BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG NAI, LÂM ĐỒNG, BÌNH PHƯỚC THEO 12 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ HÀ NGUYÊN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2009 - 2013
Trang 2Tháng 06/ 2013
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG NAI, LÂM ĐỒNG, BÌNH PHƯỚC THEO 12 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI
Tác giả
PHẠM THỊ HÀ NGUYÊN
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
TS Hồ Văn Cử
Trang 3Tháng 06 năm 2013
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
‐ Tìm hiểu tính Đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên;
‐ Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý và bảo tồn Đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay;
‐ Đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học cho vườn quốc gia Cát Tiên
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2013 Kết thúc: tháng 06/2013
4 Họ tên GVHD: TS HỒ VĂN CỬ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng … năm 2013 Ngày… tháng… năm 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Hồ Văn Cử, người đã động viên,
hướng dẫn, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong học tập và nghiên cứu
khoa học Thầy cũng là người hướng dẫn và luôn cho tôi những lời khuyên bổ ích
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận này Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn
chân thành đến thầy Phạm Hữu Khánh đã giúp đỡ và hướng dẫn trong thời gian tôi
thực tập tại Vườn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm
học vừa qua
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn các bạn thuộc tập thể lớp DH09DL đã luôn chia
sẻ và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng đến ba mẹ và những người thân trong gia đình
đã động viên chăm sóc con
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn chân thành của
quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn
Lời sau cùng xin được kính chúc Quý thầy cô luôn tràn đầy sức khỏe và ngày
càng thành công
Xin trân trọng cảm ơn!
Phạm Thị Hà Nguyên
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG NAI, LÂM ĐỒNG, BÌNH PHƯỚC THEO 12 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI” được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 02/2013 đến tháng 06/2013
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG Cát Tiên,
Giá trị Đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên,
Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý, bảo tồn Đa dạng sinh học ở VQG Cát Tiên theo 12 nguyên tắc quản lý hệ sinh thái,
Đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học cho VQG Cát Tiên nhằm thỏa mãn 12 nguyên tắc quản lý hệ sinh thái,
Kết luận và khuyến nghị
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vi
DANH SÁCH HÌNH ẢNH vii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2
Chương 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3
2.1.1 Đa dạng sinh học 3
2.1.2 Hệ sinh thái 4
2.1.3 Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái 4
2.2 TỔNG QUAN VQG CÁT TIÊN 6
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên 6
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên 8
2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 12
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 15
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
3.3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 15
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.4.1 Thu thập tài liệu 16
3.4.2 Khảo sát thực địa 16
3.4.3 Xử lý và phân tích số liệu 16
3.4.4 Tham khảo ý kiến của chuyên gia 17
Trang 73.4.5 Đánh giá tình hình quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên các tiêu
chuẩn của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 19
4.1.1 Quy hoạch ranh giới và phân khu chức năng 19
4.1.2 Đa dạng hệ sinh thái 20
4.1.3 Đa dạng khu hệ động vật 26
4.1.4 Tầm quan trọng của VQG Cát Tiên trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học 33
4.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VQG CÁT TIÊN 34
4.2.1 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực 34
4.2.2 Hệ thống tuần tra quản lý bảo vệ rừng 38
4.2.3 Cơ sở hạ tầng 39
4.2.4 Đào tạo 39
4.2.5 Các hoạt động bảo tồn của VQG Cát Tiên 40
4.2.6 Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường 41
4.2.7 Quy hoạch đầu tư và phát triển vùng đệm 43
4.2.8 Sự tồn tại cộng đồng dân cư trong vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Tiên 44
4.2.9 Luật pháp và thể chế 46
4.2.10 Những thách thức và đe dọa đối với công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cát Tiên 47
4.2.11 Các hoạt động quản lý bảo tồn của VQG Cát Tiên theo các nguyên tắc tiếp cận quản lý hệ sinh thái 50
4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO VQG CÁT TIÊN 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
5.1 KẾT LUẬN 55
5.2 KHUYẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 58
Trang 8DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFD Cơ quan phát triển Pháp (Agence Française de Développement) CBD Công ước Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity) CIFOR Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center for
International Forestry Research) ĐDSH Đa dạng sinh học
ENV Trung tâm giáo dục thiên nhiên Việt Nam (Education for
Nature-Vietnam) FFI Tổ chức Bảo tồn Động, thực vật Quốc tế (Fauna and Flora
International) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system)
IUCN Hiệp hội Bảo tồn Quốc tế (The World Conservation Union)
MAB Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (Man and the
Biosphere Program)
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng
PES Chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services) QLHST Quản lý hệ sinh thái
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
THCS Trung học cơ sở
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) USFWS Cơ quan bảo vệ cá và động vật hoang dã Mỹ (United States Fish
and Wildlife Service) VQG Vườn quốc gia
WAR Tổ chức cứu hộ động vật hoang dã (Wildlife at risk)
WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)
Trang 9DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng quan đặc điểm khí hậu VQG Cát Tiên 11
Bảng 2.2 Dân số của các xã sống ven VQG Cát Tiên 12
Bảng 4.1 Các hệ sinh thái của VQG Cát Tiên 20
Bảng 4.2 Thành phần và tỷ lệ phần trăm của các taxon thực vật của VQG Cát Tiên24 Bảng 4.3 So sánh VQG Cát Tiên với VQG khác ở Việt Nam 25
Bảng 4.4 Các họ thực vật giàu loài nhất ở VQG Cát Tiên 25
Bảng 4.5 Tổng hợp nguồn nhân lực của VQG Cát Tiên, 2013 36
Bảng 4.6 Vốn đầu tư theo nguồn hình thành giai đoạn 2010 - 2020 37
Bảng 4.7 Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở VQG Cát Tiên 45
Bảng 4.8 Đánh giá các hoạt động bảo tồn của VQG Cát Tiên theo các nguyên tắc tiếp cận quản lý hệ sinh thái 50
Trang 10DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai 7
Hình 4.1 Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên 19
Hình 4.2 Rừng tre nứa thuần loại 21
Hình 4.3 Rừng thường xanh lá rộng 21
Hình 4.4 Rừng hỗn giao gỗ tre 22
Hình 4.5 Rừng thường xanh nửa rụng lá 23
Hình 4.6 Thảm thực vật đất ngập nước 23
Hình 4.7 Tê giác một sừng Việt Nam – Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822 28
Hình 4.8 Voi Châu Á - Elephas maximus Linnaeus, 1758 28
Hình 4.9 Bò tót - Bos gaurus Smith, 1827 29
Hình 4.10 Gà so cổ hung - Arborophila davidi Delacour, 1927 30
Hình 4.11 Hạc cổ trắng - Ciconia episcopus (Boddaert, 1783) 30
Hình 4.12 Công - Pavo muticus Delacour, 1949 32
Hình 4.13 Gà tiền mặt đỏ - Polyplectron germaini Elliot, 1866 32
Hình 4.14 Hồng hoàng - Buceros bicornis Linnaeus, 1758 33
Hình 4.15 Sơ đồ tổ chức của VQG Cát Tiên 35
Hình 4.16 Số lượng khách tham quan vườn quốc gia Cát Tiên qua các năm 41
Hình 4.17 Các hình thức vi phạm lâm luật tại vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2006 - 2009 46
Hình 4.18 Vị trí của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trong VQG Cát Tiên 49
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng
Việc bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái giúp giảm nhẹ những tác động của thiên tai và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng vật chất, tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên, công tác bảo tồn hiện còn nhiều hạn chế do thiếu các nguồn lực đầu tư, thiếu các giải pháp thích hợp
Áp lực từ cộng đồng dân cư bản địa thông qua các hoạt động kinh tế - dân sinh liên quan tới quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những thách thức lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học
Vì vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển của các vườn quốc gia cần phải có các giải pháp bảo tồn phù hợp có sự hỗ trợ và tham gia tích cực, có hiệu quả của cộng đồng địa phương
VQG Cát Tiên được xem là nơi có giá trị cao về ĐDSH, là nơi bảo tồn nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt
Từ năm 2011 đến nay, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học, các nhà quản lý bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và người dân các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông vì những tác động bất lợi do 2 dự án mang đến đối với kinh tế - xã hội, môi trường và cuộc sống người dân trong khu vực
Trang 12Nhằm góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH của VQG Cát Tiên, ủng hộ việc dừng thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỈNH ĐỒNG NAI, LÂM ĐỒNG, BÌNH PHƯỚC THEO 12 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI” 1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Sử dụng phương thức tiếp cận Quản lý hệ sinh thái trong đánh giá và đề xuất giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Tiên,
Thống kê danh sách động vật, thực vật tại vườn quốc gia Cát Tiên và xác định các loài có giá trị bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và theo Danh lục Đỏ IUCN (2012),
Phản ánh thực trạng quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên,
Đề xuất một số giải pháp trong quản lý, bảo tồn Đa dạng sinh học theo phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Đa dạng sinh học
Thuật ngữ Đa dạng sinh học được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ biến Có nhiều định nghĩa về Đa dạng sinh học:
Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa: Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật
và hệ sinh thái trong tự nhiên Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác (Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008)
Ngoài ra đa dạng sinh học còn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và
hệ sinh thái” (Khoản 16, Điều 3)
Theo WWF,1989: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất,
là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và
Trang 14các hệ sinh thái (IUCN, 1994) Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính thức chấp nhận và được sử dụng trong Công ước ĐDSH
2.1.2 Hệ sinh thái
Hệ sinh thái (Ecosystem) là một đơn vị cấu trúc và chức năng của sinh quyển, gồm các quần thể sinh vật và các thành phần môi trường bao quanh tương tác với nhau, có 2 loại nhân tố:
Nhân tố vô sinh (Abiotic factors) – môi trường:
- Những chất vô cơ (C, P, N, CO2, H2O, v.v ): tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất
- Những chất hữu cơ (protein, gluxit, lipit, chất mùn, v.v ) liên kết các thành phần hữu sinh và vô sinh
- Chế độ khí hậu (nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác)
Nhân tố hữu sinh (Biotic factors) – sinh vật
- Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng): chủ yếu là thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
- Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng): sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ sinh vật sản xuất (sinh vật sơ cấp: ăn thực vật; sinh vật thứ cấp:
ăn động, thực vật)
- Sinh vật hoại sinh (vi khuẩn, nấm): phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ
2.1.3 Phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái
Theo quan điểm của Công ước ĐDSH, phương thức tiếp cận “Quản lý hệ sinh
thái” được định nghĩa là: “một chiến lược quản lý đất, nước và nguồn tài nguyên sinh
vật nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng những nguồn tài nguyên đó một cách bền vững, hợp lý” Phương thức tiếp cận QLHST đặt con người và các phương thức sử
dụng nguồn tài nguyên là trọng tâm của khuôn khổ ra quyết định, bao gồm 12 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Các mục tiêu của công tác quản lý tài nguyên đất, nước và sự
sống là sự lựa chọn mang tính xã hội
Trang 15Nguyên tắc 2: Công tác quản lý phải được thực hiện tới cấp thích hợp thấp
nhất
Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái cần xem xét các hiệu quả (thực tế
và tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với hệ sinh thái tiếp cận và các hệ sinh thái khác
Nguyên tắc 4: Công nhận các lợi ích tiềm năng từ sự quản lý thường có 1 nhu
cầu để hiểu biết và quản lý hệ sinh thái trong phạm vi kinh tế Bất cứ chương trình quản lý HST nào như vậy cần phải:
a) Giảm những tác động của thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học;
b) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Nội tại hóa các chi phí và lợi ích của 1 hệ sinh thái ở mức độ khả thi nhất
Nguyên tắc 5: Bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nhằm mục đích
duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái phải là mục tiêu ưu tiên của phương pháp tiếp cận
hệ sinh thái
Nguyên tắc 6: Các hệ sinh thái phải được quản lý trong giới hạn chức năng của
chúng
Nguyên tắc 7: Việc tiếp cận hệ sinh thái cần phải được triển khai ở các quy mô
thích hợp về không gian và thời gian
Nguyên tắc 8: Công nhận sự thay đổi các quy mô theo thời gian và các kết quả
diễn ra từ từ được đặc trưng bởi các quá trình sinh thái, các mục tiêu đối với việc quản
lý HST phải được thiết lập mang tính dài hạn
Nguyên tắc 9: Việc quản lý phải công nhận sự thay đổi là điều không thể tránh
khỏi
Nguyên tắc 10: Tiếp cận hệ sinh thái cần tìm kiếm sự cân bằng thích hợp giữa
việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học trong 1 hệ thống thống nhất
Trang 16Nguyên tắc 11: Tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin
tương ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học, của cư dân bản địa và cư dân địa phương
Nguyên tắc 12: Tiếp cận hệ sinh thái phải liên quan đến tất cả các lĩnh vực xã
hội và các ngành khoa học có liên quan tương ứng
2.2 TỔNG QUAN VQG CÁT TIÊN
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên
Những năm đất nước còn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa cách mạng trong chiến khu D
Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được lực lượng quân đội (sư đoàn 600) thuộc
Bộ Quốc phòng quản lý để tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh Đây là khu rừng có tính ĐDSH cao nên các chuyên gia lâm nghiệp đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý chuyển khu rừng này thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên gọi là Khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lực lượng để bảo vệ khu rừng quý hiếm này, diện tích được giao quản lý là 38.100 ha, nằm trong địa phận hành chánh của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 08/CT về việc thành lập VQG Cát Tiên trên cơ sở sát nhập diện tích Khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên (Đồng Nai), một phần diện tích rừng phòng hộ lâm trường Bù Đăng (Bình Phước) và toàn bộ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Cát Lộc (Lâm Đồng) Trong quyết định, Chính phủ
đã giao Bộ Lâm nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, và Bình Phước tiếp tục nghiên cứu để mở rộng diện tích VQG trên địa bàn của 3 tỉnh trên
Ngày 16/02/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 38/1998/QĐ-TTg, về việc chuyển giao VQG Cát Tiên cho Bộ NN & PTNT quản lý và đầu tư xây dựng
Tháng 12/1998, VQG Cát Tiên được Chính phủ cho phép mở rộng trên địa bàn
ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng
Trang 17Ngày 10/11/2001, VQG Cát Tiên được Ủy ban UNESCO/MAB công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là Khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam
Ngày 04/08/2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng thứ 1.499 của quốc
tế
Ngày 29/06/2011, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được Ủy ban UNESCO/MAB công nhận trên cơ sở nâng cấp và đổi tên Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bao gồm ba vùng lõi là VQG Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa
hồ Trị An – Đồng Nai
Hình 2.1 Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2013)
Trang 18Ngày 27/9/2012, theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg , Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận VQG Cát Tiên là Di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của di tích trong khu vực VQG Cát Tiên và vùng phụ cận
Từ ngày 17/9/2012 đến ngày 25/9/2012, đoàn chuyên gia IUCN đã đến VQG Cát Tiên để thẩm định hồ sơ đề cử VQG Cát Tiên là khu di sản thiên nhiên thế giới Đây là hồ sơ đề cử đầu tiên của Việt Nam theo tiêu chí về đa dạng sinh học
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý và ranh giới
VQG Cát Tiên, theo quyết định 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/07/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020, có diện tích là 71.350 ha, nằm trên địa phận các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), cách TP.Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc
Có tọa độ địa lý từ 11020’50” đến 11050’20” độ vĩ bắc và từ 107009’05” đến
107035’20” độ kinh đông
Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai)
Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng, có ranh giới là sông Đồng Nai
Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai)
b Địa hình, địa thế
VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ, có 5 kiểu chính:
(1) Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: chủ yếu ở phía bắc VQG Cát Tiên Độ cao
so với mặt nước biển từ 200-600m, độ dốc 15-200, có nơi trên 300 Địa hình là các
Trang 19dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai
(2) Kiểu địa hình trung bình, sườn dốc ít: ở phía tây nam VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200-300m, độ dốc 15-200, độ chia cắt cao Những suối lớn như Đắk Lua, Datapok được tạo nên từ vùng đồi trung du này và cuối cùng đổ ra sông Đồng Nai
(3) Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía đông nam VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 130-150m, độ dốc 5-70, độ chia cắt thưa
(4) Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm lầy: ở phía tây nam VQG Cát Tiên, độ cao trung bình của vùng khoảng 130m so với mặt nước biển
(5) Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: bao gồm những suối nhỏ, những khu đất ngập nước phân tán, những hồ ao ở khu vực nhánh của suối Đắk Lua và
ở trung tâm phía bắc vườn Vùng này thiếu nước trong mùa khô nhưng lại bị ngập úng trong mùa mưa Trong mùa khô nước chỉ còn ở những vùng đất lầy rộng lớn như khu Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá,… Độ cao của vùng này thường dưới 130m so với mực nước biển
VQG thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, độ cao so với mực nước biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc và thấp nhất là 115m ở Núi Tượng
c Địa chất và thổ nhưỡng
Nền địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá bọt núi lửa Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ
đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau:
Trang 20(1) Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của vườn, phân bố ở khu vực phía nam Fk là một loại đất giàu chất dinh dưỡng phân hủy cho loại đất tốt, sâu, dày màu đỏ hoặc nâu
đỏ và nâu đen có nhiều đá tuff núi lửa lộ đầu chưa bị phong hóa hết, ở trên đất này rừng phát triển tốt, có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng cũng nhanh
(2) Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ 2 của VQG Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của Vườn (khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai Một số tài liệu gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát Độ phì của đất này kém hơn đất phát triển trên đá bazan
(3) Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích khoảng 12% tổng diện tích Vườn, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của VQG Cát Tiên Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa khô
(4) Đất feralit phát triển trên đất sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm khoảng 8% diện tích của Vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các vạt đất bazan Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thoái hóa một cách nhanh chóng
d Khí hậu – Thủy văn
VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
Một số đặc trưng khí hậu của địa phương được ghi ở Bảng 2.1
Trang 21Bảng 2.1 Tổng quan đặc điểm khí hậu VQG Cát Tiên
Tiên
2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (0C) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6)
3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (0C) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)
4 Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) 2.675 2.175
5 Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)
6 Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)
7 Số ngày mưa trung bình hàng năm (ngày) 182 145
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
Hệ thống thủy văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng,
bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước Sự đa dạng của các yếu tố thủy văn đã làm
tăng thêm giá trị về tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của VQG Cát Tiên
Sông Đồng Nai chảy theo ranh giới phía bắc, phía tây và phía đông VQG Cát
Tiên với chiều dài khoảng 90km Sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước
bình quân khoảng 405m3/s Mực nước sông lúc cao nhất 8,03m, mực nước trung bình
5m và mực nước mùa kiệt xuống còn 2-3m Nhìn chung, giao thông thủy có thể thực
hiện được trên phần lớn chiều dài dòng sông
Trong VQG Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri, Đa
Dim Bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc), Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao,
Đa Tapoh, Đa Sa Meth (khu vực Nam Cát Tiên) Các suối đều chảy ra sông Đồng Nai
Toàn bộ diện tích của VQG Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị
An, tiếp giáp về phía nam Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên
Trang 22thường gây ngập úng, ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực Đắk Lua Trên các hệ thống
suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn, các suối nhánh và
một số suối nhỏ, ngắn thường khô hạn Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và
thung lũng ở khu vực Cát Lộc, và ngập tràn trên diện tích khá lớn, tương đối bằng
phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên
Hệ thống bàu có diện tích ngập nước khoảng 2.500ha vào mùa mưa và thu hẹp
lại khoảng 100ha-150ha vào mùa khô Các bàu sâu nhất vào mùa mưa là: Bàu Sấu,
Bàu Chim, Bàu Cá
2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
a Dân số và sự phân bố dân cư
VQG Cát Tiên có diện tích nằm trên địa bàn của 7 xã: xã Đắk Lua, Tà Lài
(huyện Tân Phú) - tỉnh Đồng Nai, xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng) - tỉnh Bình Phước; xã
Phước Cát 2, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) - tỉnh Lâm
Đồng Tổng số có 6.376 hộ dân; Số nhân khẩu: 29.243 người; Số lao động: 14.891
người, ngoài ra còn xã Gia Viễn có một phần đất trong địa giới hành chính của VQG,
nhưng hiện không còn dân sinh sống (xem Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Dân số của các xã sống ven VQG Cát Tiên
thôn/ấp/buôn
Số hộ (Hộ)
Nhân khẩu (Người)
Lao động (Người)
Trang 23b Dân tộc
Thành phần dân tộc các xã trong khu vực VQG Cát Tiên có hơn 12 dân tộc khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số (67,1%); tiếp theo là nhóm các dân tộc miền núi phía bắc như Tày (11,1%), Nùng (8,1%); người dân tộc bản địa Châu
Mạ (6,2%), S’tiêng (2,3%) Bên cạnh đó, còn các nhóm dân tộc H’Mông, Dao, Hoa, Châu Ro, Mường, Ê Đê và các dân tộc khác
Với nhiều thành phần dân tộc trong vùng, VQG Cát Tiên là nơi đa dạng phong tục, tập quán canh tác, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống
c Tình hình y tế và văn hóa, giáo dục
Về y tế: Trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, các xã đã có trạm y
tế xã, có đội ngũ y, bác sỹ khám, chữa bệnh thông thường, tiêm chủng mở rộng các loại vắcxin phòng ngừa dịch tả, những bệnh nhân hiểm nghèo được chuyển lên các tuyến trên cứu chữa kịp thời
Về văn hóa, giáo dục: Hệ thống các trường học (tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông) đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đi học bậc tiểu học, trung học cơ sở Ở bậc học trung học phổ thông thì số học sinh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình Do trường xa, học phí và các khoản chi cho học tập nhiều nên chỉ những hộ cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em, những hộ có đủ kinh phí trang trải thì các em mới có điều kiện học hết chương trình phổ thông trung học
d Giao thông, thông tin liên lạc
Về giao thông: mạng lưới đường đi lại trong Vườn khá thuận tiện, có những
đường mòn dẫn vào các khu dân cư ở rất sâu trong Vườn, mặc dù nhiều đoạn, tuyến đường chỉ có thể tiếp cận bằng xe máy về mùa khô
Về bưu chính, viễn thông: việc thông tin liên lạc đã được phủ sóng 100% dưới
2 hình thức là các mạng điện thoại cố định (để bàn), di động
Tất cả các xã đều có hệ thống phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương
Trang 24Trên 80% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt
e Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của các thôn, bản Do đặc điểm của vùng đồi, địa hình cao, không chủ động được nước tưới nên cây trồng chính là cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cây ăn quả, cây hoa màu, diện tích trồng cây lương thực không đáng kể
Về chăn nuôi: Các vật nuôi chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình, trong những năm vừa qua hàng loạt các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm như: Lở mồm, long móng (đối với heo, trâu, bò), dịch heo tai xanh, cúm gia cầm…đã hạn chế các hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi vì rủi ro quá lớn, giá thức
ăn gia súc cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh ở vùng này còn nhiều hạn chế, diện tích đất chăn thả trâu bò ngày càng giảm, lợi nhuận thu được chăn nuôi cũng giảm do ít lợi thế cạnh tranh về giá cả, quy mô nhỏ…
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Trong các xã nằm sát ranh giới VQG Cát Tiên không có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nông nhàn, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng Nông - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Theo số liệu từ UBND các xã tháng 1 năm 2010, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm từ 60 - 80% tổng thu nhập; thu nhập bình quân đầu người của các xã sống ven VQG Cát Tiên trung bình 476.250 đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo 26,4%; trong khu vực các xã này có tới trên 54% dân số có cuộc sống khó khăn
Trang 25Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tiếp cận vấn đề quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Tiên dựa trên 12 nguyên tắc quản lý hệ sinh thái
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát tính ĐDSH của VQG Cát Tiên
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội trong khu vực VQG;
- Thống kê số lượng, thành phần loài động vật, thực vật Xác định các loài
có giá trị bảo tồn dựa theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN
2012
Khảo sát hiện trạng quản lý và bảo tồn ĐDSH hiện nay tại VQG Cát Tiên
- Hiện trạng quy hoạch, quản lý, bảo tồn ĐDSH;
- Các chương trình, chính sách, dự án đang được thực hiện tại VQG Cát Tiên;
- Tìm hiểu một số ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đến ĐDSH tại VQG Cát Tiên
Đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH cho VQG Cát Tiên
3.3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian : Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Cát Tiên Phạm vi thời gian : Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 06/2013 Phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài: nghiên cứu khảo sát những khía cạnh liên quan đến ĐDSH dựa trên 12 nguyên tắc quản lý hệ sinh thái và tham khảo tài liệu liên
Trang 26quan nhằm mang lại ý nghĩa thực tiễn cho công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH của VQG Cát Tiên được tốt hơn
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Thu thập tài liệu
Thu thập, tổng hợp các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của VQG Cát Tiên từ các báo cáo dự án, báo cáo khoa học, hội thảo thường niên tại VQG, tham khảo những số liệu về dân cư, dân tộc, hiện trạng sử dụng tài nguyên và những khó khăn, thuận lợi trong phát triển kinh tế và công tác bảo tồn trong các xã vùng đệm
Tính toán các chỉ tiêu thống kê để mô tả một số đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, giá trị ĐDSH, hiện trạng quản lý bảo tồn và vẽ đồ thị bằng Microsoft Office 2007
Trang 273.4.4 Tham khảo ý kiến của chuyên gia
Trong suốt quá trình làm báo cáo, chúng tôi luôn nhận được những ý kiến quý báu từ các chuyên gia trong ngành:
Giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên trường đại học Nông Lâm;
Nhân viên phòng Khoa học kỹ thuật và Hợp tác quốc tế VQG Cát Tiên
3.4.5 Đánh giá tình hình quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên các tiêu chuẩn của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các báo cáo khoa học của VQG Cát Tiên, chúng tôi thực hiện các bước tiếp cận hệ sinh thái để đánh giá hiện trạng về các giải pháp bảo tồn ĐDSH đã được áp dụng tại VQG Cát Tiên:
Xác định cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái tại VQG Cát Tiên thông qua việc mô tả ranh giới, các phân khu chức năng và các giá trị đa dạng sinh học Những nguyên tắc liên quan: 2, 5, 6, 10
Xác định các bên liên quan và quan điểm cũng như sự quan tâm của họ đến các hệ sinh thái của Vườn, đây là lực lượng hỗ trợ việc quản lý và đưa ra sự lựa chọn cho các quyết định Nhóm liên quan chính đầu tiên là cộng đồng dân cư địa phương – những người gần như sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên (nếu được tạo điều kiện thích hợp họ sẽ đóng vai trò tích cực trong quản lý nguồn tài nguyên đó) Nhóm liên quan tiếp theo là những bên mà tiếng nói của họ có trọng lực, có ảnh hưởng sâu rộng bao gồm cán bộ chính quyền địa phương và các cán bộ cấp quốc gia, các tổ chức bảo tồn quốc tế Những nguyên tắc liên quan 1, 7, 11, 12
Xác định những vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân trong hệ sinh thái Nguyên tắc liên quan: nguyên tắc 4 Nguyên tắc này tập trung vào việc giảm các tác động của thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học
và tạo ra sự khuyến khích cho việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
Xác định các hoạt động quản lý thích ứng về không gian: Những thay đổi của một hệ sinh thái do quá trình quản lý có thể làm ảnh hưởng đến những hệ sinh thái lân cận, mặc dù đã có những nỗ lực để nội tại hóa chi phí và lợi ích (nguyên tắc 4) Các tác động không thể biết trước chắc chắn sẽ xảy ra, một trong số các nguyên nhân là
Trang 28chuyển đổi mục đích sử dụng đất Ví dụ một số hoạt động về chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp sẽ làm thay đổi những đặc tính hiện có của hệ sinh thái Những nguyên tắc liên quan: 3, 7
Xác định các hoạt động quản lý thích ứng theo thời gian: tìm hiểu mục tiêu dài hạn của VQG Cát Tiên và các kế hoạch, dự án quản lý mục tiêu dài hạn đó, các hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên để nhanh chóng phát hiện các vấn đề tồn tại Những nguyên tắc liên quan: 7, 8, 9
Trang 29Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 4.1.1 Quy hoạch ranh giới và phân khu chức năng
Tổng diện tích tự nhiên của VQG Cát Tiên là 71.350 ha, trong đó: Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 39.627 ha; Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 4.193 ha; Khu Cát Lộc thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.530 ha Phần diện tích đất lâm nghiệp là 67.781 ha, còn 3.569 ha là phần diện tích đất khác
Hình 4.1 Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2013)
Trang 30Có 3 phân khu chức năng với diện tích như sau: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
54.099 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 14.926 ha; Phân khu dịch vụ hành chính:
2.325 ha
Ranh giới của Vườn một phần dựa vào ranh giới tự nhiên, một phần còn đang
được điều chỉnh Có 50 km đường ranh giới chạy dọc theo sông Đồng Nai, phần ranh
giới còn lại trùng với ranh giới của tỉnh
4.1.2 Đa dạng hệ sinh thái
VQG Cát Tiên có 5 kiểu rừng tự nhiên chính là: (1) Rừng tre nứa thuần loại có
diện tích lớn nhất 29.805 ha (chiếm 41,773% tổng diện tích); (2) Rừng thường xanh lá
rộng; (3) Rừng cây gỗ xen tre nứa; (4) Rừng thường xanh nửa rụng lá; (5) Thảm thực
vật ngập nước và bán ngập nước có diện tích ít nhất 3.516 ha (4,928% tổng diện tích)
Bảng 4.1 Các hệ sinh thái của VQG Cát Tiên STT Hệ sinh thái Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
5 Thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước
6 Khác (trảng cỏ, đất nông nghiệp, rừng trồng) 752 1,054
(Nguồn: Tổng hợp theo tài liệu vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
(1) Rừng tre nứa thuần loại:
Có diện tích lớn nhất (41,773%), phân bố khá phổ biến trên toàn Vườn Loại
rừng này được hình thành dưới tác động của con người, thường là trên đất bị bỏ hoang
sau khi làm nương rẫy Rừng này chủ yếu là các loài tre: Lồ ô (Bambusa procera),
mum (Gigantochloa sp.), tre gai còn gọi là tre la ngà (Bambusa blumeana) Các loài
cây gỗ phân bố rải rác, có trữ lượng không đáng kể và hầu hết là các loài cây gỗ ưa
Trang 31sáng mọc nhanh như: Ba soi (Macaranga tanarius), cám (Parinari annamense), đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), các loài đa, si (Ficus sp.)
Hình 4.2 Rừng tre nứa thuần loại
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012) (2) Rừng thường xanh lá rộng:
Chiếm 24,974% diện tích, phân bố rải rác ở khu vực tây bắc và tây nam khu Cát
Lộc, và đông nam khu Nam Cát Tiên Rừng này có các loài thực vật chủ yếu thuộc họ
Dầu (Dipterocarpaceae) Những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã cây rừng
đó là dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia
xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),
Hình 4.3 Rừng thường xanh lá rộng
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
Trang 32(3) Rừng cây gỗ xen tre nứa:
Hình 4.4 Rừng hỗn giao gỗ tre
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012) Chiếm 20,128% diện tích, phân bố ở phía đông và nam của khu Nam Cát Tiên Đây là loại rừng hình thành dưới tác động của con người Rừng nguyên sinh bị tác động, xuất hiện khoảng trống có nhiều ánh sáng nên các loài tre đã xâm nhập Tre nứa mọc thưa, còn cây gỗ đôi khi có những loài có kích thước lớn Các loài cây gỗ phổ
biến ở đây là: Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), trai (Shorea thorelii), dầu mít (Dipterocarpus costatus), sơn huyết (Melanorrhoea
laccifera), dẻ đỏ (Castanopsis hystrix), dẻ đá (Lithocarpus sp.), cẩm lai bông
(Dalbergia oliveri) Các cây con tái sinh thường gặp là sưng (Semecarpus
annamensis), cồng (Calophyllum thorelii), hải mộc (Walsura robusta)
Đây là kiểu phụ rừng thứ sinh do ảnh hưởng các tác động của con người (phá rừng, khai thác rừng, lửa rừng, chất độc hóa học,…)
(4) Rừng thường xanh nửa rụng lá:
Chỉ chiếm 7,143% diện tích, phân bố ở khu vực đông bắc Nam Cát Tiên và gần sông Đồng Nai Rừng thường xanh lá rụng chủ yếu gồm những loài cây gỗ rụng lá vào
mùa khô như bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissus acuminate),…(Hình 4.5)
Trang 33Hình 4.5 Rừng thường xanh nửa rụng lá
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012) Đặc điểm rừng thường xanh là các loài cây gỗ lớn rụng lá để làm giảm lượng nước thoát ra vào mùa khô và lá cây phục hồi lại vào mùa mưa, chiếm hơn 75% tỷ lệ các loài thực vật khác trong khu vực Chúng thường phát triển trên nền đất nông, tỷ lệ
đá lộ đầu cao Các loài cây thường có bạnh vè phát triển mạnh ở phần gốc
(5) Thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước :
Hình 4.6 Thảm thực vật đất ngập nước
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012) Phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100-150 ha vào mùa khô Trên khu vực đất ngập nước theo mùa đã hình thành một kiểu phụ thổ nhưỡng rất đặc biệt của VQG Cát Tiên Cây gỗ ưu thế ở đây bao gồm những loài chịu ngập theo mùa như: Đại phong tử
(Hydnocarpus anthelmintica), lộc vừng (Barringtonia acutangula), săng đá
Trang 34(Xanthophyllum colubrinum)…, xen lẫn với lau, lách (Saccharum spontaneum), cỏ đế
(Saccharum arundinaceum); lau, sậy (Neyraudia arundinacea) Bao quanh đầm lầy có
tre La ngà (Bambusa blumeana) mọc thành búi dầy đặc và chịu ngập trong mùa mưa
Độ che phủ rừng tự nhiên đạt 80%, là các hệ sinh thái chính và quan trọng được
ưu tiên bảo tồn ở VQG Cát Tiên, bao gồm:
- Hệ sinh thái rừng rộng thường xanh nhiệt đới ẩm: thuộc phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt, là nơi sinh sống của loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) và các
loài thú lớn của Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới
- Hệ sinh thái ngập nước: thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, là nơi cư trú
thường xuyên của loài cá sấu xiêm, các loài chim nước và nhiều loài cá; ngoài ra còn
là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen như gà
so cổ hung, bò tót, bò rừng,…
- Hệ sinh thái đồng cỏ: là nơi kiếm ăn của các loài thú móng guốc như nai
(Cervus unicolor), bò tót (Bos gaurus), bò rừng (Bos bangten), hoẵng (Munjact
muntiacus), heo rừng (Sus scrofa), và các loài thỏ (Lepus)
Bảng 4.2 Thành phần và tỷ lệ phần trăm của các taxon thực vật của VQG Cát Tiên
(Nguồn: Tổng hợp từ danh lục thực vật vườn quốc gia Cát Tiên, 2013)
Kết quả tổng hợp, thống kê đã xác định được thành phần và tỷ lệ phần trăm của
các taxon thực vật của VQG Cát Tiên theo Bảng 4.2 Bảng 4.2 chỉ rõ hệ thực vật ở
Trang 35VQG Cát Tiên bao gồm 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Trong đó, ngành Hạt kín chiếm ưu thế nhất cả về số họ (83,436%), số chi (93,673%), số loài (95,652%) Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn
Bảng 4.3 So sánh VQG Cát Tiên với VQG khác ở Việt Nam Vườn quốc gia Loài Chi Họ Cây thuốc
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu vườn quốc gia Cát Tiên, 2009)
So sánh với các VQG khác ở Việt Nam thì hệ thực vật ở Cát Tiên cũng khá đa dạng về thành phần thực vật Hệ thực vật VQG Cát Tiên không những đa dạng về taxon ngành, lớp mà còn đa dạng về các họ thực vật Tại Vườn có 15 họ thực vật có từ
20 loài trở lên Trong đó, họ Lan chiếm số lượng lớn nhất với 42 chi, 120 loài
Bảng 4.4 Các họ thực vật giàu loài nhất ở VQG Cát Tiên
Trang 36STT Họ Số chi Số loài
(Nguồn: Tổng hợp từ danh lục thực vật vườn quốc gia Cát Tiên, 2013)
Các loài thực vật có giá trị bảo tồn: VQG Cát Tiên có 40 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 116 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2012)
Các loài cây hiếm như: gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), cẩm lai (Dalbergia sp.), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gõ mật (Sindora siamensis), cẩm thị (Diospyros
maritima), căm xe (Xylia xylocarpa),
4.1.3 Đa dạng khu hệ động vật
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển hình là các loài thú móng guốc như bò tót, bò rừng, nai, cheo cheo, heo rừng, hoẵng chiếm ưu thế
Thú: gồm 105 loài, thuộc 30 họ, 10 bộ Trong đó có 33 loài có tên trong SĐVN
như bò rừng (Bos javanicus), bò tót (Bos gaurus), gấu chó (Herlactos malayanus), voi (Elephas maximus), báo hoa mai (Panthera pardus), beo lửa (Pardofelis temminckii), sói đỏ (Cuon alpinus), chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), sóc bay lớn (Petaurista
philippensis), ;
Chim: gồm 357 loài, thuộc 68 họ của 18 bộ Trong đó có 17 loài quý hiếm có
tên trong SĐVN như hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), công (Pavo muticus), già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), cò quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi)là loài quý hiếm và đặc
Trang 37hữu của Đông Nam Á và của Việt Nam, đã được xem là bị tuyệt chủng trong thời gian dài Qua công tác điều tra, loài này đang được bảo vệ an toàn tại VQG Cát Tiên
Bò sát: gồm 83 loài, thuộc 21 họ và 5 phân họ, 3 bộ Trong đó có 20 loài có tên
trong SĐVN như cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đất (Python molurus), ; 13 loài có tên trong IUCN
Cá: gồm 157 loài, thuộc 35 họ, 11 bộ Trong đó có 7 loài có tên trong SĐVN
như cá lăng (Bagarius bagarius), cá sơn đài (Ompok miostoma), cá rồng (Scleropages
formosus), ; 12 loài có tên trong IUCN
Lưỡng cư: gồm 40 loài, thuộc 6 họ, 2 bộ Trong đó có 3 loài có tên trong SĐVN
là ếch giun (Ichthyophis bannanicus),cóc rừng (Bufo galeatus), chàng An-đéc-sơn (Rana andersoni); 3 loài có tên trong IUCN là cóc mắt trung gian (Brachytarsophrys
intermedia), ếch cây sần Taylor (Theloderma stellatum), và nhái lưỡi (Glyphoglossus molossus)
Hiện trạng các loài có giá trị bảo tồn mang tính chất toàn cầu ở Cát Tiên
1 Tê giác một sừng Việt Nam - Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822
Tình trạng bảo tồn: CR (SĐVN 2007), CR (IUCN 2012)
Là một trong những loài thú lớn đang bị đe dọa diệt vong cao nhất trên thế giới, được xếp vào mức đe dọa cực kỳ nguy cấp (CR) Năm 1999, phát hiện tê giác một sừng Việt Nam ở VQG Cát Tiên thông qua các tấm hình chụp bằng máy ảnh tự động Tháng 4/2010, người dân địa phương phát hiện bộ xương tê giác tại VQG Cát Tiên Năm 2012, Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế WWF Việt Nam đã họp báo công bố không còn dấu vết của sự hiện diện loài này ở Việt Nam
Trang 38Hình 4.7 Tê giác một sừng Việt Nam – Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
2 Voi Châu Á - Elephas maximus Linnaeus, 1758
Tình trạng bảo tồn: CR (SĐVN 2007), EN (IUCN 2012)
Là loài thú lớn đang bị đe doạ diệt vong cao trên thế giới (EN - Nguy cấp, IUCN 2012) Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là việc săn bắn quá mức để lấy ngà, và phá rừng chuyển thành đất ở và canh tác nông nghiệp
Hình 4.8 Voi Châu Á - Elephas maximus Linnaeus, 1758
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
Ở VQG Cát Tiên, theo kết quả nghiên cứu của TS.Sukumar và cộng tác viên (2002) cho rằng quần thể voi ở đây có khoảng 10 - 15 cá thể, là quần thể phát triển ổn định bao gồm đực, cái và con non Diện tích và tình trạng sinh cảnh ở VQG Cát Tiên
có thể đảm bảo cho quần thể voi ở đây tiếp tục phát triển Hiện nay, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đang đầu tư để xây dựng VQG Cát Tiên thành một trong bốn
nơi bảo tồn voi quan trọng nhất của Việt Nam
Trang 393 Bò tót - Bos gaurus Smith, 1827
Tình trạng bảo tồn: EN (SĐVN 2007), VU (IUCN 2012)
Đang bị đe doạ diệt vong trên toàn cầu mức “sẽ nguy cấp” (VU) và trong nước mức “nguy cấp” (EN) Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên được đánh giá là một trong những quần thể quan trọng nhất ở Việt Nam và là một quần thể khoẻ mạnh Chúng hoạt động cả ở 2 khu vực Nam Cát Tiên và Cát Lộc Hiện nay, bò tót có từ 110 - 120 con, chiếm 1/4 số lượng cá thể bò tót ở Việt Nam, đang có khả năng phát triển tốt Đây
là quần thể bò hoang dã cực kỳ quan trọng cần được bảo tồn Chính phủ Việt Nam đang phối hợp với một số tổ chức bảo tồn quốc tế thực hiện chương trình nghiên cứu bảo tồn bò tót trên toàn quốc nói chung và ở VQG Cát Tiên nói riêng
Hình 4.9 Bò tót - Bos gaurus Smith, 1827
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
4 Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes Milne-Edwards, 1871
Tình trạng bảo tồn: EN (SĐVN 2007), EN (IUCN 2012)
Đang bị đe doạ cấp EN (nguy cấp) trên toàn cầu và cấp EN (nguy cấp) ở Việt Nam Đây là loài thú đặc hữu cho Việt Nam và có phân bố hẹp ở vùng Nam Trung bộ Tại VQG Cát Tiên, chưa có nghiên cứu đánh giá tính trạng quần thể của loài này, nhưng chúng tương đối dễ bắt gặp kể cả ở các khu vực lân cận
5 Gà so cổ hung - Arborophila davidi Delacour, 1927
Tình trạng bảo tồn: EN (SĐVN 2007), NT (IUCN 2012)
Trang 40Hình 4.10 Gà so cổ hung - Arborophila davidi Delacour, 1927
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012)
Là loài chim đặc hữu của Việt Nam, có thể quan sát chúng dễ dàng ở VQG Cát Tiên vào tháng 4 đến tháng 6 trong các rừng tre nứa, rừng cây gỗ cao, thưa, ít bị tác động Các quan sát trong nhiều đợt khảo sát đã gặp loài gà so cổ hung tại tiểu khu 422, suối Sinh, suối Pe (Trạm Kiểm lâm Đồi Đất Đỏ), phát hiện dấu hiệu có khả năng ở suối Đôi (Trạm Kiểm lâm Suối Ràng), đồi tre Đắk Lua, đồi tre Núi Tượng, khu vực
K’Lo, khu vực K’it ở Cát Lộc Hiện có 150 cá thể phân bố ở VQG Cát Tiên
6 Hạc Cổ trắng - Ciconia episcopus (Boddaert, 1783)
Tình trạng bảo tồn: VU (SĐVN 2007), LC (IUCN 2012)
Hình 4.11 Hạc cổ trắng - Ciconia episcopus (Boddaert, 1783)
(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên, 2012) Thường đi kiếm ăn theo đàn ở các vùng đất ngập nước như hồ, đầm Trong các lần khảo sát, thường gặp loài này trong VQG Cát Tiên ở các khu vực: Tiểu khu 422 (Trạm Kiểm Lâm Bù Sa), Bàu Sấu Số lượng cá thể của loài này khi gặp nhiều nhất là
7-8 cá thể ở Bàu Sấu