Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhâncủa Hội sở ngân hàng An Bình được triển khai khá thành công với sự đa dạng vềsản phẩm cung cấp dù vẫn còn thua kém một số ngân hàng lớn khác:
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG
TMCP AN BÌNH
Ngành: KẾ TOÁN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Lan Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Mai Thảo MSSV: 09540030480 Lớp: 09DKNH1
TP Hồ Chí Minh, năm 2013
Trang 2Khoa: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Mai Thảo
Ngành : Kế toán
Chuyên ngành : Kế toán – Ngân hàng
2 Tên đề tài : Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân
hàng TMCP An Bình
3 Các dữ liệu ban đầu :
- Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2010
- Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2011
- Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2012
4 Các yêu cầu chủ yếu :
- Đúng hình thức
- Đúng kết cấu
- Đúng thời gian
5 Kết quả tối thiểu phải có:
(1) Nêu bật được tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàngTMCP An Bình
(2) Đề xuất một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Hội sở Ngânhàng TMCP An Bình
Trang 3( K ý v à g h i r õ h ọ t ê n )
Giản g viên hướn g dẫn phụ
( K ý v à g h i
r õ h ọ t ê n )
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn tốt nghiệp của mình là do tựbản thân nghiên cứu, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sáttình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Lan Hương Các số liệu có nguồngốc rõ ràng, tuân thủ đúng các nguyên tắc và kết quả trình bày trong bài luận văn đượcthu thập là trung thực
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm… Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC MAI THẢO
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Lan Hương - giảng viên khoa Kếtoán – Tài chính – Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên em trong suốtquá trình thực hiện bài luận văn này
Xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệTP.HCM nói chung và quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói riêng đã giảngdạy, truyền đạt những kiến thức thật bổ ích cho em trong suốt thời gian qua
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ ngân hàng cùng toànthể Ban lãnh đạo Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình đã tận tình hỗ trợ và cho phép em sửdụng những thông tin của ngân hàng để hoàn thành bài luận văn này
Và xin gửi lời cảm ơn đến ông bà, cha mẹ, anh chị em cũng như các bạn lớp09DKNH1 đã hết lòng quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài luận văn
Lời cuối, em kính gửi đến các cô chú anh chị cán bộ Hội sở Ngân hàng TMCP AnBình, các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ và cô Nguyễn Lan Hương lờichúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC MAI THẢO
Trang 6MỤC LỤC
1 Lời mở
đầu: 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM): 4
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.4 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 5
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 7
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 7
1.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 7
1.2.3 Phân biệt hoạt động cho vay khách hàng cá nhân với tổ chức doanh nghiệp
8 1.3 9
1.3.1 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay 9
1.3.2 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình 12
2.1.1 Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình 12
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCPAn Bình 14
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình trong những năm qua
16 2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở ngân hàng TMCP An Bình 17
Trang 7772.2.1 Cho vay SXKD 172.2.1.1 Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp – YOUshop 17
Trang 82.2.1.2.Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ - YOUshopplus 18
2.2.2 Cho vay BĐS 18
2.2.2.1 Cho vay mua nhà/đất/xây, sửa chữa nhà – YOUhouse 18
2.2.3 Cho vay tiêu dùng 19
2.2.3.1 Cho vay mua xe ô tô – YOUcar 19
2.2.3.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp – YOUmoney 19
2.2.3.3 Cho vay tiêu dùng có thế chấp – YOUspend 20
2.2.3.4 Cho vay du học – YOUstudy 20
2.2.3.5 Cho vay thấu chi – YOUoverdraft 21
2.2.3.6 Cho vay cầm cố STK/số dư tài khoản 22
2.2.4 Cho vay mua bán chứng khoán
22 2.2.4.1 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết – YOUstock 22
2.2.4.2.Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết - YOUotc 23
2.2.4.3 Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN 23
2.3.Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình
24 2.4.Chi tiết bộ hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình
26 2.5.Kết quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình
27 2.5.1 Công tác huy động vốn 27
2.5.2 Doanh số cho vay KHCN 29
2.5.4 Dư nợ cho vay KHCN 34
2.5.4.1 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm 36
2.5.4.2.Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn 40
2.5.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình 43
2.5.5.1.Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN 43
2.5.5.2.Dư nợ cho vay KHCN/Vốn huy động từ KHCN 48
2.5.5.3.Hệ số thu nợ 48
Trang 9992.5.5.4.Vòng quay vốn cho vay KHCN 49
2.6.Tóm tắt tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Hội sở Ngân hàng TMCP
Trang 107 viii
An Bình……… 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 3.1.Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình 54
3.1.1.Ưu điểm 54
3.1.2 Hạn chế 54
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình
57
3.2.1 Thực hiện chuyên môn hóa quy trình cho vay KHCN 57
3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN 58
3.2.3.Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo
59 3.2.4 Tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động
60 3.2.5 Cơ cấu lại danh mục các sản phẩm cho vay KHCN một cách hợp lý 60
3.2.6.Tăng cường tính ổn định của các khoản vay và dư nợ cho vay 61
3.3 Kiến nghị 62
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 62
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 62
KẾT LUẬN
63 Tài liệu tham khảo : 65
Trang 118 viii
DANH MỤC CÁC BẢNG/ BIỂU ĐỒ
BẢ NG:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình
(2010 -2012) 16
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình 28
Bảng 2.3: Doanh số cho vay KHCN trên tổng doanh số cho vay 30
Bảng 2.4: Doanh số thu nợ KHCN trên tổng doanh số thu nợ 33
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ 35
Bảng 2.6: Dư nợ cho vayKHCN theo sản phẩm 37
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn 41
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động cho vay KHCN trên tổng nợ xấu toàn ngân hàng
44 Bảng 2.9: Phân loại nợ cá nhân tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình 46
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khcn 50
BI ỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCPAn Bình 15
Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình (2010 – 2012) 16
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay KHCN trên tổng doanh số cho vay 32
Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ KHCN trên tổng doanh số thu nợ 34
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ 36
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm 40
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn 42
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ hoạt động cho vay KHCN 48
Biểu đồ 2.9: Hệ thống mạng lưới giao dịch từ 2009 đến 2012 55
Trang 13tổ chức cũng như chiến lược hoạt động Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho
cá nhân đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thànhnhững công cụ cạnh tranh chủ yếu Không chỉ những NHTM Việt Nam mà các ngânhàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ,STANDARD CHARTERED BANK, BNP hay thậm chí là các công ty tài chính cũng nhảy vào tranh giành nhóm khách hàngnày Điều này làm cho mức độ cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt
và càng quyết liệt hơn bao giờ hết
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP An Bình luôn chútrọng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng cánhân, đặc biệt là các sản phẩm cho vay, vì cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, mang lại
80 – 90% thu nhập của ngân hàng Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhâncủa Hội sở ngân hàng An Bình được triển khai khá thành công với sự đa dạng vềsản phẩm cung cấp dù vẫn còn thua kém một số ngân hàng lớn khác: cho vay sảnxuất kinh doanh; cho vay mua nhà/ đấ t/xây s ử a chữa nh à ; cho vay thấu chi; cho vay
du học Tuy vậy, nếu so sánh với tổng dư nợ của Ngân hàng thì dư nợ cho vaykhách hàng cá nhânvẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ, nhỏ hơn tỷ trọng dư nợ chovay khách hàng doanh nghiệp và nhỏ hơn so với tiềm năng vốn có của nó Điều nàycho thấy rằng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP An Bình vẫn cònrất
Trang 14vậy, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của
mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được chi tiết, cụ thể thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cánhân tại Hội sở ngân hàng TMCP An Bình qua 3 năm (2010 - 2012)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân tại Hội sở ngân hàng TMCP An Bình
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân tại Hội sở ngân hàng TMCP An Bình như: nguồn vốn huy động,doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ xấu và các chỉ tiêu đánh giáhoạt động cho vay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 15- Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo của Ban kiểmsoát, báo cáo của Hội đồng quản trị và báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàngqua 3 năm 2010 - 2012
Trang 163 năm (2010 - 2012) và định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN của Ngânhàng năm 2013.
Trang 17tả
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
-Dùng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính, phương pháp thống kê, mô
- Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: dùng để so sánh số liệu năm tính
với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyênnhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: dùng để làm rõ tình hìnhbiến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian xác định So sánh tốc độ tăngtrưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu
Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
5 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM):
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM:
Theo Mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế chovay của Tổ chức tín dụng với khách hàng xác định: “Cho vay là một hình thức cấptín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụngvào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc
và lãi”
1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM:
Các khoản cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đivay nhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tài sản khác khoảnmục cho vay có tính thanh khoản kém hơn vì thông thường chúng không thểchuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn thanh toán Khi mộtkhoản vay được NHTM cấp cho người vay thì người vay mới là bên chủ động: cóthể trả ngân hàng tiền vay trước hạn, đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêmthời gian trả nợ Còn các NHTM chỉ được phép quản lý các khoản vay đó tuân theohợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký trừ khi cónhững sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng
Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọinhu cầu vay vốn của khách hàng Phạm vi cho vay được mở rộng với mọi ngành,mọi lĩnh vực
1.1.3 Vai trò hoạt động cho vay của NHTM:
- Đối với NHTM: Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy
rằng với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay luôn chiếm quá nửa giá trị
tổng
Trang 19tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Đồng thời, rủi rotrong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho vay Tìnhtrạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi.
- Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế: Chức năng hàng đầu của các
NHTM để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ.Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanhcủa các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nềnkinh tế Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớpdân cư và cả cộng đồng Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mốiquan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ,bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống chonền kinh tế
1.1.4 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM:
Hoạt động cho vay của NHTM có thể được phân chia thành nhiều loạikhác nhau tùy theo những tiêu thức khác nhau nhưng thường được phân theo 5tiêu thức chính:
* Căn cứ vào mục đích:
- Cho vay Bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xâydựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực Công nghiệp,thương mại và dịch vụ
- Cho vay Công nghiệp và Thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại vàdịch vụ
- Cho vay Nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí như: phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nguyên liệu lao động…
- Cho vay sinh hoạt: Là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như muasắm các vật dụng đắt tiền (xe, du học….)
Trang 20* Căn cứ vào thời hạn:
- Cho vay ngắn hạn: loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để bùđắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắnhạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn: loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, chủ yếuđược sử dụng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ,
mở rộng sản xuất kinh doanh…
- Cho vay dài hạn: loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa cóthể lên đến 20–30 năm, dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn: xây dựngnhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
* Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay
- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo: thế chấp,cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba
* Căn cứ theo phương thức cho vay
- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngườivay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu
chi
- Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàngthoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tínhcho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Đây là hình thứccho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vaytham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh
- Cho vay theo món vay: là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn
của từng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõmục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ…
Trang 21* Căn cứ theo phương thức hoàn trả nợ vay
- Cho vay trả một lần khi đáo hạn: là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền vaycủa khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn
- Cho vay trả góp: là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Ngân hàngthường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định Đây
là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoámua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trongkhung lãi suất cho vay của ngân hàng
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy thuộc vàokhả năng tài chính của khách hàng
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM:
1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM:
Cho vay khách hàng cá nhân là loại hình cho vay của các NHTM tậptrung vào đối tượng khách hàng là những cá nhân, hộ gia đình Các khoản vay nàyphục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trongsinh hoạt, sử dụng cho các mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanhnhỏ lẻ của các hộ gia đình
1.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM:
- Hình thức vay: chủ yếu là vay theo món.
- Quy mô và số lượng các khoản vay: thông thường quy mô của mỗi khoản vay
của KHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp khoản từ vài chục đếnvài trăm triệu Tuy vậy, ở các NHTM số lượng các khoản vay KHCN thường lớn Ởcác NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vaykhách hàng cá nhân là rất lớn và do đó tổng quy mô các khoản vay khách hàng cánhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng
- Chi phí cho vay: Do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các
khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí(cả
Trang 22về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt vàquản lý các khoản vay Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thườnglớn hơn các khoản vay Doanh nghiệp.
- Rủi ro: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng.
Sở dĩ như vậy là do tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳtheo tình trạng công việc và sức khoẻ của họ Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinhnghiệm, trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trênthị trường bị hạn chế Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi ngườivay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản
- Lãi suất vay: linh động tùy thuộc từng đối tượng khách hàng và được điều chỉnh
định kỳ theo qui định của ngân hàng.Nhìn chung lãi suất của các khoản vay KHCNthường cao hơn các khoản vay khác của NHTM Nguyên nhân là do các chi phí củacho vay KHCN lớn, các khoản vay KHCN có mức độ rủi ro cao Ở Việt Nam lãisuất cho vay KHCN thông thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1, 2 -1,
5 lần
- Thời hạn trả nợ: linh hoạt, chủ yếu là các khoản vay ngắn và trung hạn, trừ một
số trường hợp vay mua nhà hay mua xe trả góp thì thời hạn có thể kéo dài hơn
1.2.3 Phân biệt hoạt động cho vay khách hàng cá nhân với tổ chức doanh nghiệp.
Cho vay KHDN Cho vay KHCN
khoản vay Tính ổn định cao
Nhỏ lẻ, không thường xuyên và không ổnđịnh, thường hình thành từ nhu cầu tức thời
Trang 23cho vay Cao
Cao, nhưng vì số lượng khoản vay KHCN nhiều hơn nên chi phí trên mỗi đồng cho vay KHCN cao hơn rất nhiều so với cho vay DN
Lãi suất
vay
Linh động, được điều chỉnh định
kỳ theo qui định của ngân hàng.
Linh động, được điều chỉnh định kỳ theo qui định của ngân hàng Thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1,2 -1,5 lần
Thời hạn
trả nợ
Linh hoạt, tùy vào mục đíchvay
Linh hoạt, chủ yếu là các khoản vay ngắn
và trung hạn, trừ một số trường hợp vaymua nhà hay mua xe trả góp thì thời hạn
có thể kéo dài hơn
1.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vay mà Ngân hàng cho
khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thờigian nhất định Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian làtháng, quý, năm
- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu
về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó
- Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ sosánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Trang 24Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
- Nợ xấu: là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng không trả được
cho ngân hàng mà không có một nguyên nhân cho chính đáng thì ngân hàng sẽchuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu Nợ xấu dùng
để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
+ Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn ( quá hạn dưới 10 ngày) Là loại nợ tốt, không có nghi
ngờ về khả năng thanh toán
+ Nhóm 2: nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày) Có dấu hiệu suy giảm khả
năng trả nợ, tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra trong giai đoạn nàynhưng sẽ xảy ra nếu những bất lợi tiếp tục còn tồn tại
+ Nhóm 3: nợ dưới chuẩn ( quá hạn từ 91 đến 180 ngày) Không có khả năng thu
hồi tổn thất một phần
+ Nhóm 4: nợ nghi ngờ ( quá hạn từ 181 đến 360 ngày) Khả năng tốn thất cao sau
khi đã tính đến giá trị thực tế của TSĐB
+ Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn( quá hạn trên 360 ngày) Không còn khả năng
thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ nhưng phát mãi TSĐB, tố tụng…
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại quyết định số 493 của NHNN Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng các
trích lập dự phòng để xóa nợ Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tìnhhình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được bảo đảm hay không
- Tỷ lệ Dư nợ/ Vốn huy động (lần): là chỉ tiêu xác định khả năng đầu tư của một
đồng vốn huy động Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngânhàng với nguồn vốn huy động
Dư nợ
Dư nợ/ Vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Trang 25- Hệ số thu nợ (%): là chỉ tiêu phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả
năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngânhàng tiến triển tốt và ngược lại
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
- Vòng quay vốn cho vay (vòng): là chỉ tiêu giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn
cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm Nếu số vòng quay vốn cho vaycàng cao có nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệuquả
cao
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn cho vay =
Dư nợ bình quân
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
2.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình
- Tên giao dịch: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình
- Tên giao dịch nước ngoài: ABBANK
- Giấy phép thành lập: Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình được thành
lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm1993
Trang 28hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh).
+ Kinh doanh ngoại tệ và vàng
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
- Vốn điều lệ: Tính đến ngày 31/12/2012, Ngân hàng TMCP An Bình chính
thức tăng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởngcho cổ đông hiện hữu từ nguồn quỹ thặng dư vốn cổ phần Hiện tại, Ngân hàngThương mại cổ phần An Bình là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớnnhất Việt Nam, cùng với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong vàngoài nước như:
+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình với tỷ lệ góp vốn trên 27% tổng vốn điều lệ
+ Maybank (ngân hàng lớn nhất Malaysia): cổ đông chiến lược nướcngoài, hiện đang sở hữu 15% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình
+ Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập khẩu Hà nội (GELEXIMCO)
- Mạng lưới CN/PGD: Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới giao dịch của
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình đạt 140 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thànhtrên toàn quốc đáp ứng nhu cầu của hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp vàtrên
120.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước
- Một số giải thưởng tiêu biểu:
2012
• Ngân hàng TTQT xuất sắc 6 tháng đầu năm 2012 do ngân hàng WellsFargo (Mỹ) trao tặng
• Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)
• Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012 do Thời báo kinh tế Việt Nam & Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) trao tặng
Trang 30• Ngân hàng đạt chuẩn điện Thanh toán quốc tế xuất sắc do hai ngân hàng
uy tín hàng đầu là WellsFargo và Citibank trao tặng trong hai năm liên tiếp
2010 và 2011
2010
• Thương hiệu Việt được yêu thích do Báo Sài Gòn Giải phóng trao tặngnăm 2010
• Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
tổ chức và bình chọn trong 03 năm liên tiếp: 2008, 2009 và 2010
• Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp vớiCục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức năm 2010
• Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ tiêu biểu Top Trade Services 2 năm liên tiếp 2009, 2010 do Bộ Công thương trao tặng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCPAn Bình
Trang 31I ỂU ĐỒ 2 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCPAN BÌNH
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2011)
Trang 322.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP An Bình trong ba năm 2010, 2011, 2012
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (2010 -2012)
Năm
2010
(Tỷ đồng)
Năm 2011 (Tỷ đồng)
Năm 2012 (Tỷ đồng)
Chênh lệch 2010-2011
Chênh lệch
2011 - 2012 Tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (tỷ đồng)
Tương đối (%) Doanh
thu 1.322,47 1.829,9 1.758,25 507,43 38,37 (71,65) (3,92)Chi phí 845,11 1.515,98 1.266,3 670,87 79,38 (249,68) (16,47)
Trang 332011, doanh thu chỉ tăng 38,37% trong khi chi phí tăng đến 79,38% Sự chênh lệchquá lớn đẩy mức lợi nhuận trong năm này giảm mạnh, từ 477,36 tỷ đồng năm
2010 xuống còn 313,92 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 34,24% Đến năm 2012,tình hình lại trái ngược hoàn toàn Doanh thu và chi phí cùng giảm nhưng tốc độgiảm chi phí cao hơn tốc độ giảm doanh thu đẩy lợi nhuận tăng lên mức 491,95 tỷđồng, tức tăng
56,71% so với năm 2011 Qua đó, ta có thể thấy, tình hình kinh doanh của Hội sởNgân hàng TMCP An Bình không ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đầykhó khăn như hiện nay
2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở ngân hàng TMCP
An Bình
Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân ở Hội sở Ngân hàng TMCP An Bìnhkhá đa dạng, được chia thành 5 nhóm cơ bản theo nhu cầu vay của kháchhàng Bao gồm: Cho vay SXKD, Cho vay BĐS, Cho vay tiêu dùng, Cho vay mua bánchứng khoán và Cho vay khác
2.2.1 Cho vay SXKD
2.2.1.1 Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp–YOUshop
- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng tăng tính chủ động và linh hoạt trong quá
trình sản xuất kinh doanh
- Đối tượng vay: cá nhân người Việt Nam, đang sinh sống và cư trú hợp pháp trên
lãnh thổ Việt Nam, có ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm và ABBankhạn chế
- Thời gian vay: tối đa 60 tháng
- Mức cho vay: không quá 80% giá trị tài sản đảm bảo do Ngân hàng TMCP An
Bình định giá, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa được quy định cụ thể chotừng nhóm khách hàng:
+ Cá nhân, hộ gia đình không có giấy phép kinh doanh: cho vay tối đa500.000.000 đ
Trang 34+ DNTN; hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, có giấy phép kinh doanh: cho vay tối đa 5.000.000.000 đ
- Tài sản bảo đảm: có tài sản đảm bảo thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách
hàng vay và/hoặc của bên thứ ba (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối củakhách hàng vay)
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng/quý
2.2.1.2 Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ YOUshopplus
Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đối tượng vay: các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân người Việt Nam, có ngành
nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm và Ngân hàng TMCP An Bình hạn chế, cónhu cầu bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Thời gian vay: tối đa 12 tháng
- Tài sản bảo đảm: có tài sản đảm bảo thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách
hàng vay và/hoặc của bên thứ ba (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối củakhách hàng vay)
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ
2.2.2 Cho vay BĐS
2.2.2.1.Cho vay mua nhà/đất/xây, sửa chữa nhà – YOUhouse
- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng mua được căn nhà, đất để ở như mong
muốn
Trang 35- Đối tượng vay: cá nhân người Việt Nam, tuổi từ 20 trở lên, có hộ khẩu thường
trú/tạm trú, có tài sản đảm bảo hợp lệ có nhu cầu mua nhà, đất để ở
- Thời gian vay: 20 năm đối với cho vay mua nhà/đất và 10 năm đối với xây dựng,
sửa chữa, nâng cấp
nhà
- Thời gian ân hạn: tối đa 36 tháng
- Mức cho vay: tối đa 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không quá 75% giá trị tài sản
đảm bảo
- Tài sản đảm bảo: bất động sản hoặc chính căn nhà, đất dự định
mua
- Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng
2.2.3 Cho vay tiêu dùng
2.2.3.1.Cho vay mua xe ô tô – YOUcar
- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng có đủ nguồn vốn để mua xe theo ý thích
phục vụ nhu cầu đi lại, kinh doanh….Khách hàng vẫn đứng tên trên giấy đăng kýxe
- Đối tượng vay: cá nhân người Việt Nam, tuổi từ 18 trở lên và đến khi kết thúc
khoản vay không vượt quá 55 tuổi đối với Nữ và 60 đối với Nam; có hộ khẩu trêncùng địa bàn với Ngân hàng, phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP An Bình; sở hữu
ít nhất 01 bất động sản hoặc sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá mà trị giá ≥ 100triệu đồng, có nhu cầu mua xe phục vụ mục đích đi lại, kinh doanh
- Thời gian vay: tối đa 60 tháng
- Mức cho vay: tối đa là 90% nhu cầu vốn nhưng không quá 70% giá trị tài sản
đảm bảo
- Tài sản đảm bảo: chính xe mua hoặc bất động sản
- Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng
2.2.3.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp – YOUmoney
- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính cho các mục đích
Trang 36tiêu dùng Không cần tài sản thế chấp.
Trang 37- Đối tượng vay: cá nhân mang quốc tịch Việt Nam có tuổi từ 22 trở lên và tuổi kết
thúc khoản vay là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, đang làm việc tại cácđơn vị được Ngân hàng TMCP An Bình chấp thuận; có xác nhận của công ty vềthời gian làm việc và mức lương hiện tại; thời gian làm việc liên tục ít nhất là 01năm; thu nhập ròng tối thiểu 10 triệu đồng; có Hộ khẩu thường trú tại địa bàn nơiNgân hàng TMCP An Bình xét vay; có điện thoại cố định tại nơi làm việc và nơi ở
để liên lạc; nhận lương qua tài khoản ngân hàng và phải cam kết chuyển thunhập về tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng TMCP An Bình, có nhu cầu vay vốnnhằm mục đích tiêu dùng mà không cần tài sản thế chấp, có uy tín tín dụng tốt,không có nợ từ nhóm 2 trở lên
- Thời gian vay: tối đa 36 tháng
- Mức cho vay: Tối đa 10 tháng lương, không vượt quá 200 triệu đồng Số tiền vay
hàng tháng không vượt quá 70% tổng thu nhập của khách hàng/tháng
- Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng
2.2.3.3 Cho vay tiêu dùng có thế chấp – YOUspend
- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính đáp ứng các nhu
cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, cưới hỏi… và cảithiện đời sống
- Đối tượng vay: cá nhân người Việt Nam sinh sống và cư trú hợp pháp trên lãnh
thổ Việt Nam, vay vốn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Thời gian vay: tối đa 60 tháng
- Mức cho vay: không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo
- Tài sản bảo đảm: Có tài sản đảm bảo thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách
hàng vay hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 (là cha mẹ, anh chị em ruột, ngườihôn phối của khách hàng vay)
- Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng
2.2.3.4 Cho vay du học – YOUstudy
Trang 38- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng chuẩn bị nguồn tài chính kịp thời đáp ứng
nhu cầu học tập cho con em mình
- Đối tượng vay: cá nhân người Việt Nam, có quan hệ thân nhân với du học sinh,
có nhu cầu cho thân nhân đi du học tại nước ngoài; Có hộ khẩu/tạm trú cùng địabàn với đơn vị Ngân hàng TMCP An Bình cho vay; Tuổi từ 18 trở lên và kết thúckhoản vay không quá 60 tuổi đối với Nam và 55 tuổi đối với Nữ; Có thu nhập
ổn định, đảm bảo đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn
- Thời gian vay:
+ 12 tháng đối với trường hợp cho vay mở STK chứng minh tài chính du học+ 60 tháng đối với trường hợp cho vay lập cam kết cấp khoản vay chứng minhtài chính du học
+ 120 tháng đối với trường hợp cho vay thực sự
- Mức cho vay: tối đa 90% học phí và/hoặc phí sinh hoạt
- Tài sản đảm bảo: tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và/hoặc bất động sản thuộc
sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách hàng vay
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng/quý/cuối kỳ
2.2.3.5 Cho vay thấu chi – YOUoverdraft
- Tiện ích sản phẩm: Khách hàng có thể chi tiêu vượt số dư trên tài khoản tiền gửi
thanh toán mở tại Ngân hàng TMCP An Bình.Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và
số ngày thực tế sử dụng
- Đối tượng vay: Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, tuổi từ 18 trở lên và thời
hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.Có nhucầu chi tiêu vượt số dư trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng TMCP An Bình
- Thời hạn của hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng
- Hạn mức cấp thấu chi:
Thấu chi tín chấp: tối đa 5 lần thu nhập ổn định hàng tháng và không quá
100 triệu đồng
Trang 39Thấu chi có TSĐB là Bất động sản: tối đa 8 lần thu nhập ổn định hàngtháng và không quá 300 triệu đồng.
Thấu chi có TSĐB là sản phẩm huy động vốn (sổ tiết kiệm; số dư tàikhoản; giấy tờ có giá ngắn hạn: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các sảnphẩm huy động vốn khác được quy định từng thời kỳ): Có thể lênđến
2.2.3.6 Cho vay cầm cố STK/số dư tài khoản
- Tiện ích sản phẩm: Thủ tục nhanh chóng giúp khách hàng có được nguồn tài
chính đáp ứng nhu cầu kịp thời
- Đối tượng cho vay: cá nhân người Việt Nam
- Thời gian vay: xác định phù hợp với nhu cầu của người vay
- Mức cho vay: dựa trên nhu cầu vốn vay thực tế và giá trị TSĐB
- Tài sản đảm bảo: Sổ tiết kiệm, Số dư tài khoản, giấy tờ có giá do Ngân hàng TMCP
An Bình và các ngân hàng khác nằm trong danh mục “Các ngân hàng phát hành”được Ngân hàng TMCP An Bìnhchấp thuận
- Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng/ cuối kỳ, gốc trả cuối kỳ
2.2.4 Cho vay mua bán chứng khoán
2.2.4.1 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết – YOUstock
Trang 40- Tiện ích sản phẩm: Giúp khách hàng tăng tính chủ động và linh hoạt trong quá
trình đầu tư