CBCC cấp xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo cấp trên trong việc điềuhành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; trực tiếp tiếp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN GIO LINH,
TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
HUẾ, NĂM 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực, được tôi độc lập nghiên cứu và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chươngtrình học của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại họcKinh tế Huế đã tham giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu, đặc biệt là TS Trần Thị Bích Ngọc đã có nhiều thời gian, tình cảm truyền đạtkinh nghiệm và tận tình giúp đỡ trong quá trình tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnhQuảng Trị đã cung cấp cho tôi các số liệu liên quan đến luận văn Tôi xin chânthành cám ơn gia đình, bạn bè đã giúp tôi điều tra và thu thập dữ liệu cũng như cungcấp thông tin, số liệu cho đề tài này
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ KIỀU NGAChuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa : 2016 – 2018Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
Tên đề tài: “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ cán bộ công, chức cấp xã là những người luôn trực tiếp tiếp xúc vớinhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thựchiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trựctiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến nghị, ý kiến,nguyện vọng của nhân dân Vì vậy, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tácđộng đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước Mặc dù trongnhững năm qua nhìn chung cấp ủy và chính quyền huyện Gio Linh đã quan tâm tớicông tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng trên thực tế chưa đạtđược chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã đang còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địaphương Đứng trước xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, thời kỳ hội nhập thì vấn đềnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn hết sức cấp thiết Để giải
quyết vấn đề trên, Tôi quyết định chọn nghiên cứu “Nâng cao ch ất lượng đội ngũ cán b ộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình
2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt các mục tiêu trên, luận văn kết hợp sử dụng phương pháp thu thập sốliệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp phân tích thống kê mô tả,thống kê so sánh, phân tổ thống kê, phương pháp chuyên khảo
3 Kết quả nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã;
- Phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện GioLinh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian 2014-2016 và rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyênnhân
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC-NN-XD Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng
VHVN Văn hoá văn nghệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ kinh tế iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục bảng viii
Danh mục hình xi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6
1.1 Một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6 1.1.1 Một số khái niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6
1.1.2 Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 9
1.1.3 Nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 15
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 26
1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 29
1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá 29
1.2.2 Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 30
1.2.3 Bài học đối với Chính quyền cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 33
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.1 Tổng quan huyện Gio Linh, Quảng Trị 33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội 35
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 38
2.2.1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 39
2.2.2 Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 44
2.3 Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh qua số liệu điều tra 63
2.3.1 Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC 63
2.3.2 Đánh giá của CBCC cấp xã về các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 71
2.4 Đánh giá chung về chất lượng và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 77
2.4.1 Ưu điểm 77
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại 77
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 79
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN GIO LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 83
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 83
3.2 Các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 84
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tuyển dụng dựa trên năng lực 85
3.2.2 Nâng cao công tác sử dụng và phát triển chất lượng đội ngũ CBCC 86
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
2 Kiến nghị 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 101
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨBIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng CBCC cấp xã theo vị trí công tác giai đoạn 2014 – 2016 39Bảng 2.2: Cơ cấu CBCC cấp xã theo giới tính năm 2016 41Bảng 2.3: Cơ cấu phân theo giới tính của CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh giai
đoạn 2014 - 2016 42Bảng 2.4: Cơ cấu phân theo độ tuổi của CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh giai
đoạn 2014 - 2016 43Bảng 2.5: Tình hình sức khoẻ của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2014- 2016 44Bảng 2.6: Trình độ văn hóa của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh giai
đoạn 2014 – 2016 45Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện
Gio Linh giai đoạn 2014 – 2016 47Bảng 2.8: Chuyên ngành đào tạo được bố trí phù hợp với vị trí công việc của
CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh giai đoạn 2014 - 2016 48Bảng 2.9: Kết quả đánh giá CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2014 - 2016 49Bảng 2.10: Trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh giai
đoạn 2014 - 2016 50Bảng 2.11: Thực trạng CBCC đạt chuẩn kỹ năm mềm từ năm 2014 – 2016 51Bảng 2.12: Tình hình số lượng Đảng viên của CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2014 - 2016 54Bảng 2.13: Đánh giá của người dân về thái độ trách nhiệm và đạo đức công vụ
của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 55Bảng 2.14: Tình hình tuyển dụng CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2014 - 2016 57Bảng 2.15: Tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh
giai đoạn 2014 - 2016 59
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Bảng 2.16: Tình hình đánh giá phân loại, xếp loại thi đua khen thưởng CBCC cấp
xã ở huyện Gio Linh giai đoạn 2014 - 2016 61
Bảng 2.17: Thống kê các đối tượng khảo sát 64
Bảng 2.18: Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 66
Bảng 2.19: Đánh giá của người dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 68
Bảng 2.20: Đánh giá của người dân về kỹ năng của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 69
Bảng 2.21: Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh 71
Bảng 2.22: Thống kê các đối tượng khảo sát 71
Bảng 2.23: Đánh giá của CBCC về công tác tuyển dụng 72
Bảng 2.24: Đánh giá của CBCC về công tác bố trí, phân công công tác 73
Bảng 2.25: Đánh giá của CBCC về công tác đào tạo, bồi dưỡng 74
Bảng 2.26: Đánh giá của CBCC về công tác đánh giá 75
Bảng 2.27: Đánh giá của CBCC về chế độ chính sách 76
Bảng 2.28: Đánh giá của CBCC về điều kiện làm việc 76
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 34Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là nguồn lực quan trọng nhất của mộtquốc gia, đặc biệt là địa phương, đồng thời vừa là mục tiêu, vừa là động lực chohoạt động của địa phương đó, đây cũng là yếu tố cơ bản cấu thành nên địa phương,
là điều kiện để địa phương tồn tại và phát triển Vì vậy một địa phương được đánhgiá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đội ngũCBCC của địa phương đó [19]”
Tuy nhiên chất lượng đội ngũ CBCC hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế,tồn tại, trở thành một lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của địa phương nóiriêng và xã hội nói chung Sự yếu kém về chất lượng đội ngũ CBCC thể hiện khôngchỉ từ cách quản lý, làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ màcòn đáng lo ngại hơn là sự suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, làm giảm niềm tincủa người dân…
Nằm trong thực tế chung, thực trạng xây dựng, sử dụng đội ngũ CBCC cấp xãnói chung và đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh nói riêng còn một số bất cập,hạn chế Chính vì vậy, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011-2020 đã nêu rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủphẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triểncủa đất nước
Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế;
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…
Thực hiện chủ trương của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựngnông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hànhtheo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, phong trào xây dựng NTM đã diễn
ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộngđồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Gio Linh là một trong những huyệnđang đi đầu trong phong trào xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Trị Mặc dù trong nhữngnăm qua nhìn chung cấp ủy và chính quyền huyện đã quan tâm tới công tác phát
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13triển nhân sự của huyện đặc biệt đội ngũ CBCC cấp xã, nhưng trên thực tế chưa đạtđược chất lượng như mong muốn, năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CBCCcấp xã đang còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện Đứng trước
xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, xây dựng NTM trong thời kỳ hội nhập thì vấn
đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã vẫn hết sức cấp thiết
Xuất phát từ những nhận thức như trên Tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao
ch ất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”
làm đề tài cho luận văn của mình Từ việc tập trung nghiên cứu, đánh giá thựctrạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp xã ở huyện Gio Linh nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ trong giađoạn mới
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện GioLinh, tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, từ đó nhận thấy những thành công vàhạn chế, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũCBCC tại địa phương này trong thời gian tới
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyệnGio Linh, tỉnh Quảng Trị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng CBCC cấp xã vànâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập quaviệc tham khảo các loại tài liệu như sách, báo liên quan đến công tác nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC cấp xã các năm đã được công bố, các thông tin, số liệu doPhòng thống kê, Phòng Nội vụ của huyện Gio Linh, Từ Niên giám Thống kê QuảngTrị; Từ các nguồn giáo trình, tài liệu tham khảo, các nghiên cứu có liên quan đếnvấn đề Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đã được công bố trên cácphương tiện thông tin đại chúng, internet.
4.1.2 Đối với nguồn số liệu sơ cấp
- Các thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập thông
qua quan sát trực tiếp, điều tra, phỏng vấn một số CBCC cấp xã, người dân tại các xã,thị trấn ở trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và xây dựng 02 loại bảng hỏi:
Loại thứ nhất: Khảo sát ý kiến đánh giá của người dân nhằm thu thập ý kiếnđánh giá của họ về thái độ, tinh thần, trách nhiệm của CBCC trong thực thi công vụ
Loại thứ hai: Dùng để phỏng vấn đối với CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh đểđánh giá về việc thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng
- Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin đối tượng khảo sát;
+ Phần 2: Các nội dung liên quan đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ởhuyện Gio Linh;
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đểphỏng vấn người dân sử dụng dịch vụ tại các UBND xã, thị trấn và cán bộ, côngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15chức cấp xã đang làm việc tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gio Linh,tỉnh Quảng Trị.
- Kích thước mẫu: Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, nguyên tắc chọn mẫu đầutiên được tuân thủ là kích thước tối thiểu của mẫu không nhỏ hơn 30 đơn vị nghiêncứu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương phápước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988), theoHair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ướclượng Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) chotham khảo về kích thước mẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lầntổng số biến quan sát, đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn côngthức n=5*m Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình
+ Tác giả chọn ra 100 người dân để tiến hành điều tra nhận xét của nhân dânđối với CBCC xã ở nội dung như uy tín trong công tác, kỹ năng làm việc Trong
100 người dân, tác giả chọn 12 người ở mỗi thị trấn vì đây là nơi có nhiều dân cưsinh sống, đồng thời họ hay đến UBND để xử lý công việc, còn các xã thì bình quânmỗi xã tác giả điều tra 04 người để lấy ý kiến
Với thang đo chất lượng dịch vụ mà đề tài sử dụng, có tất cả 4 biến độc lậptrong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n=5*4 = 20 mẫu
Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếukhảo sát phát ra là 100 phiếu, tổng số phiếu thu về là 100 phiếu Sau khi nhập dữliệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ để dùng xử lý sốliệu là 100 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%
+ Tác giả chọn ra 180 CBCC cấp xã để tiến hành điều tra nhận xét về sự phùhợp giữa trình độ, năng lực của CBCC cấp xã đối với các vị trí đang đảm nhận, vềphẩm chất, đạo đức, lối sống, thái độ phục vụ nhân dân …và các hoạt động nângcao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Với thang đo chất lượng dịch vụ mà đề tài sử dụng, có tất cả 6 biến độc lậptrong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n=5*6 = 30 mẫu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếukhảo sát phát ra là 180 phiếu, tổng số phiếu thu về là 180 phiếu Sau khi nhập dữliệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ để dùng xử lý sốliệu là 180 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%.
4.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu 4.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
- Trên các cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phươngpháp: Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tươngđối; nhằm phân tích, đánh giá để đánh giá cơ cấu chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã,cùng với việc bố trí sắp xếp công việc qua 3 năm 2014 - 2016 Từ đó xem xét sựbiến động, phát triển của đội ngũ CBCC cấp xã qua các năm để từ đó có kết luậnkhách quan về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
4.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra, tổng hợp các bảng hỏi Sau
đó tiến hành phân tích dữ liệu với các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả, được sử dụng để lượng hóa mức độ đánh giácủa người được phỏng vấn
- Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo phần mềmthống kê thông dụng EXCEL
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kếtcấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng TrịChương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
lý thấp nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta
So với các cấp quản lý ở Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì quy mô của cấp xã nhỏ hơn nhưng cácvấn đề phải giải quyết thường phức tạp hơn do mỗi người dân có nhu cầu, hoàncảnh, lợi ích khác nhau và họ hành động xuất phát từ lợi ích của họ nhiều hơn lợiích của hệ thống
“Chính quyền cấp xã có một vị trí rất quan trọng, đó là cầu nối trực tiếp của hệthống chính quyền nhà nước với nhân dân, nhằm thực hiện hoạt động quản lý nhànước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địaphương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà Nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống [16, tr8]”
1.1.1.2 Cán bộ, công chức
CBCC là những người tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện mọi đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa Đảng vớinhân dân Bởi vì, "cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng
mà báo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng [19]"
Theo khoản 1, điều 4 luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 (sauđây gọi tắt là Luật CBCC) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâygọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[15, tr.1]
Theo khoản 2, điều 4, luật CBCC quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật[15, tr.1-2]
Như vậy, ở Việt Nam CBCC không chỉ là những người làm việc trong các cơquan Hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc ở các PhòngBan của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt nam; các tổ chức Chính trị xã hộinhư: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh
Trang 19Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chínhtrị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước[15, tr.3].
Cơ cấu cán bộ cấp xã được quy định tại Khoản 3, Điều 61 của Luật CBCC
2008, cán bộ cấp xã có các chức danh sau đây:
Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân (áp dụng đối với xã,phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nôngdân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh[15, tr.10]
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởngQuân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đốivới phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đốivới xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội[15, tr.11]
1.1.1.4 Đặc điểm, chức năng của CBCC cấp xã
- Đặc điểm của CBCC cấp xãCBCC cấp xã có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ CBCC trong nền công
vụ Việt Nam Tuy nhiên, do vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã nên đội ngũCBCC cấp xã có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, CBCC cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân “Mọiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do đội ngũCBCC cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành [1, tr 3]”
Thứ hai, CBCC cấp xã thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải thểhiện như: công dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng;
đại diện cho Nhà nước Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công
vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệgiữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước
Thứ ba, “hoạt động thực thi công vụ của CBCC cấp xã mang tính đa dạng,phức tạp Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địaphương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng củangười dân [20]”
Thứ tư, hiện nay trình độ của CBCC cấp xã đã từng bước được nâng lên Tuynhiên, vẫn còn nhiều bất cập về trình độ văn hoá, nhận thức, năng lực thực thi công
vụ, đặc biệt là công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Chức năng của CBCC cấp xãCBCC cấp xã là những người làm công tác chuyên môn thuộc biên chế củaUBND cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụkhác do cấp trên giao [1, tr 6]
CBCC cấp xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo cấp trên trong việc điềuhành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực hiện chức năngquản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao [1, tr 6]
1.1.2 Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 1.1.2.1 Khái niệm về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là: “Chất lượng là cái tạo nênphẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc [17, tr.144]” Đây là cáchđánh giá một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độclập của nó
Hay một cách hiểu khác thì: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thịnhững thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của
sự vật để phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sựvật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính củaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật vàkhông tách khỏi sự vật [18].
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau với mục đích khác nhau có nhiều quan điểm vềchất lượng khác nhau
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBCC, có thể hiểuchất lượng của đội ngũ CBCC là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả cáclĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cung ứng các dịch
vụ hành chính
Theo đó chất lượng đội ngũ CBCC có tính ổn định tương đối, có thể cao, haythấp do tác động của nhiều điều kiện khác nhau, nó luôn biến đổi, phát triển theoyêu cầu, nhiệm vụ, chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn và phụ thuộc vào quátrình bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của mỗi người CBCC
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ CBCC là tổnghoà các yếu tố: Thể lực (sức khoẻ, độ tuổi), trí thức (kiến thức, kỹ năng chuyênmôn, nghiệp vụ); tâm lực (phẩm chất chính trị, ý thức, kỷ luật ) của đội ngũCBCC, thể hiện qua quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ nhằm đạt được mụctiêu phát triển bản thân cũng như mục tiêu hành động chung của tập thể
1.1.2.2 Các tiêu chí đáng giá chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã
Từ khái niệm chất lượng đội ngũ CBCC đã nêu trên, luận văn xây dựng 03nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, bao gồm:
- Tiêu chí về thể lực
“Thể lực là tình trạng sức khỏe của mỗi con người, biểu hiện ở sự phát triểnbình thường và có khả năng lao động Thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt độngthực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao độngtrong quá trình làm việc, đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao độnglâu dài [2, tr 8]”
+ Về sức khoẻSức khỏe của CBCC cấp xã là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng độingũ CBCC cấp xã Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22tương lai Người lao động nói chung, CBCC cấp xã nói riêng có sức khỏe tốt sẽđem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khảnăng tập trung công việc.
Sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc NgườiCBCC có sức khỏe tốt mới đem lại năng suất lao động cao nhờ có sự bền bỉ, dẻodai, lâu mệt mỏi và khả năng tập trung trong quá trình làm việc Như vậy sức khỏevừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu được bảo vệ vàchăm sóc sức khỏe là đòi hỏi chính đáng của người lao động nói chung và CBCCcấp xã nói riêng
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động về mặt thể lực như: Chiềucao trung bình, cân nặng trung bình, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ suy dinh dưỡng củangười lao động, cận thị, viễn thị… Chiều cao và cân nặng luôn là những chỉ tiêuban đầu để đánh giá thể lực của người CBCC cấp xã và qua đó cho biết một phầnnào đó khả năng lao động của họ Như vậy, chiều cao và cân nặng như thế nào thìđược coi là có sức khỏe tốt cũng như sự phát triển cơ thể bình thường
Sức khỏe của người lao động nói chung và của CBCC cấp xã nói riêng chịutác động bởi các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánhthông qua thu nhập, mức sống, môi trường làm việc, chế độ ăn uống, chế độ làmviệc, nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…
Theo quy định tại Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khámđịnh kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5loại sau đây:
Trang 23Như vậy, loại I, II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về cânnặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính vàbệnh nghề nghiệp nào Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấphơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làmviệc (tuy nhiên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độchại, nguy hiểm) Loại IV, V: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt,gặp khó khăn và yếu về thể lực, mắc các bệnh mãn tính và kể cả bệnh nghề nghiệp.
Nếu CBCC được phân loại sức khỏe loại IV, V sẽ không đảm bảo khả năng làmviệc, lao động cũng như đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
“Yêu cầu về sức khỏe của CBCC cấp xã không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khituyển dụng mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của CBCC
Trước khi tham gia vào nên công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiệnnhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sứckhỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao [2, tr 3]”
uy tín xã hội của mỗi CBCC
“CBCC cần phải có tuổi đời thích hợp với vị trí công việc, vai trò, nhiệm vụđảm nhận hiện tại và có độ dư thừa cần thiết để đảm bảo khả năng phát huy lâu dài,
ít nhất là một nhiệm kỳ công tác [2, tr 3]”
- Tiêu chí về trí lực
Trí lực của đội ngũ CBCC cấp xã được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độchuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị được áp dụng vào thực tế côngviệc Trí lực của đội ngũ CBCC cấp xã là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếpđến hiệu quả thực thi công vụ
+ Trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Trình độ văn hóa là mức độ tri thức của CBCC đạt được thông qua hệ thốnggiáo dục (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học) Trình độ văn hóa là nềntảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa nhà nước và triển khai các chủ trương chính sách đó vào thực tiễn Hạn chế vềtrình độ văn hóa sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thựchiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCC cấp xã.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện cácnhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc Trình độ của CBCC cấp xã là mức độ về sựhiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đóthể hiện ở văn bằng, chứng chỉ mà mỗi người CBCC nhận được thông qua quá trìnhhọc tập
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng thựchành một nghề nghiệp nhất định Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC cấp
xã phải phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công tác để đảm bảo thực hiện tốt chứctrách, nhiệm vụ được giao
“Hiện nay ở nước ta trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC được đào tạoứng với hệ thống văn bằng chia thành các trình độ sau: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,đại học và trên đại học [3, tr 4]” Tuy nhiên khi xem xét trình độ chuyên mônnghiệp vụ của đội ngũ CBCC cần lưu ý về sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo vớiyêu cầu thực tế của công việc và kết quả làm việc của họ
Như vậy, có thể nói trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện tiênquyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc, là một tiêu chíquan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CBCC cấp
xã khi thực thi nhiệm vụ Có những kỹ năng cần thiết cho mọi CBCC và có những
kỹ năng không thể thiếu đối với một nhóm CBCC nhất định, phụ thuộc vào tínhchất công việc mà họ đảm nhận Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành cácnhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm CBCC khácnhau Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đốivới CBCC cấp xã có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành thực hiện và kiểm tra cácchính sách và các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích vàđánh giá thông tin; kỹ năng triển khai các quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹnăng đánh giá dư luận
Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như: kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lắngnghe; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng tiếp dân
Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như: kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng bố trílịch công tác; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình
- Tiêu chí về tâm lực
+ Phẩm chất đạo đức
“Bản chất Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
do đó, người CBCC với tư cách là công bộc của dân, không được phép độc đoán,chuyên quyền ở bất cứ cương vị chức trách nào trong bộ máy nhà nước [6, tr 2]”
Việc đề cao đạo đức của CBCC cấp xã được xác định là tiêu chí hàng đầu để đánhgiá chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã
“Công việc mà CBCC cấp xã đảm nhiệm thực chất là sự ủy thác quyền lực củanhân dân cho nhà nước thực hiện, thông qua đội ngũ CBCC cùng cơ sở vật chấthiện thực để thực thi công vụ phục vụ nhân dân Do đó trong thực thi công vụ phục
vụ nhân dân đòi hỏi người CBCC cấp xã phải có phẩm chất đạo đức [16, tr 20]”
+ Phẩm chất chính trịPhẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC là tổng hợp các đặc tính cá nhân vềmặt chính trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Đó là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm chính trị,tư tưởng của Đảng, sựhiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, vai trò, nhiệm vụ của CBCC, hình thành nên ý chí cách mạng của mỗiCBCC Những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm của CBCC xuất phát từ nhậnthức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức củaĐảng Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành độngcủa CBCC Là hành động mang tính chính trị, như tiên phong, gương mẫu trongcông tác, lao động, học tập, sinh hoạt, đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước…
1.1.3 Nội dung của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã 1.1.3.1 Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã được thể hiện thông qua hoạt động của bộmáy chính quyền cấp xã ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chínhquyền xã, thị trấn Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhànước của UBND cấp xã cần thiết phải nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp
xã trên tất cả các mặt như: phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoànthành nhiệm vụ, trình độ năng lực, sự tín nhiệm của nhân dân, khả năng thích ứng,
xử lý các tình huống phát sinh của người công chức đối với công vụ được giao,…
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là tổng thể các biện pháp có tổchức, có định hướng tác động lên tập hợp tất cả các thuộc tính và sự phối hợp hoạtđộng của đội ngũ CBCC cấp xã làm cho thay đổi về chất cao hơn so với thời điểmchưa tác động
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã sẽ góp phần làm tăng ý thức,trách nhiệm lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội Nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triểnkinh tế xã hội của địa phương Để phát triển nhanh, bền vững mỗi địa phương cầnhết sức quan tâm đến chính sách phát huy tối đa năng lực của CBCC thông quanâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của mình như: đào tạo, đào tạo lại, chăm sócTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27sức khỏe cả về vật chất, tinh thần, có chính sách đãi ngộ nhân tài hợp lý, rèn luyệntác phong công nghiệp,
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là sự tăng cường sức mạnh và kỹnăng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lực lượnglao động lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành đượcnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của mộtquốc gia, một tổ chức
Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã chính là việc hoàn thiệnnhững điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ cấu lao động của đội ngũCBCC cấp xã, đồng thời cải thiện những mặt còn yếu kém trong năng lực, phẩmchất của đội ngũ CBCC sao cho quy mô, tỷ trọng CBCC vừa đủ, tận dụng tối đanăng suất lao động, không thừa, không thiếu và trình độ của người CBCC thì đápứng tốt yêu cầu của từng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi trường làm việc,đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần của người CBCC luôn được duy trì ở trạng thái tốtnhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì công việc
1.1.3.2 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
- Nâng cao thể lực
“Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và của cả xã hội[14, tr 132]” Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước thì nhu cầu chăm sóc sứckhỏe cá nhân ngày càng được nâng cao Xác định đó là một trong những chính sách
ưu tiên hàng đầu, chăm lo trước mắt và phát triển nguồn lực lâu dài cho đất nước,Đảng và nhà nước ta đã tạo điều kiện cho CBCC nhiều năm qua được chăm sóc sứckhỏe tương đối ổn định
Việc thu thập được nhiều số liệu sức khỏe sẽ giúp người quản lý có cái nhìntổng thể về sức khỏe các CBCC, từ đó có những biện pháp nhằm tăng cường chấtlượng chăm sóc sức khỏe CBCC
Xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe cho CBCC, đề ra kế hoạch, thực hiện tốt việc tổ chức khám bệnh, chăm sócsức khỏe cho CBCC Tại buổi kiểm tra, khám sức khỏe, CBCC được tiến hành mộtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28số nội dung: Khám sức khỏe tổng quát; xét nghiệm máu, nước tiểu; siêu âm; điệntim; chụp X-Quang Đồng thời được các bác sỹ tư vấn về một số bệnh lý, triệuchứng dấu hiệu bệnh tiềm ẩn, từ đó nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân
và có cách phòng ngừa hiệu quả
Công tác khám sức khỏe cho CBCC cấp xã được tổ chức định kỳ 1 năm mộtlần Việc nói trên thể hiện sự quan tâm, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của CBCC giúp cho CBCC theo dõi tốt hơn tình trạng sức khỏe củamình và có chế độ rèn luyện, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao
Những năm gần đây, phong trào tập luyện thể thao trong CBCC ngày càng sôinổi Đây là tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao thể lực, tạo điều kiện để CBCChoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn Phong trào tập luyện thể dục - thể thao(TDTT) đang cho thấy sức hút đối với CBCC Thực tế, nhu cầu luyện tập thể thao
đã xuất hiện trong CBCC từ khá lâu trước khi phát triển rộng khắp như hiện nay
Đối với những địa phương có điều kiện tổ chức các giải thể thao thường xuyên, độingũ CBCC luôn là lực lượng tham gia đông đảo, tạo nên hiệu ứng tích cực trongviệc nhân rộng phong trào rèn luyện sức khỏe trong nhân dân Hơn nữa, việc tậpluyện thể thao thường xuyên sẽ góp phần cải thiện sức khỏe, giúp cho đội ngũCBCC hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình
- Nâng cao trí lực
Trí lực của đội ngũ CBCC cấp xã được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độchuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị được áp dụng vào thực tế côngviệc Trí lực của đội ngũ CBCC cấp xã là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếpđến hiệu quả thực thi công vụ
Nâng cao trí lực đội ngũ CBCC cấp xã là nâng cao trình độ học vấn, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và các kỹ năng nghề nghiệp củađội ngũ CBCC cấp xã Hạn chế về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, trình độ lý luận chính trị sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng trong quá trình thực thicông vụ như: hạn chế về khả năng tiếp thu chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên; hạn chế khả năng vậnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29động và quần chúng nhân dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của nhà nước; hạn chế về năng lực tổ chức triển khai, giảiquyết công việc; hạn chế về khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiêntiến, hiện đại Tuy nhiên khi xem xét trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải lưu
ý về sự phù hợp giữa chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo với yêu cầu thực tế củacông việc và kết quả làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã Nâng cao trình độ chínhtrị sẽ giúp cho đội ngũ CBCC cấp xã củng cố bản lĩnh chính trị, giữ vững quan điểm
và lập trường tư tưởng đúng đắn
Để góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vàtrình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã cần thực hiện tốt các hoạt độngnâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã sau:
+ Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC cấp xã
Tuyển dụng CBCC là một hoạt động công, do cơ quan, tổ chức và người cóthẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộcngành Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn CBCC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị, tổ chức “Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầunhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế [2; tr 5]”
“Tuyển dụng CBCC là một trong những nội dung quan trọng quyết định chấtlượng của đội ngũ CBCC hiện tại cũng như tương lai [2, tr 1]” Mục đích của việctuyển dụng CBCC là nhằm tìm được những người đủ tài và đức, đủ phẩm chất tốt
để đảm nhiệm công việc Tuyển dụng CBCC là tiền đề hết sức quan trọng của việcxây dựng và phát triển đội ngũ CBCC nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế xã hội để đảm đương những nhiệm vụ được giao
Nói đến cơ chế tuyển dụng là nói đến cách thức, phương pháp để lựa chọnCBCC sao cho đúng người, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trường của họ
để đạt kết quả cao trong công tác
Để có được đội ngũ CBCC cấp xã chất lượng cao thì việc tuyển dụng phải đượcthực hiện theo một quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế những tiêu cực nảy sinh trongquá trình tuyển chọn Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30bạch, khách quan và đúng pháp luật Các tiêu chuẩn tuyển dụng phải xuất phát trên
cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đảm nhận, phải bám sát yêu cầu của tổ chức vàbám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ là phải trẻ hóa đội ngũ CBCC,nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của của quá trình CNH-HĐH đất nước
Tuyển dụng CBCC phải chú ý đến việc tuyển dụng được nhân tài cho đội ngũCBCC cấp xã; cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng cho việc thu hút ngườigiỏi tham gia tuyển dụng
+ Sử dụng và phát triển chất lượng đội ngũ CBCC
* Cơ chế bố trí, phân công công tác
Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã việc
bố trí, sử dụng đúng CBCC luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũCBCC cấp xã
Quá trình bố trí, phân công và sử dụng CBCC là một chuỗi các mắt xích côngviệc quan trọng liên quan đến người CBCC từ khâu tuyển dụng đầu vào, hướng dẫntập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức, phân công công tác phù hợp với tiêu chuẩnngạch, bậc và vị trí công tác phù hợp với ngạch được bổ nhiệm Việc sắp xếp đúngchỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tin thần hăng say làm việc, phát huy đượcnăng lực, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc khuyến khích tinh thầnhọc tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần chủ yếu đảm bảo choviệc hoàn thành công vụ của cơ quan Vì vậy, công tác phân công, bố trí CBCC cóảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã
Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán
bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 yêu cầu hết sức quan trọng đó là “Phải biết
rõ cán bộ; Phải cất nhắc cán bộ cho đúng; Phải khéo dùng cán bộ; Phải phân phốicán bộ cho đúng; Phải giúp cán bộ cho đúng và phải giữ gìn cán bộ” Chủ tịch HồChí Minh cũng đã vạch ra ba chứng bệnh do cách sử dụng cán bộ sai lầm Ngườilưu ý: “Mục đích khéo dùng cán bộ cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng
và Chính phủ” Đề “Khéo dùng” cán bộ, Bác Hồ yêu cầu phải thực hiện mấy điểm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31“Khiến cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến” Theo Bác, cán bộ khôngnói không phải họ không có gì để nói mà vì không dám nói, họ sợ.
“Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc” Cán bộ không phải aicũng có năng lực như nhau Nhưng lãnh đạo khéo, tài nhỏ hóa ra tài to Lãnh đạokhông khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ Khi sử dụng phải tin cán bộ
“Không nên tự tôn tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới” Báccòn yêu cầu, nếu ý kiến cấp dưới không đúng thì nên dùng thái độ thân thiết, giảithích cho họ hiểu
Việc bố trí, sử dụng CBCC là môi trường tốt để CBCC thể hiện, cống hiến vàngược lại nếu sử dụng không đúng người không đúng vị trí thì nó lại là điều kiện đểlàm phát sinh xung đột Việc bố trí phải xuất phát từ nhiều yếu tố, căn cứ trên cơ sởchức năng, nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận Bố trí, sử dụng CBCC đúngngười đúng việc sẽ tạo cơ hội cho từng cá nhân nâng cao trình độ, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao
*Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã được xác định là một nhiệm vụ thườngxuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độchuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCC; hướngtới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là quá trình trang bị cho họ những kiến thức, kỹnăng cần thiết, trước hết là những kiến thức về nhà nước, Pháp luật, phương thứcquản lý và các quy trình hành chính trong chỉ đạo, điều hành, phương pháp, kinhnghiệm quản lý, trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy địnhcho ngạch công chức Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chínhphủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việclàm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốtcông việc được giao[7, tr 5]"
Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng công chức là nhằm trang bị kiến thức, kỹnăng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCchuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32“Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã thời kỳ hiện nay trở thành nhữngngười CBCC có đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức, kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ cao, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại.
Phải là công bộc của dân, hết lòng vị nhân dân phục vụ [3, tr 2]” Nâng cao trình độchính trị, thấm nhuần các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trungthành với chế độ, tận tụy với công việc, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nângcao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước Tuy nhiên, để đội ngũ CBCC cấp xã cóthể tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thì chính sách đào tạo, bồidưỡng của Nhà nước có vai trò tác động rất quan trọng Chất lượng của công tácđào tạo, bồi dưỡng lại phụ thuộc vào các vấn đề như: Hệ thống các cơ sở đào tạo,chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên;
*Công tác đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã
Đánh giá CBCC là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía cơ quan, đơn vị,
tổ chức, người sử dụng CBCC, tập thể lao động nhằm xem xét chất lượng CBCCdựa trên cơ sở thực tiễn công tác của người CBCC và yêu cầu nhiệm vụ được cơquan, đơn vị, tổ chức đề ra đối với CBCC
Đánh giá đúng CBCC thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệuquả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho CBCC phát huyđược sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không bỏ sót nhânlực chất lượng, chọn nhầm nhân lực kém chất lượng Ngược lại, đánh giá CBCCkhông đúng thì không những bố trí, sử dụng CBCC không đúng mà quan trọng hơn
là mai một dần động lực phát triển, có khi làm thui chột những tài năng, “vàng thaulẫn lộn”, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị
Đánh giá CBCC để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độchuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện được giao Kết quả đánh giá là căn cứ để
bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiệnchính sách đối với CBCC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Theo Luật cán bộ công chức năm 2008 thì đánh giá CBCC dựa vào các nộidung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
Ngoài ra đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nộidung sau đây:
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo,quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
Việc đánh giá CBCC được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quyhoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái
Khi đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử - cụ thể;
trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dânchủ; công khai đối với CBCC được đánh giá Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tậpthể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếutrong đánh giá CBCC
Đánh giá CBCC được coi là tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó vàyếu nhất, khó nhất là đánh giá cái “tâm” và cái “tầm” và bản lĩnh chính trị củangười CBCC
*Công tác kiểm tra, giám sát CBCC cấp xã trong thi hành công vụ
Kiểm tra, giám sát CBCC nhằm nắm chắc thông tin diễn biến tư tưởng, tiếntrình tiến hành công việc của CBCC, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát hiệnnhững vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn sửa chữa những sai sót của CBCC, hạn chếTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34sự lãng phí nguồn nhân lực trong đội ngũ CBCC, kiểm tra giám sát để đánh giánăng lực của từng CBCC, từ đó có hướng bố trí công việc phù hợp hơn hoặc sắpxếp, đề bạt CBCC hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng CBCC có năng lực kém, kịp thời đápứng công việc.
Kiểm tra để phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khuyết điểm củaCBCC, loại trừ những người thiếu năng lực thoái hóa biến chất và ngăn chặn kẻ xấuchui vào bộ máy Kết quả kiểm tra là cơ sở khách quan điều chỉnh và tác động, làmcho CBCC luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc Qua đó vận dụng hìnhthức thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn những tiêu cực, phát huy nhân tố tíchcực, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với nhà nước
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp xã mớinắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ này để xây dựngchiến lược và qui hoạch đội ngũ CBCC cấp xã; kịp thời khen thưởng những thànhtích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với chínhquyền Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luân chuyển CBCC, thay thế nhữngcán bộ yếu kém, tăng cường CBCC có chất lượng cho những nơi phát sinh điểmnóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu
- Nâng cao tâm lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ, đồngthời cũng đòi hỏi người CBCC phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rènluyện mình về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để xứngđáng với vị trí, vai trò của mình Người cho rằng, đạo đức chính là cái gốc quantrọng hàng đầu của người cách mạng: “Người cách mạng phải có đạo đức, không cóđạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân [14, tr 12]” Người
đã đúc kết đạo đức cách mạng của người CBCC trong 4 chữ: Cần, kiệm, liêm,chính Ngày nay, bốn chữ đó vẫn giữ nguyên giá trị, là yêu cầu chuẩn mực về đạođức của người cán bộ, công chức Cần là cần cù, chịu khó nhưng sâu sắc hơn là ýthức luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao kể cả khi gặp điều kiện khókhăn, phức tạp – đó chính là tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Kiệm không chỉ là tiết kiệm chung chung, tiết kiệm cho cá nhân mà quan trọng hơn,sâu sắc hơn là tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của người lao động, của nhândân, của đất nước Liêm tức là trong sạch, không tham nhũng, không lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để mưu lợi riêng, không sách nhiễu nhân dân và kiên quyếtđấu tranh chống tham nhũng Chính tức là ngay thẳng, công tâm làm theo kỷ cươngphép nước, theo đúng pháp luật
Luật CBCC năm 2008 quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức của CBCC là:
“Phải trung thành với Đảng, Nhà nước; bảo vệ danh dự của Tổ Quốc và lợi ích củaquốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sựgiám sát của nhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức thực hiện các biện phápphòng chống quan liêu, tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịutrách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, lãng phí trong cơ quan, tổ chức đơn vị, phảithực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”
Về văn hóa giao tiếp ở công sở theo Điều 16, Luật CBCC: “Trong giao tiếp ởcông sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếpphải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc CBCC phải biết lắng nghe ý kiến của đồngnghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ vàđoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ côngchức, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồngnghiệp”
Về văn hóa giao tiếp với nhân dân theo Điều 17, Luật CBCC: “CBCC phảigần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, ngônngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng mạch lạc CBCC không được hách dịch, cửaquyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ”
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thông qua việc việc nâng caophẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ CBCC cấp xã luôn là yêu cầu đòi hỏi bứcthiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thựchiện đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới phát triển đất nước, đẩy mạnh phát triểnkinh tế -xã hội, triển khai mạnh mẽ công tác CCHC; thực hiện rà soát, đơn giản hóaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36và công khai thủ tục hành chính ở tất cả các nghành, lĩnh vực theo quy định củaChính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả việc giải quyếtthủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa và một cửa liên thông”, “một cửa liênthông hiện đại”…nhằm xây dựng, một nền hành chính phục vụ nhân dân thì cấp xã,phường, thị trấn là một cấp gần dân, đã và đang còn nhiều những vấn đề gây nhiềubức xúc trong nhân dân.
Chính vì vậy, việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức chính là việc xâydựng đội ngũ CBCC cấp xã có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên địnhvới mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, Nhà nước ta, không chao đảo trướcnhững khó khăn, những tác động từ các yếu tố bên ngoài, trung thành với Tổ quốc,với nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, có ý thức, trách nhiệm vớinhiệm vụ được giao, liêm khiết, trung thực, khách quan, công minh, thường xuyênrèn luyện đạo đức công vụ, tuân thủ và có thái độ tích cực trong văn hóa giao tiếpnơi công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, tác phong và ý thức tổ chức kỉ luật;
thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Để nâng cao tâm lực của đội ngũ CBCC cấp xã cần phải thực hiện công táckiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã Hiệuquả thực thi công vụ phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình thực thi hoạt độngquản lý nhà nước, phản ánh năng lực thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của độingũ CBCC cấp xã
Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến về tưtưởng, hoạt động của CBCC cấp xã nhằm kịp thời phát hiện những mặt mạnh đểđộng viên, khuyến khích họ phát huy Đồng thời, cũng nhờ kiểm tra mà tìm ranhững điểm hạn chế, thiếu sót để bổ sung, uốn nắn kịp thời cho họ, giúp họ không
bị nhấn sâu vào những sai lầm Thực tế cho thấy, nhiều CBCC cấp xã khi mới được
đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành,tận tụy và có uy tín đối với quần chúng nhân dân Song do thiếu sự quản lý, kiểmtra, giám sát thường xuyên nên nhiều CBCC cấp xã đã dần thoái hóa, biến chất và
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37sa ngã làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta Như vậy có thểthấy công tác kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CBCC cấp xã.
Việc đánh giá chính xác hoạt động của CBCC cấp xã cũng có ý nghĩa rất quantrọng Đánh giá đúng CBCC thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệuquả trong chọn người xếp việc được chính xác, giúp CBCC phát huy tốt sở trường,đồng thời không bỏ sót người tốt, chọn nhầm người xấu Vì vậy sẽ đổi mới vànâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, sẽ tốt cho công việc chung Ngược lại, nếuđánh giá không đúng CBCC thì các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ sẽ chệchhướng như sử dụng sai, đề bạt sai, bản thân CBCC được đánh giá không thực chất,
có thể sinh ra chủ quan, tự cao tự mãn hoặc trái lại sinh ra bất mãn, tự ti, nhụt chíphấn đấu, làm thiệt cho cán bộ và thậm chí có hại lớn cho Đảng, gây mâu thuẫn,mất đoàn kết nội bộ, làm xói mòn lòng tin của CBCC, đảng viên và nhân dân đốivới Đảng
Trên cơ sở kết quả đánh giá mới có thể đưa ra các hình thức sử dụng, đãi ngộ,
bổ nhiệm, cất nhắc, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC một cách hợp lý
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã bao gồm cácnhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan
- Chế độ, chính sách đối với CBCC
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC là hệ thống các quy định do nhà nước,địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Chế độ,chính sách đối với CBCC bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thuhút nhân tài vào đội ngũ CBCC, các quy định nhằm tạo điều kiện để CBCC có điềukiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từngbước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phươngtiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi
ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Chế độ, chính sách đối với CBCC là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng CBCC Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời lại tácđộng mạnh mẽ đến hoạt động của con người Chế độ, chính sách hợp lý có thể mởđường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm củamỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạocủa CBCC Vì vậy, việc nâng cao chất lượng CBCC phải gắn liền với đổi mới hệthống cơ chế, chính sách Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất củaquyền lợi CBCC Đối với CBCC tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất
để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộcchặt chẽ họ với công vụ
-Môi trường làm việc và điều kiện làm việc
Chất lượng CBCC cấp xã bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khách quan đem lại nhưđiều kiện làm việc và môi trường làm việc Ở đâu có sự quan tâm đầu tư vào cơ sởvật chất, các trang thiết bị, phương tiện làm việc và có môi trường làm việc thuận lợi,quy chế dân chủ được thực hiện tốt, đội ngũ CBCC cấp xã có tinh thần đoàn kết, dânchủ tập thể thì ở đó CBCC có động lực làm việc, có điều kiện để hoàn thành tốtnhiệm vụ cấp trên giao Mặt khác việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao rènluyện và chăm sóc sức khỏe cả về mặt thể chất cũng như tinh thần một cách thườngxuyên sẽ tạo động lực cho CBCC cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
-Mục tiêu, định hướng phát triển và quan điểm của người lãnh đạo tổ chức
Mục tiêu, định hướng phát triển của tổ chức: Mục tiêu, chiến lược phát triểncủa tổ chức tác động mạnh mẽ đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của tổ chức, từ đó đặt ranhững yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của tổ chức và kỹ năng, trình độnguồn nhân lực cần có, sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, sốlượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo, sửdụng nhân lực như thế nào để hiệu quả…Từ đó góp phần nâng cao chất lượngnguồn nhân lực của tổ chức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Quan điểm của người lãnh đạo tổ chức: Nếu người đứng đầu tổ chức quantâm, chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực thì hoạt động nâng cao chất lượngnguồn nhân lực sẽ đạt được hiệu quả hơn, nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực của tổchức sẽ được nâng cao Ngược lại, nếu người đứng đầu không coi trọng việc nângcao chất lượng nguồn nhân lực thì chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức sẽ khôngđược nâng cao.
-Văn hóa địa phương
Nền văn hóa của một địa phương được kết tinh từ nhiều yếu tố như những giátrị, niềm tin, thói quen, phong tục tập quán truyền thống…Văn hóa địa phương tuykhông ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượngđội ngũ CBCC cấp xã Hiện nay, hầu hết đội ngũ CBCC cấp xã là người địaphương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng
Thực tế, ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồnnhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ CBCC có chấtlượng, nhân dân cùng đoàn kết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, có lối sống văn minh tiến bộ và phát triển thì sẽ tác độngtích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã cũng như đội ngũCBCC cấp xã Ngược lại ở đâu có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu,bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại sẽ là những nhân tố gây ảnh hưởngxấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tácđộng đến việc quản lý, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã Đồng thời, làmnảy sinh các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mấtđoàn kết, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn,phiền hà cho nhân dân
1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã baogồm các nhân tố sau:
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác
Trách nhiệm trong công tác của CBCC là việc CBCC phải làm trong thực thicông vụ Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40CBCC tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phảithực hiện các quyền và nhiệm vụ đó Trách nhiệm trong hoạt động công vụ củaCBCC có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ Kết quả công vụ vàtrách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức Hai nhân
tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau
- Ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC
Ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC thể hiện qua việc CBCC phải thực hiện tốtcác nội dung công việc: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theoquy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức; không sửdụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn về sớm, không chơi gamestrong giờ làm việc; không uống rượu bị trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăngiữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại công sở theogiờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
1.2.1 Kinh nghiệm của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Theo số lượng thống kê đến 31/12/2014 số lượng CBCC của huyện Yên Định
là 336 người Số lượng đội ngũ CBCC cấp xã đảm bảo theo quy định, tuy nhiênchất lượng còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, một số CBCCcấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp mà huyện đã đặt ra là: Tiếp tục thựchiện chủ trương luân chuyển CBCC tăng cường về cơ sở nhất là những xã khó khăn
về nhân lực tại chổ; các xã phải thực hiện tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng nguồnCBCC tại chỗ chú ý con em gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng,
bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, số CBCC trẻ, CBCC nữ, CBCC dântộc thiểu số… có thành tích trong hoạt động thực tiễn, gắn bó với quê hương Tiếptục liên kết mở lớp đào tạo trung cấp, đại học chuyên ngành để những CBCC còntrong độ tuổi được đào tạo và chuẩn bị nguồn cho các năm sau, đồng thời có cơ chếchính sách cụ thể đối với CBCC cho thôi việc, nghỉ việc để kiện toàn tổ chức bộTrường Đại học Kinh tế Huế