Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm chức năng theo các loại chi phí của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2017 .... Phân tích cơ cấu chi phí n
Trang 1LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2019
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người
thân
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Xuân Thắng người trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tôi tận tình chu đáo trong quá trình hoàn thành khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược, phòng đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể
các thầy giáo cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, phòng Tài vụ, phòng Kế
hoạch sản xuất Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác để tôi
thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã động viên, chia sẻ những khó khăn, khích lệ và động viên
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Học viên
Nguyễn Sỹ Sơn
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢN
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Cơ cấu giá thành sản xuất thuốc 4
1.1.1 Chi phí nguyên phụ liệu 5
1.1.2 Chí phí tiền lương 7
1.1.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 8
1.1.4 Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển 9
1.1.5 Chi phí nhiên liệu 10
1.1.6 Chi phí khác 10
1.2 Thực trạng ngành Dược Việt Nam 10
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất thuốc 14
1.3.1 Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc 14
1.3.2 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ 15
1.3.3 Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất 15
1.3.4 Sự tăng lên trong chi phí tiền lương 15
1.3.5 Các yếu tố khác 15
1.4 Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa 15
1.4.1 Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá 15
1.4.2 Một số kết quả đạt được 16
1.3.3 Hệ thống phân phối 17
1.4.4 Sơ đồ tổ chức của công ty: 17
1.3.5 Sản xuất 19
1.4.6 Cách tính giá thành sản xuất tại công ty 19
1.5 Tính tất yếu của đề tài 20
Trang 4CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2 Biến số nghiên cứu 24
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.2.4 Xử lý số liệu 26
2.2.5 Phân tích số liệu 26
2.2.6 Trình bày số liệu 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm chức năng theo các loại chi phí của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2017 27
3.1.1 Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm theo từng khoản mục chi phí 27
3.1.2 Cơ cấu giá thành sản xuất theo từng khoản mục chi phí của từng dạng bào chế 29
3.1.3 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất thuốc của các sản phẩm 31
3.1.4 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất thuốc theo dạng bào chế 33
3.1.5 Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của các sản phẩm 34 3.1.6 Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định của các
Trang 53.2 Phân tích cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu một số sản phẩm thuốc đông dược và thực phẩm chức năng theo nguồn gốc tại công ty cổ phần Dược -
Vật tư y tế Thanh Hoá năm 2017 37
3.2.1 Phân tích nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu trong chi phí NPL của từng sản phẩm 37
3.2.2 Phân tích nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu trong chi phí NPL của các dạng bào chế 39
3.2.3 Phân tích tỷ trọng giá trị NPL theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu trong giá thành sản xuất của từng sản phẩm 41
3.2.4 Phân tích nguyên liệu chính theo nguồn gốc trong nước, nhập khẩu trong chi phí NLC của từng sản phẩm 42
3.2.5 Phân tích nguyên liệu theo nguồn gốc các nước 43
3.2.6 Phân tích cơ cấu nguyên liệu chính theo nguồn gốc các nước 43
3.2.7 Phân tích tá dược theo nguồn gốc các nước 44
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 46
4.1 Về cơ cấu giá thành sản xuất thuốc theo các loại chi phí 46
4.1.1 Về cơ cấu giá thành theo chi tiết các loại chi phí 46
4.1.2 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất 49
4.1.3 Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định 50
4.2 Cơ cấu nguyên phụ liệu theo nguồn gốc xuất xứ 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1 Kết luận 55
1.1 Về cơ cấu giá thành của một số sản phẩm đông dược theo các loại chi phí 55
1.2 Về nguồn gốc của nguyên phụ liệu của một số sản phẩm đông dược 55
2 Kiến nghị: 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
on Trade and Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
Development Organization
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Trình độ của cán bộ công nhân viên chức tại công ty Thephaco 16
Bảng 2.2 Danh mục thuốc đông dược nghiên cứu 22
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu 24
Bảng 2.4 Các chỉ số nghiên cứu 26
Bảng 3.5 Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm 27
Bảng 3.6 Cơ cấu giá thành sản xuất của các dạng bào chế 30
Bảng 3.7 Cơ nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất 31
Bảng 3.8 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất thuốc theo dạng bào chế 33
Bảng 3.9 Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của các sản phẩm 35
Bảng 3.10 Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của các dạng bào chế 37
Bảng 3.11 Tỷ trọng nguyên liệu chính, tá dược, bao bì theo nguồn gốc trong chi phí NPL của từng sản phẩm 38
Bảng 3.12 Tỷ trọng nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu trong chi phí NPL của các dạng bào chế 40
Bảng 3.13 Tỷ trọng theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu của nguyên phụ liệu trong giá thành sản xuất 41
Bảng 3.14 Tỷ trọng theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu của nguyên phụ liệu trong giá thành sản xuất 43
Bảng 3.15 Cơ cấu nguyên liệu chính theo nguồn gốc các nước 44
Bảng 3.16 Cơ cấu tá dược theo nguồn gốc các nước 44
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất 10 4
Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng chi tiêu dược phẩm bình quân 12
Hình 1.3 Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam 13
Hình 1.4 Tốc độ tăng trưởng hằng năm Ngành Dược Việt Nam 14
Hình 1.5 Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - VTYT Thanh Hóa 18
Hình 3.6 Tỷ trọng giá trị nguyên liệu chính theo nguồn gốc nhập khẩu, trong nước trong chi phí NLC của các sản phẩm 42
Trang 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm là một kỹ thuật phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được cái nhìn cụ thể, định lượng về các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, giá trị của từng loại chi phí, tỷ trọng của các loại phí trong tổng phí, các yếu tố ảnh hưởng đến từng loại chi phí Trên cơ sở đó có thể đánh giá tính hợp lý của từng khoản mục chi phí, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và đề ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [15]
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người Mục tiêu ngành Dược ngoài lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) còn phải cung ứng đủ thuốc, kịp thời, chất lượng an toàn, có hiệu quả trong điều trị (mục tiêu y tế), với giá cả hợp lý và phù hợp với khả năng chi trả của người dân (mục tiêu xã hội) [8] Giá thuốc mang cả ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa nhân đạo to lớn, giá thuốc không chỉ được điều tiết theo quy luật thị trường bởi các yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh mà còn chịu sự quản lý đặc biệt của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc, các chi phí sản xuất (giá thành sản xuất) là cơ sở quan trọng để định giá bán thuốc [8] Tính được giá thành sản xuất cho phép doanh nghiệp có chiến lược về giá
để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi [1]
Sản xuất thuốc đông dược ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Dược Việt Nam Chiến lược quốc gia phát triển phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định vị thế
và vai trò của thuốc đông dược, thuốc từ dược liệu là chiếm 30% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong nước và phấn đấu sản xuất được 20% nguyên liệu cho sản xuất thuốc [14]
Trang 10Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá là công ty sản xuất và kinh doanh cả thuốc tân dược và đông dược, được thành lập từ năm 1961 và những năm gần đây luôn là một trong các công ty có doanh thu cao trong ngành Dược Các sản phẩm thuốc Đông dược cũng luôn được công ty quan tâm và phát triển, với nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường Để giảm sự phụ thuộc nguồn dược liệu không ổn định trên thị trường Công ty đã bước đầu thực hiện dự án trồng dược liệu hy thiêm và ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP từ năm 2015 cung cấp nguồn dược liệu chất lượng và ổn định cho công ty Từ năm 2016 đến nay có nhiều thay đổi trong chiến lược sản phẩm, có nhiều sản phẩm mới và dừng sản xuất các sản phẩm không hiệu quả, Công ty đã đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới như nang mềm, thuốc nước tân dược, ống nhựa, thuốc cốm, viên sủi
… và nhiều thiết bị tự động thay thế thiết bị cũ năng suất kém như máy sấy tầng sôi, máy đóng ống uống, máy phun sấy cao khô, … đồng thời cải tiến mẫu
mã bao bì và chất lượng nhiều sản phẩm Trong quá trình sản xuất các sản phẩm
và phát triển sản phẩm mới thì vấn đề được quan tâm và câu hỏi đặt ra là yếu
tố nào ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất thuốc và làm thế nào để giảm giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng? Để góp phần giải quyết vấn đề này,
chúng tôi tiến hành làm đề tài sau: “Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất
thuốc đông dược và thực phẩm chức năng tại Công ty cổ phần Dược - Vật
tư y tế Thanh Hóa năm 2017” Với mục tiêu:
1 Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất một số sản phẩm thuốc đông dược
và thực phẩm chức năng theo các loại chi phí tại công ty cổ phần Dược
- Vật tư y tế Thanh Hoá năm 2017
2 Phân tích cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu một số sản phẩm thuốc đông dược và thực phẩm chức năng theo nguồn gốc tại công ty cổ phần Dược
- Vật tư y tế Thanh Hoá năm 2017
Trang 11Từ đó đưa ra một số đề xuất giảm chi phí sản xuất hoặc có những biện
pháp hạn chế sự biến động giá thành sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm
chức năng tại công ty, nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí và giá thành
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ cấu giá thành sản xuất thuốc
Giá thuốc phải đảm bảo duy trì và phát triển nền sản xuất dược phẩm trong nước đồng thời định hướng khuyến khích sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả kinh tế cao cho người bệnh cũng như toàn xã hội Vì vậy, các nhà quản lý dược luôn mong muốn giảm giá thành thuốc trên thị trường
Giống như các loại hàng hóa khác, cơ cấu giá thuốc sản xuất bao gồm các khoản mục như trong thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ tài chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa dịch vụ Có thể khái quát cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước gồm: Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, lợi nhuận dự kiến, thuế GTGT
Chi phí sản xuất là tập hợp tất cả những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất Giá thành sản xuất hay chi phí sản xuất thường gồm các khoản mục chi phí sau: 6
Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một yếu tố cơ bản trong cơ cấu giá thuốc Những biến động của chí phí sản xuất sẽ được phản ánh trong quá trình định giá thuốc của doanh nghiệp Sự tác động của chi phí sản xuất tới giá cả sẽ được thể hiện trên hai chiều hướng căn bản sau:
- Sự gia tăng của chi phí sản xuất sản phẩm sẽ tạo sức ép tăng giá và ảnh
Chi phí sản xuất
Chi phí
NPL
Chi phí tiền lương
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí nhiên liệu
Chi phí R&D
Chi phí khác
Trang 13năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Bất kỳ sự gia tăng chi phí nào đều ảnh hưởng đến khả năng duy trì mức giá hiện tại của sản phẩm
- Sự hạ giảm chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và là biện pháp cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp [13]
Vì vậy, việc tìm hiểu cơ cấu giá thành sản xuất là rất quan trọng, thông qua đó các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý dược có thể áp dụng các biện pháp cần thiết giảm giá thành sản xuất, góp phần giảm giá thuốc hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng
1.1.1 Chi phí nguyên phụ liệu
Chi phí nguyên phụ liệu (NPL) bao gồm chi phí nguyên liệu chính), chi phí tá dược, chi phí bao bì đóng gói
a Chi phí nguyên liệu chính: Nguyên liệu chính tạo ra tác dụng trong một công thức thuốc Nguyên liệu chính thường có tỷ lệ không lớn trong các thành phần của một công thức thuốc nhưng cũng là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành thuốc Đối với thuốc từ dược liệu NLC bao gồm các nguyên liệu
là dược liệu Dạng thuốc Nam Bắc dược liệu đã qua sơ chế một phần như sao, sấy, tẩm,… Đối với dạng bào chế hiện đại NLC được đưa vào sản xuất ở các dạng đã qua chiết xuất như cao đặc, cao khô, tinh dầu hoặc dạng bột
Các nguyên liệu chính hóa dược phần lớn được xét phân loại theo nhóm tác dụng dược lý Theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/2/2008 về danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, có
27 nhóm điều trị, trong đó 3 nhóm điều trị chủ yếu là kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin
b Chi phí tá dược: Tá dược là thành phần thêm vào để đảm bảo công thức thuốc, tuy không có tác dụng điều trị nhưng nó góp phần tạo ra một công thức thuốc theo dạng bào chế mà nhà sản xuất mong muốn
Trang 14Tùy theo các dạng bào chế khác nhau mà tá dược được chia thành các loại khác nhau Đối với thuốc viên có thể chia thành: Tá dược độn, tá dược bao trơn,
tá dược rã, tá dược bao phim, tá dược tạo hương, tá dược tạo màu, vỏ nang Đối với thuốc bột có tá dược độn, tá dược điều vị Đối với viên nang mềm có gelatin, dầu, chất nhũ hóa, chất hóa dẻo, phẩm màu,
c Chi phí bao bì: Bao bì có tác dụng bảo vệ, tạo dạng dùng cho thuốc Ngoài
ra nó còn có vài trò thẩm mỹ và tạo thương hiệu cho sản phẩm Bao bì có bao
bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và bao bì khác: Bao bì bảo quản (túi nhôm, thúi thiếc), bao bì thương phẩm và bao bì vận chuyển Tùy theo từng dạng quy cách đóng gói mà có các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp khác nhau Đối với quy cách dạng vỉ thì bao bì tiếp xúc trực tiếp là màng nhôm, màng PVC Đối với quy cách dạng lọ thì bao bì tiếp xúc trực tiếp là lọ nhựa và lọ thủy tinh còn đối với quy cách gói túi phân liều thì bao bì tiếp xúc trực tiếp là màng phức hợp Chi phí NPL chiếm tỷ trọng cao trong chí phí sản xuất thuốc Đối với thuốc sản xuất trong nước tỷ trọng này thường chiếm trên 70% Kết quả từ một nghiên cứu được tiến hành năm 2007 cho thấy tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hải Phòng chi phí này chiếm 71,26% so với doanh thu và chiếm 83,4% so với chi phí sản xuất [7] Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy một số thuốc sản xuất trong nước chi phí nguyên phụ liệu cũng chiếm từ 52,0% đến 96,1% so với giá thành sản xuất [19], cũng theo một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy tại công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa chi phí này chiếm trên 80%
so với chi phí sản xuất [13] Với mức tỷ trọng cao như vậy thì mọi biến động
về chi phí nguyên phụ liệu đều gây ra những biến động về giá thành sản xuất thuốc cũng như giá bán thuốc
Phần lớn nguyên liệu dược phẩm của Việt Nam đều phải nhập khẩu (trên
Ngay cả nguồn dược liệu làm thuốc chúng ta cũng mới chỉ đáp ứng được
Trang 15triển dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền, ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1976/QĐ - TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng
2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn dược liệu trên cơ sở sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu [14]
Hệ quả tất yếu là chí phí nguyên phụ liệu sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố khách quan như biến động giá nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ (đồng
Đô la hay đồng Euro), khung thuế suất nhập khẩu
1.1.2 Chí phí tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp[9] Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm do doanh nghiệp tạo
ra Do vậy, các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức lao động hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương
Cũng như các ngành sản xuất khác, chi phí tiền lương trong ngành Dược bao gồm: Lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp (phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm hoặc làm thêm giờ…) cộng với các khoản đóng góp khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn…
Hiện nay chi phí tiền lương của ngành Y tế, trong đó có ngành Dược được xếp vào hàng trung bình so với các ngành công nghiệp ở Việt Nam Chí phí về lương cho sản xuất dược phẩm nước ta chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn
Trang 16trong cơ cấu giá thành thuốc, tỷ trọng mức cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 - 10% giá thành sản xuất Trong khi đó, mức thu nhập của công nhân sản xuất dược trên thế giới thường chiếm đến 15 - 20% giá thành sản xuất [1]
Chí phí nhân công trực tiếp (chi phí tiền lương) là một yếu tố cấu thành giá thành sản xuất thuốc nên khi lương tăng sẽ kéo theo giá thuốc tăng Tuy nhiên, theo quan điểm hiện nay con người là vốn nhân lực - nhân tố quyết định thành bại của danh nghiệp Vì vậy, tăng mức sống, thu nhập của cán bộ công nhân chính là chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
1.1.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trong quá trình sản xuất là phần tài sản
cố định bị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm trong kỳ kinh doanh Tùy thuộc vào nguyên giá TSCĐ, số năm sử dụng và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà mức khấu hao cho mỗi loại là khác nhau Với việc đổi mới dây chuyền sản xuất và quy định GMP trong sản xuất dược phẩm thì mức khấu hao và giá trị khấu hao chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành sản xuất Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước chi phí này thường chiếm dưới 10% chi phí sản xuất
Trong sản xuất dược phẩm TSCĐ được tính khấu hao bao gồm:
- TSCĐ hữu hình: Nhà xưởng, máy móc (máy dập viên, máy đóng nang, máy sấy tầng sôi, máy ép vỉ, lò hơi, hệ thống máy tạo hoàn cứng tự động,…)
- TSCĐ vô hình: Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các hãng dược phẩm lớn quốc tế, các bảo hộ độc quyền sáng chế, các đề tài ứng dụng các nghiên cứu khoa của các các viện trong nước, của các bộ môn khoa học của các trường đại
Trang 17WHO ít nhất phải mất 40 – 70 tỷ Vì vậy khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định giúp cho các doanh nghiệp dược thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, thực hiện kịp thời được việc thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ Và điều quan trọng là xác định đúng đắn giá thành sản phẩm, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [9]
1.1.4 Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là khâu đầu tiên của việc định hình và ra đời một sản phẩm mới Tại các nước phát triển, hoạt động R&D trong ngành dược rất được chú trọng Đối với ngành công nghiệp Dược nói chung và đối với các hãng dược phẩm lớn nói riêng thì R&D là một khâu không thể thiếu nhằm nghiên cứu ra các loại thuốc mới đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng đa dạng của con người Tuy nhiên, R&D không chỉ là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà nó còn là một quá trình tốn kém Mặc dù vậy, các hãng dược phẩm lớn hàng năm đều bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho công tác này Đó chính là mục tiêu lợi nhuận khổng lồ do các sản phẩm mới đem lại Tại Việt Nam, công tác R&D lại chưa được quan tâm và phát triển đúng mức, một phần do nguồn lực có hạn của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước
Mỗi năm, các nước trên thế giới đã dành cho quỹ nghiên cứu và phát triển dược phẩm hơn 75 tỷ USD, đứng đầu là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản Đặc biệt tại Nhật Bản và một số quốc gia, chính phủ đã hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển bằng ngân sách quốc gia và khấu trừ thuế cho phần chi phí R&D tính vào giá thành của thuốc Các thuốc biệt dược mới xuất hiện lần đầu giá thường đắt, điều này là do các hãng dược phẩm nước ngoài đã phải đầu tư rất lớn cho nghiên cứu, để phát minh ra một loại thuốc mới và đưa vào sử dụng cần ít nhất
1 - 2 tỷ USD và thời gian khoảng 10 - 20 năm Chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển của các hãng dược phẩm nổi tiếng thường chiếm từ 5 - 20% doanh
số bán [22]
Trang 18Trong khi đó ở nước ta hiện nay, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đối với các doanh nghiệp sản xuất dược mới chỉ ở mức khiêm tốn và hầu hết chỉ là hoạt động để tạo ra các dạng bào chế ổn định từ các hoạt chất gốc có tác dụng điều trị mà hầu như không có nghiên cứu tìm hoạt chất mới (do yếu tố công nghệ và vốn) Chính vì vậy ở Việt Nam chi phí này thường không cao
Để ngành dược Việt Nam bắt kịp với nhịp phát triển của ngành dược thế giới, việc khuyến khích đầu tư cho hoạt động R&D là cần thiết, chi phí đầu tư cho hoạt động này đã được khuyến khích đến 2 - 5% doanh số bán
1.1.5 Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với quy trình sản xuất dược phẩm Các nhiên liệu được dùng trong quy trình chiết xuất và chế biến dược liệu, trong vận hành máy móc ở các công đoạn của quy trình sản xuất thuốc Các nhiên liệu thường dùng bao gồm: điện, gas, oxy, than đá, Sự biến động giá những loại nhiên liệu này đóng góp vào sự biến động giá thành sản xuất thuốc cũng như giá bán thuốc
Do giá xăng dầu và nhiên liệu trong nước được điều chỉnh theo giá thị trường thế giới nên sau mỗi đợt biến động giá xăng dầu thì chi phí nhiên liệu lại thay đổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi giá thành sản xuất, đồng thời làm thay đổi giá thành tiêu thụ thuốc
1.1.6 Chi phí khác
Các chi phí khác cấu thành nên giá thành sản xuất của thuốc như: chi phí vật rẻ tiền mau hỏng, các vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…của phân xưởng, bộ phận sản xuất
1.2 Thực trạng ngành Dược Việt Nam
Năm 2016 - 2017 được đánh giá là giai đoạn quan trọng của ngành dược phẩm Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco,… Sau khi chịu tác động tiêu cực từ việc thắt chặt quy định
Trang 19nghiệp trong ngành đã từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện tái cơ cấu lại
hệ thống phân phối sản phẩm nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu như
kế hoạch Theo ước tính sơ bộ, tổng doanh thu ngành dược năm 2017 đạt 5,2
tỷ USD, tăng 11% so với năm 2016 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới Luật dược sửa đổi số 105/2016/QH13 áp dụng từ 1/1/2017 định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đấu thầu ETC, ưu tiên nguồn nguyên liệu trong nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký sản xuất thuốc Generic đã phần nào giúp các doanh nghiệp ngành dược chống lại sự cạnh tranh gay gắt của dòng thuốc nhập khẩu giá rẻ từ
Ấn Độ, Trung Quốc Tuy nhiên, theo số liệu thống kê 11 tháng 2017 của Tổng cục Hải Quan, tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm vẫn tiếp tục tăng nhanh, đạt 2.540 triệu USD, tăng trưởng 8,5% so với cùng kỳ 2016, chủ yếu đến từ các khu vực quen thuộc như Ấn Độ, Đức, Pháp,… Về nguyên phụ liệu dược phẩm chính, Việt Nam đã nhập khẩu 332 triệu USD (-2% y-o-y) trong đó hơn 56% tổng kim ngạch được nhập khẩu từ Trung Quốc Bên cạnh đó, trong năm 2016
- 2017 cũng xuất hiện làn sóng niêm yết của nhiều tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm như Tổng Công ty Dược Việt Nam, CTCP Pymepharco, CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA,… hay việc các tập đoàn quốc tế thực hiện hoạt động M&A một số doanh nghiệp sản xuất dược lớn ở Việt Nam như Taisho Pharmaceutical - Dược Hậu Giang hay Abbott - Domesco Đây đều là những động thái hết sức tích cực đối với triền vọng phát
Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa, nhận thức về vấn đề sức khỏe của người dân dần được cải thiện đồng thời mức thu nhập bình quân đầu người tiếp tục duy trì ở mức cao vì vậy nhu cầu về các sản phẩm dược phẩm và dịch
vụ y tế sẽ ngày càng mở rộng Điều này được thể hiện thông qua mức chi tiêu mua sắm thuốc bình quân của người dân có xu hướng tăng qua các năm Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, chi tiêu bình quân cho sản phẩm thuốc
Trang 20của người dân đã tăng đáng kể từ mức 5.4 USD/ người năm 2000 lên mức 38 USD/ người năm 2015, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm
là 14%[2]
Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng chi tiêu dược phẩm bình quân
Dự báo trong các năm tới, mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người vẫn tiếp tục ở mức cao ở và tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm cũng sẽ tiếp tục duy trì ở con số 14%/ năm
Trong quý 1/2017, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu lên tới 93,66 triệu USD, 90% lượng cung nguyên phụ liệu dược phẩm đến từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm 58,78% tổng kim ngạch, đạt
Trang 21Hình 1.3 Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam
Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược,
và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế Chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém nên phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại
Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng ngành dược vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể Trong giai đoạn 2010 – 2016, ngành dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép đạt 19,7% Năm 2016, chi tiêu y tế bình quân đầu người/năm đã tăng hơn 20 USD so với năm 2009 Thành công của ngành dược Việt Nam còn được thể hiện ở việc hầu hết các cổ phiếu dược, bao gồm cả công ty sản xuất và phân
Trang 22Hinh 1.4 Tốc độ tăng trưởng hằng năm Ngành Dược Việt Nam
Dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân
số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm của 90 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành dược phẩm Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất thuốc
Sự tăng giá của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, từ đó dẫn đến tăng giá bán của thuốc trên thị trường
1.3.1 Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc
Hiện nay nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm nước ta chủ yếu phải nhập khẩu (nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược đến 90% là nhập khẩu) Giá nguyên vật liệu biến động thất thường, một số thời điểm hàng khan hiếm dẫn đến giá nguyên liệu trong nước và thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng
Trang 231.3.2 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ
Dược phẩm nước ta luôn bất ổn vì hiện nay hơn 50% mặt hàng thuốc lưu thông trên thị trường là thuốc nhập khẩu, còn lại là thuốc sản xuất trong nước nhưng có tới 90% nguyên liệu phải nhập khẩu Gần đây, tỷ giá ngoại tệ luôn biến động, đẫn đến giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu đều biến động theo
1.3.3 Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất
Giá thuốc hiện nay ngày càng tăng cao cũng một phần do giá các nhiên liệu dùng trong sản xuất thuốc như than, điện, nước, gas, … tăng cao
1.3.4 Sự tăng lên trong chi phí tiền lương
Khi tăng mức lương tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phải tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội, làm tăng chi phí đầu vào
1.3.5 Các yếu tố khác
Các chính sách trong công tác quản lý giá thuốc của nhà nước, sự thay đổi mức thuế suất nhập khẩu của thuốc và nguyên liệu làm thuốc, các chính sách trong công tác đấu thầu thuốc, tình trạng độc quyền của một số công ty đối với một số mặt hàng cũng là một trong những yếu tố tác động đến giá thuốc
1.4 Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa
1.4.1 Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y Tế Thanh Hóa (Thanh Hoa Medical materials Pharmaceutical J.S.C- viết tắt là Thephaco) tiền thân là quốc doanh Dược phẩm Thanh Hóa được thành lập ngày 10/4/1961, cổ phần hóa từ ngày 01/12/2002 theo quyết định số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Với vốn điều lệ là: 67.930.410.000 VNĐ
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất các sản phẩm thuốc đông dược, tân dược Kinh doanh thuốc tân dược, cao đơn hoàn tán Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm, mỹ phẩm Kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư y tế;
Trang 24+ Kinh doanh thuốc thuốc nam, thuốc bắc Kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế;
+ Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng phẩm, công nghệ phẩm;
+ Đầu tư hoạt động phòng khám Đa khoa - phòng mạch;
+ Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng,
…[11]
Tổng số cán bộ công nhân viên chức hiện có trong toàn công ty: 916 Trình độ của cán bộ công nhân viên chức tại công ty cổ phần Dược Vật tư
y tế Thanh Hoá được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 Trình độ của cán bộ công nhân viên tại công ty Thephaco [4]
500 doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất và tốp 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước, là một trong 30 doanh nghiệp Dược cả nước đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt - 2014”; sản phẩm thuốc ống uống bổ dưỡng Biofil của Công ty là một trong 62 sản phẩm thuốc
Trang 25Thephaco lấy chất lượng, uy tín làm mục tiêu phát triển, trở thành một thương hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế Công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm có giá trị, hiệu quả điều trị cao và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Công ty khẳng định trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 15% vàgóp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của ngành Dược giai đoạn đến 2020
1.3.3 Hệ thống phân phối
Hiện nay, Thephaco có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc đạt chuẩn “GDP” Gồm 32 chi nhánh ở các huyện thị trong tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh tại Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Miền Trung, 2 trung tâm bán buôn,
1 phòng khám đa khoa, nhiều đại lý trên toàn quốc
1.4.4 Sơ đồ tổ chức của công ty:
Bộ máy tổ chức của Thephaco được hoạt động theo mô hình sau [4]
Trang 2636 Chi nhánh
Phòng KHKD
Phòng Marketing
Phó tổng Giám đốc Kinh doanh Ban Kiểm soát
Phòng Đảm bảo CL
Phòng Kiểm tra CL
Phòng Nghiên Cứu - PT
Hình 1.5 Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - VTYT Thanh Hóa
Trang 27- Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn “GLP”;
- Hệ thống kho đạt chuẩn “GSP”;
- Chiến lược phát triển các sản phẩm thuốc của Công ty là:
+ Ưu tiên phát triển sản phẩm có giá trị, hiệu quả điều trị cao, giá cả hợp lý;
+ Tập trung nâng cấp một số sản phẩm có thế mạnh cả về chất lượng, dạng bào chế và mẫu mã, tiếp tục nghiên cứu một số sản phẩm đông dược để xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á
+ Công ty sẽ chuẩn bị các điều kiện về mặt kỹ thuật như triển khai nguyên tắc GMP theo Pic/s, thử tương đương sinh học một số sản phẩm có thế mạnh
để tiến tới từng bước hòa nhập vào thị trường Hàn Quốc, Châu Phi và một số nước Châu Âu [3]
1.4.6 Cách tính giá thành sản xuất tại công ty
Đối với sản phẩm thuốc đông dược và thực phẩm chức năng, hiện tại công
ty đang sản xuất các dạng bào chế sau: Viên nén bao phim, viên nén bao đường, viên nang cứng, thuốc bột, viên hoàn cứng, thuốc nước, siro thuốc, cao thuốc, viên nang mềm, viên sủi
Giá thành sản xuất các sản phẩm tại công ty được tính theo phương pháp cộng tổng chi phí Để thuận tiện cho việc tính giá, hiện tại giá thành sản xuất tại công ty bao gồm các chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu và bao bì, chi phí
Trang 28nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Trong đó chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí nhiên liệu và các chi phí khác
1.5 Tính tất yếu của đề tài
Trước đây có nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thanh Thảo đã làm cho kết quả:
- Chi phí nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành sản xuất các thuốc nghiên cứu, trên 70% Trong đó, cơ cấu nguyên liệu chính,
tá dược, bao bì chiếm trung bình tương ứng là 38,16%; 13,43% và 22,48% Các chi phí khác đều có tỷ trọng dưới 10% trong cơ cấu giá thuốc
- 33,33% sản phẩm có 100,00% nguyên liệu chính là trong nước; nguyên liệu chính có nguồn gốc trong nước chiếm 87,43% về giá trị và 45,83% về số lượng
- 100,00% các sản phẩm đều có một phần tá dược nhập khẩu từ nước ngoài; tá dược có nguồn gốc trong nước chiếm 63,32% về giá trị và 14,63% về
số lượng
Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động sản xuất cập nhật giá thành cần được thực hiện thường xuyên liên tục để đóng góp cho hoạt động hoạch toán của công ty Vì vậy tôi tiến hành làm đề tài này
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
và thực phẩm chức năng sản xuất tại nhà máy sản xuất thuốc Đông dược - Công
ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2017: Tên thuốc, nguyên phụ liệu, dạng bào chế, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, thành tiền, sản lượng, nguồn gốc nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 1/2018 đến 11/2018
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy sản xuất thuốc đông dược Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu
Các sản phẩm được lựa chọn dựa trên tiêu chí:
- Sản phẩm sản xuất, phân phối năm 2017 và đang tiếp tục duy trì sản xuất trong những năm sau
- Các sản phẩm có sản lượng sản xuất lớn, mức tiêu thụ tốt (căn cứ vào doanh số bán hàng của công ty)
- Các sản phẩm theo các dạng bào chế, quy cách đóng gói khác nhau đại diện cho các dạng bào chế và quy cách đóng gói hiện đang áp dụng tại công ty Sau khi lựa chọn theo các tiêu chí trên, các sản phẩm được chọn để nghiên cứu chi phí và giá thành sản xuất được lập thành bảng gồm: 13 sản phẩm thuốc và
5 sản phẩm thực phẩm chức năng (viên nang mềm, cốm)
Trang 30Bảng 2.2 Danh mục các sản phẩm nghiên cứu
A Thuốc đông dược
bao đường
cứng
Viên hoàn cứng
Hyđan
Mã tiên chế, độc hoạt, xuyên khung, tế tân, phòng phong, quế chi, hy thiêm, đỗ trọng, đương quy, tần giao, ngưu tất
Thuốc nước
bì, trần bì, xạ can, tinh dầu bạc hà
nước
Trang 31HHN
Xuyên khung, ích mẫu, đương
Viên nén bao đường
Curcumin, Magnesium Oxit light, Natri bicacbonat, Nhôm Hydroxyd, Phèn chua, Ô tặc cốt,
mềm
Thepharm
Magnesium Gluconate, Nano Curcumin, Vitamin B1, Vitamin B6, Cao Bạch quả, Cao
Trang 322.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
liệu chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất, sản lượng sản xuất các sản phẩm, nguồn gốc các nguyên phụ liệu của các sản phẩm năm 2017
2.2.2 Biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa/ Mô tả Giá trị
biến
Cách thức thu thập Nhóm biến số phân tích cơ cấu giá thành sản xuất
1
Chi phí
nguyên
liệu chính
Là các hoạt chất tạo nên tác dụng
dược lý cho thuốc
Dạng
số
Chi phí theo báo cáo trong bảng chi phí cấu thành giá thành sản xuất của các sản phẩm đông dược (tài liệu sẵn có)
Dạng
số
Trang 338 Chi phí
khác
Bao gồm: vật rẻ tiền mau hỏng, các vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…
theo sản phẩm,
Phân loại
Nhóm biến số phân tích nguồn gốc nguyên phụ liệu
nguyên liệu
Phân loại
Tài liệu sẵn
có (Danh sách nhà cung cấp nguyên liệu)
tá dược
Nguồn gốc của tá dược của từng sản phẩm được ghi nhận trong danh sách nhà cung cấp nguyên
liệu
Phân loại
bao bì
Nguồn gốc của bao bì của từng sản phẩm được ghi nhận trong danh sách nhà cung cấp nguyên
liệu
Phân loại
chế
Là hình thức trình bày của dược phẩm nhằm đưa dược chất vào cơ thể để điều trị một bệnh xác định
Phân loại
Tài liệu sẵn
có (Danh sách cấp số đăng ký)
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
* Nguồn thu thập: Từ các tài liệu sẵn có, cụ thể:
+ Các bảng tính giá thành sản xuất các sản phẩm thuốc đông dược tại phòng Kế toán của Công ty CP Dược – VTYT Thanh hóa năm 2017 năm 2017; + Định mức sản xuất và sản lượng sản xuất từ phần mềm theo dõi lô của Công ty CP Dược – VTYT Thanh hóa năm 2017
Trang 34+ Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu tại phòng Cung ứng;
+ Danh sách các sản phẩm sản xuất tại Nhà máy Đông dược
* Phương pháp thu thập: Số liệu được thu thập từ các nguồn trên, sau
- Phân tích tỷ trọng các chi phí, tỷ trọng theo nguồn gốc, dạng bào chế
Các chỉ số nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:
- Cách tính tỷ trọng:
Trong đó: A là số lượng (hoặc giá trị) cần tính tỷ lệ
2.2.6 Trình bày số liệu
- Lập bảng, dữ liệu thu đưa vào bảng sau khi xử lý số liệu từ file excel
- Mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị
Trang 35CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược và thực phẩm chức năng theo các loại chi phí của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2017
3.1.1 Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm theo từng khoản mục chi phí
Xét cơ cấu giá thành theo từng khoản mục chi phí có bảng số liệu sau:
Bảng 3.5 Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm
% chi phí NPL
% lương
% khấu hao TSCĐ
% chi phí R&D
% chi phí nhiên liệu
% chi phí khác
Tổng (%)
Trang 36% chi phí NPL
% lươn
g
% khấu hao TSC
Đ
% chi phí R&
D
% chi phí nhiê
n liệu
% chi phí khá
c
Tổn
g (%)
Trang 37theo là chi phí lương (9,08%), chi phí khác thường là chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu giá thành
Chi phí NPL chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá thành, biến thiên trong khoảng 68,24% đến 82,41% Xét riêng từng thuốc thì Cao ích mẫu có tỷ trọng chi phí nguyên phụ liệu trong cơ cấu giá thành cao nhất, chiếm 82,41%, Cốm Kids ZinC có tỷ trọng chi phí nguyên phụ liệu thấp nhất, chiếm 68,24% Chi phí tiền lương có tỷ trọng khác nhau giữa các sản phẩm, chiếm khoảng 4,26% đến 17,97%, trung bình 9,08%, chi phí tiền lượng phụ thuộc vào công đoạn trong quá trình sản xuất và công nghệ để làm ra sản phẩm Riêng sản phẩm Cốm Kids ZinC có tỷ trọng chi phí tiền lương cao nhất (17,97%)
Tỷ trọng chi phí khấu hao TSCĐ biến thiên trong khoảng 3,81% đến 7,36% Dạng bào chế khác nhau có tỷ lệ khấu hao TSCĐ khác nhau tùy vào máy móc sử dụng để sản xuất ra các thuốc Nhóm viên nang mềm có tỷ trọng chi phí khấu hao TSCĐ cao nhất từ 7,24% đến 7,39%
đã sản xuất ổn định từ lâu, sản phẩm có nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng hay không Cao nhất là viên nang mềm Multivitamin star (5,35%) do đây là sản phẩm mới nên chi phí đăng kí và nghiên cứu cao, tiếp đến là thuốc Biokidy (5,24%) là thuốc đang được nghiên cứu chuyển sang dạng lọ thủy tinh, ống nhựa và thay đổi bao bì đóng gói nên chí phí nghiên cứu cao
Chi phí nhiên liệu có tỷ trọng biến thiên từ 4,79% đến 6,49%
3.1.2 Cơ cấu giá thành sản xuất theo từng khoản mục chi phí của từng dạng bào chế
Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất theo dạng bào chế của 18 sản phẩm Với 18 sản phẩm nghiên cứu với 8 dạng bào chế khác nhau: Thuốc nước: có 2 sản phẩm; Viên hoàn cứng: có 4 sản phẩm; Sirô thuốc: có 2 sản phẩm; Viên nang cứng: có 2 sản phẩm; Viên nén bao đường: có 2 sản phẩm; Viên nén bao
Trang 38phim: có 1 sản phẩm; Cốm có 1 sản phẩm; Viên nang mềm: có 4 sản phẩm Xét
cơ cấu giá thành theo từng khoản mục chi phí có bảng số liệu sau:
Bảng 3.6 Cơ cấu giá thành sản xuất của các dạng bào chế
Dạng bào
chế
Tỷ trọng chi phí NPL (%)
Tỷ trọng lương (%)
Tỷ trọng khấu hao TSCĐ (%)
Tỷ trọng chi phí R&D (%)
Tỷ trọng chi phí nhiên liệu (%)
Tỷ trọng chi phí khác (%)
không khác nhau nhiều giữa các dạng bào chế
Chi phí tiền lương có sự khác nhau giữa các dạng bào chế Chi phí tiền lương cao nhất là thuốc cốm (17,97%), tiếp theo là dạng thuốc nước (12,00%), chi phí lương thấp nhất là dạng viên nang cứng (5,35%) Sự khác nhau này tùy thuộc dạng bào chế có số công đoạn sản xuất nhiều ít khác nhau và tùy thuộc vào công nghệ sản xuất của từng dạng bào chế
Chi phí khấu hao TSCĐ cũng khác nhau giữa các dạng bào chế, dao động
từ 4,13% đến 7,31% Trong đó, viên nang mềm có tỷ trọng khấu hao tài sản cố
Trang 39định cao nhất 7,31% vì công ty mới đưa dây chuyền sản xuất viên nang mềm vào hoạt động vào đầu năm 2017
nước do công ty mới đầu tư các dây chuyền công nghệ mới (dạng bào chế mới) lần lượt có tỷ trọng 5,18% và 5,04%
Chi phí nhiên liệu và các chi phí khác không khác nhau nhiều giữa các dạng bào chế
3.1.3 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất thuốc của các sản phẩm
Vì nguyên phụ liệu chiếm phần lớn cơ cấu giá thành sản xuất của sản phẩm, nên chúng tôi đánh giá chi tiết cụ thể các khoản chi phí cho nguyên phụ liệu trong bảng sau:
Bảng 3.7 Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản
Tỷ trọng (%)
Giá trị (đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (đồng)
Tỷ trọng (%)