1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật các trường đại học khu vực nam bộ

200 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Trong những năm qua, hoạt động TH nghề của sinh viên ngành SPKT cáctrường Đại học khu vực Nam Bộ còn nhiều hạn chế, bất cập như chưa xây dựng đượcchuẩn đầu ra cho ngành học theo một quy

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỆ PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHỆ AN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi Các

số liệu và kết quả nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trìnhcủa tác giả nào khác

Tác giả luận án

Phùng Thế Tuấn

MỤC LỤC

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 18

1.3 Hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật ở trường Đại học21 1.4 Quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật ở trường Đại học 31

Kết luận chương 1 49

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ 50

2.1 Tổng quan về hoạt động đào tạo sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật các trường Đại học khu vực Nam Bộ giai đoạn 2013-2017 50

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 55

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 55

2.2.2 Nội dung khảo sát 55

2.2.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát 55

2.2.4 Phương pháp khảo sát 56

2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 57

2.3 Thực trạng hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật các trường Đại học khu vực Nam Bộ 57

2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 57

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu thực hành 60

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung thực hành 63

2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức tổ chức thực hành 64

2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của sinh viên 68

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật .70 2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành 70

2.4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành 74

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động thực hành 77

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực hành 79

Trang 5

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hành của sinh viên 84

2.4.6 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 85

2.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 88

2.6 Đánh giá chung về thực trạng 90

2.6.1 Điểm mạnh 90

2.6.2 Điểm yếu 91

2.6.3 Nguyên nhân 92

Kết luận chương 2 93

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ 94

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 94

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật.95 3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho các thành viên liên quan về quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 95

3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 99

3.2.3 Tổ chức và chỉ đạo đổi mới hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 103

3.2.4 Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hành kỹ thuật của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 115

3.2.5 Thiết lập các điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật 122

3.3 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 127

3.3.1 Mục đích khảo sát 127

3.3.2 Nội dung và đối tượng khảo sát 128

3.3.3 Phương pháp khảo sát 128

3.3.4 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 129

3.4 Thử nghiệm giải pháp 132

3.4.1 Tổ chức thử nghiệm 132

3.4.2 Phân tích kết quả thử nghiệm 134

Kết luận chương 3 140

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 141

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC PL1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

TT Viết đầy đủ Viết tắt

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các phương thức tổ chức TH nghề nghiệp 30

Bảng 2.1 Đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành SPKT 52

Bảng 2.2 Đào tạo trình độ ĐH, hệ chính quy ngành SPKT 53

Bảng 2.3 Nhận thức về vai trò của hoạt động TH 58

Bảng 2.4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TH 59

Bảng 2.5 Mức độ thực hiện mục tiêu thực hành 61

Bảng 2.6 Mức độ thực hiện các nội dung TH của SV 63

Bảng 2.7 Mức độ thực hiện về phương pháp thực hành 64

Bảng 2.8 Mức độ hợp lí của các phương thức tổ chức TH 66

Bảng 2.9 Số lượng thành viên trong nhóm sinh viên TH 67

Bảng 2.10 Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả TH 69

Bảng 2.11 Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động TH 71

Bảng 2.12 Mức độ tổ chức hoạt động thực hành 75

Bảng 2.13 Mức độ chỉ đạo hoạt động thực hành 77

Bảng 2.14 Mức độ thực hiện các yêu cầu trong KTĐG kết quả TH 79

Bảng 2.15 Mức độ thực hiện các hoạt động KTĐG kết quả TH 81

Bảng 2.16 Mức độ thực hiện các điều kiện đảm bảo hoạt động TH 84

Bảng 2.17 Thuận lợi và khó khăn trong QL hoạt động thực hành 85

Bảng 2.18 Ảnh hưởng của các yếu tố đến QL hoạt động TH của SV ngành SPKT 88 Bảng 3.1 Tiêu chuẩn KTĐG kết quả TH đối với một nội dung TH kỹ thuật cụ thể .120 Bảng 3.2 Tổng hợp các đối tượng khảo sát 128

Bảng 3.3 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n=191) 129

Bảng 3.4 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=191) 131

Bảng 3.5 Kỹ năng TH nghề của SV ngành SPKT trước TN 134

Bảng 3.6 Tần suất kết quả đánh giá kỹ năng TH nghề sau TN lần 1 135

Bảng 3.7 Phân bố tần suất của nhóm TN và ĐC 136

Bảng 3.8 Tần suất kết quả đánh giá kỹ năng TH nghề sau TN lần 2 137

Bảng 3.9 Phân bố tần suất fi, tần suất tích lũy fi về kỹ năng TH nghề của nhóm TN ở lần thứ nhất và thứ hai 138

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Mô hình học tập trải nghiệm của David A Kolb 12

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức thực hành nghề nghiệp 36

Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Quy mô đào tạo GVDN tại các trường ĐHSPKT 54

Biểu đồ 2.2 Nhận thức về vai trò của hoạt động TH 58

Biểu đồ 2.3 Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả TH 70

Biểu đồ 2.4 Mức độ xây dựng kế hoạch thực hành 74

Biểu đồ 2.5 Mức độ tổ chức hoạt động thực hành 77

Biểu đồ 2.6 Mức độ chỉ đạo hoạt động thực hành 79

Biểu đồ 2.7 Mức độ thực hiện các hoạt động KTĐG kết quả TH 83

Biểu đồ 2.8 Thuận lợi và khó khăn trong QL hoạt động TH 87

Biểu đồ 3.1 Tính trung bình kỹ năng TH nghề của SV nhóm ĐC và TN 136

Biểu đồ 3.2 Phân bố tần suất kỹ năng TH nghề của SV nhóm ĐC và TN 136

Biểu đồ 3.3 Phân bố tần suất tích lũy về kỹ năng TH nghề của SV nhóm ĐC và TN 137

Biểu đồ 3.4 Phân bố tần suất về kỹ năng TH nghề của SV ở lần TN1 và TN2 138

Biểu đồ 3.5 Phân bố tần suất tích lũy về kỹ năng TH nghề của lần TN1 và TN2 138 Biểu đồ 3.6 Giá trị trung bình về kỹ năng TH nghề của SV lần TN1 và TN2 139

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

1.1 Giáo dục đại học Việt Nam đang theo xu hướng hội nhập quốc tế trên tinhthần“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất chính trị người học Học đi đôi với hành; lí luậngắn với thực tiễn” [25] Yêu cầu đổi mới tư duy và cơ chế QL đặt ra cho các cơ sởđào tạo đại học đặc biệt là cơ sở đào tạo nhân lực SPKT phải thay đổi phương thứcđào tạo để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao “được chuẩn hóađảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề… đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [58] Như vậy, đào tạo nhân lựcSPKT có chất lượng cao ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu

về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định Trong chiến lược phát triểnnguồn nhân lực thì TH nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũcông nhân kỹ thuật có kỹ năng và tay nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chiến lược và chínhsách ưu tiên để đầu tư phát triển dạy nghề, TH nghề Luật Giáo dục đã chỉ rõ mụctiêu của giáo dục nghề nghiệp: “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức

kỷ luật, tác phong công nghiệp” Đây là nhiệm vụ to lớn và là một thách thức chongành giáo dục Việt Nam nói chung và các trường Đại học SPKT nói riêng trước xuthế hội nhập của đất nước

1.2 TH là học phần không thể thiếu trong chương trình học nghề đối với sinhviên, đặc biệt là sinh viên ngành Kỹ thuật bởi những lợi ích mà quá trình TH manglại: Sinh viên có kiến thức thực tế về ngành nghề đang học, góp phần “thực hiệntheo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luậngắn liền với thực tiễn” (Điều 3: Tính chất, nguyên lý giáo dục, Luật Giáo dục,

Trang 10

2005); giúp hình thành, phát triển kỹ năng nghề nghiệp; giúp các cơ sở đào tạo tựkiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội.Hơn nữa, cha ông ta có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, điều đó có nghĩa làvới mỗi người nếu có tay nghề giỏi sẽ được mọi người nể trọng, xã hội tôn vinh.Muốn như vậy thì không có gì khác ngoài việc người học phải được thực hành vàthực tập nhiều hơn.

1.3 Trong những năm qua, hoạt động TH nghề của sinh viên ngành SPKT cáctrường Đại học khu vực Nam Bộ còn nhiều hạn chế, bất cập như chưa xây dựng đượcchuẩn đầu ra cho ngành học theo một quy trình khoa học; chưa xác định đầy đủ các

kỹ năng nghề cần hình thành cho sinh viên, do đó nội dung chương trình đào tạo nghề

TH chưa cân đối, còn nặng về lý thuyết, nhẹ phần TH, thiên về phần tìm hiểu, nhẹ vềphần tập làm; quy trình chuẩn bị cho sinh viên đi TH chưa khoa học; phương phápđánh giá kết quả TH còn thiên về định tính, nhẹ về định lượng, chưa phản ánh đúngthực chất năng lực của mỗi sinh viên nên chưa kích thích được sự nỗ lực, sáng tạocủa SV…, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó nguyên nhân trực tiếp,chủ yếu là do khâu QL hoạt động TH chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo Đến nayvẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về quản lý hoạt động TH của SV ngànhSPKT tại các trường Đại hoc SPKT để các trường có thể tham khảo, vận dụng trongthực tiễn của đơn vị mình

Nghiên cứu “Quản lý hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm

kỹ thuật các trường Đại học khu vực Nam Bộ”, chúng tôi mong muốn đề tài luận

án góp phần tháo gỡ những bất cập, hạn chế trong quản lý hoạt động thực hành củasinh viên sư phạm kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu

về nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QL hoạt động TH, luận án đề xuấtcác giải pháp QL hoạt động TH cho SV ngành SPKT phù hợp và khả thi nhằm gópphần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành SPKT

Trang 11

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động thực hành của sinh viên ngành SPKT ở trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

QL hoạt động thực hành của sinh viên ngành SPKT các trường đại học khu vựcNam Bộ

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT các trường đạihọc khu vực Nam Bộ còn có những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chính là dohoạt động này chưa được quản lý một cách chặt chẽ Nếu nghiên cứu đề xuất và thựchiện đồng bộ các giải pháp dựa trên các chức năng, nội dung quản lí và đặc trưng củangành SPKT thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động TH của sinh viênngành SPKT

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKTtại trường ĐH

5.2 Nghiên cứu thực trạng QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT tạicác trường Đại học khu vực Nam Bộ

5.3 Đề xuất các giải pháp QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT tại cáctrường Đại học khu vực Nam Bộ Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất thôngqua khảo sát sự cần thiết, tính khả thi và tổ chức thử nghiệm giải pháp

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác QL hoạt động TH kỹ thuật của sinh viên ngành Sưphạm kỹ thuật tại trường ĐH SPKT Thành phố Hồ Chí Minh và ĐHSPKT Vĩnh Long

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT như trườngđại học SPKT TP.HCM và trường đại học SPKT Vĩnh Long Tổ chức thử nghiệmmột giải pháp về QL hoạt động TH đối với ngành công nghệ ô tô tại trường ĐH

Trang 12

SPKT Vĩnh Long.

6.3 Thời gian nghiên cứu

Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động TH và QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT các trường đại học trên địa bàn khu vực Nam Bộ, chủ yếutrong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay

7 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Quan điểm tiếp cận

7.1.1 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Quan điểm tiếp cận này đòi hỏi khi nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đềhoạt động TH và quản lý hoạt động TH của SV ngành SPKT cần xem xét chúngnhư là một hệ thống có cấu trúc gồm nhiều yếu tố thành phần không chỉ là cấu trúc

mà còn được xem như một trật tự nhất định, nhờ đó đối tượng được xem xét mộtcách toàn diện, được tiến hành đồng bộ trong trạng thái vận động và phát triển,trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận độngcủa đối tượng

7.1.2 Tiếp cận chức năng và nội dung quản lý

Vận dụng các chức năng quản lí vào quản lí hoạt động TH: lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động TH, gắn với các nội dung của hoạtđộng thực hành Trong luận án, chúng tôi vận dụng tiếp cận này để xác định khung

lí thuyết và đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động TH của SV ngành SPKT

7.1.3 Tiếp cận thực tiễn

Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn hoạtđộng TH của SV ngành SPKT tại các trường ĐH khu vực Nam Bộ, để tìm ra thựctrạng, nguyên nhân, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của thực tiễn hoạt động TH

để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT có

cơ sở khoa học và có tính khả thi, phù hợp sự phát triển thực tiễn đời sống xã hội,đồng thời dùng thực tiễn giáo dục để kiểm tra những kết quả nghiên cứu

7.1.4 Tiếp cận hoạt động

Quan điểm này đòi hỏi việc xem xét và đề xuất các giải pháp QL hoạt động

Trang 13

TH của SV ngành SPKT phải được triển khai trên các hoạt động QL cụ thể của cáctrường SPKT, CSTH cũng như những hoạt động của chính đội ngũ CBQL, GV dạy

TH của nhà trường TH là hoạt động rèn luyện KN nghề nghiệp cơ bản cho SVtrong trường ĐH, dựa trên chính hoạt động tự giác của SV và phương pháp, hìnhthức của người hướng dẫn Quản lí hoạt động TH của SV ngành SPKT đòi hỏiCTQL phải chủ động nắm bắt các đặc trưng cơ bản của hoạt động TH của SV trongmối quan hệ biện chứng của các thành tố hoạt động và mối quan hệ với các hoạtđộng giáo dục khác

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Nghiên cứu và phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, các vănbản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, các công trình, tài liệu khoa học…trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động TH và QL hoạt động TH của sinh viên.Tổng hợp các tài liệu lý thuyết và các văn bản qui phạm hiện hành về QL THlàm cơ sở lý luận cho việc đề ra giải pháp nâng cao QL hoạt động TH của sinh viên.7.2.1.2 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồntài liệu khác nhau về hoạt động TH của SV ngành SPKT khái quát lên thành ý kiến,nhận định riêng của tác giả

7.2.1.3 Phương pháp mô hình hóa

Đây là phương pháp được sử dụng để xây dựng mô hình (lí luận và thực tiễn)

về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất của quản lý hoạt động TH

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra

Điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL, GV, VBHD và SV ngành SPKT đểkhảo sát thực trạng về hoạt động TH và QL hoạt động TH trong thực tiễn, khảo sátcác yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động TH, điểm mạnh, điểm yếu, những nguyênnhân của tồn tại, bất cập mà các trường ĐHSPKT đã áp dụng trong thực tế

Trang 14

7.2.2.2 Phương pháp chuyên gia

Sử dụng thông qua bảng hỏi, phỏng vấn đối với một số cán bộ lãnh đạo,CBQL tại trường SPKT về những vấn đề liên quan đến QL hoạt động TH trong giaiđoạn hiện nay Tác giả tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học nhằm tổng hợp các

ý kiến nhận xét, đánh giá về hệ thống các giải pháp được luận án đề xuất

7.2.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập các thông tin thực tiễnhoạt động giáo dục, có ý nghĩa đối với vấn đề nghiên cứu

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Dùng các công thức toán thống kê, xử

lí kết quả trên phần mềm Excel, SPSS nhằm đưa ra kết luận nghiên cứu

8 Những luận điểm bảo vệ

8.1 Hoạt động TH của SV ngành SPKT ở các trường đại học có ý nghĩaquan trọng trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng nghề cho SV.Nghiên cứu quản lí hoạt động TH của SV ngành SPKT cần làm rõ đặc trưng, nộidung, chủ thể QL hoạt động TH, đồng thời phải tính đến các điều kiện ảnh hưởngtới lĩnh vực quản lý này

8.2 QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT đã được tổ chức thực hiệntrong thời gian qua nhưng thực tế kết quả đạt được chưa cao như mục tiêu TH cònkhó thực hiện, nội dung TH còn ít, chưa có các chuẩn kiểm tra, đánh giá đầy đủ và

cụ thể… Nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là do hoạt động TH của SV ngànhSPKT chưa được các trường Đại học quản lí chặt chẽ, khoa học

8.3 Đề xuất các giải pháp QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT theotiếp cận chức năng và nội dung quản lý, mặt khác phải dựa trên đặc trưng hoạtđộng TH của sinh viên ngành SPKT góp phần nâng cao chất lượng TH nói riêng

và chất lượng đào tạo nói chung, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và yêucầu của xã hội

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận về hoạt động TH và quản

lí hoạt động TH của SV ngành SPKT, hình thành khung lý thuyết về QL hoạt động

TH của sinh viên ngành SPKT theo tiếp cận chức năng TH

Trang 15

9.2 Đưa ra bức tranh tương đối toàn diện, xác thực về thực trạng hoạt động

TH và QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT, xác định những hạn chế cầnkhắc phục trong quá trình QL hoạt động TH Từ đó, giúp các nhà QL đào tạo có cơ

sở, định hướng thực hiện các giải pháp cải tiến, đổi mới QL hoạt động TH trong bốicảnh mới, nhằm hoàn thiện công tác QL hoạt động TH nghề, góp phần đảm bảo vànâng cao chất lượng dạy nghề

9.3 Đề xuất được các giải pháp QL hoạt động TH của sinh viên ngành SPKTtheo tiếp cận chức năng quản lý và thử nghiệm một giải pháp mang lại kết quả cao

Đề xuất được bộ tiêu chuẩn KT, ĐG kết quả TH của SV, giải pháp tổ chức hoạt động

TH góp nâng cao kỹ năng TH nghề của SV ngành SPKT theo hướng chuẩn hóa

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiêncứu, luận án gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận của QL hoạt động TH của sinh viên ngành Sư phạm

kỹ thuật ở trường Đại học

Chương 2 Thực trạng QL hoạt động TH của sinh viên ngành Sư phạm kỹ

thuật các trường Đại học khu vực Nam Bộ

Chương 3 Giải pháp QL hoạt động TH của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật

các trường Đại học khu vực Nam Bộ

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực hành kỹ thuật trên thế giới

Hoạt động TH kỹ thuật đã xuất hiện từ lâu ở một số nước trên thế giới đặc biệt

là các nước có nền công nghiệp phát triển

- Chương trình đào tạo nghề ở Hoa Kỳ của tác giả Hyslop, Emery J [91] đãxuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX trước việc đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụphát triển nền công nghiệp Cũng trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu giáo dụcnghề nghiệp Xô Viết nghiên cứu việc tổ chức hoạt động TH theo công nghệ, kếthợp với TH sản xuất tạo ra sản phẩm Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các hình thức

TH trong dạy học TH, công việc cụ thể phải làm, định mức khối lượng công việccần thực hiện cho người học

- Hoạt động TH theo “Phương pháp trải nghiệm” hay “Phương pháp thực hiện

kỹ năng” đã được thực hiện tại Australia (Úc), tác giả là Kolb D.A (ở thập niên 50

và 60 của thế kỷ XX) [94] Nội dung đưa ra PPDH cho người trưởng thành và đãthu được hiệu quả rất lớn trong việc chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức TH nghề(dạy nghề), giúp người học có thể thực hiện được yêu cầu bài học đặt ra ngaytrong giờ học Sau đó phát triển lan rộng sang các nước có nền công nghiệp pháttriển như Anh, Mỹ và đã được rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng ngườilao động ủng hộ

- Trong cuốn "Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp" (1960) của tác giả người Nga

X.La Batưsep - X.A.Sapôrinxki [80]., đưa ra các vấn đề cơ bản của giáo dục nghềnghiệp, trong đó đề cập đến các phương thức và phương pháp DHTH nghề Phântích các giai đoạn tổ chức DHTH nghề dựa trên cơ sở quá trình hình thành kỹ năng

Trang 17

lao động và quan hệ giữa DHTH sản xuất với quá trình lao động nghề nghiệp

- Cuốn "Lý luận dạy học TH nghề" [70]., đã được tác giả Nguyễn Đức Trí dịch

sang tiếng Việt Đây là một trong những tài liệu đầu tiên về hoạt động TH nghề ởViệt Nam

Giai đoạn cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI nền khoa học công nghệ pháttriển mạnh mẽ, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ tương xứng để có thể đápứng được yêu cầu thực tiễn, vì thế trong giáo dục đào tạo nhất là đào tạo dạy nghề

kỹ thuật đã có bước chuyển biến mạnh mẽ thông qua việc nghiên cứu và vận dụngcác quan điểm dạy học như: dạy học tích hợp, dạy học theo mô đun, dạy học theohướng tiếp cận năng lực, CDIO,

1.1.1.2 Các nghiên cứu về quản lí hoạt động thực hành của sinh viên trong đào tạo đại học

TH và QL hoạt động TH của SV trong đào tạo đại học (ĐH) là vấn đề thu hútđược sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả ngoài nước Có thể liệt kê một sốcông trình nghiên cứu sau đây:

Tác giả Wragg, T trong tác phẩm “Chương trình giảng dạy Cubic” (1997)

cho rằng chương trình giảng dạy cần có ba mức độ: chủ đề; qua ngoại khóa chủ đề

và các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển chung của người học; phương pháp giảngdạy và học tập có thể được sử dụng khác nhau Việc nhấn mạnh “ngoại khóa chủđề” và những ảnh hưởng đến phát triển chung của người học đã thể hiện sự đề caotính thực tế, TH và khả năng vận dụng những ảnh hưởng đó vào cuộc sống (thực tập

và thực hiện nghề nghiệp) của tác giả [99] Tác giả Stenhouse, L qua “Giới thiệu

về chương trình nghiên cứu và phát triển” đã lấy phương pháp tiếp cận quá trình lí

thuyết và TH làm cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục:“tối thiểu một chương

trình giảng dạy nên cung cấp một cơ sở (đơn vị thực tế để thực tập) cho việc lập kế hoạch một khóa học, nghiên cứu thử nghiệm và xem xét các căn cứ của một chương trình giáo dục” [98]

Những nghiên cứu trong lĩnh vực chuẩn bị cho SV làm công tác TH đã sớmđược quan tâm ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây Chẳng hạn như trong

Trang 18

hoạt động đào tạo giảng viên có nhiều công trình của các tác giả như: Gutsev,Hyslop, Socôlôv (1920), N.VKuzmina, O.A.Abdoullina (1949)… [1]., [91] Theothời gian, nghiên cứu hoạt động TH của SV trong đào tạo ĐH đã được nghiên cứuchuyên sâu và trở thành hệ thống lí luận và kinh nghiệm vững chắc ở các nướcĐông Âu cũ với những công trình của F.N.Gonôbôlin [30] Tuy nhiên, các côngtrình nghiên cứu trên dù đã khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động

TH cho SV nhưng nhìn chung phần lớn các tác phẩm cũng chỉ gồm những bài viếttập hợp lại, những ý kiến ban đầu, những đề xuất sơ bộ và một số thử nghiệm trong

thực tiễn như O.A Abdoullina đã nhận xét: “Việc nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức

công tác TH đã chỉ ra rằng: cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung TH, thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm công tác chỉ đạo TH đã xác định một cách chủ quan về nội dung

và phương pháp tổ chức TH ” [1]

Ở các nước phương Tây và Mĩ, ảnh hưởng của đường lối thực dụng (hànhdụng) dựa trên cơ sở các thành tựu Tâm lí học hành vi và Tâm lí học chức năng (cácquan điểm của John Dewey - 1952 [89] đã đưa lại những dấu ấn và hiệu quả rõrệt trong việc nâng cao nhận thức và tổ chức huấn luyện các kỹ năng TH cho SV Vìvậy, trong hệ thống đào tạo giáo dục ở các nước phương Tây, họ rất chú trọng đếnhoạt động TH của SV Khác với quan điểm của các nước Đông Âu (cũ), trong hoạt

động tổ chức TH cho SV đại học, họ “rất chú ý hình thành vững chắc các kỹ năng

cơ bản của các hành động ngay trong khi sinh viên học từng “đoạn” lí thuyết”

[83]., “thay vì học thuộc lòng một loạt khái niệm, phạm trù rồi chờ đến kì thực

tập mới “vận dụng”, sinh viên được “tập” (hình thành) các thao tác cơ bản ngay trong quá trình học lí luận” Tiêu biểu là các cuốn “Beginning teaching” của

K.Barry và L.King đang được sử dụng như các giáo trình TH trong các trường đạihọc ở Australia [83] Phương pháp TH nói trên trong sách của K.Bary và L.Kingđược xem là một loại giáo trình lí luận dạy học ứng dụng rất cần thiết cho quá trìnhtập luyện nghiệp vụ của SV trong trường ĐH John Dewey (1859 - 1952), nhà giáodục cải cách người Mĩ theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism), là cha đẻ của trào

Trang 19

lưu đổi mới giáo dục ở Mĩ trong tác phẩm “Experience and Education” (Kinh

nghiệm và giáo dục) đã trình bày sự khác nhau và đối lập giữa một nền GD cổtruyền với một nền GD tiến bộ Khác với nền GD cổ truyền vẫn duy trì một hìnhthức dạy học nhồi nhét, áp đặt, học sinh ghi nhớ thụ động xa rời thực tế, nhữngnguyên lí giáo dục của nền GD tiến bộ bao giờ cũng đề cao tính cá nhân, với nềngiáo dục này kinh nghiệm và kiến thức luôn phải đồng hành với nhau Trên cơ sở

đó, John Dewey đề xuất những nguyên tắc sư phạm trong mối quan hệ giữa líthuyết và TH trong giáo dục [89] Thực ra, học đi đôi với hành không phải là mộtchủ trương hoàn toàn mới, nhưng ở J.Dewey, nó được xây dựng dựa trên một quanniệm độc đáo Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục như là quá trìnhtruyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, là một quá trình khai sáng nhằm giúp conngười tự do sử dụng lí trí, thì với J.Dewey, “giáo dục chính là bản thân cuộc sống”(Education is life itself) Theo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sốngnên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể ápđặt từ bên ngoài Giáo dục phải là quá trình của người học chứ không phải củangười dạy Đây là một trong những hướng tiếp cận mới để phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động TH, nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường

Các công trình nghiên cứu, hướng dẫn chuyên biệt về công tác tổ chức TH cho

SV còn rất ít, ở mức độ chung chung như “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho sinhviên trong điều kiện giáo dục đại học” [43] Một số tác giả đã nghiên cứu và đưa raquy trình tập luyện cho SV gắn liền với hệ thống mục tiêu xác định X.I Kixegofnhấn mạnh phải phân chia hệ thống TH thành hai giai đoạn: TH tập luyện (rèn nghềthường xuyên, hình thành các kỹ năng “nguyên sinh” và khái quát) và thực tập tập

sự (thực tập tốt nghiệp cuối khóa) vận dụng tổng hợp nhằm hình thành tổ hợp các

kỹ năng “thứ sinh” [43] Hay O.Ag Abdoullina chỉ rõ, trong khi lập kế hoạch TH

cho SV cần chú ý “trong thời kì TH cần phải, thứ nhất đặt ra mục tiêu nắm vững

các kỹ năng (chứ không phải tiến hành một số công việc riêng lẻ); thứ hai, chỉ ra được các giai đoạn hình thành kỹ năng (việc hình thành kỹ năng bắt đầu từ cái gì)

Trang 20

và thứ ba, vạch ra một tổ hợp trình tự các hoạt động để thực hiện hình thành kỹ năng” [1] Con đường rèn luyện kỹ năng nghề này thể hiện được hiệu quả cao hơn

cách tập luyện trước, song về cơ bản, vẫn chưa vượt khỏi kiểu dạy học theo conđường “khái quát hóa kinh nghiệm”

Nghiên cứu quan tâm đến phương pháp và hình thức tổ chức quá trình THtheo hướng tập trung vào người học, tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ tự giác, tích

cực, tự lực tham gia vào quá trình TH có chất lượng Có thể kể đến Mô hình học tập

trải nghiệm (Experiential learning) của David A Kolb (nhà lí luận giáo dục tiêu

biểu Hoa Kì) đại diện cho con đường này Mô hình học tập trải nghiệm là xu hướng

“thực học, thực nghiệp” trong các trường ĐH nhằm định hướng và phát triển năng

lực nghề nghiệp cho SV trong tương lai Cốt lõi của học tập trải nghiệm là nhữnghoạt động sáng tạo và đầy căng thẳng, bởi mỗi cá nhân khi tham gia vào quá trìnhtrải nghiệm luôn phải phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn để tạo nên sự thốngnhất giữa “cái đã có” và “cái chưa có”, “cái đã biết” và “cái chưa biết”, giữa nhữngđiều đã thấy với việc chuyển hóa thành hành vi tạo thành chu kì học tập gồm bốngiai đoạn

Sơ đồ 1.1 Mô hình học tập trải nghiệm của David A Kolb [94].

Trang 21

Trong đó, Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience) là sự bắt đầu từ hành

động trong đó khai thác kinh nghiệm đã có của mình gắn liền với bối cảnh mà

người học đã trải qua; Quan sát phản ánh (Reflective Observation) xảy ra khi người

học sử dụng kinh nghiệm đã có của mình để xem xét, xử lí các sự việc, sự kiện đangxảy ra và phản hồi, chia sẻ với những người xung quanh một cách có mục đích;

Khái niệm hóa trừu tượng (Absact Conceptualization) diễn ra khi người học phân

tích logic những hành động trên sự hiểu biết về tình huống, từ đó tạo ra kiến thức

mới và kinh nghiệm mới; TH chủ động (Active Experimentation): người học áp

dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa nắm bắt được thông qua hành động vàobối cảnh, tình huống hoặc sự việc mới trong phạm vi mở rộng Bốn giai đoạn họctập trải nghiệm vận hành trong một chu trình tuần hoàn hình xoắn ốc liên tục và có

ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức hoạt động TH cho SV Kinh nghiệm cụ thể sẽ

là nền tảng của quá trình nhận thức, những quan sát phản hồi được đồng bộ và

chuyển đổi thành khái niệm trừu tượng, từ đó rút ra kiến thức và kinh nghiệm thông

qua hành động, kiến thức và kinh nghiệm này có thể được thử nghiệm một cách chủđộng trong việc tạo ra các trải nghiệm mới Người học đã dùng kinh nghiệm làmđiểm tựa cho quá trình học tập và sự trải nghiệm chính là cách thức để làm giàu vốnhiểu biết và kinh nghiệm TH cho bản thân Căn cứ vào trình độ, khả năng nhậnthức, nội dung học tập, điều kiện môi trường , người học có thể bắt đầu việc họccủa mình ở bất kì giai đoạn nào của chu trình học tập trải nghiệm và nếu họ đượctrải qua cả bốn giai đoạn thì kiến thức và kỹ năng mới trở nên bền vững, có thể vậndụng trong thực tiễn với những điều kiện khác nhau

Các giai đoạn trong Mô hình học tập trải nghiệm của David A Kolb góp phần

định hướng cho các nhà quản lí trong việc tổ chức hoạt động TH cho SV Các nhà

QL cần có trách nhiệm thiết kế và tổ chức một chuỗi các trải nghiệm có ảnh hưởngtích cực đến những trải nghiệm liên quan đến công việc tương lai của SV bằng cáchxuất phát từ bất cứ giai đoạn nào của chu trình và được thực hiện tùy thuộc vào nộidung hoạt động, những điều kiện môi trường và đặc điểm tâm sinh lí, năng lực nhận

thức, kinh nghiệm xã hội của SV Việc vận dụng các giai đoạn trong Mô hình học

Trang 22

tập trải nghiệm của David A Kolb vào quản lí hoạt động TH cho SV góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực một cách bền vững vì vừa khuyến khích SVphát triển tư duy phê phán, tự định hướng cách thức giải quyết vấn đề và đưa raquyết định trong hoàn cảnh liên quan đến bản thân, chủ động lập kế hoạch rèn nghềnhằm nâng cao kết quả TH; vừa giúp SV tiếp cận sâu sắc hơn với các hoạt độngnghề nghiệp sau khi ra trường

- Các CSĐT nguồn nhân lực QL ở nhiều quốc gia đã chú trọng chuyển từ thựctrạng chỉ tập trung vào trang bị kiến thức học thuật, lí thuyết sang xây dựng nhữngchương trình đào tạo tăng cường thời lượng TH, luyện tập nghề cho người học Cácnghiên cứu của Quỹ Carnegie, Annenberg và Ford ở Hoa Kì (2001) [89] chỉ rarằng: Khi xây dựng chương trình đào tạo cần tăng cường hơn nữa việc TH, thực tập

và làm mẫu Hiện nay, trong hệ thống giáo dục Hoa Kì có nhiều mô hình hoạt độngcủa các tổ chức giáo dục trong đó thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi này trực tiếp hoặcgián tiếp Hệ thống Trường phát triển nghiệp vụ - Prafessional Development School

- là một mô hình hoạt động tương đối hiệu quả và đang nhân rộng trong phạm viHoa Kì cũng như một số quốc gia trên thế giới [82]

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.1.2.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực hành kỹ thuật tại Việt Nam

Ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động

TH kỹ thuật Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau:

- Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về những vấn đề

và giải pháp cho giáo dục nghề nghiệp Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện

những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từchương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giảng viên, chất lượng giảng dạy, khảnăng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp Từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp [64]

- Trong nghiên cứu của Đỗ Văn Cương và Mạc Văn Tiến, tác giả đã đề cậpđến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH đất nước Những nội dung về đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu

Trang 23

tư thiết bị công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất Nâng cao chấtlượng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá,đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơcấu để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục và dạy nghề [21]

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩm Thanh đã chỉ ra rằng trong hoạt độngdạy học TH kỹ thuật, thiết bị và nhiệm vụ TH, phương pháp và hình thức làm việccủa GV, SV, tư liệu học tập luôn ở trạng thái động, cần được thiết kế, tổ chức mộtcách phù hợp nhằm hỗ trợ tối ưu cho hoạt động TH của SV Từ đó đưa ra các giảipháp triển khai hoạt động dạy học TH kỹ thuật như xác định mục tiêu, nội dung,PPDH, thiết kế nội dung, môi trường TH, đánh giá kết quả học tập… góp phần nângcao chất lượng đào tạo giảng viên công nghệ [67]

- Tác giả Phạm Trắc Vũ, Trần Khắc Hoàn đều có đề cập đến vấn đề trong đàotạo nghề cần phải có sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp (cơ sở sản xuất)nhằm gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanhnghiệp, nhằm tăng cường các nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật về cơ

sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đàotạo [36]

- Vai trò của người thầy trong dạy học TH được tác giả Đặng Xuân Hải quanniệm đồng thời như một người “Thợ lành nghề” GV phải giải thích hướng dẫn để

SV “Có thể tự thao tác và hoàn thành nhiệm vụ của bài TH” Để người thầy có thểhoàn thiện tốt vai trò của mình, tác giả cũng đưa ra một số kỹ thuật thiết kế bàigiảng TH, thí nghiệm [35]

- Tác giả Trương Việt Dũng cũng phân tích một cách khá đầy đủ về hoạt độngdạy học TH trong phòng TH với các khó khăn, thuận lợi, yêu cầu dạy TH, xác địnhmục tiêu TH, quy trình dạy TH trong phòng TH, đánh giá SV học TH… [22]

- Tác giả Nguyễn Văn Khôi đã phân tích khá chi tiết về hoạt động TH kỹthuật, trong đó nhấn mạnh đến cách thiết kế và phương pháp TH kỹ thuật nhưphương pháp làm mẫu, huấn luyện, angorit (theo quy trình công nghệ), dạy học THtheo phương thức môđun, theo dự án [42]

Trang 24

1.1.2.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành kỹ thuật

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động nghề nghiệp trong xã hội, gắn vớiquan điểm của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua “học đi đôi với hành”, “líluận gắn liền với thực tiễn”, nghiên cứu về hoạt động TH rèn nghề cho SV khôngphải là vấn đề xa lạ trong quá trình đào tạo ĐH ở nước ta Đây là hoạt động đượccác nhà giáo dục, các cơ sở đào tạo, các đơn vị sử dụng lao động quan tâm, xemxét dưới góc độ là quá trình hiện thực hóa các vấn đề lí thuyết và năng lực nghềcủa SV, năng lực đào tạo của nhà trường vào một công việc cụ thể với mục tiêunâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo cơ hội việc làm cho

SV sau khi tốt nghiệp; trên tinh thần khuyến cáo của Bộ GD-ĐT tại Hội thảo khoahọc “SV với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp” (08/2008).Khi xây dựng chương trình phải chú trọng đến TH, chuẩn kỹ năng nghề cho ngườihọc; các cơ sở đào tạo cần tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động để ngườihọc có điều kiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, gắn đào tạo với điều kiện thực tế,tránh trường hợp phải đào tạo lại khi SV ra trường, vào làm việc trong môi trườnglao động cụ thể

Trong lĩnh vực sư phạm đã có nhiều công trình nghiên cứu từ trước đến nayvới nhiều góc độ khác nhau về vấn đề TH Phần lớn các tác giả đã đề cập đến việccải tiến nội dung, phương tiện và các phương pháp dạy học, tiến tới xác định nhữngbiện pháp, thủ thuật để thực hiện phương pháp dạy học đạt kết quả cao Trong một

số giáo trình, tài liệu, các tác giả đã đi sâu vào việc hướng dẫn các PP TH, rènluyện các kỹ năng giảng dạy và thực tập sư phạm Nhiều tác giả đã trình bày rất tỉ

mỉ quy trình hình thành các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp Có tác giả đã trìnhbày một cách có hệ thống, toàn diện về các phẩm chất của các kỹ năng sư phạm.Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm kiếm con đường xây dựng nội dung, kế hoạch, tổchức rèn luyện kỹ năng sư phạm nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động rènluyện nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho SV được tốt hơn như đề tài luận án tiến sĩcủa các tác giả Nguyễn Như An [2]., Trần Anh Tuấn [77]

Từ những năm 1980 đã có những công trình nghiên cứu về đào tạo nghề theo

Trang 25

môđun dựa trên nhiều nguồn tài liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một sốnước như Úc, Mỹ, Nga, Hà Lan Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu thuộclĩnh vực giáo dục học nghề nghiệp như "Góp phần nghiên cứu về các kỹ nănglao động chung và việc hình thành chúng trong luyện tập thực hành nghề" [71].,

Viện nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội "Xây dựng môhình đào tạo giảng viên kỹ thuật ở trình độ đại học cho các trường trung họcchuyên nghiệp - dạy nghề” của Nguyễn Đức Trí [75]., luận án tiến sĩ của ĐỗHuân [ 3 7 ] ; Bùi Văn Quân [56]., Nguyễn Văn Châu [14].; Trần Hùng Lượng[48].; Phan Chính Thức [68]., Nguyễn Minh Châu [15].… Nội dung của các côngtrình này đều đã tập trung giải quyết cơ sở sư phạm học của các vấn đề SPKTnhằm tìm kiếm phương thức quản lý hoạt động TH nhằm nâng cao kỹ năng nghềnghiệp cho GVDN trong các trường SPKT

* Đánh giá chung:

- Những vấn đề đã được nghiên cứu:

+ Các tác giả đã phân tích lý luận và khảo sát thực tiễn các vấn đề về thực

trạng hoạt động TH và QL hoạt động TH tại các trường SPKT

+ Nhiều nghiên cứu đã có cùng kết quả đánh giá rằng công tác QL hoạt động

TH tại các trường SPKT còn nhiều hạn chế đồng thời cũng chỉ rõ tính cấp thiết phảiđổi mới QL hoạt động TH nghề

+ Một số tác giả trong nước cũng đã có đề xuất một số giải pháp QL hoạt động

TH có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng TH nghề

- Những vấn đề chưa được đề cập nghiên cứu:

+ Các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá thực trạng hoạt động TH và

QL hoạt động TH ở một trường cụ thể hoặc một ngành cụ thể Chưa phân tích đượcmột cách khái quát về thực trạng QL hoạt động TH ở các trường trong vùng haykhu vực đối với các ngành SPKT

+ Chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung QL hoạt động TH của sinhviên ngành SPKT bậc đại học, các nghiên cứu chỉ đề cập đến thực trạng QL hoạtđộng TH hệ trung cấp nghề hay cao đẳng nghề

Trang 26

+ Chưa có tác giả nào nghiên cứu về QL hoạt động TH của SV ngành SPKTdựa trên tiếp cận chức năng quản lý.

- Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết:

+ Nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về cơ sỏ lý luận về hoạt động TH và QL

hoạt động TH của sinh viên ngành SPKT các trường Đại học khu vực Nam Bộ

+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động TH và QL hoạt động TH của sinhviên ngành SPKT các trường Đại học khu vực Nam Bộ

+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp QL hoạt động TH của sinh viên ngànhSPKT các trường Đại học khu vực Nam Bộ

+ Tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về QL hoạt động TH của SV

ngành SPKT theo tiếp cận chức năng quản lý

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Thực hành

Theo từ điển tiếng Việt, TH là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế; TH(practice) được hiểu là một hoạt động thường xuyên liên tục nhằm nâng cao kỹnăng [55]

Theo Concise Oxford English Dictionnary, TH được hiểu là một hoạt động

thường xuyên liên tục nhằm nâng cao kĩ năng TH (stage) là giai đoạn học tập,nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề; là giaiđoạn mà người học phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chươngtrình đào tạo [55]

TH là làm để vận dụng lí thuyết vào thực tế Hay nói cách khác, TH là hoạtđộng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn để hình thành KN, kĩ xảo, tập làm trong thực

tế để vận dụng và củng cố kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế, trau dồi thêm vềnghiệp vụ chuyên môn Xuất phát từ thực tiễn đào tạo, TH là hoạt động được táchriêng thành một học phần chiếm tỉ trọng lớn trong chương trình

Như vậy, TH là hoạt động vận dụng lí thuyết vào thực tiễn để hình thành KN,

kĩ xảo, là hoạt động rèn luyện KN nghề nghiệp của SV trong chương trình đào tạo tại môi trường làm việc cụ thể sau khi được trang bị hệ thống kiến thức lí thuyết và

Trang 27

chuyên môn nghiệp vụ ở trường đại học.

Vận dụng vào giáo dục, ta thấy: hoạt động học của người học là hoạt động có

tổ chức bắt đầu từ bên ngoài một cách vật chất có thể kiểm soát được do vậy, giáodục về bản chất là liên tục tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động của ngườihọc Trong giáo dục, dạy học phải chú trọng phát huy tính chủ thể của người học

mà đặc trưng là tính tích cực tự giác hoạt động

Trong đào tạo ĐH, TH là hoạt động trực tiếp hình thành hệ thống KN nghềcho SV, vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế, có cơ hội tham gia vào hoạt độngchuyên môn qua đó tiếp tục tăng cường ý thức, tình cảm nghề nghiệp

Từ đó: Hoạt động TH là hệ thống việc làm của SV trong thực tế nhằm vận

dụng và củng cố kiến thức lí thuyết, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, hình thành các

KN nghề đã được học trong môi trường làm việc cụ thể dưới sự hướng dẫn của cán

bộ tại CSTH và giảng viên của CSĐT Từ đó hình thành, củng cố, phát triển tri thức, KN nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho SV Thông qua đó, SV nắm được những thủ thuật, biện

pháp, kỹ thuật nghề nghiệp Quá trình này chính là quá trình biến tri thức, kinh

nghiệm, KN cơ sở thành KN nghề nghiệp.

1.2.3 Sinh viên Sư phạm kỹ thuật

Sinh viên SPKT là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập, rèn luyệntrong các khoa, các trường SPKT để trở thành giảng viên kỹ thuật (GVKT), dạynghề Tên gọi này nêu rõ tính chất nghề nghiệp của người học với mục tiêu trởthành nhà giáo để SV [44] phải luôn luôn biết cách phấn đấu, học tập và rèn luyện

Trang 28

trong suốt cả quá trình đào tạo tại trường Chức trách của họ sẽ là GVKT, GVDNkhi đã tốt nghiệp các trường SPKT Nhiệm vụ của họ là tiến hành giảng dạy các bộmôn kỹ thuật - nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho HSSV các trường kỹ thuật,dạy nghề.

Như vậy, sinh viên SPKT là những người vừa được trang bị kiến thức chuyên ngành kỹ thuật, vừa được trang bị kiến thức về sư phạm để khi tốt nghiệp họ sẽ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp hoặc công tác tại doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật đã học.

1.2.4 Quản lý hoạt động thực hành

QL được hiểu là những hoạt động thiết yếu, nảy sinh khi có sự nỗ lực tập thể

nhằm thực hiện các mục tiêu chung Tác giả Nguyễn Lộc cho rằng "QL là hoạt

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) lên đối tượng QL (người bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [47]

Xét về phương diện đào tạo, quản lí hoạt động TH là quản lí hoạt động rènluyện KN nghề cho SV trong thực tế để vận dụng kiến thức lí thuyết, trau dồi củng

cố nghiệp vụ chuyên môn trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thích ứngvới môi trường tâm lí và vật lí nơi làm việc Tùy theo loại hình nghề khác nhau cónhững CSTH khác nhau, sản phẩm và hình thức TH khác nhau

QL hoạt động TH thực chất là QL quá trình dạy học TH ở các cơ sở giáo dục,

cụ thể là QL hoạt động dạy học, hướng dẫn TH của GV và hoạt động học, rèn luyệncác kỹ năng nghề của SV trong chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu hoạt độngnghề nghiệp trong thực tiễn

Nói cách khác, QL hoạt động TH là quá trình nhà QL vận dụng các chức năngQL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra một cách sáng tạo để tổ chức, điềuhành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc TH của người học nhằm đạt hiệuquả cao nhất

Trang 29

Từ khái niệm hoạt động TH, chúng ta có thể coi quản lí hoạt động TH là hệ

thống các tác động (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) có tính hướng đích của nhà QL đến hoạt động rèn nghề của SV, từ đó nâng cao hiệu quả

TH nghề nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp.

Như vậy, QL hoạt động TH cũng bao hàm ý nghĩa tìm ra những giải pháp tốtnhất để thực hiện có hiệu quả nội dung TH nghề nghiệp, trên cơ sở sử dụng nguồnlực của tổ chức, đảm bảo những điều kiện thuận lợi để SV có thể TH tốt, đạt mụctiêu đã xác định

1.3 Hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật ở trường Đại học

1.3.1 Vai trò và ý nghĩa hoạt động thực hành cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật

TH có vai trò chủ đạo trong hoạt động rèn nghề cho SV, là những học phầnnằm trong chương trình đào tạo giảng viên dạy nghề dành cho SV năm thứ ba, thứ

tư Điều đáng chú ý là những học phần này mang tính chất TH kỹ năng nghề Nóđược thực hiện tại các CSTH ngoài trường ĐH với sự chứng kiến, giám sát, đánhgiá từ hai phía: Giảng viên hướng dẫn (GVHD) của trường ĐH và cán bộ hướngdẫn (CBHD) tại cơ sở

TH trong chương trình đào tạo SV ngành SPKT của các trường ĐH thườngđược chia thành đợt: đợt 1 thường được tổ chức vào học kì 2 của năm thứ 3 (học kì

6 của khóa đào tạo) với thời gian khoảng 3 hoặc 4 tuần (tương đương với 2 hoặc 4đơn vị học trình) (ĐVHT); đợt 2 được tổ chức vào học kì 2 của năm thứ 4 (học kì 8của khóa đào tạo) thường với thời gian 7 hoặc 8 tuần (tương đương với 4 hoặc 5ĐVHT) Ngoài ra, tùy theo mức độ chú trọng đến đặc trưng nghề và năng lực thựchiện, các CSĐT khác nhau có thêm những học phần rèn nghề khác nhau, tươngđương 1 hoặc 2 ĐVHT Hiện nay, ở các trường có đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cáchọc phần TH có tên gọi chung là “TH” gồm TT1 (kiến tập), TT2 (TT tốt nghiệp, TTcuối khóa); khối lượng các học phần TH được đo bằng “tín chỉ” thay cho đơn vị đo

“ĐVHT” trước đây

Trang 30

TH trong đào tạo nghề ở ĐH là một khâu hết sức quan trọng Bất kỳ mộttrường ĐH nào trong tổ chức đào tạo đều phải dành thời gian để cho sinh viên TH,góp phần thực hiện nguyên lí GD “gắn lí thuyết với TH, lí luận với thực tiễn”, nhưlời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, líluận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông” “Dù xem được hàng ngànhàng vạn quyển lí luận, nếu không biết mang ra TH thì khác nào một cái hòm đựngsách” [49]

TH có ý nghĩa quan trọng làm hình thành và phát triển xu hướng nghề đúng đắncho các GV dạy nghề trong tương lai Trong giai đoạn này (nhất là giai đoạn kiến tập,rèn nghề ở năm thứ ba) cần phải nâng cao, phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp,lòng say mê, rèn luyện năng lực chuyên môn và tay nghề cho SV, trên cơ sở đó hìnhthành lí tưởng, đạo đức nghề nghiệp của người GV dạy nghề Đây là những phẩmchất cơ bản của nhân cách người GV, những thành phần chủ yếu của sự sẵn sàng tâm

lí đi vào các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp

Thực tập tốt nghiệp (TTTN) ở năm thứ tư là một giai đoạn quan trọng nhằmkiểm tra sự chuẩn bị về mặt tâm lí và TH của SV đối với việc độc lập công tác của

họ, hình thành những khả năng rộng lớn trong việc sáng tạo, giải quyết những côngviệc nảy sinh trong hoạt động công tác của người GV trong tương lai TTTN là giaiđoạn cuối cùng hoàn thành quá trình đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ Đây làđỉnh cao của một quá trình học nghề Vì vậy, hoạt động TTTN đạt hiệu quả là phảilàm cho thực tập sinh thấy được những thay đổi trong nhận thức, kỹ năng nghề củabản thân thể hiện bằng những hành vi chính xác khi so sánh trước và sau thực tập.Tiến bộ của thực tập sinh qua đợt TTTN được thể hiện ở chỗ họ tự tìm ra được cáchlàm cho những hiểu biết còn mơ hồ về định hướng nghề nghiệp và những khả năngtiềm ẩn trong mình trở thành chính xác và hiển minh; dựa vào các kỹ năng mongđợi và tiêu chí đánh giá mà người thực tập sinh có thể tự khẳng định mình được để

có hướng củng cố, trau dồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chấtđạo đức, nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề cho bản thân V.I.Lênin nhấn mạnh:

“cần xét đoán mọi người không phải qua lời nói, mà là qua việc làm của họ” Trên

Trang 31

cơ sở đó, thước đo giá trị của mỗi thực tập sinh trong TH là kết quả của việc thựchiện hệ thống việc làm, kỹ năng đã được định hướng, xác định trước.

Bên cạnh đó, các đợt TH của SV tại cơ sở góp phần xây dựng cơ cấu nhà đàotạo - đơn vị tuyển dụng bền vững Các đơn vị sử dụng nguồn lực tham gia hướngdẫn thực tập sinh, bồi dưỡng họ trở thành những chuyên viên thạo việc, có nghiệp

vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng cũng là hiện thực mong muốn củanhà tuyển dụng về hình ảnh người lao động mà mình muốn có trong thực tiễn hoạtđộng nghề; tránh được hiện tượng đào tạo lại sau khi SV ra trường và tham gia vàohoạt động nghề trong xã hội; và là kênh thông tin tham khảo quan trọng để các cơ

sở đào tạo điều chỉnh chương trình giáo dục của mình phù hợp với yêu cầu của nhàtuyển dụng và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

Tóm lại, hoạt động TH của SV ngành SPKT là những học phần thể hiện tínhđặc trưng của việc đào tạo nghề Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của các học phầntrong chương trình đào tạo sinh viên SPKT, kết quả của việc học tập những họcphần này là những việc làm, những kỹ năng nghề cụ thể, thiết thực đối với SV Do

đó, hoàn thiện về nội dung của các học phần TH sẽ góp phần quan trọng vào việcnâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

1.3.2 Mục tiêu hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật

Điều 33, Luật giáo dục [59]., tr.25-26] qui định về mục tiêu của giáo dục nghềnghiệp như sau: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động cókiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiệncho người lao động có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tụchọc tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” Điều này có nghĩa là, giáo dục nghềnghiệp trong đó có đào tạo nghề phải lấy mục tiêu đào tạo người lao động có kiếnthức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội làchính, đồng thời với khả năng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp

và trong xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển con người

Trang 32

của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Mục tiêu hoạt động TH của SV ngành SPKT là nhằm vận dụng, củng cố kiếnthức lí thuyết, hình thành KN, kĩ xảo và phẩm chất nghề nghiệp, từ đó đào tạo độingũ GV dạy nghề có năng lực TH nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạođiều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng làm giảng viên dạy nghềđáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.3 Đặc trưng hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật

Quá trình hoạt động TH có liên hệ chặt chẽ với quá trình lao động xã hội, đây

là một vấn đề cơ bản trong đào tạo nghề mà người giảng viên dạy TH phải nghiêncứu một cách nghiêm túc, bởi vì chính thông qua lao động thực tiễn đã rút ra để rồixây dựng mục đích và nhiệm vụ của dạy học TH nghề Hoạt động TH nghề nóiriêng là một hệ thống hoàn chỉnh các yếu tố sau: Mục tiêu TH, nội dung TH,phương pháp và hình thức tổ chức TH, hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả

TH Hoạt động TH của sinh viên SPKT có những đặc điểm sau:

- Hoạt động TH của SV ngành SPKT là hoạt động tiếp cận với thực tế sảnxuất, tiếp xúc với các máy móc, thiết bị, vật tư, kỹ thuật và công nghệ, giúp sinhviên rèn luyện và hình thành năng lực tư duy kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, thái độnghề nghiệp và thói quen lao động thông qua hoạt động TH

- Hoạt động TH của SV ngành SPKT chủ yếu diễn ra ở xưởng TH tại trường,hoặc phân xưởng sản xuất tại các doanh nghiệp Số lượng sinh viên TH nghề rấtkhác nhau ở mỗi ca thực hành (thường có từ 15 đến 25 sinh viên cho mỗi ca)

- Là hoạt động trong đó giáo viên hay cán bộ hướng dẫn là người truyền đạtnhững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nghề nghiệp của mìnhqua các thao tác mẫu, còn SV phải tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các thaotác thực hành kỹ thuật nhằm nắm vững kỹ năng TH nghề

- Hoạt động TH của SV ngành SPKT giúp SV nhanh chóng tiếp cận với côngnghệ mới, hiện đại, hình thành tác phong công nghiệp và tác phong sư phạm, thíchứng với nhiệm vụ giảng dạy của một giáo viên dạy nghề trong bối cảnh biến đổi

Trang 33

mạnh mẽ của khoa học - công nghệ.

- Hoạt động TH của SV bao giờ cũng có mục đích: mục đích TH là nắm vững,vận dụng, mở rộng các kiến thức đã được trang bị vào TH một số hoạt động nghềnghiệp Hình thành, rèn luyện, củng cố KN, kỹ xảo nghề nghiệp trong tương lai

- Trong hoạt động TH của SV ngành SPKT, có sự chuyển biến từ hoạt độnghọc tập lý thuyết sang tính chất học tập thực hành kỹ thuật đối với một ngànhnghề đào tạo Vì vậy trong hoạt động TH của SV ngành SPKT thể hiện rõ nétnguyên lý "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trườnggắn liền với xã hội”

- Hoạt động TH của SV vận hành theo nguyên tắc gián tiếp, thông qua công

cụ, phương tiện hỗ trợ: giáo trình, tài liệu tham khảo, công cụ lao động, công nghệthông tin biến tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và ngược lại

Từ các quan niệm trên, có thể khái quát về đặc trưng hoạt động TH của sinhviên SPKT: Hoạt động TH là quá trình tổ chức cho SV TH tại xưởng trường hoặctại các doanh nghiệp sản xuất dưới sự hướng dẫn của giảng viên dạy TH và cán bộhướng dẫn tại cơ sở TH Từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp vàtác phong công nghiệp đối với một ngành nghề kỹ thuật Mặt khác, hoạt động THgiúp cho mỗi SV định hướng quá trình đào tạo và những nội dung rèn luyện tiếptheo, giúp các cơ sở đào tạo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm của mìnhtheo yêu cầu phát triển của xã hội

Xuất phát từ đặc trưng hoạt động TH của SV ngành SPKY, nhà QL cần phảitạo ra các hoạt động nghề nghiệp, môi trường và cơ chế quản lí phù hợp với đặctrưng ngành học (tính đối tượng, tính chủ thể ) của SV để có thể phát huy tối đanhững giá trị của nó trong quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường

1.3.4 Nội dung hoạt động thực hành của sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật

Nội dung hoạt động TH phải phù hợp với mục tiêu dạy học, tập trung vàonăng lực TH các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêucầu đào tạo của nghề bảo đảm tính hệ thống, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đápứng sự phát triển của khoa học, công nghệ Hoạt động TH của SV ngành SPKT tậptrung vào hai nội dung là TH chuyên môn kỹ thuật và TH nghiệp vụ Sư phạm kỹ

Trang 34

thuật với những nội dung cụ thể sau:

i) Nội dung TH chuyên môn kỹ thuật

TH chuyên môn kỹ thuật giúp SV hình thành các kỹ năng nghề nghiệp theokhung năng lực nghề nghiệp Nội dung TH chuyên môn kỹ thuật bao gồm (1) Kiếnthức và lập luận kỹ thuật, (2) Năng lực khám phá tri thức, tư duy hệ thống, (3) Kỹnăng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật Nộidung TH cụ thể ở từng ngành SPKT như sau:

* Đối với ngành điện tử

Sinh viên TH những nội dung về phần mềm mô phỏng, ứng dụng trong kỹthuật như: CAD/CAM-CNC cơ bản, Matlab, Automation Studio, LabVIEW, PLC,WINCC và các phần mềm trong lĩnh vực điều khiển Vận hành, khai thác, bảo trì,bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử, các loại sản phẩm cơ điện tử hoặc công nghệ khuônmẫu với các hệ thống truyền động cơ khí, truyền động khí nén, điện - khí nén,truyền động thuỷ lực, điện - thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí; các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi xử lý, vi điều khiển, Robot, cácloại cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp Cài đặt và vận hành các hệ thống mạngtruyền thông công nghiệp, các chế độ truyền tải, cấu trúc, giao tiếp của mạng, cácphương thức mã hóa, các hệ thống bus tiêu biểu và các thành phần của hệ thốngmạng (Mạng Profibus, ASI-bus, Ethernet, )

* Đối với ngành công nghệ ô tô

Sinh viên TH những nội dung về thiết kế các chi tiết, các cụm chi tiết của hệthống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển trên ôtô,… Thửnghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô Nghiên cứu, cải tiến các hệthống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng Đánh giá và xâydựng các quy trình công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, máy động lực

* Đối với ngành công nghệ chế tạo máy

Sinh viên TH những nội dung về vận hành các máy công cụ tiện, phay, bào,vận hành và lập trình gia công trên máy CNC Sử dụng được các loại thiết bị dụng

cụ tiên tiến Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo trong ngành

cơ khí Thiết kế được các hệ thống sản xuất Triển khai phần cứng và phần mềm của

Trang 35

các hệ thống sản xuất Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý côngtác vận hành các hệ thống sản xuất.

* Đối với ngành công nghệ thông tin

Sinh viên TH những nội dung về việc thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết

kế triển khai các hệ thống mạng máy tính, thiết lập yêu cầu, xác định chức năng, lập

mô hình cho các hệ thống CNTT, khảo sát và thử nghiệm các giải pháp cho vấn đềCNTT, thiết kế được các hệ thống CNTT, triển khai phần cứng, phần mềm cho các hệthống CNTT, vận hành và quản lý công tác vận hành các hệ thống CNTT

ii) TH nghiệp vụ Sư phạm kỹ thuật

TH nghiệp vụ Sư phạm kỹ thuật bao gồm các nội dung: (1) Hiểu biết về cácphương pháp dạy học kỹ thuật, (2) Hiểu biết những vấn đề xây dựng chương trìnhmôn học, khóa học, (3) Có khả năng giảng dạy lý thuyết và TH, (4) Có phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp

1.3.5 Phương pháp và hình thức tổ chức thực hành cho sinh viên ngành

Sư phạm kỹ thuật

1.3.5.1 Phương pháp dạy thực hành

Phương pháp là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thựchiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học Phương pháp là cách thức, con đường đểđạt tới mục đích nhất định, là “hình thức tự vận động bên trong của nội dung” [12]

Do vậy, phương pháp bao giờ cũng có tính mục đích, tính cấu trúc, hệ thống trình tự

và luôn gắn liền với nội dung Đối tượng nào, mục đích nào thì phương pháp đó.Nói cách khác, mục đích và nội dung quy định phương pháp; ngược lại phươngpháp cũng tác động làm cho nội dung và mục đích có chất lượng cao hơn

Các chương trình dạy nghề đang sử dụng hiện nay được xây dựng bao gồm: 1)các mô đun đào tạo kỹ năng nghề cơ bản, 2) các mô đun đào tạo kỹ năng nghề nângcao, 3) mô đun thực tập sản xuất Theo khoa học sư phạm dạy nghề, căn cứ vàomục tiêu, nội dung và tính chất của các bài dạy trong các mô đun đề cập ở trêngiảng viên phải lựa chọn, vận dụng phù hợp các phương pháp tổ chức dạy học nhằmphát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy Cácphương pháp tổ chức dạy học TH nghề bao gồm:

Trang 36

a) Phương pháp dạy TH 4 bước

Đây là một phương pháp quan trọng trong dạy TH, đặc biệt thích hợp để giảngdạy các bài TH cơ bản Các bước của phương pháp này gồm:

Bước 1: Thông tin mở đầu bài dạy: Bước này gây động cơ học tập của SV,

Cung cấp thông tin khái quát về bài TH, những kiến thức sơ bộ Xác định các nhiệm

vụ của SV, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, quy trình, thời gian), Kiểm tra sựchuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu của SV

Bước 2: GVHD, CBHD làm mẫu SV tự quan sát, àm mẫu với với tốc độ vừa

phải theo trình tự lôgic kết hợp với giải thích cách thực hiện cụ thể, ngắn gọn Đặtcâu hỏi trong khi làm mẫu và nhấn mạnh những điểm chính

Bước 3: Sinh viên làm lại và giải thích Mục đích của bước này là kiểm tra sự

tiếp thu của SV những nội dung vừa quan sát Bước này SV mô tả lại các bước côngviệc vừa được quan sát, làm lại các bước công việc cùng với giải thích, GV kiểm tra,điều chỉnh các thao tác cho SV

Bước 4: SV luyện tập độc lập Mục đích của bước này là SV luyện tập kỹ

năng Trong bước này SV luyện tập; GV giám sát, kiểm tra, giúp đỡ SV SV luyệntập các KN nghề đã được hướng dẫn Sau khi SV đã nắm vững cách thức TH, GV

có thể cho SV tiến hành theo nhóm, đoàn hay cá nhân và GV, CBHD tiếp tục theodõi, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh, giải đáp thắc mắc của SV trong quátrình TH

b) Phương pháp dạy thực hành 6 bước

Sau khi SV đã hình thành được kỹ năng TH nghề qua quá trình học tập, GV có

thể sử dụng phương pháp tổ DHTH 6 bước để giúp cho SV tiếp tục hình thành được

kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập Phương pháp tổ chức dạy TH 6

bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn

và thông tin tài liệu để kích thích SV độc lập, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập.Các bước của phương pháp này gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin SV chủ động, độc lập thu nhận thông tin để biết

nội dung công việc cần làm

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc SV độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập

Trang 37

kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm.

Bước 3: Trao đổi chuyên môn với người hướng dẫn (GV, CBHD) SV trao đổi

chuyên môn với GV, CBHD về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ,chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ

Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ SV tự tổ chức lao động để thực hiện nhiệm vụ

của cá nhân hay nhóm trong phạm vi quy định

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá SV tự kiểm tra, đánh giá về kết quả thực hiện

công việc với nhiệm vụ đề ra ban đầu

Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm SV trao đổi chuyên môn với GV, CBHD

để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm cần phát huy, những điểm cầncải tiến để làm tốt hơn cho lần sau

Phương pháp TH tạo điều kiện cho SV hoạt động độc lập, thực sự trở thànhtrung tâm của hoạt động TH, có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lựccủa bản thân Khi sử dụng phương pháp 6 bước, GV, CBHD đóng vai trò ngườiquan sát và tư vấn cho SV trong quá trình TH Trong dạy học TH, phương pháp tổchức dạy 6 bước có thể được áp dụng cho DHTH nâng cao, thực tập sản xuất và nếukhéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong DHTH các quy trình

1.3.5.2 Các hình thức tổ chức hoạt động thực hành

Từ các phương pháp dạy học TH 4 bước và 6 bước phù hợp với từng giai đoạnhình thành KN nghề của SV, các hình thức TH của SV ngành SPKT được xác địnhtương ứng như sau:

a)Thực hành, thực tế chuyên môn

Thực hành, thực tế chuyên môn là hoạt động rèn luyện KN nghề cho SV thôngqua việc tổ chức cho SV xuống TH các môn học chuyên môn tại các nhà xưởng củatrường Từ đó SV tiếp cận những kiến thức cơ bản về chuyên ngành được đào tạocũng như KN nghề nghiệp trong tương lai Có ý thức trách nhiệm trong các hoạtđộng thực tiễn, ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và KN nghề nghiệpsau này

Trang 38

b) Thực hành nghề nghiệp

TH nghề nghiệp là hình thức thức hành nằm trong giai đoạn ba của quá trìnhrèn luyện KN nghề cho SV Hoạt động TH trong quá trình thực tập góp phần: (1)làm bộc lộ những KN nghề đã được hình thành ở SV giai đoạn TH chuyên môn tạitrường để đánh giá chúng một cách khách quan, khoa học; qua đó phát hiện nhữngnhược điểm, sai sót có thể có trong quá trình hình thành để kịp thời sửa chữa đảmbảo cho vốn KN nghề nghiệp đã có của SV khi ra trường đáp ứng yêu cầu của côngviệc; (2) hoàn thiện quá trình hình thành KN nghề cho SV ở các giai đoạn thực hànhtrước để hình thành một cấu trúc chỉnh thể của KN nghề ở SV; (3) nâng cao trình độcủa các KN nghề đã được hình thành của SV lên trên mức tối thiểu, đảm bảo cho đa

số SV khi tốt nghiệp có vốn KN tương ứng với trình độ đào tạo

c) Phương thức tổ chức TH nghề nghiệp

Tùy theo mô hình đào tạo nghề khác nhau có thể tổ chức rèn nghề (TH) cho

SV theo các hình thức khác nhau hoặc ngay trong một mô hình đào tạo nghề có thể

có hình thức TH khác nhau Đào tạo nghề theo mô hình song song là cùng lúc tiếnhành theo một logic khoa học nhất định giữa khối kiến thức chuyên môn (khối kiếnthức đại cương, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức chuyên ngành) và khối kiếnthức nghiệp vụ chuyên môn, TH nghề nghiệp Đào tạo nghề theo mô hình nối tiếp làphương thức đào tạo trước khối kiến thức chuyên môn (khoảng 3 năm) sau đó đàotạo tiếp khối kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, TH nghề nghiệp (khoảng 1 năm).Các phương thức tổ chức TH được thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Các phương thức tổ chức TH nghề nghiệp

Mô hình

đào tạo Phương thức tổ chức TH

Hoạt động rèn nghề tương ứng Thời gian TH

Song song

1 Tậptrung

a) Có giảng viên củaCSĐT làm trưởngđoàn

Rèn luyện kỹ năng

TH cơ bản Năm thứ nhất,năm 2, năm 3b) Không có giảng

viên của CSĐT làmtrưởng đoàn (gửithẳng)

Thực tập tốt nghiệp Năm thứ 4

2 Không tập trung Thực tập tốt nghiệp Năm thứ 4Nối tiếp 3 Bán tập trung Rèn luyện kỹ năngTH nâng cao Năm thứ 3, nămthứ 4

Trang 39

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của sinh viên ngành Sư phạm

kỹ thuật

KTĐG kết quả TH của SV được tiến hành trong toàn bộ thời gian SV rènluyện KN nghề nhằm đảm bảo tiến độ, hiệu quả, chất lượng của hoạt động và xâydựng mối liên kết giữa CSĐT với CSTH thông qua các hoạt động trao đổi thông tingiữa GV và CBHD Các hình thức, phương pháp kiểm tra: tiếp xúc trực tiếp, gọiđiện thoại, trao đổi qua emai, họp sơ kết, tổng kết được triển khai trong suốt quátrình TH để kiểm soát kết quả TH của SV, đảm bảo chất lượng đào tạo

- Xác định nội dung đánh giá: dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên hoạt động

TH của SV ngành SPKT và mức độ thực hiện các thành tố này trong thực tiễn tổchức hoạt động TH (mục tiêu, nội dung, phương pháp - hình thức TH; CBQL, GV,

CBHD, SV, hệ thống cơ chế tổ chức, điều kiện CSVC vận hành hoạt động trong

môi trường giáo dục ) để xác định nội dung đánh giá

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động TH của SV ngành SPKT: căn cứ

vào hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn của ngành SPKT, đặc trưng lao động nghềnghiệp của GVDN để xác định phẩm chất, NL chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng

mà SV cần tập trung thực hiện, rèn luyện trong quá trình TH

- Tổ chức đánh giá chất lượng TH: dựa trên Quy định về tiêu chuẩn đánh giá

chất lượng giáo dục trường ĐH, ban hành theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT và

Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT và kế hoạch TH của

1.4.1.1 Đối với nhà trường

QL hoạt động TH nghề nghiệp của SV ngành SPKT sẽ giúp các CSĐT có

Trang 40

những thông tin phản hồi (từ SV, cựu SV, CSTH, nhà tuyển dụng ) để hoàn thiệnchương trình đào tạo của ngành nhằm tạo được niềm tin cho người học, phụ huynh

và người sử dụng lao động Hơn nữa, nhà trường là cầu nối giữa SV và đơn vị tiếpnhận, sử dụng lao động QL tốt hoạt động TH của SV cũng mở ra nhiều cơ hội hợptác giữa nhà trường và đơn vị, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác (chương trìnhhọc bổng cho SV, cam kết tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, đào tạo theo địa chỉ ), từ

đó nâng cao vị thế của nhà trường trong hệ thống GDĐH, khẳng định chất lượng vàthương hiệu của nhà trường - những yếu tố then chốt đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của nhà trường và ngành học

1.4.1.2 Đối với giảng viên và sinh viên

QL hoạt động TH là cơ sở để GV thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp,hình thức hướng dẫn TH phù hợp, xác định rõ ràng về các tiêu chí đánh giá kếtquả TH của SV, thực hiện được tính tích cựctrong dạy học TH Đồng thời, đối với

SV nhu cầu được TH nghề nghiệp để rèn luyện KN nghề nghiệp là một nhu cầuchính đáng của người học, là động lực, yếu tố ràng buộc, tạo áp lực thúc đẩy mỗi

SV phải xác định được mục đích TH, xác định cụ thể các yêu cầu đối với bảnthân, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó không ngừng học tập và rèn luyện cácnăng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội, tăng cường cơhội học tập và việc làm, tích lũy kinh nghiệm đảm bảo cho sự hành nghề và tựkiểm tra lại bản thân mình để điều chỉnh các hoạt động phù hợp với yêu cầu củanhà trường và xã hội

1.4.1.3 Đối với đơn vị tiếp nhận sinh viên thực hành

Việc đón tiếp SV vào TH sẽ tạo thêm bầu không khí mới mẻ tại các CSTH,tạo thêm nội dung mới trong hoạt động của đơn vị Thông qua việc hướng dẫn thựctập sinh, các CBHD tại cơ sở đã góp sức mình vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhânlực cho nước nhà với tinh thần người đi trước dìu dắt, bồi dưỡng người đi sau;gương mẫu hơn trong công việc để tạo củng cố niềm tin về nghề nghiệp cho thựctập sinh Bên cạnh đó, các CSTH có thể mời SV về làm việc sau thời gian TH Điềunày giúp các đơn vị sử dụng lao động tiết kiệm được chi phí, thời gian, giảm tìnhtrạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng lao động đặc biệt là đối với SV mới tốt nghiệp

Ngày đăng: 24/04/2019, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w