1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia pù mát, huyện con cuông, tỉnh nghệ an

112 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 8,21 MB

Nội dung

Khái niệm vườn quốc gia Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về vườn quốc gia: Theo quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn: V

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LỢI

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-NGUYỄN THỊ LỢI

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ : 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN ĐÌNH THI

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị

nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đềuđược chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lợi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô giáo trong Khoa Môitrường, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là Quý Thầy cô trong Bộmôn Sinh thái nông nghiệp - những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Nguyễn Đình Thigiảng viên Bộ môn Sinh thái nông nghiệp, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết vàtận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát; đặcbiệt là các cán bộ Phòng Giáo dục môi trường và Du lịch sinh thái, Phòng Khoahọc và Hợp tác quốc tế đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết, tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tại Vườn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lợi

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Vườn quốc gia 3

1.1.1 Khái niệm vườn quốc gia 3

1.1.2 Vài nét về một số VQG trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.1.3 Vai trò của vườn quốc gia trong bảo tồn đa dạng sinh học 8

1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học 9

1.2.1 Khái niệm đa dạng sinh học 9

1.2.2 Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học 10

1.2.3 Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia 13

1.2.4 Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở một số VQG trên thế giới 14

1.2.5 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia ở Việt Nam 15 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học 19

1.3.1 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến một số vườn quốc gia điển hình trên thế giới 19

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học ở một số vườn quốc gia ở Việt Nam 19 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia P

ù22

Ch

ươ 24

2.1

24

Trang 6

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đadạng sinh học 24

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTĐDSH : Bảo tồn đa dạng sinh học

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

IUCN : Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và

tài nguyên thiên nhiênHST : Hệ sinh thái

NCKH : Nghiên cứu khoa học

PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng

SFNC : Dự án lâm nghiệp cộng đồng và bảo tồn thiên nhiênTNTN : Tài nguyên thiên nhiên

UBND : Ủy ban nhân dân

UNEP : Chương trình môi trường Liên hợp quốc

VQG : Vườn quốc gia

WWF : Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Phân loại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam 11

1.2 Các tác động đến ĐDSH ở VQG Xuân Thủy bởi các tác động của con người 20

3.1 Thành phần dân tộc các huyện trong khu vực VQG Pù Mát 30

3.2 Mật độ và dân số các xã trong khu vực VQG Pù Mát 31

3.3 Các taxon thực vật có mạch ở vườn quốc gia Pù Mát 36

3.4 So sánh số loài thực vật có mạch ở một số vườn quốc gia tại Việt Nam

36 3.5 Các taxon có mạch ở vườn quốc gia Pù Mát 37

3.6 Số lượng và tỷ lệ các loài cây có ích phục vụ nhu cầu của con người tại VQG Pù Mát 37

3.7 Các taxon phân loại động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát 40

3.8 Nhóm động vật quý hiếm tại vườn quốc gia Pù Mát 40

3.9 Một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu ở Vườn quốc gia Pù Mát 41

3.10 Các toxon phân loại động vật ở vườn quốc gia Pù Mát 42

3.11 Số lượng cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát tham gia các khóa tập huấn 47

3.12 Nhận xét của người dân về mức độ tuyên truyền, tập huấn về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực Vườn quốc gia Pù Mát 48

3.13 Các loại hình tuyên truyền của cán bộ VQG Pù Mát tới người dân sống trong khu vực vùng đệm 49

3.14 Các hình thức tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học tại trường học của cán bộ VQG Pù Mát 50

3.15 Các hình thức tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học tại thôn bản của cán bộ VQG Pù Mát 51

3.16 Các chương trình, dự án thực hiện tại VQG Pù Mát 53

3.17 Phân tích mỗi quan hệ giữa chủ rừng và các bên liên quan tại khu vực vườn quốc gia Pù Mát 55

Trang 11

MỞ ĐẦU

Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quantrọng đối với sự phát triển trên toàn thế giới Với sự phát triển nhanh chóng củakinh tế - xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho

đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng Nhiều loài độngvật và thực vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là

do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý Do đó, việc quản lý tài nguyên

và bảo tồn đa dạng sinh học là thực sự cần thiết và cấp bách (Nguyễn HoàngNghĩa, 1999)

Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được thành lập vào ngày 08/11/2001 (tiềnthân là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát được thành lập năm 1995) nằm dọc theobiên giới Việt Lào thuộc khu vực Tây Nam tỉnh Nghệ An Đây là VQG có diệntích lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với diện tích 94804,4ha VQG Pù Mát làmột trong những VQG tiêu biểu của Việt Nam và thế giới, có nguồn tài nguyênĐDSH phong phú, chứa nhiều nguồn gen động vật và thực vật quý hiếm, cảnhquan thiên nhiên hùng vĩ và có nét văn hóa bản địa rất đặc sắc Với 2.494 loàithực vật bậc cao có mạch và 1.824 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bòsát, lưỡng cư, cá, côn trùng và kiến Đặc biệt, nơi đây phân bố các loài thú quýhiếm, đặc hữu mới được các nhà khoa học phát hiện trong thập niên 90 của thế

kỷ 20 gồm: Sao la, Mang Trường Sơn Vườn còn là nơi lưu giữ bảo tồn các loàithực vật quý hiếm không chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới như: Pơ Mu, Sa MuDầu Thông qua các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học (NCKH), du lịchsinh thái, VQG đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển, nâng cao đời sống chongười dân Đồng thời giữ gìn và phát triển bền vững bản sắc và giá trị văn hóacủa các dân tộc sinh sống trên địa bàn (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Pù Mát có các dân tộc: Thái,Khơ Mú, Kinh, H’Mông, Đan Lai, Poong và Ơ Đu Sinh kế của họ chủ yếu dựavào việc khai thác và sử dụng các loại nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) trongVườn (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Trang 12

Hoạt động BTĐDSH ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức,nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên ĐDSH tăng cao, mặt khác do tầmquan trọng và giá trị trực tiếp của ĐDSH đối với cuộc sống con người rất lớn Bêncạnh đó, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chứcnăng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể nên hiệu quả bảo tồn

đa dạng sinh học chưa cao

Để đánh giá hiện trạng và quản lý tài nguyên ĐDSH làm cơ sở đề xuất một

số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại VQG Pù Mát, tôi thực hiện đề tài “Thực trạng

hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”.

Mục đích nghiên cứu

- Xác định thực trạng đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát

- Đánh giá hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đadạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát

Yêu cầu của đề tài

- Tìm hiểu được tổng thể hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại vườnquốc gia Pù Mát

- Tìm hiểu được tất cả những hoạt động ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạngsinh học tại vườn quốc gia Pù Mát

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vườn quốc gia

1.1.1 Khái niệm vườn quốc gia

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về vườn quốc gia:

Theo quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn: Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đấtliền hoặc có hợp phần đất ngập nước biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mụcđích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tácđộng hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa chothế hệ hôm nay và mai sau Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinhthần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST được kiểm soát và ít

là mỗi quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí

+ Ở đó, có quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanhchóng sự khai thác cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí vàlòng ngưỡng mộ

+ Việc thiết lập VQG và khu bảo tồn nhằm mục đích chính cho sựBTĐDSH và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục vàtạo môi trường du lịch Như vậy, VQG là địa bàn phù hợp cho du lịch sinh thái.Theo quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướngchính phủ Việt Nam về quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một loại rừngđặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

Trang 14

+ Vườn quốc gia là khu rừng tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngậpnước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập, bảo tồn một hay nhiều hệ sinhthái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay bị tác động rất ít từ bên ngoài,bảo tồn các sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

+ Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho bảo tồnrừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và dulịch sinh thái

+ Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinhthái đặc trưng, các động thực vật đặc hữu, về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệđất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

1.1.2 Vài nét về một số VQG trên thế giới và ở Việt Nam

a) Một số VQG trên thế giới

Vườn quốc gia Kruger

Là một trong những VQG lớn nhất châu Phi, với diện tích 18.898 km2.Đây là nơi bảo tồn động vật lớn nhất Nam Phi, nhằm kiểm soát các loài độngvật hoang dã bị săn bắn làm các loại hàng hóa đặc biệt Kruger là nơi cư trúcủa hơn 517 loài chim, 147 loài động vật có vú khác Năm 1989, số lượng voi

bị giết hại trở nên nhiều nên VQG đã cố gắng bảo vệ chúng Đến năm 2004 sốlượng voi đã tăng lên 11670 con, năm 2006 là 13500 con…Ở đây với nhiềuloài động vật hoang dã, quý hiếm như: Sư tử, voi, chó hoang, ngựa vằn, linhdương, tê giác, bò rừng…Du khách đến đây có nhiều cơ hội thỏa mãn sở thíchchụp ảnh (Hà Duy, 2011)

Vườn quốc gia Galapagos

VQG Galapagos ở Equador không chỉ là một VQG mà còn là một di sảnthế giới, một khu dữ trữ sinh quyển và giờ đây còn là một khu dữ trữ sinh tháibiển Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, có môi trường phùhợp cho các loài sinh vật thích nghi như: rùa, chim sẻ, xương rồng khổng lồ và

họ hàng hướng dương, chim bói…(Hà Duy, 2011)

Tuy ở các nước khác nhau nhưng các VQG có đặc điểm chung là bảo vệcác loài động - thực vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, các

Trang 15

cảnh đẹp thiên nhiên hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng cùng với nét văn hóa địaphương nhiều bí ẩn mà khách du lịch muốn khám phá.

b) Các vườn quốc gia điển hình ở Việt Nam

Năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 192/2003/QĐ

- TTg ban hành chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của ViệtNam đến năm 2012 (Chính phủ, 2003)

Hình 1.1: Quá trình phát triển hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004.

Đến năm 2012, việc quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Namđược đẩy mạnh, trong đó có 30 vườn quốc gia (Bộ NN & PTNT, 2004)

Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Cạn

VQG Ba Bể được thành lập vào ngày 10/11/1992 thuộc huyện Ba Bể, tỉnhBắc Cạn VQG Ba Bể có tổng diện tích là 44.750 ha được chia thành các khu vựcnhư sau: vùng lõi 10.048 ha, vùng đệm 34.702 ha Vùng lõi bao gồm: phân khubảo vệ nghiêm ngặt 3.931 ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.083 ha, phân khuhành chính 34 ha (Vườn quốc gia Ba Bể, 2013)

Từ khi thành lập vườn quốc gia Ba Bể đã thu được những kết quả như:+ Về công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học, các kết quả điều tra khảosát cho thấy: có 1268 loài thực vật bậc cao Ở đây, đã chăm sóc, bảo vệ nhữngloài động vật hoang dã bị đe dọa như: hổ, gấu, sơn dương…(VQG Ba Bể, 2013)

Trang 16

+ Công tác quản lý và bảo vệ rừng: VQG Ba Bể đã bố trí các trạm kiểmtra tại các địa bàn trọng điểm Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tácquản lý và bảo vệ rừng thông qua chương trình 661 Xây dựng cơ chế phối hợpquản lý bảo vệ rừng với các xã trong và xung quanh vườn Thường xuyên bàngiao với lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan khối nội chính về quản lý bảo vệrừng Tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng tại các thôn bản tham giaquản lý bảo vệ rừng, thực hiện quy ước bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.+ Hoạt động DLST và tuyên truyền giáo dục môi trường: thực hiện theoquy chế 104 của BNN&PTNT về hoạt động DLST trong rừng đặc dụng Thựchiện các hoạt động thu phí tham quan, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫnkhách tham quan Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động DLST Tổchức hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, du khách đến tham quan về việc bảo vệrừng và bảo vệ môi trường Xuất bản các ấn phẩm (tờ rơi, sách…) tuyên truyềncho du khách (VQG Ba Bể, 2013).

Bên cạnh những kết quả vẫn còn những hạn chế như: kinh phí cho hoạtđộng nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế do vườn trực thuộc tỉnh Bắc Cạn Các

đề tài nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm

Qua những hoạt động đã đạt được và chưa đạt được của Vườn ta có thể rút

ra một số bài học kinh nghiệm như: dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh Bắc Cạn,giám đốc VQG Ba Bể là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động, chương trình củaVườn Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương đó chính là những cán bộ,người dân có năng lực đều đã được huy động tham gia vào các hoạt động,chương trình của Vườn, chính họ đã góp phần quyết định đến sự thành côngtrong công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển DLST Cần phải duy trì và tiếptục phát triển các hạt nhân địa phương này theo cùng mục tiêu chung để tập trungnguồn nhân lực, giữ vững các thành quả đạt được và tiến tới thành công mới Bêncạnh nguồn lực chính từ ngân sách nhà nước thì ban quản lý Vườn có nhiều hoạtđộng nhằm thu hút nguồn tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoàinước để cung cấp cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển DLST Sự tham gia

và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong đó có cộng đồng là thực sự cần

Trang 17

thiết cho sự điều phối hiệu quả Để trên cơ sở đó, mọi hoạt động diễn ra đều đượccác bên liên quan hiểu rõ, tham gia và ủng hộ.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập năm 2001 nằm ởphía tây tỉnh Quảng Bình VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những khurừng đặc dụng hàng đầu của Việt Nam đang lưu giữ nhiều giá trị khoa học rấtquan trọng Vườn đã thống kê được 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, 843 loàithực vật có xương sống BQLVQG đã có những nỗ lực quan trọng trong quátrình hợp tác NCKH với nhiều tổ chức trong và ngoài nước Năm 2003, lần đầutiên chương trình hợp tác NCKH giữa VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với vườn thúCologne - cộng hòa liên bang Đức Các nhà khoa học đã phát hiện ra 1 loài bò sátmới cho khoa học đó là loài tắc kè Phong Nha Cũng năm 2003, tiến sĩ NguyễnThái Tự đã công bố 10 loài cá mới cho khoa học ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.Năm 2005, các nhà khoa học thuộc viện thực vật Comarop - viện hàn lâm khoahọc Liên Bang Nga, trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội đã phát hiện mới

về quần thể bách xanh đá cổ sơ và rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Đinh HảiDương, 2010)

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác nghiêncứu khoa học và phát huy những giá trị di sản thiên nhiên nhưng VQG PhongNha - Kẻ Bàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

+ Công nghệ thông tin và thiết bị nghiên cứu còn thiếu và yếu

+ Thiếu ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học: Trung tâm không

có nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn mà cũng không tranh thủ được nguồnkinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh để tổ chức cácnghiên cứu khoa học

+ Thiếu nhân lực: mặc dù có 27 biên chế cho trung tâm nghiên cứu khoahọc và cứu hộ với đa phần là các kỹ sư và bác sĩ thú y được đào tạo chính quynhưng đều là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn

Trang 18

+ Những áp lực của người dân địa phương lên tài nguyên rừng đang lànhững đe dọa lớn đến sự nguyên vẹn của TNTN thế giới VQG Phong Nha -

Kẻ Bàng

Qua những hoạt động đã đạt được và chưa đạt được của Vườn, ta có thểrút ra những bài học kinh nghiệm như sau: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã cónhững nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, để có nguồn kinhphí lớn cho NCKH thì BQLVQG cần có những hoạt động nhằm thu hút sự thamgia của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước, để toàn thể cộng đồng cùngchung tay góp sức xây dựng và phát triển bền vững vườn quốc gia VQG PhongNha - Kẻ Bàng được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh đẹp, là địa điểm hấp dẫnkhách du lịch BQLVQG cần có những chương trình tập huấn các hoạt độngnhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc bảo vệ rừng vàphát triển DLST của Vườn (Đinh Hải Dương, 2010)

1.1.3 Vai trò của vườn quốc gia trong bảo tồn đa dạng sinh học

- Phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại và sinh vật ngoại laixâm hại, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan

- Các VQG được thành lập thu hút được nhiều dự án cho BTĐDSH và các

dự án phát triển kinh tế cho người dân sống trong vùng đệm của VQG

- Giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho người dân Các dự án pháttriển kinh tế sẽ giúp cho người dân cải thiện được cuộc sống Du lịch sinh thái ởVQG phát triển sẽ giúp cho người dân có thêm việc làm trong các dịch vụ sinh tháiphục vụ khách du lịch Giúp cho kinh tế của người dân được tốt hơn từ đó giảmđược sức ép của người dân vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (HàDuy, 2011)

Trang 19

1.1.3.2 Ở Việt Nam

Vườn quốc gia được thành lập có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn

đa dạng sinh học và những loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa Trong đó cónhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cũng như nhiều loài vừamới được phát hiện gần đây:

- Có giá trị đa dạng sinh học cao và có sinh cảnh đa dạng

- Phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại và sinh vật ngoại laixâm hại, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan

- Phát triển và mở mang du lịch sinh thái tạo điều kiện phát triển kinh tế

xã hội và văn hóa vùng núi đồng thời tạo thêm nguồn thu bổ sung cho kinh phíbảo vệ TNTN của vườn quốc gia

- Tạo cơ hội trong việc thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mụcđích bảo tồn thiên nhiên (Nguyễn Văn Tý, 2014)

1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học

1.2.1 Khái niệm đa dạng sinh học

Năm 1989, quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH

là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật

và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vôcùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạngnguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn

bộ các sinh vật sống trên Trái Đất, từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật vàcác loài nấm Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa cácloài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinhsống và cả sự khác biệt của mối tương tác gữa chúng với nhau (IUCN, UNEP,WWF, 1996)

Theo công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vậtsống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nướcngọt và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là bộ phận ĐDSH bao gồm sự đadạng trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa

Trang 20

dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng sinhthái) Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và tổ hợp(Bộ NN & PTNN, 1998).

Theo khoản 5, điều 3, luật đa dạng sinh học năm 2008: ĐDSH là sựphong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (LuậtĐDSH, 2008)

ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trênTrái Đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ vi sinh vật,nấm, thực vật, động vật, các hệ sinh thái và môi trường chúng sinh sống

ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế,góp phần xóa đói giảm nghèo…Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng, tiêuthụ và sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người ĐDSH và cảnhquan là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn nước,bảo vệ môi trường trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu hiệnnay (Hồ Văn Cử, 2003)

1.2.2 Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH) là quá trình quản lý mối tác độngqua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợiích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu củacác thế hệ mai sau

Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thểloài đang tồn tại và phát triển Công việc này được tiến hành bên trong hoặc bênngoài nơi sống tự nhiên Có nhiều phương pháp và công cụ để bảo tồn đa dạngsinh học Theo Bộ tài nguyên và môi trường (2004) thì có thể phân chia cácphương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:

- Bảo tồn tại chỗ:

Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo

vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên Thôngthường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và ápdụng các biện pháp quản lý phù hợp

Trang 21

Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành côngtác BTĐDSH khá sớm Hai hình thức BTĐDSH phổ biến được áp dụng ở ViệtNam là: Bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển vị Bảo tồn tại chỗ là hình thức bảotồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Kết quả của phương pháp bảotồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thốngrừng đặc dụng.

Bảng 1.1: Phân loại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam

Hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùngsinh thái toàn quốc Tuy nhiên, hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặcđiểm là phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán.Trong số 128 khu bảo tồn có 14 khu có diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 40,6%các khu bảo tồn, bao gồm: vườn quốc gia có 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh quan Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000

ha trở lên (Nguyễn Văn Dũng và cs, 2007)

- Bảo tồn chuyển vị:

Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và cácsinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng (Bộ tài nguyên và môi

Trang 22

trường, 2005) Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi

vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sống bị suy thoái hay hủy hoạikhông thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiêncứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộngđồng Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm: các vườn thực vật, vườn động vật, các bểnuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống…

Ở Việt Nam công tác bảo tồn chuyển vị còn tương đối mới, nhưng trongnhững năm gần đây công tác này đã đạt được những thành tựu nhất định

◦ Bước đầu hình thành mạng lưới vườn thực vật, vườn động vật, vườn sưutập trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn

◦ Các vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn động vật đã sưu tập được sốlượng loài và cá thể tương đối lớn

◦ Bảo tồn chuyển vị góp phần đáng kể cho bảo tồn tại chỗ đối với các loàiđộng vật hoang dã, sắp tuyệt chủng ngoài tự nhiên Một số loài động thực vậthoang dã bị tiêu diệt ngoài tự nhiên đã được gây nuôi thành công như: Hươu Sao,Hươu xạ, cá sấu hoa cà, lim xanh…

Tuy nhiên công tác bảo tồn chuyển vị ở Việt Nam còn một số tồn tại như:

◦ Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết Hệ thống các vườn thựcvật, vườn cây gỗ, thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tínhchất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái trên toàn quốc.Các vườn thú chủ yếu vấn mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý đếncông tác bảo tồn

◦ Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoại

gỗ, số lượng loài sưu tập còn ít, chưa có vườn thực vật nào vượt quá 500 loài

◦ Việc đào tạo cán bộ bảo tồn chuyển vị rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâubảo tồn chuyển vị làm việc tại các vườn thực vật, vườn động vật, trạm cứu hộ

◦ Vấn đề bảo tồn chuyển vị chưa được quan tâm đúng mức trong các chủtrương chính sách về BTTN Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyếtđịnh số 225/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về giống cây trồng, giốngvật nuôi Quyết định 86/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quyhoạch tổng thể hệ thống bảo tồn tự nhiên Việt Nam đến năm 2020

Trang 23

◦ Cho đến nay, việc đầu tư phát triển các vườn thực vật, vườn cây gỗ, câyrừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý Chưa có chínhsách đầu tư các nguồn khác như các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng.

- Phục hồi (Rehabilitation):

Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển vị.Các biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinh cảnh,các quá trình sinh thái Việc phục hồi sinh thái bao gồm một số công việc nhưphục hồi lại các hệ sinh thái tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôitrồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuầnhoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công việcvui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần động - thực vật như trước

đã từng có (Bộ tài nguyên và môi trường, 2004) Một trong những mục tiêu quantrọng trong công việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và cácthành phần của ĐDSH Ngoài việc xây dựng các khu bảo tồn cũng cần thiết phảigiữ gìn các thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực

mà con người đa làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ các khu vực đượcxây dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảotồn đa dạng sinh học

1.2.3 Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia

Việt Nam là nơi có ĐDSH cao trên thế giới nhưng ĐDSH ở nước ta đanggiảm sút với tốc độ khá nhanh Chính vì diện tích rừng ngày càng giảm sút nênhàng năm số lượng các loài trong sách đỏ Việt Nam không ngừng gia tăng

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm ĐDSH là do các hoạt động củacon người như: chặt phá rừng, săn bắt động vật, lấn chiếm đất đai làm thu hẹpkhông gian sống của động vật

Nhằm khắc phục tình trạng mất môi trường của động vật cũng như bảo vệcác nguồn gen của thực vật nhà nước đã phê chuẩn xây dựng hệ thống các khubảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

Trang 24

Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong nhữngbiện pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp BTĐDSH(Tổng cục môi trường, 2010).

Có thể nhận định rằng, việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn và VQG

đã làm cho công tác BTĐDSH ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảotồn Vấn đề còn lại là thực hiện cho đúng tiến trình, kèm theo đó là những thayđổi, cải tiến về chính sách, thể chế trong quản lý và tất nhiên là thực hiện tiếntrình này cần rất sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan trong và ngoàinước có liên quan (Bộ NN & PTNT, 2004)

1.2.4 Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học ở một số VQG trên thế giới

Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn là ý tưởng đầutiên xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstonengày 01/3/1872 (Oilwatch, 2004)

Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức hội nghị thếgiới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thể kỷ XX, vấn đề đào tạochuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm, các giảipháp BTĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhaunhư hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triểnkhai Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và khubảo tồn được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các khu bảo tồn đến việc chú ý nhiềuđến các khu bảo tồn ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ các tổ chức bảo tồn vàcác chính phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũngnhư cơ hội để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn (Ý Lâm, 2011)

Có thể nói rằng, đến nay trên thế giới mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn,thách thức nhưng BTĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện Công tác quản

lý BTĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các khubảo tồn mà còn chú trọng đến giáo dục về quản lý và nâng cao hiệu quả trong điềuhành cũng như nhận thức bảo tồn, chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảotồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồnnhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH,chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các tài nguyên di truyền một cách bìnhđẳng và công bằng

Trang 25

Bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia trên thế giới.

Mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nên có các biệnpháp phù hợp để quản lý hiệu quả khu bảo tồn của quốc gia mình Trong một sốquốc gia, việc cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương được xem như một biệnpháp chủ yếu để thu hút người địa phương tham gia trong các hoạt động quản lýbảo vệ rừng trong các khu bảo tồn Điều này có thể được thực hiện thông qua cáchoạt động như khuyến khích du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn, chuyển giaocác kỹ thuật canh tác tiên tiến tới người dân địa phương Trong các quốc gia khácnhau, thông qua các cuộc hội họp với cộng đồng địa phương và các hoạt độngnâng cao nhận thức như: giáo dục môi trường, người dân địa phương sẽ tham giatích cực hơn trong quá trình đưa ra các quyết định quản lý trong các khu bảotồn (Ý Lâm, 2011)

1.2.5 Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia ở Việt Nam

Việc thành lập các khu bảo tồn và VQG đã làm cho công tác BTĐDSH

ở Việt Nam phần nào đáp ứng được mục đích bảo tồn Ban quản lý các VQGcũng đã đề ra và thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm mục đích bảotồn đa dạng sinh học (Nguyễn Văn Tý, 2014) như:

+ Tuần tra, bổ sung các trang thiết bị cho các trạm bảo vệ rừng, ký hợpđồng bảo vệ và trồng rừng, phòng chống cháy rừng, chống buôn bán động vậthoang dã

+ Giáo dục môi trường và truyền bá các thông tin liên quan cho người dânsinh sống xung quanh vùng đệm Vườn quốc gia

+ Cung cấp, bổ trợ các kỹ thuật khoa học cho công tác quản lý, xâydựng cơ sở dữ liệu, duy trì chương trình cứu hộ động vật Duy trì và bổ sungcác mẫu thực vật

+ Đào tạo cán bộ và xây dựng các tuyến đường tại vùng đệm

Tuy nhiên, trong công tác BTĐDSH vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

+ Có nhiều khu bảo tồn có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đếncác hoạt động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng

Trang 26

+ Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngânsách nhà nước, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn.

+ Trong quản lý hiện nay chủ yếu là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kếtđược quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn vừa phát triển

Một số ví dụ điển hình

Vườn quốc gia Bến Én

VQG Bến Én được thành lập năm 1992 với tổng diện tích 16.634 ha.BQLVQG Bến Én đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoahọc vào công tác bảo tồn ĐDSH

Năm 2005, vườn đã khoanh nuôi, phục hồi được 2.006 ha rừng tự nhiên,khoanh nuôi kết hợp tác động kỹ thuật cao 96 ha, chăm sóc rừng trồng phục hồisinh thái 60 ha, xây dựng và chăm sóc vườn thực vật 29 ha, điều tra phân loại thựcvật 30 ha với 984 loài cây Ngoài ra cán bộ của vườn còn theo dõi các thông số kỹthuật về diễn biến các loài cây quý hiếm, thực nghiệm xử lý gieo giống, gieo ươm,gây trồng một số cây mới để bảo tồn quỹ gen thực vật (Nguyễn Anh Tài, 2010).VQG Bến Én là nơi lưu giữ diện tích và số lượng lim xanh lớn nhất cả tỉnhvới diện tích khoảng 1000 ha Lim xanh ở VQG Bến Én có độ tuổi từ 25 - 30năm, đường kính dao động từ 20 - 25cm (Nguyễn Anh Tài, 2010)

VQG Bến Én đã triển khai nhiều biện pháp để quản lý, bảo vệ như khoanhvùng, giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp quản lý đến từng tiểu vùng Thậm chíthành lập các chốt gác ngay giữa rừng, cắt cử cán bộ thay phiên nhau trực Tuynhiên, cuộc chiến giữa rừng giữ lim xanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn Đối tượngkhai thác trộm chủ yếu là dân bản địa, thông thuộc đường rừng như lòng bàn tay.Bên cạnh công tác bảo vệ VQG triển khai công tác bảo tồn Công tác bảo tồn limxanh hiện nay ở VQG Bến Én chủ yếu là công tác bảo tồn chuyển vị Trong hainăm gần đây, thông qua dự án 661, VQG Bến Én đã trồng mới 80 ha lim với mật

độ 500 cây/ha nguồn giống lim bản địa Hiện nay, toàn bộ diện tích lim này đangsinh trưởng và phát triển tốt (Nguyễn Anh Tài, 2010)

Trang 27

• Thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bến ÉnĐược sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức trong nước vàquốc tế VQG Bến Én đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nhằm tăng cường chấtlượng của công tác BTĐDSH của khhu vực này.

+ Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1997 và từ tháng 10 đến tháng 12 năm

1998, tổ chức khám phá môi trường Việt Nam và viện sinh thái tài nguyên sinhvật đã điều tra ĐDSH của VQG Bến Én (Nguyễn Anh Tài, 2010)

+ Từ năm 1998 - 2000, hội bảo tồn sinh thái Nhật Bản và trường đại học

tự nhiên Hà Nội đã tiến hành thực hiện dự án bảo tồn động vật hoang dã ở VQGBến Én, dự án đã đánh giá các giá trị ĐDSH và xây dựng chiến lược bảo tồn choVQG (Nguyễn Anh Tài, 2010)

+ Năm 1999 chương trình điều tra hổ Đông Dương cũng đã tiến hành bởicác nhà khoa học viên sinh thái và tài nguyên sinh vật và cục kiểm lâm tại VQGBến Én (Nguyễn Anh Tài, 2010)

• Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Bến ÉnBên cạnh những thuận lợi nêu trên trong công tác BTĐDSH tại VQG Bến

Ở đây họ phát nương làm rẫy, săn bắt các động vật, khai thác các sản phẩm của

Trang 28

rừng để sinh sống Các hoạt động của họ đã làm tổn hại đến mục tiêu của các khubảo tồn, làm cho các khu bảo tồn bị giảm chất lượng một cách nhanh chóng.

Để giảm bớt khó khăn, Chính phủ đã cho phép di chuyển một số dân rakhỏi khu bảo tồn và đã thực hiện tốt ở Vườn quốc gia Cúc Phương từ năm 1987

Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu bảo tồn, trong vùng đệm Ở nơi mới,

họ đã được cung cấp các điều kiện để sinh sống ổn định Chương trình này đã đạtđược những kết quả bước đầu Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, để thực hiệnđược công tác bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự đối lập giữanhân dân địa phương và khu bảo tồn, mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ

và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và điều quan trọng là phải xem

họ có được hưởng những lợi ích trực tiếp gì từ khu bảo tồn Cần thiết phải xâydựng vùng đệm, tạo thêm công ăn việc làm hợp lý cho nhân dân ở đó, giúp họgiảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lênkhu bảo tồn và rồi tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết thực của họ.Một số khu bảo tồn và vườn quốc gia đã thực hiện các dự án như trên và bướcđầu đạt kết quả khả quan

Tóm lại, nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong công việc bảo vệ rừng và

đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và sử dụng một cách bền vững tài nguyênthiên nhiên nói chung và xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia nói riêng.Thử thách quan trọng nhất đối với nước ta trong công cuộc bảo vệ là sớm tìmđược biện pháp ngăn chặn kịp thời sự suy thoái của rừng nhiệt đới, suy thoái các

hệ sinh thái điển hình cùng với hệ động vật và hệ thực vật phong phú ở đó

Nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, dân số lại đông

Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tàinguyên thiên nhiên, đồng thời họ đã làm suy thoái môi trường và gây tổn hạicho sự phát triển trong tương lai Vì vậy để giải quyết vấn đề bảo vệ thiênnhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, kể cả những giống cây trồng, vậtnuôi, cứu các loài khỏi nạn diệt vong, không phải chỉ là vấn đề giáo dục, thựcthi pháp luật, nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà còn phải chú ý đến vấn đềkinh tế - xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nhất

Trang 29

là những người dân nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môitrường, rừng, các hệ sinh thái điển hình, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyênthiên nhiên, kể cả đất, rừng, nước, các loài động vật - thực vật mà họ có tráchnhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sốngcủa họ, con cháu họ và cho cả cộng đồng.

Vì rừng và đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong công cuộc pháttriển bền vững của đất nước, cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công táctrồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học Để có thể hoàn thành đượcnhiệm vụ khó khăn này cần phải động viên được sự đồng tâm của đông đảo nhândân với nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường Phát động phong trào rộng rãitrong toàn dân về bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng hợp

lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đẩy mạnh chương trình kế hoạch hoá giađình và sớm hoàn thành công việc xoá đói giảm nghèo

Cần bổ sung, hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách đối vớingười làm công tác quản lý bảo vệ rừng, chính sách hưởng lợi của những ngườisản xuất, bảo vệ rừng Cần đề cao ý thức trách nhiệm, quyền hạn của chính quyềnđịa phương, nơi nào để xảy ra phá rừng, chính quyền nơi đó phải chịu trách nhiệmchính (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004)

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học

1.3.1 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến một số vườn quốc gia điển hình trên thế giới

Các VQG đều nằm ở giữa các vùng dân cư mà đời sống của họ còn gặpnhiều khó khăn Người dẫn ở đây chủ yếu là tá điền, cuộc sống của họ dựa vàotài nguyên thiên nhiên của rừng để sinh sống Trình độ dân trí của họ thấp Vìvậy, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên từ rừng vẫn là yếu tố chínhảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dang sinh học ở vườn quốc gia

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học ở một số vườn quốc gia ở Việt Nam

Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

VQG Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam Sinh vật ở VQG Xuân

Trang 30

Thủy rất đa dạng, tuy nhiên VQG Xuân Thủy đang bị tác động bởi một số

áp lực

Trang 31

Bảng 1.2: Các tác động đến ĐDSH ở VQG Xuân Thủy bởi các tác động của

con người C

Trang 32

Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng gây thêm sức ép về bảo tồn vàquản lý đất ngập nước trong khu vực đó là áp lực dân số: sự tăng trưởng dân sốtrong khu vực có tỷ lệ 1,7% mỗi năm với mật độ dân số cao (1.246 người/km2).Cùng với áp lực gia tăng dân số nhận thức về bảo vệ môi trường và TNTN củacộng đồng dân cư trong khu vực cò hạn chế khiến việc sử dụng bền vững tàinguyên đất ngập nước ở khu vực này còn nhiều thách thức.

Vườn quốc gia Tràm Chim

VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp được thành lập năm 1998 với cảnhquan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ động - thực vật đa dạng, phong phú VQG TràmChim đã thu hút sự tham quan của rất nhiều khách du lịch

Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tácđộng tiêu cực đến ĐDSH ở VQG Tràm Chim

• Tác động đến thảm thực vật - hệ sinh thái

Sự mất mát tài nguyên thực vật - HST bị ảnh hưởng do việc phát quangthảm thực vật để làm đường mòn du lịch Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đếncác loài thực vật, đời sống động vật xung quanh đường mòn Một lượng lớnkhách du lịch đến VQG và sử dụng dịch vụ câu cá, chính hoạt động này gây ratác động tiêu cực tới HST bởi lẽ: để tránh bị vướng lưỡi câu dưới cỏ mà một sốkhách du lịch đã khoanh vùng và móc hết lớp cỏ trên bờ, thậm chí còn sử dụnghóa chất để thu hút cá, gây ô nhiễm môi trường, bẻ cành cây cho vào thùng đựng

cá (Nguyễn Văn Tý, 2014)

Hằng năm, số lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập,nghiên cứu với số lượng đông Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắtchứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích, ham muốn ghi lại nhữngkhoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lẫn nhau và vô tình giẫm đạp lên các loàithực vật để chụp ảnh

Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh giúp tạo ra mộtsân chơi bổ ích cho tất cả khách du lịch Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì mặttiêu cực của nó là: ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, đến đời sống sinh vật trong

Trang 33

vườn, gây tác động xấu đến các loài thực vật xung quanh khu vực cắm trại(Nguyễn Văn Tý, 2014).

Qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm là: các hoạt động của con người

dù ở mức độ nào thì vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạngsinh học ở vườn quốc gia Vì vậy, mỗi người cần có ý thức tốt trong việc bảo vệtài nguyên thiên nhiên của mình

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia

Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An

Từ lâu cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa dựa vào TNTN Một

bộ phân dân cư sống bằng sản xuất trên nương rẫy Rừng còn là nơi cung cấplương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc…cho dân trong vùng Từ khiVQG Pù Mát được thành lập các hoạt động phát rẫy trái phép không còn nhưngkhai thác lâm sản, bắt thú rừng vẫn còn khá phổ biến

Một số tuyến mà dân cư bên ngoài hay xâm nhập vào vườn quốc gia:Tuyến sông Giăng: tuyến này người dân Môn Sơn có thể ngược sông xâm nhậpvào vườn quốc gia khai thác măng ở bên ngoài ranh giới VQG, nhưng đôi khingười dân vẫn xâm nhập vào vị trí bên trong vườn quốc gia Các tuyến Khe Bu,Khe Choang, Khe Thơi cũng là những nơi xung yếu mà các hoạt động xâm nhập

có thể xảy ra (Bộ NN&PTNT, 2011)

Vì mục đích thỏa mãn các nhu cầu sử dụng tại chỗ và thương mại, trongbối cảnh khá năng của các cơ quan chức năng trong việc giảm sát, xử lý các hìnhthức khai thác, buôn bán trái phép các loại tài nguyên động vật, thực vật rừng ởđịa phương cũng như trên phạm vi toàn quốc còn hạn chế cũng như thực trạngđời sống kinh tế, văn hóa thấp của người dân địa phương đặc biệt là bản dân tộcngười Đan Lai đang định cư trong vùng lõi VQG đã có các hoạt động ảnh hưởngđến tài nguyên rừng và cảnh quan vườn quốc gia (Bộ NN&PTNT, 2011):

- Phá rẫy, làm nương là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, mất rừng, phá vỡcân bằng sinh thái

Trang 34

- Khai thác gỗ, măng, củi trái phép tác động xấu đến tài nguyên rừng.Rừng bị tàn phá dẫn đến một số loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng cũng như hủyhoại môi trường sống của nhiều loài động vật.

- Săn bắn động vật hoang dã giảm suy giảm số lượng cá thể các loài, đedọa tuyệt chủng một số loài khác và gây nhiễu loạn đối với động vật sinh sốngtrong rừng

- Đánh bắt cá bằng mìn, điện, chất độc trên sông suối, phá hủy môitrường, hủy diệt hệ động thực vật thủy sinh

- Các hoạt động buôn bán gỗ, động vật hoang dã là nguyên nhân cho việckhai thác, săn bắt trái phép trong rừng

- Chăn thả gia súc quá mức dưới tản rừng ngăn cản quá trình phục hồirừng, phá hoại cây non

- Các hoạt động khai thác lâm sản: lấy trầm, lấy măng, cây thuốc, mậtong…làm khan hiếm thậm chí đe dọa tuyệt chủng một số loài

Vì vậy, để bảo vệ tài nguyên rừng bên cạnh các biện pháp quản lý bằngluật pháp cần có chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm nâng caonhận thức của người dân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng

Trang 35

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Pù Mát

- Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát

2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Về không gian: Vườn quốc gia Pù Mát.

2.2.2 Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2014 đến tháng

12/2015

2.2.3 Về nội dung

Nghiên cứu tập trung vào thực trạng hoạt động bảo tồn đa dạng sinh họctại vườn quốc gia Pù Mát Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực vườn quốc gia Pù Mát 2.3.2 Thực trạng đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Pù Mát.

2.3.3 Thực trạng hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Pù Mát 2.3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những dữ liệu, dẫn liệu có sẵn liên quan đến nội dungnghiên cứu và tập trung để đạt được mục tiêu nghiên cứu, do đó tôi tiến hành thuthập những tài liệu liên quan như sau:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên (tài nguyênthiên nhiên và tài nguyên nhân văn) vườn quốc gia Pù Mát được thu thập từ banquản lý vườn quốc gia

- Các thông tin, số liệu về vườn quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học đượcthu thập từ sách, báo, internet, tạp chí…

Trang 36

2.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban quản lý, kiểm lâm VQG Pù Mát,người dân sống trong vùng đệm, vùng lõi VQG Pù Mát để thu thập thông tin vềtính ĐDSH, hoạt động BTĐDSH

+ Phỏng vấn cán bộ, kiểm lâm VQG Pù Mát

Tổng biên chế cho vườn quốc gia là 120 người Do tính chất công việc củatừng cán bộ nên tôi tiến hành phỏng vấn 17 cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát

Nội dung phỏng vấn: tôi tiến hành phỏng vấn các nội dung chủ yếu như:

các thông tin chung về VQG, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG, tìnhtrạng khai thác tài nguyên ở Vườn quốc gia, hoạt động của khách du lịch khi đếntham quan VQG Pù Mát

+ Phỏng vấn người dân sống trong khu vực Vườn quốc gia Pù Mát

Người dân sinh sống trong 3 huyện thuộc khu vực VQG Pù Mát có 7 dântộc là: Thái, Kinh, Khơ Mú, Đan Lai, H’Mông, Poong, Ơ Đu Trong đó, có 3 dântộc có số người sinh sống đông nhất trong khu vực VQG Pù Mát là Thái, Kinh vàKhơ Mú Theo số liệu thống kê của VQG Pù Mát (2012) thì 7 dân tộc sinh sốngtrong khu vực VQG với tổng số là 16.954 hộ và 93.335 nhân khẩu

- Khu vực vùng lõi VQG Pù Mát có: 256 hộ gồm 03 bản, tôi tiến hành xácđịnh dung lượng mẫu điều tra như sau:

+ Bản Cò Vạt gồm 98 hộ: tôi tiến hành phóng vấn đại diện 17 hộ

+ Bản Khe Cồn gồm 75 hộ: tôi tiến hành phóng vấn đại diện 16 hộ

+ Bản Bủng gồm 92 hộ: tôi tiến hành phóng vấn đại diện 16 hộ

Như vậy, trong khu vực vùng lõi VQG Pù Mát tôi tiến hành điều tra khảosát với số lượng mẫu là 49 mẫu (nông hộ)

- Khu vực vùng đệm VQG Pù Mát gồm: 16.791 hộ thuộc 16 xã là: ĐỉnhSơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn (huyện Anh Sơn); Môn Sơn, Lục

Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê (huyện Con Cuông);Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp (huyện Tương Dương) Trong 16

xã đó thì 7 xã của huyện Con Cuông có vị trí gần VQG Pù Mát và hoạt động củangười dân liên quan trực tiếp đến tài nguyên của Vườn 7 xã thuộc huyện Con

Trang 37

Cuông được chia thành 3 khu vực Khu vực 1 gồm: Châu Khê, Môn Sơn; Khuvực 2: Lục Dạ, Chi Khê, Bồng Khê; Khu vực 3 gồm: Lạng Khê, Yên Khê Dothời gian và các điều kiện khác tôi tiến hành khảo sát như sau Khu vực 1 tôichọn phóng vấn bản Xiềng thuộc xã Môn Sơn (Bản Xiềng nằm sát rừng đặcdụng, là nơi giao thoa giữa con đường vào vùng lõi và đường đi ra vùng ngoài).Khu vực 2 tôi chọn phỏng vấn bản Khe Rạn thuộc xã Lục Dạ (nằm gần trụ sởVQG Pù Mát) Khu vực 3 tôi chọn phỏng vấn bản Nưa thuộc xã Yên Khê Mỗibản tôi lựa chọn 20 phiếu khảo sát và tổng số phiếu khảo sát cho khu vực vùngđệm là 60 phiếu.

Tổng số phiếu khảo sát người dân khu vực vùng đệm và vùng lõi củaVQG Pù Mát là 109 phiếu

Nội dung điều tra phóng vấn: ở mỗi hộ gia đình tôi tập trung khảo sát

những nội dung cơ bản sau đây: tình hình sử dụng tài nguyên, hoạt động sinhhoạt, thu nhập của người dân và đánh giá của họ trong việc bảo vệ đa dạng sinhhọc tại VQG Pù Mát

2.5 Tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu, tôi tiến hành phân tổ và tổnghợp thống kê lại theo từng nội dung nghiên cứu Sau đó tôi sử dụng phần mềmmicrosft excel để xử lý các số liệu đã thu thập được

Trang 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vườn quốc gia Pù Mát

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Tây Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (61km)

- Phía Đông Nam giáp 2 xã của huyện Anh Sơn là: Phúc Sơn và Hội Sơn

- Phía Tây Bắc giáp 3 xã của huyện Tương Dương là: Tam Hợp, Tam Quang, Tam Đình (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Hình 3.1: Bản đồ chỉ dẫn đường đến VQG Pù Mát

Nguồn: VQG Pù Mát, 2013.

Trang 39

3.1.1.2 Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng

a) Địa hình

Vườn quốc gia Pù Mát thuộc vùng núi cao, có địa hình hiểm trở, bị chiacắt mạnh bởi hệ thống sông suối dày đặc, độ dốc lớn Độ cao biến động từ 200 -1.841m, trong đó 90% diện tích có độ cao<1000m Khu vực cao nhất là cácđỉnh dông giáp biên giới nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đỉnh cao nhất

là đỉnh Pù Mát cao 1.841m được đặt tên cho vườn quốc gia Từ hệ dông chínhnày hình thành các dải dông phụ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và cácthung lũng, tạo nên 4 hệ thống suối chính: Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng,Khe Khặng (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

b) Địa chất, thổ nhưỡng

Qua kết quả khảo sát thực địa và bản đồ thổ nhưỡng, vườn quốc gia PùMát có các nhóm loại đất chính sau:

- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích

và biến chất có kết cấu hạt mịn (FHs): đất có thành phần cơ giới thịt trung bình,phân bố nhiều ở phía nam và phía đông nam

- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu vàng nhạt hay vàng xám phát triểntrên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (FHq): đất có thành phần cơ giớithịt nhẹ hoặc trung bình, phân bố nhiều ở phía Tây và Tây Nam

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): phân bố chủ yếu ởtrung tâm và phía đông, đất có thành phân cơ giới nặng đến trung bình

- Nhóm đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất cókết cấu hạt thô (Fq): phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc, đất có thànhphần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, trong đất nhiều đá lẫn, tầng đất trung bình

- Nhóm đất Feralit phát triển trên đá vôi (Fv): phân bố chủ yếu phía ĐôngBắc, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, màu đỏ vàng hay nâu đỏ

- Nhóm đất dốc tụ và đất phù sa sông suối (D, P): phân bố ven các sôngsuối, nhiều nhất là ở thung lũng Khe Khặng, Khe Choăng, Khe Thơi Đất có màunâu xám, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Trang 40

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, cómùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc lạnh và giómùa Tây Nam (gió Lào) khô nóng Các yếu tố khí hậu mang tính phân cựcmạnh, hình thành 2 mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10; mùakhô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm 23,60C, cao nhất 42,70C; thấp nhất 1,70C; nhiệt

độ trung bình tháng thấp nhất 170C (tháng 1), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất28,70C (tháng 7) (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.791mm, năm cao nhất 2.287mm, nămthấp nhất 1.190mm, số ngày mưa trung bình là 140 ngày, Trên 70% lượng mưatập trung vào các tháng 8, 9, 10 và tháng 5 (mưa tiểu mãn) nên thường gây ra lũlụt, những tháng còn lại lượng mưa phân bố không đều dẫn tới hạn hán (TrầnXuân Cường và cs, 2012)

3.1.1.4 Thảm thực vật ở vườn quốc gia Pù Mát

Thảm thực vật ở vườn quốc gia Pù Mát khá phong phú, đa dạng gồmnhững đồi núi đá vôi, thảm thực vật tái sinh, rừng nguyên sinh lớn và rừng hỗngiao Vườn quốc gia Pù Mát có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt mang nétđộc đáo của Việt Nam

Các kiểu thảm thực vật:

- Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đớichiếm 29%

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chiếm 46,5%

- Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi chiếm 1,7%

- Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy chiếm 21%

- Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác chiếm 1,4%

- Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy chiếm 0,4%

Độ che phủ của rừng đạt 98%, trong đó rừng nguyên sinh và rừng giàuchiếm hơn 76% tổng diện tích của vườn quốc gia (Trần Xuân Cường và cs, 2012)

Ngày đăng: 11/01/2019, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), ĐDSH và bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam, trang thông tin chuyến đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr 2 - 8 Khác
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình bảo tồn ĐDSH và sinh thái Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 - 2010, Hà Nội Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam, thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam (tái bản lần thứ Khác
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án đầu tư, Dự án khả thi đầu tư xây dựng vườn quốc gia Pù Mát giai đoạn 2002 - 2011 Khác
5. Bộ Quốc Phòng (2007), Dự án quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Thác Kèm thuộc vườn quốc gia Pù Mát, tr 6 - 12 Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Đa dạng sinh học và bảo tồn, Hà Nội Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia – Chuyên đề ĐDSH”, Hà Nội Khác
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội Khác
9. Hồ Văn Cử (2003), Nghiên cứu đề xuất mốt số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại vườn quốc gia Yokđôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học lâm nghiệp Khác
10. Trần Xân Cường (2011), Cẩm nang nhận dạng các loài động vật - thực vật quý hiếm, NXB Nghệ An Khác
11. Trần Xuân Cường và Bùi Đức Hảo (2012), Cẩm nang giá trị đa dạng sinh học và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, NXB Nghệ An Khác
12. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Huy Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Mỗi liên hệ giữa phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mỗi liên hệ giữa đói nghèo và phát triển bền vững, Hà Nội Khác
13. Đinh Hải Dương (2010), Nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Ban Quản lý dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng Khác
14. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái Đất chiến lược cho cuộc sống bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác
15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
16. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh (2012), Đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Khác
17. Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011). Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, tạp chí khoa học 2011, trường đại học Cần Thơ Khác
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch số 44/2005/QH11, ngày 14/6/2005 Khác
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 20/2008/QH12, luật đa dạng sinh học, NXB Hồng Đức Khác
20. Nguyễn Anh Tài (2010), Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bến Én, trung tâm cơ sở dữ liệu thực vật Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w