DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu về thực trạng tồn trữ thuốc tại kho thuốc thành phẩm 20 Bảng 3.4 Diện tích các khu vực bảo quản của kho thuốc..
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHẠM MINH TRANG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2019
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHẠM MINH TRANG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2018 - 11/2018
HÀ NỘI 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, Ban lãnh đạo công ty CP Dược – VTYT Thanh Hóa cùng toàn thể các anh chị, bạn bè đồng nghiệp
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn
Thanh Bình, người đã gợi ý, tìm hướng đi và trực tiếp hướng dẫn nghiên
cứu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược và các
bộ môn có liên quan của Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo công ty CP Dược – VTYT Thanh Hóa, nơi tôi công tác và tạo điều kiện cho tôi được đi học, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và tra cứu số liệu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 11 năm 2018
Học viên
Phạm Minh Trang
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TỒN TRỮ THUỐC 3
1.1.1 Bảo quản thuốc 3
1.1.2 Dự trữ thuốc 8
1.1.3 Hồ sơ tài liệu 10
1.2 MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 11
1.3 MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC- VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA……… 12
1.3.1 Thông tin chung về công ty 12
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển 13
1.3.3 Sơ đồ tổ chức công ty 15
1.3.4 Hệ thống phân phối 17
1.3.5 Vài nét về kho thuốc thành phẩm 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 Biến số nghiên cứu 20
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CÔNG TY NĂM 2017 29
3.1.1 Tổ chức nhân sự kho thuốc 29
3.1.2 Diện tích các khu vực bảo quản của kho thuốc 29
3.1.3 Trang thiết bị bảo quản 31
3.1.4 Trang thiết bị vận chuyển, chất xếp hàng hóa 32
Trang 53.1.5 Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, vệ sinh
kho 33
3.1.6 Hệ thống tài liệu của kho thuốc 33
3.1.7 Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm 34
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỰ TRỮ THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CÔNG TY NĂM 2017 37
3.2.1 Giá trị xuất, nhập, tồn của kho thuốc năm 2017 37
3.2.2 Tuân thủ nguyên tắc xuất nhập kho 39
3.2.3 Kết quả kiểm kê kho thuốc năm 2017 40
3.2.4 Hàng thu hồi, trả về 42
Chương 4: BÀN LUẬN 43
4.1 VỀ THỰC TRẠNG BẢO QUẢN THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CÔNG TY NĂM 2017 43
4.1.2 Các khu vực bảo quản của kho thuốc 43
4.1.3 Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm 44
4.1.4 Trang thiết bị khác của kho thuốc 46
4.2 VỀ THỰC TRẠNG DỰ TRỮ THUỐC TẠI KHO THUỐC THÀNH PHẨM CÔNG TY NĂM 2017 48
4.2.1 Về lượng xuất, nhập, tồn thuốc của kho thuốc năm 2017 48
4.2.2 Sự tuân thủ các nguyên tắc xuất nhập kho 49
4.2.3 Sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế qua các lần kiểm kê 50
4.2.4 Hàng thu hồi, trả về 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Nội dung Trang
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu về thực trạng tồn trữ thuốc
tại kho thuốc thành phẩm
20
Bảng 3.4 Diện tích các khu vực bảo quản của kho thuốc 30
Bảng 3.6 Trang thiết bị vận chuyển, chất xếp của kho thuốc 32 Bảng 3.7 Trang thiết bị PCCC, PCBL, vệ sinh của kho thuốc 33
Bảng 3.9 Kết quả ghi chép theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho
2017
41
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình Nội dung Trang
Trang 91
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và là thành phần thiết yếu trong các chính sách y tế quốc gia Việc sản xuất thuốc và cung ứng thuốc đạt chất lượng, kịp thời, đủ số lượng là một yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở khám chữa bệnh và cung cấp thuốc
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc cho công tác phòng, điều trị và chẩn đoán bệnh, thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu không ngừng tăng về số lượng, phong phú về chủng loại, dạng bào chế Cùng với đó là mạng lưới phân phối cũng phát triển rộng khắp cả nước Để thực hiện tốt mục tiêu phân phối thuốc thì phải đảm bảo tồn trữ thuốc sao cho thuốc luôn được cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu chi phí
Chất lượng thuốc không chỉ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình phân phối và công tác tồn trữ Công tác tồn trữ không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn là đảm bảo chất lượng thuốc,
mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội, giúp việc sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế, giảm thiểu chi phí cho người dùng
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc trong khâu tồn trữ nhắm đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng, ngày 29/6/2001 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng GSP “Nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc” Và sau này là quyết định số 02/QĐHN- BYT ngày 04 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng bộ Y tế quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa với hệ thống phân phối sản phẩm sâu rộng, gồm các chi nhánh nội, ngoại tỉnh Để thực hiện tốt mục tiêu phân phối thuốc tốt thì tồn trữ thuốc được xác định là một công tác thường xuyên, trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 102
Kho thuốc thành phẩm của công ty là nơi tồn trữ tất cả các sản phẩm kinh doanh của công ty, với giá trị hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng Để tìm hiểu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tồn trữ thuốc, góp phần nâng cao chất lượng công tác tồn trữ thuốc tại kho, chúng tôi tiến hành
đề tài:
“Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại kho thành phẩm của công
ty Cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa năm 2017” với các mục tiêu sau:
1 Đánh giá thực trạng bảo quản thuốc tại kho thuốc thành phẩm Công
ty cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa trong năm 2017
2 Đánh giá thực trạng dự trữ thuốc tại kho thuốc thành phẩm Công ty
cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa trong năm 2017
Từ đó đề xuất và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và dự trữ thuốc tại kho thuốc thành phẩm Công ty cổ phần Dược- VTYT Thanh Hóa
Trang 11Theo quyết định số 02/QĐHN- BYT ngày 04 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng bộ Y tế quy định về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” – GSP [3]
1.1.1 Bảo quản thuốc
a) Khái niệm
Thực hành tốt bảo quản thuốc là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc vận chuyển và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng
b) Nội dung cơ bản của thực hành tốt bảo quản thuốc
Nhân sự
Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về Thực hành tốt bảo quản thuốc, về kỹ năng chuyên môn và phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản
Thủ kho: Phải có trình độ tối thiểu là trung cấp dược đối với kho thuốc Tân dược Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các quy định pháp luật có liên quan [3]
Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định
Trang 124
mới của nhà nước vè bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc
Nhà kho và trang thiết bị
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định
* Địa điểm:
- Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống công rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được các ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt…
- Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển, bảo vệ [3]
* Thiết kế xây dựng
Kho phải đủ rộng, và cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu
Kho cần phải có những khu vực xác định, được xây dựng, bố trí hợp
- Khu vực bảo quản thuốc
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt;
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chờ xử lý;
Trang 135
- Khu vực bảo quản nguyên liệu, thành phẩm đã xuất kho chờ đưa vào sản xuất hoặc cấp phát;
- Khu vực đóng gói, ra lẻ và dán nhãn;
- Khu vực bảo quản bao bì đóng gói;
- Khu vực bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu;
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt
Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và hoạt động của các phương tiện cơ giới Nền kho không được
có các khe, vết nứt gẫy là nơi tích bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng [3]
* Trang thiết bị
Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo các điều kiện bảo quản
- Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được chính xác và an toàn
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hoá Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát và xếp, dỡ hàng hóa
- Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ, như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy, các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự động
Trang 14Các điều kiện bảo quản trong kho
Về nguyên tắc điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là: khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15 – 250
C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh… thì vận dụng các quy định sau:
Bảo quản thuốc
- Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới
hạn nhiệt độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng cần được duy trì trong suốt thời gian bảo quản
Trang 15- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác
- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước.- xuất trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng
- Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, nguyên liệu
- Thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc, nguyên liệu chờ xử lý
- Phải có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp nhằm đảm bảo cho thuốc, nguyên liệu tránh đổ vỡ và hư hỏng do các điều kiện khí hậu vượt quá qui định như nắng nóng, ẩm ướt trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản cần lưu ý những loại thuốc, nguyên liệu có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt
Vệ sinh
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được
có côn trùng sâu bọ Phải có văn bản qui định chương trình vệ sinh, xác định
định rõ tần số và phương pháp vệ sinh nhà xưởng, kho
Trang 168
- Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử
lý thuốc (nguyên liệu, thành phẩm ) còn hở
- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc)
- Công nhân làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao
động thích hợp
1.1.2 Dự trữ thuốc
a) Khái niệm dự trữ thuốc
Dự trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà nó còn là cả một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ hàng hóa trong kho Công tác dự trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ, chất lượng bảo đảm
b) Nội dung chủ yếu về dự trữ thuốc
Yêu cầu chung
- Thuốc, nguyên liệu cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo được chất lượng của chúng Thuốc, nguyên liệu cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước Nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước - xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện
- Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việc đưa vào sản xuất, lưu thông, sử dụng
- Tuỳ theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, phải qui định chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất
lượng sản phẩm
Trang 179
- Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo chocông tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc
Nhãn và bao bì
- Các thuốc phải được bảo quản trong bao bì thích hợp, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng của thuốc, đồng thời có khả năng bảo vệ thuốc khỏi các ảnh hưởng của môi trường, trong một số trường hợp, khi có yêu cầu, điều này bao gồm cả việc chống nhiễm khuẩn
- Trên tất cả các bao bì của thuốc phải có nhãn rõ ràng, dễ đọc, có đủ các nội dung, hình thức đáp ứng các qui định của pháp luật về nhãn và nhãn hiệu hàng hoá của thuốc Không được sử dụng tên thuốc viết tắt, tên hoặc
mã số không được phép
- Đối với mỗi loại bao bì, nhãn hoặc sản phẩm, phải có các hồ sơ ghi chép riêng biệt, trong đó chỉ ra các điều kiện bảo quản, các biện pháp đề phòng cần được chú ý và hạn dùng (nếu có)
Tiếp nhận thuốc
- Việc tiếp nhận thuốc phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc tiếp nhận thuốc, tách khỏi khu vực bảo quản Khu vực này phải có các điều kiện bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong suốt thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc
- Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng
Trang 18Thuốc trả về
- Tất cả các thuốc đã xuất ra khỏi kho, bị trả về phải được bảo quản tại khu biệt trữ Các thuốc này chỉ được đưa trở lại kho thuốc để lưu thông, phân phối, sử dụng sau khi bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Tất cả các thuốc trả về, sau khi được bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì không được đưa vào sử dụng và phải được xử lý theo qui định của pháp luật
- Những thuốc do bệnh nhân trả lại phải được để ở khu vực riêng, chờ
huỷ bỏ
1.1.3 Hồ sơ tài liệu
- Qui trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc Các qui trình thao tác chuẩn đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu vực nhà kho
- Phải có một hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi việc xuất nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn dùng, số lượng, chất lượng thuốc, nhà cung cấp, nhà sản xuất đáp ứng các qui định của pháp luật Nếu các loại sổ sách được vi tính hoá thì phải tuân theo các qui định của pháp luật
- Phải có phiếu theo dõi xuất nhập thuốc riêng cho từng loại sản phẩm cũng như cho từng loại qui cách sản phẩm
Trang 1911
- Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải tuân theo đúng các qui định về hồ sơ tài liệu tại các qui chế liên quan
1.2 MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Năm 1985, Liên đoàn Dược phẩm quốc tế FIP đã đưa ra các nguyên tắc của thực hành tốt bảo quản thuốc Thông qua các biện pháp riêng thích hợp cho bảo quản, vận chuyển nguyên liệu ban đầu và sản phẩm trong tất cả các giai đoạn sản xuất để khi đến tay người tiêu dùng thành phẩm vẫn giữ nguyên tính chất và chất lượng quy định Các nước phát triển cũng như một
số nước đang phát triển đã nhanh chóng triển khai áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các yếu tố này có tác động xấu đến chất lượng thuốc nếu không có biện pháp bảo quản phù hợp Ngành Dược còn có nhiều khó khăn trong việc xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác bảo quản thuốc; trình
độ chuyên môn về lĩnh vực này của các cán bộ Dược còn hạn chế Do đó, công tác bảo quản lại càng quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn mới khắc phục được những khó khăn trên
Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa đang là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp Dược Ngày 04 tháng 10 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 02/QĐHN-BYT về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” Đây là văn bản chính quy hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc bảo quản thuốc tốt Theo thống kê của ngành Dược, nước ta hiện nay đã có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên toàn quốc, các cơ sở y
Trang 2012
tế từ bệnh viện đến trạm y tế xã có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật, hơn 40 nghìn cơ sở bán lẻ thuốc và hơn 2000 cơ sở bán buôn thuốc trên toàn quốc Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong cả nước năm 2016 dự kiến đạt khoảng 4,2 tỷ USD (bao gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu) Chất lượng thuốc đã được quản lý chặt chẽ và toàn diện ở tất cả các khâu từ sản xuất, bảo quản, lưu thông, phân phối, bán buôn, bán lẻ Trên cả nước đã
có 163 nhà máy đạt GMP-WHO, 175 cơ sở đạt GLP và 191 cơ sở đạt GSP,
08 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-PICs/EU/Nhật Bản [4]
1.3 MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC- VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
1.3.1 Thông tin chung về công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa, tên giao dịch: Thanh Hoa Medical materials Pharmaceutical J.S.C;
- Tên viết tắt: THEPHACO
- Trụ sở chính: Số 232 Trần Phú – P.Lam Sơn - Thành phố Thanh Hóa
- Điện thoại: 0373 737888 Fax: 0373 855209
- Email: Thephacoth@hn.vnn.vn Website: www.thephaco.com.vn
- Tổng Giám Đốc Công ty: Trần Thanh Minh
- Công ty cổ phần Dược Vật tư Y Tế Thanh Hóa tiền thân là quốc doanh Dược phẩm Thanh Hóa được thành lập ngày 10/4/1961, cổ phần hóa
từ ngày 01/12/2002 theo quyết định số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
- Vốn điều lệ: 74.716.140.000 VNĐ
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược Kinh doanh thuốc tân dược, cao đơn hoàn tán Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm, mỹ phẩm Kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư y tế;
Trang 21+ Đầu tư hoạt động phòng khám Đa khoa - phòng mạch;
+ Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sản xuất dinh dưỡng, …[18]
1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 10 tháng 4 năm 1961, thực hiện Quyết định số 760/TCCB-QĐ của Ủy ban Hành chính Thanh Hóa “thống nhất các Công ty Dược phẩm và Công ty thuốc Nam, thuốc Bắc thành lập Quốc doanh Dược phẩm Thanh Hóa”
- Ngày 4 tháng 1 năm 1963: nâng cấp xưởng sản xuất của Quốc doanh Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa
- Ngày 9 tháng 3 năm 1967: tách Xí nghiệp Dược phẩm từ Quốc doanh Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa
- Ngày 16 tháng 5 năm 1976: UBND tỉnh quyết định tách Trạm thu mua dược liệu thuộc Quốc doanh Dược phẩm để hình thành Công ty Dược liệu và Công ty Dược phẩm
- Năm 1979: nhập trở lại thành Công ty Dược Thanh Hóa
- Ngày 7 tháng 5 năm 1997: hợp nhất Công ty Thiết bị Vật tư Y tế với Công ty Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược - Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa
- Ngày 20 tháng 1 năm 1998: hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa và Công ty Dược - Thiết bị vật tư y tế thành Công ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (THEPHACO)
- Ngày 01 - 01 - 2001: tách cửa hàng Thiết bị Vật tư Y tế cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa
Trang 2214
- Ngày 01 tháng 12 năm 2002: cổ phần hóa Công ty Dược - Vật tư Y tế
Thanh Hóa thành Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa tới nay
[5]
Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
- Tầm nhìn: Xây dựng Thephaco trở thành Công ty sản xuất kinh doanh Dược phẩm hàng đầu của Việt Nam và hướng tới thị trường Quốc tế
- Sứ mệnh: Lao động chuyên nghiệp, năng động sáng tạo và hiệu quả
Vì sự phát triển của Công ty và Đất nước [5]
Vị thế của Thephaco trên thị trường dược phẩm Việt Nam
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa là một trong những công
ty chuyên phân phối các sản phẩm dược và vật tư y tế, có mạng lưới phân phối khá rộng lớn, gồm nhiều hệ thống hoạt động trong cả nước, có khả năng đưa thuốc và các sản phẩm dụng cụ y tế đến tận giường bệnh, tiêu thụ một lượng lớn hàng sản xuất trong nước, có thể coi là nhà phân phối Dược phẩm và Vật tư y tế lớn của Miền Trung
Những thành tích đã được ghi nhận: Danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương lao động Hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, cùng nhiều giải thưởng cờ thi đua của các Ban, ngành trao tặng Từ năm 2007 đến nay Công ty luôn nằm trong tốp 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có doanh thu cao nhất ngành dược Việt Nam, tốp 500 doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất và tốp 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước; là một trong 30 doanh nghiệp Dược cả nước đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt - 2014”; sản phẩm thuốc ống uống bổ dưỡng Biofil của Công ty là một trong 62 sản phẩm thuốc đạt danh hiệu
“Ngôi sao thuốc Việt - 2014”; [6]
THEPHACO lấy chất lượng, uy tín làm mục tiêu phát triển, trở thành một thương hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế Công ty không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng chính sách thu hút nhân
Trang 231.3.3 Sơ đồ tổ chức công ty
Tổng số CBCNV hiện có trong toàn công ty: 835 người Trong đó:
+ Số cán bộ là Dược sỹ Đại học và trên đại học: 98 người (12%) + Cao đẳng và trung cấp Dược: 464 người (56%)
+ Số cán bộ khác: 273 người (32%) [8]
Trang 24PTGĐ phụ trách SX
DSCK I Cao Văn Bốn
PTGĐ phụ trách CL DSCK I Lê Văn Ninh
Phòng Kiểm tra chất lượng
Phòng Nghiên cứu – Phát triển
Nhà máy SX thuốc
Đông dược
Ban Kiểm soát
PTGĐ phụ trách KD ETC DS.Lê Anh Tuấn
PTGĐ phụ trách KD OTC DSCK1 Lưu Tường Chuyết
DSCK I Lê Văn Ninh
Phòng KHKD
Các chi nhánh nội và ngoại tỉnh
Phòng Marketing Thanh tra chuyên
môn thị trường
Trang 2517
1.3.4 Hệ thống phân phối
Hiện nay, Thephaco có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc đạt chuẩn “GDP” Gồm các chi nhánh ở các huyện thị trong tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh tại Hà Nội, Hải Phòng , Hồ Chí Minh, Miền Trung, 2 trung tâm bán buôn, 1 phòng khám đa khoa, nhiều đại lý trên toàn quốc và 1 Công ty TNHH MTV DƯỢC – HỦA PHĂN tại Tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Trong chiến lược phát triển thị trường của Công ty, kết hợp với chiến lược phát triển thị trường nội tỉnh, ngoại tỉnh và khu vực, việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế đó là chiến lược bao gồm các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trên cơ sở tăng thị phần trong nước, từng bước khai thác thị trường khu vực và quốc tế [13]
Với hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc đòi hỏi công ty phải đầu tư hệ thống kho tàng đủ điều kiện nhằm dự trữ và đảm bảo được chất lượng thuốc đáp ứng nhu cầu của thị trường Năm 2016, công ty đã đầu tư và xây dựng thêm kho thuốc thành phẩm GSP số 3, bên cạnh kho thuốc thành phẩm GSP số 2 Hệ thống kho thuốc thành phẩm đạt tiêu chuẩn GSP-WHO Tuy nhiên tại công ty chưa có các đánh giá về hoạt động của hệ thống kho thuốc thành phẩm theo tiêu chuẩn GSP Với mong muốn góp phần hoàn thiện
hệ thống quản lý tồn trữ thuốc, cũng như đánh giá hoạt động tồn trữ thuốc của
công ty, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại
kho thuốc thành phẩm của công ty Cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa năm 2017” với mục tiêu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tồn trữ thuốc tại công ty theo các nguyên tắc GSP
1.3.5 Vài nét về kho thuốc thành phẩm
- Vị trí: Hệ thống kho thuốc thành phẩm thuộc Tổng kho công ty, gồm kho GSP số 2 và GSP số 3
Trang 2618
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Tổng kho Dƣợc
Chức năng của kho thành phẩm
Kho thành phẩm có vai trò rất quan trọng, với chức năng tổ chức tiếp nhận, quản lý bảo quản, dự trữ cấp phát thuốc thành phẩm công ty sản xuất,
và các hàng hóa kinh doanh của công ty
- Chức năng bảo quản: Hàng hóa trong kho đƣợc bảo quản tốt về số lƣợng, chất lƣợng, hạn chế hao hụt hƣ hỏng, quá hạn dùng, mất mát
- Chức năng dự trữ: Đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc đồng bộ và liên tục Đồng thời đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu hàng hóa của các chi nhánh
- Kiểm tra, kiểm soát: Khi xuất, nhập và trong quá trình bảo quản, kho góp phần tạo ra những sản phẩm thuốc có đủ tiêu chuẩn chất lƣợng, ngăn ngừa hàng giả, kém chất lƣợng, quá hạn… lọt vào kho
- Cân đối cung cầu: Kho là nơi dự trữ, tập trung một số lƣợng lớn vật tƣ hàng hóa Do đó nó đảm bảo cho việc điều hòa vật tƣ hàng hóa từ nơi thừa
Trang 2719
sang nơi thiếu, đảm bảo thỏa mãn kịp thời cho các nhu cầu phòng và chữa bệnh, góp phần thực hiện cân đối cung cầu
Nhiệm vụ của kho
- Tổ chức thực hiện việc dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt vật tư – hàng hóa trong kho, giảm hao hụt về số lượng và cả chất lượng
- Xuất nhập hàng hóa chính xác, kịp thời, quản lý tốt số lượng hàng luân chuyển trong kho Việc xuất nhập kho phải được thực hiện theo đúng lịch trình của hợp đồng quy định Đồng thời trong quá trình xuất nhập hàng hóa, kho phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về kiểm nhận (Kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm) để xác định đúng đắn, chính xác số lượng, chất lượng, chi tiết các loại hàng hóa theo đúng các thủ tục giao nhận quy định
- Tiết kiệm chi phí kho, góp phần hạ chi phí lưu thông và chi phí kinh doanh của đơn vị mà kho phụ thuộc cũng là một nhiệm vụ quan trọng và kho luôn là một bộ phận cấu thành của doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh
Trang 2820
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kho thuốc thành phẩm của Công ty
Cổ phần Dược - VTYT Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 31/12/2017
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Dược – VTYT Thanh Hóa tại
Số 04 Quang Trung, Phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Biến số nghiên cứu
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu về thực trạng tồn trữ thuốc tại
kho thuốc thành phẩm STT Tên biến số
nghiên cứu
Khái niệm Giá trị Thu thập
số liệu Khảo sát thực trạng bảo quản thuốc tại kho
1 Trình độ
nhân sự
Số lượng bằng cấp chuyên môn của nhân viên kho
2 Diện tích Là diện tích các khu vực
bảo quản của kho
Giá trị số (m2)
Tài liệu sẵn có
3 Thiết bị bảo
quản
Là phương tiện để tạo điều kiện bảo quản theo quy định, đang sử dụng tốt hay hư hỏng
Phân loại
1 Sử dụng tốt
2 Hư hỏng
Quan sát trực tiếp
Phân loại
1 Sử dụng tốt
2 Hư hỏng
Trang 29Phân loại
1 Sử dụng tốt
2 Hƣ hỏng
Tài liệu sẵn có
7 Sổ sách Là hệ thống biểu mẫu sổ
sách đƣợc ban hành để ghi chép các hoạt động tại kho đang sử dụng tốt hay hƣ hỏng
9 Theo dõi độ
ẩm kho
Số ngày ghi 2 lần, ghi 1 lần, không ghi độ ẩm theo quy định
Phân loại:
1.Đúng
2 Không đúng
Quan sát trực tiếp
11 Giá trị ghi Là số đo nhiệt độ, độ ẩm
ghi trong sổ so với giá trị quan sát
Phân loại
1 Đúng
2 Không đúng
Trang 3012 Giá trị thuốc
nhập
Là số tiền thuốc được nhập vào kho
Giá trị số (đồng)
Tài liệu sẵn có
14 Xuất đúng lô Là số lô mặt hàng thực
xuất đúng hay không đúng với số lô trên phiếu xuất
15 Xuất theo
FEFO
Là thuốc xuất kho theo nguyên tắc hàng hết hạn trước xuất trước
Phân loại
1 Theo FEFO
2 Không theo FEFO
Quan sát trực tiếp
16 Xuất theo
FIFO
Là thuốc xuất kho theo nguyên tắc hàng nhập kho trước xuất trước
Phân loại
1 Theo FIFO
2 Không theo FIFO
Quan sát trực tiếp
17 Số khoản
kiểm kê
Là số khoản hàng tại kho đúng đủ, thừa hay thiếu hỏng khi kiểm kê thực tế
18 Giá trị hàng
kiểm kê
Là số tiền hàng hóa tại kho đúng, thừa hay thiếu khi kiểm kê thực tế so với
2 Không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tài liệu sẵn có
Trang 3123
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Quan sát trực tiếp đối với trang thiết bị kho, điều kiện bảo quản nhiệt
độ ẩm trong kho, tuân thủ nguyên tắc xuất nhập kho
- Nghiên cứu hồi cứu các số liệu liên quan đến công tác bảo quản và dự trữ thuốc tại kho thuốc thành phẩm của Công ty năm 2017
Trang 32
24
Hình 2.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng bảo quản thuốc
tại kho thuốc thành phẩm của Công
ty năm 2017
Đánh giá thực trạng dự trữ thuốc tại kho thuốc thành phẩm của Công ty năm 2017
- Tổ chức nhân sự kho thuốc
- Diện tích các khu vực bảo quản
của kho thuốc
- Trang thiết bị bảo quản
- Trang thiết bị vận chuyển, bốc
xếp
- Trang thiết bị PCCC, PCBL, vệ
sinh
- Tài liệu, sổ sách kho thuốc
- Hồi cứu thực hiện ghi chép nhiệt
của Công ty cổ phần Dƣợc – VTYT Thanh Hóa năm 2017
Trang 3325
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
a) Biểu mẫu thu thập số liệu
- Sử dụng tài liệu sẵn có là báo cáo nhân sự kho thuốc năm 2017, ta có biểu mẫu thu thập số liệu về số lượng, trình độ và vị trí công tác của nhân viên kho thuốc (phụ lục 1)
- Sử dụng tài liệu sẵn có là hồ sơ thiết kế kho thuốc, ta thu thập số liệu
về diện tích kho Quan sát trực tiếp trang thiết bị, hệ thống tài liệu sổ sách kho thuốc, ta có biểu mẫu thu thập số liệu về số lượng và tình trạng sử dụng các trang thiết bị, tài liệu sổ sách kho (phụ lục 2)
- Sử dụng tài liệu sẵn có là các sổ sách ghi chép nhiệt độ,độ ẩm kho thuốc năm 2017 ta có biểu mẫu thu thập số liệu về việc theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ ẩm tại kho (phụ lục 3)
- Quan sát trực tiếp thực tế ghi chép của nhân viên kho ta có biểu mẫu thu thập thông tin về mô tả cắt ngang hoạt động theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho (phụ lục 4)
- Sử dụng tài liệu sẵn có là báo cáo xuất nhập hàng tháng của kho, báo cáo kiểm kê kho thuốc ta có biểu mẫu số liệu nhập, xuất của thuốc, số lượng đúng đủ, thừa, thiếu hỏng trong kho năm 2017 (phụ lục 5)
- Quan sát trực tiếp 3 ngày, mỗi ngày 10 phiếu xuất kho là các đơn hàng có số lượng mặt hàng xuất đi nhiều nhất, ta có biểu mẫu thu thập số liệu
về số lô, hạn dùng của thuốc xuất kho thực tế và số lô, hạn dùng của thuốc ghi trên phiếu xuất (phụ lục 6)
- Sử dụng tài liệu sẵn có là phần mềm xuất nhập hàng hóa, ta có biểu mẫu thu thập số liệu về ngày nhập kho của hàng thực xuất, ngày nhập kho và lượng tồn kho của hàng nhập trước đó (phụ lục 6)
- Sử dụng tài liệu sẵn có là các báo cáo hàng thu hồi, trả về năm 2017 ta
có biểu mẫu thu thập số liệu về hàng thu hồi, trả về kho thuốc năm 2017 (phụ lục 7)