1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

76 130 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 180,27 KB
File đính kèm NCC.rar (177 KB)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là UBND các cấp có vai trò vô cùng quan trọng. Tạo điều kiện cho nhà nước có thể quản lý sâu sắc tới các địa phương và định hướng đúng đắn mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do đó nắm vững tổ chức và hoạt động của hệ thống UBND là một việc làm rất cần thiết. UBND huyện Yên Mỹ là một trong các cơ quan quản lý của nhà nước, do vậy em chọn UBND huyện Yên Mỹ là nơi để đăng ký thực tập. Phòng nội vụ là bộ phận không thể thiếu của UBND, là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về nhiều hoạt động trong đó không thể thiếu những nhiệm vụ liên quan đến công tác quản trị nhân lực như hoạch định nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản trị thù lao và quản trị thực hiện công việc. Do đó trong chương 1, chương 2, chương 3 của báo cáo thực tập em đã giới thiệu rõ hơn về đơn vị thực tập, tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách Đội ngũ CBCC cấp xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân địa phương, đấu tranh và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm, đồng thời phải luôn chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, em xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài báo cáo thực tập. 2. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Báo cáo thực tập bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Yên Mỹ Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực Chương 3: Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Mỹ Chương 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Báo cáo thực tập nàyđược hoàn thành dựa trên quá trình học tập, hiểu biết, cố gắng tìm tòi củabản thân và có sự hướng dẫn của Th.S Nghiêm Thị Ngọc Bích Các số liệu,nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảotuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dân

CBCC: Cán bộ công chức

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là UBND các cấp có vai trò

vô cùng quan trọng Tạo điều kiện cho nhà nước có thể quản lý sâu sắc tớicác địa phương và định hướng đúng đắn mục tiêu xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa do đó nắm vững tổ chức và hoạt động của hệ thốngUBND là một việc làm rất cần thiết UBND huyện Yên Mỹ là một trongcác cơ quan quản lý của nhà nước, do vậy em chọn UBND huyện Yên Mỹ

là nơi để đăng ký thực tập

Phòng nội vụ là bộ phận không thể thiếu của UBND, là cơ quan thammưu giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về nhiều hoạt động trong đókhông thể thiếu những nhiệm vụ liên quan đến công tác quản trị nhân lựcnhư hoạch định nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản trị thù lao và quản trịthực hiện công việc Do đó trong chương 1, chương 2, chương 3 của báocáo thực tập em đã giới thiệu rõ hơn về đơn vị thực tập, tổ chức bộ máy, tổchức nhân sự trong bộ máy chuyên trách

Đội ngũ CBCC cấp xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền lợi của nhân dân địa phương, đấu tranh và bảo vệ các quyền lợichính đáng của người dân khi bị vi phạm, đồng thời phải luôn chăm lo cảithiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, có vai trò hếtsức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở,trong hoạt động thi hành công vụ Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCcấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, cótrí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm nhiệm

vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vàphục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhànước và cả hệ thống chính trị Nhận thức được tầm quan trọng của chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong sự nghiệp đổi mới và pháttriển đất nước, em xin chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài báo cáothực tập

2 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Báo cáothực tập bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Yên Mỹ

Trang 6

Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lựcChương 3: Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyệnYên Mỹ

Chương 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại huyện Yên Mỹ,tỉnh Hưng Yên

Trang 7

Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Yên Mỹ

1.1.Thông tin chung về đơn vị

UBND HUYỆN YÊN MỸ

Địa chỉ: QL39A, Tân Lập - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên

1.2.Tổ chức bộ máy của đơn vị

1.2.1.Chức năng nhiệm vụ đơn vị

1.2.1.1.Chức năng

Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồngnhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước HĐNDcùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấpnhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chínhnhà nước từ trung ương tới cơ sở

1.2.1.2 Nhiệm vụ

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐNDcùng cấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, tổ chức kiểm traviệc thực hiện kế hoạch đó

Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền

Trang 8

thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu

Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật trong xây dựng, tổ chức việc thực hiện các chính sách về nhà

ở, quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn

Xây dựng phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểmtra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, dịch

vụ và du lịch trên địa bàn huyện

Tổ chức chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng, tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo, hướng dẫn hoạtđộng từ thiện, nhân đạo

Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục

vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương

Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và tuyên truyền,giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự, antoàn xã hội

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về tôn giáo

Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước,

tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của côngdân, hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn

Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theoquy định của pháp luật

Xây dựng đề án thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa giớihành chính ở địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trênxem xét quyết định

1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Mỹ

nhiệm kỳ 2016-2021

Trang 9

CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC PHÓ CHỦ TỊCH VĂN HÓA – XÃ HỘI

CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

THANH TRA HUYỆN

VĂN PHÒNG HĐND & UBND

PHÒNG Y TẾ

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

PHÒNG VĂN HÓA THÔNG TIN

PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

Trang 10

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Từ sơ đồ trên có thể thấy gồm có chủ tịch UBND huyện phụ tráchchung, phó chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế, phó phụ trách văn hóa

xã hội và các phòng chuyên môn thuộc UBND, có 12 phòng ban: Phòngnông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế và hạ tầng, phòng tàinguyên môi trường, phòng tài chính- kế hoạch, phòng nội vụ, phòng tư pháp,phòng thanh tra, văn phòng HĐND và UBND, phòng y tế, phòng giáo dục vàđào tạo, phòng văn hóa thông tin, phòng lao động thương binh và xã hội

Nhận xét: Đây là mô hình trực tuyến chức năng Theo mô hình này,người lãnh đạo hay chủ tịch chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động vàtoàn quyền quyết định tại ủy ban Lãnh đạo được sự giúp sức của tổng thểlãnh đạo để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiệnquyết định đối với cấp dưới Các phòng ban trong ủy ban giúp đỡ, bổ sungcho nhau để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình

1.2.3 Hệ thống vị trí việc làm

Trang 11

Bảng 1.1: Bảng hệ thống vị trí việc làm năm 2018

ST

Số lượng đảm nhận( người)

1.2.4 Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện được ban hành trongquy chế 03/2017/QĐ-UBND bởi Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ

Trang 12

Các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND huyện Yên Mỹ làcác cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, nhiệm vụ và biên chế công tác của UBNDhuyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra với chuyên mônnghiệp vụ của các Sở chuyên ngành cấp tỉnh

UBND huyện Yên Mỹ là cơ quan hành chính nhà nước, chịu tráchnhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của

cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của huyện ủy và là cơ quan chấphành của HĐND huyện

UBND huyện tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: tập trung dânchủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong lĩnh vực được phân công.Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mìnhtrước UBND; đồng thời cùng các thành viên khác của UBND chịu tráchnhiệm tập thể về các hoạt động của UBND huyện trước huyện ủy, HĐNDhuyện và cơ quan nhà nước cấp trên

Chế độ làm việc tập thể của UBND huyện được thông qua các phiênhọp để thảo luận và quyết định những vấn đề luật định và những vấn đềtrọng tâm khác thuộc thẩm quyền của UBND huyện

Các quyết định chỉ đạo điều hành của tập thể UBND huyện phải đượcthể chế bằng văn bản theo đúng thể thức, đúng pháp luật và phải được quánửa số thành viên UBND huyện hiểu biết tán thành Việc sửa đổi nhữngvấn đề mà tập thể UBND đã quyết định, nhất thiết phải được đa số cácthành viên của UBND huyện nhất trí mới có hiệu lực thi hành( trừ trườnghợp đã được cấp trên quyết định)

UBND huyện làm việc theo kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Trang 13

Phối hợp với ban tổ chức huyện ủy để thực hiện công việc có liênquan theo quy định của huyện Tham gia bàn bạc giải quyết những vấn đềliên quan đến công tác tổ chức cán bộ và chính sách cán bộ thuộc diệnhuyện ủy huyện quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thườngxuyên liên hệ để nắm được chủ trương của Huyện Ủy qua từng thời kỳ vềcông tác tổ chức cán bộ để có kế hoạch thực hiện thống nhất.

Trưởng các phòng ban phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyênmôn, các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề liênquan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

UBND huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, giữ mối liên

hệ thường xuyên với các cơ quan thuộc UBND tỉnh, các cơ quan có liênquan của tỉnh; chấp hành văn bản của UBND huyện, chịu sự giám sát củaHĐND huyện trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghị quyết củahuyện ủy, HĐND vì đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước

Trang 14

1.2.4.3 Cơ chế báo cáo

Phòng ban của huyện chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diệncủa UBND huyện, trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo của Chủ tịchUBND huyện và thường xuyên báo cáo với UBND huyện về việc thực hiệnnhững mặt công tác đã được phân công

Chuyên viên và phó phòng trong phòng ban có trách nhiệm báo cáolên trưởng phòng, trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhândân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổchức, hoạt động của cơ quan; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân huyện khi được yêu cầu

Công chức chức chuyên trách từng lĩnh vực công tác báo cáo bằngvăn bản tình hình thực hiện nhiệm vụ cho lãnh đạo phòng để tổng hợp báocáo với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chyên môn cấp trên theo định

kỳ

Hàng tháng, hàng quý và cả năm toàn phòng có báo cáo kết quả côngtác và dự kiến kế hoạch

1.3 Nguồn nhân lực của tổ chức

1.3.1 Quy mô cơ cấu nguồn nhân lực

Số cán bộ tại UBND huyện Yên Mỹ năm 2018 là 92 người, khôngnhiều biến động so với các năm trước, chỉ biến động số lượng nhỏ tại cácphòng ban, luân chuyển lao động giữa các phòng ban nhằm tổ chức tốtcông tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Với 4 năm xét tuyển thi công chức mộtlần do vậy số công chức tại ủy ban huyện hầu như không có sự tăng giảm

Số cán bộ nam luôn chiếm nhiều hơn nữ qua các năm và sẽ được thể hiện

rõ trong bảng dưới đây:

Trang 15

Bảng 1.2: Số lượng và cơ cấu cán bộ phân theo giới tính và độ

tuổi tại Ủy ban huyện Yên Mỹ

Chỉ tiêu

Số lượng( người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng( người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng( người)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Qua bảng 1.2 cho thấy tỷ lệ cán bộ nam cao hơn nữ, cụ thể năm

2018 có 56 cán bộ nam, chiếm tỷ lệ 60,9% và 36 cán bộ nữ chiếm tỷ lệ

39,1% trong tổng số cán bộ hiện có tại ủy ban Về độ tuổi ta thấy qua

những năm gần đây đội ngũ cán bộ trong độ tuổi từ 30-50 chiếm cao nhất,

thứ hai là đến độ tuổi dưới 30 tuổi và thấp nhất là trên 50 tuổi, cụ thể năm

2018 độ tuổi từ 30-50 tuổi chiếm 70,7% Cơ cấu tuổi không có sự dịch

chuyển nhiều, ổn định cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính cơ cấu vừa đảm bảođược yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa Nhìn chung, về giới tính khá làhài hòa qua những năm gần đây và độ tuổi của đội ngũ cán bộ đa số còntrẻ phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp vớichức danh

1.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức

Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức được thể hiện qua các tiêu chíkhác nhau, từ đó làm rõ hơn chất lượng cán bộ Trình độ chuyên môn là

mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành nghề nhất định, là kiến

thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ, công

Trang 16

chức.Trước tiên về trình độ học vấn nguồn nhân lực, hầu hết cán bộ tại ủyban đều có bằng đại học để đáp ứng yêu cầu công việc.

Bảng 1.3: Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực tại

UBND huyện Yên Mỹ

Số lượng ( người)

Tỷ lệ ( %)

Số lượng( người)

Tỷ lệ ( %)

Số lượng( người)

Tỷ lệ (%)Trên đại

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Từ bảng 1.3 cho thấy cán bộ tại ủy ban huyện đa số là có trình độ đạihọc, một số rất nhỏ là cao đẳng nghề, trung cấp và trên đại học Có thể dễdàng nhận thấy trình độ đại học và trên đại học là cán bộ công chức tại ủyban huyện, còn trình độ cao đẳng nghề và trung cấp là các chức vụ như lễtân, lái xe và điện nước Qua những năm gần đây trình độ thạc sĩ tăng nhẹqua mỗi năm cho thấy được sự cầu tiến, học cao lên của những lớp cán bộtrẻ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc cũng như nhu cầu hiện nay Bên cạnh

đó trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước cũng là một tiêu chí đểđánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Trang 17

Bảng 1.4: Trình độ lý luận chính trị tại UBND huyện Yên Mỹ

Sốlượng(người)

Tỷlệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷlệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷlệ(%)

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Từ bảng 1.4 ta thấy được số cán bộ đạt chuẩn trình độ lý luận chính trịchiếm tỷ lệ khá lớn, đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những ngườicông chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địaphương Tỷ lệ đạt chuẩn về quản lý nhà nước còn khá thấp, chiếm 39,1%vào năm 2018 Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọngđối với đội ngũ công chức, bởi vì sau khi được tuyển dụng vào công chứcthì công chức phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước đểlàm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địaphương, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của cải cáchhành chính

Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực

Trang 18

2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách

2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách

Tên gọi: Phòng Nội vụ

Chức năng: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về:

Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch côngchức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơcấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việctrong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sựnghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giớihành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã vànhững người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chínhphủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng; công tácthanh niên

2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự

Trình UBND huyện thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm và

cơ cấu chức danh công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vịthuộc UBND cấp huyện theo quy định, theo phân cấp hoặc ủy quyền củaUBND tỉnh

Trình Chủ tịch UBND huyện quyết định việc tuyển dụng, sử dụng,quản lý vị trí việc làm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức,luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu,thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ và các chế độ, chính sách khácđối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBNDhuyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh

Phó phòng

Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua

và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên

Trang 19

địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khenthưởng huyện

Tham mưu cho trưởng phòng

Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng

hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tácnội vụ trên địa bàn

Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chứctrong cơ quan Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND huyện hoặctheo quy định của pháp luật

2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách

Phòng Nội vụ huyện làm việc theo chế độ Thủ trưởng, tất cả cácchuyên viên làm việc tại Phòng Nội vụ đều chịu trách nhiệm trước Trưởngphòng về công việc được giao

Trưởng phòng đảm nhận công việc chính là phụ trách chung tất cả cáccông việc trong phòng nội vụ, là người đứng đầu, quyết định mọi công việc

và phân công công việc cho phó phòng hoặc trực tiếp phân công công việc

cụ thể cho từng chuyên viên về các công việc họ phụ trách Trưởng phòng

có quyền và có trách nhiệm trong mọi lĩnh vực thuộc trách nhiệm phòngnội vụ

Phó phòng đảm nhận công việc là tham mưu giúp trưởng phòng vàphụ trách công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức;công tác thi đua khen thưởng; tôn giáo; hội, tổ chức hội và công tác thanhniên; công tác; thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ; công chức, viênchức và cải cách hành chính Phó phòng giúp trưởng phòng lãnh đạo chungcông tác của phòng, trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân côngcủa Trưởng phòng một số công việc đột xuất do trưởng phòng giao và chịutrách nhiệm trước trưởng phòng về kết quả công việc, trường hợp phải giải

Trang 20

quyết các vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách chưa được pháp luật

quy định hoặc có vấn đề quan trọng thể hiện quan điểm của ngành thì phải

xin ý kiến của Trưởng phòng trước khi quyết định.Thay mặt trưởng phòng

giải quyết công việc khi trưởng phòng vắng mặt và được trưởng phòng uỷ

quyền ký một số văn bản thuộc lĩnh vực do trưởng phòng trực tiếp phụ

trách Thay mặt lãnh đạo phòng đảm bảo mối quan hệ phối hợp các hoạt

động với Chi uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên

Chuyên viên thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên

chức và cải cách hành chính, cơ chế” Một cửa” ,tổng hợp; xây dựng chính

quyền cơ sở, địa giới hành chính; hội, tổ chức hội và công tác thanh niên,

văn thư lưu trữ Chuyên viên thực hiện lệnh từ trưởng, phó phòng và phải

hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng thời hạn, đưa ra ý kiến, tham

mưu cho phó phòng Chuyên viên có quan hệ bình đẳng, tương trợ hợp tác

để phấn đấu cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ Trong trường hợp có vấn đề

chưa nhất trí với nhau trong phạm vi nhiệm vụ chuyên môn được phân

công thì phó phòng phụ trách lĩnh vực được phân công trực tiếp giải quyết,

báo cáo trưởng phòng xem xét quyết định

2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách

2.2.1 Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách

Hiện nay Phòng Nội Vụ huyện Yên Mỹ gồm có bảy cán bộ, công

chức, gồm một trưởng phòng, hai phó phòng, bốn chuyên viên và 100%

cán bộ công chức trong phòng đã vào biên chế

Bảng 2.1: Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách

phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Thâm niên công tác

Nhận xét

sự phù hợp

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Từ bảng trên ta thấy cán bộ chuyên trách phòng nội vụ làm công tác

Trang 21

quản trị nhân lực có trình độ tốt nghiệp đại học là: 3 người, chiếm 100%.

Sự phù hợp về cán bộ công chức của phòng nội vụ huyện Yên Mỹ kháđồng đều hợp lý

Nhìn chung, cán bộ, công chức, viên chức tại phòng Nội Vụ huyệnYên Mỹ có chất lượng nhân lực khá đồng đều, có bản lĩnh chính trị; có kiếnthức chuyên môn, có hiểu biết nhất định trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội; có khả năng vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào nhiệm vụ được giao;chất lượng, trình độ và hiệu quả công việc cơ bản đáp ứng được yêu cầuvới số lượng và chất lượng ngày càng lớn mạnh, có khả năng hoàn thànhnhiệm vụ được giao Hiện nay cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứctại phòng về cơ bản được sắp xếp, phân bổ phù hợp về ngạch công chức,trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, độ tuổi đảm bảo việc thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ công tác

2.2.2 Bố trí nhân sự và phân công công việc trong bộ máy chuyên trách

Bên cạnh những công việc, nhiệm vụ mà cán bộ phòng nội vụ phụtrách còn có những nhiệm vụ đột xuất hay phối hợp giữa các cán bộ nhằmthực hiện tốt nhiệm vụ, nhằm giải quyết công việc nhanh chóng và hiểubiết thêm nhiều công việc nghiệp vụ ngoài công việc mình đảm nhận

Trang 22

Bảng 2.2: Bảng bố trí nhân sự trong bộ máy chuyên trách

STT Họ tên Vị trí công việc Nhiệm vụ đột xuất, phối hợp

Hội ý trao đổi tình hình, kết quả công tác theo sự phân công, thống nhất chương trình công tác cho tuần đến

Phục vụ các yêu cầu công tác đột xuất theo chủ trương của UBND

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Yên Mỹ

Chương 3: Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên

Mỹ

Trang 23

3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách quản trị nhân lực tại UBND huyện Yên Mỹ

Quyết định Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức, viên chức và phát triển nguồn nhân lực huyện Yên Mỹ năm2018( Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, viên chức)

Số 98/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ về tổ chứctuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc UBNDhuyện Yên Mỹ năm 2017

Số 10/BC-UBND: Báo cáo Kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viênchức thuộc diện huyện ủy quản lý năm 2018( Căn cứ hướng dẫn số969/HD-SNV ngày 23/11/2017 của Sở nội vụ tỉnh Hưng Yên về việc đánhgiá, phân loại cán bộ)

Danh sách cán bộ, công chức, viên chức đề nghị xét thưởng hoặc nângmức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đợt II năm 2018 (Kèm theoCông văn số 843/UBND-NV ngày 08/11/2018 của UBND huyện Yên Mỹ)Danh sách cán bộ, công chức đề nghị xét nâng bậc lương trước hạn dolập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đợt II năm 2018 (Kèmtheo Tờ trình số 163/TTr-UBND ngày 08/11/2018 của UBND huyện YênMỹ)

Số 1052/2018 QĐ- UBND: Quyết định ban hành quy chế về công tácthi đua khen thưởng trên địa bàn huyện( Yên Mỹ, ngày 23/4/2018)

3.2 Tổ chức, triển khai các hoạt động quản trị nhân lực

Những hoạt động quản trị nhân lực hiện nay tại ủy ban rất được quantâm Công việc thuộc hoạt động quản trị nhân lực do phòng nội vụ đảmnhận

Hiện nay những hoạt động nhân lực được triển khai là: hoạch địnhnhân lực, tuyển dụng nhân lực, quản trị thực hiện công việc, quản trị thùlao lao động, đào tạo nhân lực

3.2.1 Hoạch định nhân lực

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã, báo cáo Sở Nội vụ

Trang 24

thẩm định, thống nhất trước khi ban hành Kế hoạch và tổ chức tuyển dụngtheo quy định

Phòng nội vụ chỉ ra và phân tích chính sách đào tạo phát triển, trình độvăn hóa của nhân viên, mức độ công việc, cán bộ sẽ nghỉ hưu và nghỉ việctrong năm kế hoạch, để có những đánh giá phù hợp giúp cho công táchoạch định nhân lực Phòng dự báo cung cầu nhân lực cùng các nhân tố tácđộng từ đó có những biện pháp tối ưu nhất nhằm làm tốt hoạt động hoạchđịnh

Phòng nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác hàngtháng, quý năm nhằm đảm bảo các đơn vị phòng ban thưc hiện tốt các mụctiêu đề ra Phòng luôn quan tâm đến quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu

về nhân lực trong tổ chức từ đó đưa ra các chính sách, chương trình nhằmđảm bảo tổ chức có đủ nguồn lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp đểthực hiện công việc có năng suất, chất lượng cao

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển, điều động, bổnhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, … đối với cán bộ theo phân cấp quản lýcủa ủy ban

Từng cơ quan, đơn vị xây dựng hệ thống bảng mô tả công việc ở từng

vị trí việc làm để làm cơ sở xác định nội dung chương trình đào tạo, bồidưỡng phù hợp Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm theo nhucầu công việc, theo quy hoạch phù hợp định hướng phát triển từng ngành,từng cấp

Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng CBCC của huyện, trong đó chi tiết theo từng nhiệm vụ, Đềán/Dự án đào tạo, bồi dưỡng CBCC

3.2.2 Tuyển dụng nhân lực

Việc tuyển dụng cán bộ công chức và viên chức tại các đơn vị sựnghiệp do phòng nội vụ của huyện đảm nhận

Thông báo công khai kế hoạch, nội dung tuyển dụng công chức cấp

xã, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của UBND cấp huyện và trụ sởlàm việc của UBND cấp xã nơi tuyển dụng trong thời hạn nhận hồ sơ củangười đăng ký dự tuyển công chức cấp xã, gửi thông báo kết quả thi tuyểnhoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dựtuyển đã đăng ký

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - thí

Trang 25

điểm thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo từ cấp phòng trở lên.

Bố trí, sắp xếp, chuẩn hóa đội ngũ công chức các xã, thị trấn đầy đủ về sốlượng, bảo đảm về chất lượng; xây dựng nguồn cán bộ, công chức kế cận,kịp thời thay thế khi có sự biến động về cán bộ công chức

Thực hiện tham mưu hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã về cácquy trình tuyển dụng công chức cấp xã; tham mưu triển khai kế hoạch,thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; thu nộp lệphí, quyết toán kinh phí tuyển dụng theo quy định, tham mưu sử dụng lệphí; tổ chức in ấn tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, giải đáp thắc mắc củathí sinh

3.2.3 Quản trị thực hiện công việc

Thực hiện công việc của cán bộ được đánh giá theo các tiêu chí đã xâydựng, thành tích của cán bộ sẽ là căn cứ để đề bạt hoặc luân chuyển

Phòng nội vụ tổ chức thường xuyên và thường kỳ để nhận thấy những

gì đạt được và chưa đạt được, từ đó đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục

để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất

Duy trì thực hiện việc ghi sổ nhật ký đối với cán bộ, công chức từhuyện đến xã làm cơ sở theo dõi quản lý, thực hiện đánh giá cán bộ hàngnăm

Đánh giá kết quả một năm thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTG củaThủ tướng Chính phủ vể chuyển nhiệm vụ tiếp công dân từ Thanh trahuyện về Văn Phòng HĐND và UBND huyện

3.2.4 Quản trị thù lao lao động

Thù lao lao động của ủy ban nhân dân huyện do phòng nội vụ xâydựng và trực tiếp quản lý Việc xây dựng thực hiện tốt các chế độ nânglương, chuyển - nâng ngạch cho công chức, viên chức Cải cách tài chínhcông - đổi mới phân bổ ngân sách chỉ đạo tốt việc kê khai tài sản theo quyđịnh

Phòng xây dựng dự toán quỹ tiền lương cho cả năm và cụ thể từngquý tháng cho phòng tài chính kế toán

Phòng nội vụ giúp việc cho hội đồng nâng lương trong quản lý và xétduyệt nâng lương theo định kỳ hàng năm cho CBCC viên chức thuộc khối

ủy ban do chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch hội đồng

Phòng đẩy mạnh các hoạt động thi đua, khen thưởng, chú trọng việc

Trang 26

khen thưởng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích độtxuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninhquốc phòng

Phòng nội vụ luôn trả lương cho người lao động theo đúng quy định.Nâng bậc lương trước thời hạn cho các công chức, viên chức

Quản lý việc sử dụng kinh phí của cơ quan, quyết định việc chi tiêu,mua sắm tài sản, vật tư văn phòng, tiếp khách

Thực hiện đúng quy định về chế độ nghỉ hưu đủ tuổi cho cán bộ, côngchức

3.2.5 Đào tạo nhân lực

Xây dựng kế hoạch và mở lớp bồi dưỡng Đại biểu HĐND cấp huyệnnhiệm kỳ 2016-2021 Phối hợp với Công an huyện, tham mưu cho UBNDhuyện cử cán bộ cơ sở để đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quản lýtrật tự xã hội ở địa bàn cơ sở 2016-2018

Phối hợp với Sở Nội Vụ mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn chocán bộ, công chức trong Huyện, đồng thời cử cán bộ đi tập huấn về chuyênmôn, nghiệp vụ

Phòng nội vụ mở các lớp đào tạo nhằm phát triển trình độ nguồn nhânlực bằng nhiều hình thức khác nhau Đối với vị trí mới được tuyển đào tạotại chỗ giúp họ làm quen bắt kịp công việc Phòng thường căn cứ vào nhucầu thực tiễn, tình hình tài chính của tổ chức và lên kế hoạch hàng năm cụthể

Phối hợp cùng Sở Nội vụ tỉnh và các đơn vị khác mở các lớp bồidưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch

Phối hợp với các đơn vị mở lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyên môncho cán bô, công chức trong huyện, cử cán bộ đi tập huấn về các mảng phụtrách

Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

làm công tác truyền thanh cơ sở.

Trang 27

Chương 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện

Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

4.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

4.1.1 Một số khái niệm

4.1.1.1 Cán bộ

Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Cán

bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

4.1.1.2 Công chức, công chức cấp xã, chất lượng nguồn nhân lực

Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Công

chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản VIệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Theo Khoản 2,3,4 Điều 61Luật Cán bộ Công chức 2008 quy định chức vụ, chức danh cán bộ côngchức cấp xã bao gồm:

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

Trang 28

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

Trưởng Công an;

Chỉ huy trưởng Quân sự;

Văn hóa - xã hội

Theo bài viết của TS Vũ Thị Mai thì “chất lượng nguồn nhân lực làmức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu côngviệc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũngnhư thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động”

CBCC cấp xã là đội ngũ nhân lực trực tiếp quản lý, điều hành, đảmbảo mọi hoạt động chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh,… ởđịa phương diễn ra trong khuôn khổ pháp luật Là những người thực thicông vụ, họ trực tiếp chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Trung ương và Nhà nước cấp trên về các nộidung tiến hành phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá

4.1.1.3 Chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là: “tập hợp tất cả nhữngđặc điểm, thuộc tính của từng cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với cơcấu, đáp ứng được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, đơn

vị, đồng 10 thời là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ,công chức cấp xã với nhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm

Trang 29

vụ chung nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất địnhcủa địa phương”.

4.1.1.4 Nâng cao chất lượng công chức cấp xã

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã chính là việc hoànthiện những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu laođộng của đội ngũ công chức cấp xã, đồng thời cải thiện những mặt còn yếukém trong năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức sao cho quy mô, tỷtrọng công chức vừa đủ, tận dụng tối đa năng suất lao động, không thừa,không thiếu và trình độ của người công chức thì đáp ứng tốt yêu cầu củatừng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi trường làm việc, đảm bảocho sức khỏe, tinh thần của người công chức luôn được duy trì ở trạng tháitốt nhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì công việc

4.1.2 Đặc điểm cán bộ công chức cấp xã

Là người trực tiếp làm việc với người dân, thường hội tụ đủ các vai tròkhác nhau mà họ phải thể hiện như: công dân; đồng hương, bà con, họhàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nước

Là đội ngũ có số lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc tổchức, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng,các chính sách, pháp luật của Nhà nước

Công chức cấp xã là những người được hưởng lương từ ngân sách nhànước Cán bộ công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

Nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã rất đa dạng.Nguồn tuyển dụng công chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên ngườiđịa phương sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển

Cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trícông tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương

4.1.3 Vai trò của nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã

Là cầu nối giúp truyền tải đường lối, kế hoạch, chính sách của Nhànước đến người dân cũng như là tiếng nói giúp người dân nêu các ý kiến đểnhà nước hoàn thiện đường lối, chính sách,

Xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống

Trang 30

lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng cùng với sự phát triển và conđường công nghiệp mà đất nước đang đi

Việc nâng cao ý thức chính trị XHCN xây dựng nền tảng tư tưởngvững chắc, trang bị kiến thức pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ công chức theo yêu cầu giữ vững bản chất giai cấp công nhân củaĐảng, là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay

4.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ công chức cấp xã

4.1.4.1 Thể lực công chức cấp xã

Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều kiện đảm bảocho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thểđáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp tronglao động

Sức khoẻ là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cán bộ, côngchức cấp xã Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xãhội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên chứ không chỉ không có bệnh tật haythương tật Theo Quyết định số 1613/BYT- QĐ ngày 15/08/1997 về việcban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ chongười lao động, hàng năm CBCC cấp xã thị xã đều được khám sức khỏeđịnh kỳ với những nội dung khám và xét nghiệm cụ thể: đo các chỉ số thểlực, khám lâm sàng chuyên khoa, xét nghiệm máu ( HIV, men gan, xétnghiệm huyết học, axit uric ), xét nghiệm nước tiểu, chụp Xquang, siêu

âm, điện tim đồ để đánh giá tổng thể sức khỏe người lao động cũng nhưphát hiện sớm một số bệnh để kịp thời chữa trị Tiêu chuẩn quy định có 5loại sức khoẻ: loại I : Rất khoẻ, loại II : Khoẻ, loại III: Trung bình, loại IV:Yếu, loại V: Rất yếu

4.1.4.2 Trình độ công chức cấp xã

Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện trước hết qua bằng cấpchuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm tác nghiệp các hoạt động chuyên môn.Năng lực thể hiện một phần qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một phầnphụ thuộc vào tố chất, các chỉ số Trình độ chuyên môn của người cán bộ

là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chứcdanh công việc theo quy định Trình độ chuyên môn của người cán bộkhông chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủyếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ở uy tín trong công tác

Trang 31

chuyên môn Nếu thiếu kiến thức chuyên môn thì cán bộ công chức sẽ lúngtúng trong giải quyết công việc dẫn đến khó hoàn thành công việc, hiệu quảquản lý thấp

Năng lực tổ chức, quản lý

Năng lực tổ chức quản lý bao gồm khả năng động viên và giải quyếtcác công việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của cácnhân viên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con người và đưa tổchức tới mục tiêu, biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành,phối hợp công việc và kiểm soát công việc

Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hộimang tính quyền lực Nhà nước Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhàquản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điềuhành, quản lý Hiện nay hạn chế lớn nhất của cán bộ, công chức chínhquyền cấp xã là trình độ quản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lýnhà nước thì cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lýnhà nước cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Hiệu quả thực hiện công việc

Thể hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ đảm nhận chức tráchnhiệm vụ của cán bộ công chức Đây là một nghiệp vụ trong quản trị nhânlực tại các cơ quan, tổ chức Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phản ánhthông qua mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: thể hiện ở khốilượng công việc được giao, chất lượng công việc được hoàn thành, tiến độtriển khai thực hiện, và hiệu quả của công việc đó trong từng vị trí, từnggiai đoạn, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và những nhiệm vụđột xuất Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho phép đánh giá chấtlượng cán bộ, công chức

Trình độ lý luận chính trị

Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấpcông nhân của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chínhquyền cấp xã nói riêng Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức có lậptrường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì

sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thựchiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước Ngược lại, nếu cán bộ, công chức nào lập trường chínhtrị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ

Trang 32

đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp

Trình độ ngoại ngữ, tin học

Theo Thông tư số 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội Vụ ban hành ngày9/10/2014, một trong những tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng bên cạnhbằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tươngđương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam thìchứng chỉ tin học vớitrình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quyđịnh tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin

và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin làđiều kiện cần đối với cán bộ, công chức chuyên ngành hành chính làm việctrong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sựnghiệp công lập

4.1.4.3 Tâm lực công chức cấp xã

Phẩm chất đạo đức lối sống

Cán bộ công chức cần rèn luyện những phẩm chất đạo đức công vụsau: Tính ngay thẳng, trung thực, tiết kiệm, sự tự trọng và khắc phục nhữngmặt tiêu cực như: Chây lười, cẩu thả, cậy thế, gian dối, lợi dụng, bè phái;rèn luyện lập trường tư tưởng vững vàng trong công việc; rèn luyện vềchuyên môn, nghiệp vụ

Phẩm chất đạo đức công vụ: Là sự thể hiện đặc thù đạo đức chung của

xã hội trong công vụ của đội ngũ CBCC nhằm thực hiện chức năng củaNhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội Đó là nhữngqui tắc chuẩn mực, giá trị được xã hội thừa nhận là tốt đẹp, do quá trình tudưỡng rèn luyện, theo tiêu chuẩn có được khi họ thi hành công vụ

Thái độ, ý thức tổ chức và kỷ luật

Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thể hiện qua việc công chứcphải thực hiện tốt các nội dung công việc: chấp hành và sử dụng có hiệuquả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơquan, đơn vị, tổ chức; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng;không đi muộn về sớm, không chơi trò chơi trong giờ làm việc; khônguống rượu bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trongngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hànhchính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị

4.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực công chức cấp xã

Trang 33

4.1.5.1 Nhân tố khách quan

Sự phát triển kinh tế- xã hội

Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ côngchức cấp xã cấp xã nói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố kinh tế-

xã hội Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vàđiều kiện kinh tế-xã hội là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều.Nếu tình hình kinh tế-xã hội ổn định, tăng trưởng tốt, việc làm, đời sốngđảm bảo sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ công chức cấp xã cấp xã làmviệc, sáng tạo và quan tâm đến nâng cao chuyên môn kỹ thuật Ngược lại,nếu điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, việc làm, thu nhập thiếu và thấp, xãhội không ổn định sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống Khi đó, sứckhỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội thuhẹp dẫn đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã cấp xã giảm sút

Thị trường lao động

Điều kiện về thị trường lao động bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đếncông tác tuyển dụng công chức Thị trường lao động được thể hiện quacung và cầu lao động Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việctuyển dụng công chức là thuận lợi và ngược lại Khi đó, không chỉ tuyểnđược đủ số lượng công chức theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứngviên tiềm năng là rất lớn Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động khôngthể không nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao độngtrên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyểndụng Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trênthị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đếntuyển dụng công chức

Sự phát triển của giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là yếu tố gắn liền với cán bộ, công chức nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm công vụ Nếu việc giáodục, đào tạo, bồi dưỡng về vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chứckhông tốt sẽ có rất nhiều cán bộ, công chức không hiểu rõ được nghĩa vụ,trách nhiệm của mình hoặc hiểu một cách mơ hồ nên quá trình thực thicông vụ dễ xảy ra sai sót Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn cán bộ, côngchức khi đề cập đến quyền và nghĩa vụ của mình đều phải mở văn bản quyđịnh để đọc và nghiên cứu mà chưa nắm được những nội dung căn bản, cốtlõi về trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ Do đó, việc

Trang 34

thực hiện đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ, bổn phận của cán bộ,công chức sẽ hiệu quả hơn đối với mỗi cán bộ, công chức khi thực thi công

vụ

Chính sách pháp luật của nhà nước

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức là hệ thống các quyđịnh do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượngđội ngũ công chức Chế độ, chính sách đối với công chức bao gồm: Cácquy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ côngchức, các quy định

Chế độ, chính sách đối với công chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng công chức Chế độ, chính sách là do con người tạo ra,nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người Chế

độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tàinăng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thểkìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của công chức

4.1.5.2 Nhân tố chủ quan

Quan điểm chủ trương của lãnh đạo

Quan điểm chủ trương của lãnh đạo là nhân tố không thể thiếu trongviệc ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã vì lãnh đạo

là nòng cốt, có vai trò, có sức ảnh hưởng lớn tới các CBCC, quan điểm chủtrương tốt được lòng dân, được sự đồng thuận và triển khai nhanh chóng sẽgiúp cho chất lượng cán bộ được tốt hơn, thực hiện theo chủ trương củalãnh đạo và ngược lại

Nhận thức CBCC cấp xã

Trách nhiệm trong công tác của công chức là việc công chức phải làmtrong thực thi công vụ Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tínhchất chính trị, đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụđược phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ

đó Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức có mối quan hệchặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ Kết quả công vụ và trách nhiệmcông vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức Hai nhân tốnày luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau

Chất lượng CBCC cấp xã

Chất lượng công chức cấp xã là một trong những nhân tố hết sức quan

Trang 35

trọng, chất lượng tốt sẽ làm cho hiệu quả thực hiện công việc tiến hànhnhanh gọn và ngược lại thì sẽ mất nhiều thời gian trong việc đào tại lại.Bên cạnh đó phẩm chất và kỷ luật không tốt sẽ ảnh hưởng đến văn hóa tạinơi làm việc xấu đi và ngược lại

Điều kiện làm việc và cơ sở vật chất

Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: bàn ghế, tủ tài liệu,máy tính, hệ thống mạng Internet, máy scan, máy in… là những điều kiệnlàm việc thiết yếu cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm phục vụ tốtnhất cho công tác quản lý chỉ đạo, tìm hiểu thông tin Cơ sở vật chất đầy đủgiúp cho đội ngũ cán bộ, công chức đổi mới phương pháp làm việc; thúcđẩy và nâng cao chất lượng làm việc, đảm bảo giải quyết công việc nhanhchóng, chính xác, hiệu quả, giúp lưu trữ văn bản, báo cáo, thuận tiện chonhững lần sử dụng tiếp theo Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹthuật, trang bị máy móc hiện đại sẽ đáp ứng tốt hơn các hoạt động thực thicông vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Bởi vậy, trang thiết bị vàđiều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệuquả công tác và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đối vớicán bộ, công chức cấp xã nói riêng

Chính sách của địa phương

Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần chủ động và thường xuyên

rà soát, nắm chắc chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thuộc quyền Trên

cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong từng năm và cảnhiệm kỳ, trong đó phải gắn bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn với giáodục phẩm chất đạo đức, ý thức, tinh thần trách nhiệm của công chức cấpxã; tăng cường đào tạo theo vị trí việc làm Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc

bố trí, sử dụng cán bộ cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,tăng cường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính quy cóchuyên môn phù hợp về công tác tại các xã, phường, huyện; tổ chức thituyển công chức bảo đảm khách quan, công khai

4.1.6 Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã

4.1.6.1 Quy hoạch CBCC cấp xã

Quy hoạch CBCC là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trương, biệnpháp tạo nguồn CBCC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dựbáo nhu cầu CBCC nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong một thờigian Là cơ sở để thực hiện một số khâu khác trong công tác cán bộ như

Trang 36

xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp…; đồng thời, làphương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của từng CBCC nằm trongquy hoạch và những CBCC khác phấn đấu để đưa vào quy hoạch CBCC Quy hoạch CBCC cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị

và thực tế đội ngũ cán bộ, phải gắn với các khâu khác trong công tác cán

bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thốngchính trị

4.1.6.2.Tuyển dụng

Tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã là một quá trình phức tạp nhằmtìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, tổ chức nhà nước Vì vậy,công tác tuyển dụng đúng người, đúng việc, đảm bảo có chuyên môn làmột trong những hoạt động quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượngđội ngũ công chức cấp xã Nhà nước nói chung và đội ngũ công chức cấp xãcấp xã nói riêng Việc tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã cấp xã phảicăn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng cácchức danh cần tuyển dụng Người được tuyển dụng làm công chức cấp xãcấp xã phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực theo những tiêu chuẩnnhất định để bố trí, sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng đáp ứng yêu cầu của tổchức Do đó, tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, chú ý đếnviệc sắp xếp sao cho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúng ngành nghề,đúng sở trường" thì mới phát huy được năng lực công tác Việc tuyển dụngnhiều khi mang tính hình thức sắp đặt không theo những yêu cầu cụ thể vềphẩm chất và năng lực của mỗi chức danh, chưa gắn với công tác đào tạo

và quy hoạch Như vậy khó tránh khỏi hiện tượng tuyển dụng những ngườikém về năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũcông chức cấp xã

4.1.6.3 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động quan trọng cơ bản để nâng cao, bổsung kiến thức toàn diện, trình độ chuyên môn chuyên nghiệp; là hànhtrang để người công chức cấp xã tham gia vào các lĩnh vực hoạt động, côngtác và góp phần vào kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bồi dưỡng

là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất Bồi dưỡng cán bộ công chứcthường chỉ sự bổ túc thêm những kiến thức mới, cần thiết để nâng cao kiếnthức và kỹ năng nào đó sau khi đã được đào tạo, hoặc nói về việc giáo dụcnâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ công chức Đào tạo cán

Trang 37

bộ công chức cấp xã là làm cho đội ngũ này có được những năng lực theonhững tiêu chuẩn nhất định Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất đểnâng cao trình độ kiến thức trong điều kiện đội ngũ công chức cấp xã bịthiếu hụt nhiều về kiến thức như hiện nay Trong một vài năm trở lại đây,trình độ học vấn của đội ngũ CBCC cấp xã đã được nâng lên, nhưng nhữngkiến thức cơ bản trong lĩnh vực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lýkinh tế thì vẫn yếu và thiếu

4.1.6.4 Bố trí sử dụng CBCC cấp xã

Chính sách bố trí sử dụng CBCC cấp xã là tổng thể các quan điểm,phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm sắp xếp, bố trí sử dụng CBCCcấp xã một cách khoa học và hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường củatừng CBCC nhằm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao Chínhsách bố trí sử dụng là một trong những chính sách tạo động lực cơ bảntrong công tác quản lý nhân sự, tác động tới các yếu tố tạo động lực như:công việc cần thực hiện, trách nhiệm và cơ hội phát triển Việc lựa chọn, bốtrí, sử dụng đúng cán bộ sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức đó, làđiều kiện để cán bộ cống hiến, phát huy năng lực, đồng thời sẽ góp phầnngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong cán bộ, đảng viên

4.1.6.5 Đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã

Đánh giá CBCC cấp xã được xem là một quy trình quan trọng tronghoạt động quản lý công chức bởi kết quả đánh giá công chức là cơ sở giúpcác cơ quan, đơn vị biết được năng lực, phẩm chất của từng công chức, từ

đó mới có thể bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật vàthực hiện chính sách đối với công chức Hiện nay, việc đánh giá công chứcđang được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành

4.1.6.6 Công tác kiểm tra giám sát cán bộ công chức trong thi hành công vụ

Hàng năm, UBND cấp xã đều tiến hành đánh giá, xếp loại cán bộ,công chức qua nội dung đánh giá trong quá trình kiểm tra đánh giá Việcđánh giá công chức hiện nay tuy đã có sự xem xét tương đối toàn diện,song chủ yếu còn mang nặng tính hình thức, thiên về việc nhấn mạnh khíacạnh phẩm chất đạo đức và các mối quan hệ xã hội, chưa chú trọng đúngmức đến trình độ, năng lực, hiệu quả công tác và mức độ hoàn thành nhiệm

Trang 38

vụ của người cán bộ, công chức.

4.1.6.7 Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với CBCC cấp xã

Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháptuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyếttâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ,chiến sỹ thực hiện thắng lợinhiệm vụ mà cấp trên giao Công tác thi đua, khen thưởng là công cụ trựctiếp tác động đến động lực làm việc của đội ngũ công chức trong nền công

vụ Kỷ luật là việc xử lý công chức mắc sai phạm trong quá trình thi hànhcông vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; làyếu tố không thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự

xã hội

4.1.6.8 Xây dựng phong cách làm việc với CBCC cấp xã

Lề lối, phong cách làm việc là một bộ phận cơ bản cấu thành nhâncách con người, là một trong những thành tố quan trọng phản ánh chấtlượng cán bộ Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, nănglực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Với vị trí gần dân nhất và với vai trò trựctiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đòi hỏi người cán bộ cấp xã phải có nhận thức chính trị đúngđắn, kiến thức sâu rộng và phải có phương pháp, kỹ năng công tác Thực tếcho thấy, đối với người cán bộ cấp xã, khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ

có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếukiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm

mà còn do phong cách làm việc chưa phù hợp

4.2 Thực trạng về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và một số khuyến nghị

4.2.1 Thực trạng về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

4.2.1.1 Thực trạng về chất lượng công chức cấp xã tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Đội ngũ công chức cấp xã của huyện tăng dần về số lượng và từngbước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết giữvững phẩm chất cách mạng, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới củaĐảng; là tác nhân quan trọng góp phần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiệncác nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng

Ngày đăng: 29/04/2019, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Khắc Nhưỡng (2009), Luật cán bộ công chức và các quy định mới nhất đối với cán bộ, công chức áp dụng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cấp xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Khác
2. Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 Khác
3. Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 Khác
4. Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019 Khác
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, công chức, ngày 23/11/2008 Khác
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, ngày 05/12/2011 Khác
7. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (2000), Khuyến nghị chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác
8. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w