu
Trang 32Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện:
- DMT bệnh viện sử dụng năm 2017
- Kinh phí mua thuốc năm 2017 theo DMTBV lưu tại phòng tài chính kế toán
- Số liệu lấy từ phần mền quản lý bệnh viện về báo cáo xuất nhập tồn của bệnh viện năm 2017
- Các thông tin thu thập: tên thuôc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, số lượng đã sử dụng, đơn giá, nước sản xuất, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng
- Các biểu mẫu thu thập số liệu được đưa vào phần phụ lục 1
- Cách thức thu thập số liệu: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT năm 2017 trên cùng một bàn tính Excell bao gồm: tên hoạt chất, tên thuốc (cả tên Generic, tên thương mại, tên biệt dược) nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, dạng dùng, đường dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất, đơn giá, số lượng sử dụng, thành tiền
- Dùng các hàm Sum, If, Count, Subtotal, Autofilter, Sort để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:
Xếp theo nhóm tác dụng dược lý
Xếp theo nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
Xếp theo nước sản xuất: Đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ ngoại
Xếp theo tên gốc/ tên biệt dược
Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần
Xếp theo các thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong thông tư 10/2016/TT-BYT
- Tính tổng SLDM, trị giá của từng SLDM, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần)
Trang 332.2.4 Mấu nghiên cứu
Tất cả các thuốc tân dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu đã được sử dụng năm 2017 tại bệnh viện C thái Nguyên
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh: So sánh tỷ trọng trong phân tích cơ cấu nhóm
tác dụng dược lý, kinh phí mua thuốc, cơ cấu DMT
* Phương pháp phân tích ABC: Là phương pháp phân tích tương quan
gữa số lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn kinh phí mua thuốc
Các bước tiến hành
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin cho mỗi sản phẩm
Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i= 1,2,3….N)
Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số
lượng sản phẩm Ci = gi x qi
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C= ci
Bước 4: Tính phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x 100/C
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k):
bắt đầu với sản phẩm 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền
Trang 34+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15- 20% tổng giá trị tiền
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền
Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 - 20% và 60 - 80 % còn lại là hạng C
2.3 Các chỉ số nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ số nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Các chỉ số phân tích danh mục thuốc
thuốc(hoạt chất) từng nhóm = Số thuốc (hoạt chất) mỗi nhóm/ Tổng số thuốc hoạt chất đã sử dụng) * 100%
CT2:Tỷ lệ % giá trị sử dụng mỗi nhóm = (Tổng giá trị sử dụng của nhóm/ Tổng giá trị sử dụng thuốc toàn viện) * 100%
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc đơn và đa thành phần
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc theo tên biệt dược gốc
và tên generic
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc theo đường dùng
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc hội chẩn
Tỷ lệ % số lượng và kinh phí sử dụng thuốc có nguồn gốc đông y, thuốc từ dược liệu
Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử dụng thuốc GN- HTT
Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử dụng thuốc mua bổ sung 20% lượng trúng thầu
Tỷ lệ % số lượng, kinh phí sử dụng thuốc mua theo hình thức ngoài thầu
Phân tích
ABC
Tỷ lệ % số khoản mục, kinh phí
sử dụng thuốc nhóm A, B, C
Trang 352.3.2 Phân tích việc việc sử dụng thuốc sau đấu thầu năm 2017
Bước 1:Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: Các số liệu sau khi
được thu thập sẽ tổng hợp thành:
- Số lượng thuốc không trúng thầu
- Số lượng thuốc có trúng thầu nhưng không được sử dụng
- Số lượng thuốc mua vượt 20% tổng số lượng trúng thầu
- Số lượng hoạt chất có số thuốc trung bình trên một đường dùng lớn hơn 3
Bước 2: Tính tổng SLDM, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị
số liệu (nếu cần)
2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi được thu thập, được xử lý bằng phần mềm Excel 2010
- Sắp xếp theo mục đích phân tích;
- Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến
- So sánh, mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị
- Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2010
- Báo cáo kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Powerpoint
2.4 Trình bày kết quả nghiên cứu:
Sử dụng phần mềm Microsoft ofice Word 2010
Trang 36CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện C Thái Nguyên
3.1.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu
Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc tân dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu được phân tích trong bảng sau:
Bảng 3.1 Cơ cấu thuốc sử dụng năm 2017 theo nguồn gốc tân dược -
thuốc đông y thuốc từ dược liệu
Trong 445 KM được sử dụng năm 2017 tại bệnh viện thì đa số sử dụng
là thuốc tân dược 434 KM chiếm 97.53% giá trị tiêu thụ chiếm 98.62% Số lượng thuốc đông y thuốc từ dược liệu 11 KM chiếm 2.47 % giá trị tiêu thụ chiếm 1.38%
3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
DMTSD năm 2017 của BV C Thái Nguyên được phân loại theo nhóm tác dụng dược lý thuốc tân dược, thuốc đông y , thuốc từ dược liệu như trong bảng sau: