1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

77 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Tên đề tài: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI” 2.. iii TÓM TẮT Đề

Trang 1



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ

RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NHO HUÂN

Niên khóa: 2008 - 2012

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05 năm 2012

Trang 2

BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Tác giả

Nguyễn Nho Huân

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Hồ Văn Cử

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 05 năm 2012

Trang 3

i

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NHO HUÂN MSSV: 08157073

Khoá học: 2008 – 2012 Lớp: DH08DL

1 Tên đề tài: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI”

2 Nội dung KLTN:

SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đệm xã Sơn Lang

Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH

Đánh giá hoạt động bảo tồn giai đoạn 2006 – 2010

 Các giải phát nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH ở Khu BTTN Kon

Chư Răng

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012 Kết thúc: tháng 06/2012

4 GVHD: TS HỒ VĂN CỬ

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2012 Ngày 15 tháng 03 năm 2012 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

TS HỒ VĂN CỬ

Trang 4

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trên giảng đường để tôi thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chú, anh, chị công tác tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng – huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và làm đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trường đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh đã luôn bên cạnh, động viên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 5

iii

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất một số giải pháp bảo tồn cho Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012 Nội dung đề tài gồm 5 chương:

Chương 1 – Mở đầu: Giới thiệu về mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu Chương 2 – Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp: giới thiệu những thông tin

cơ bản về Khu BTTN Kon Chư Răng: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học, hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, trình bày một số giải pháp nhằm khắc phục những nội dung chưa phù hợp, cải thiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn

Chương 5 – Kết luận, khuyến nghị

Kết quả đạt được:

 BQL Khu BTTN Kon Chư Răng tuy mới thành lập năm 2004 nhưng đã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, số vụ vi phạm lâm luật giảm, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy hầu như không còn, chưa để xảy ra thêm vụ cháy rừng nào nữa Nhờ đó, mức độ che phủ rừng tăng 2,26%

 Nhờ được nhận khoán bảo vệ rừng, người dân vùng đệm xã Sơn Lang được tham gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo người dân vùng đệm

 BQL Khu BTTN Kon Chư Răng đang đối mặt với những khó khăn thách thức: lực lượng cán bộ mỏng nên quản lý rừng khó khăn Chế độ lương, phụ cấp thấp trong khi chi phí dắt đỏ nên các cán bộ chưa yên tâm công tác Nguy cơ cháy rừng do thời tiết và ý thức việc sử dụng lửa của người dân luôn là vấn đề đáng lo ngại

 Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng

Trang 6

iv

MỤC LỤC

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN i 

LỜI CẢM ƠN ii 

TÓM TẮT iii 

MỤC LỤC iv 

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix 

DANH SÁCH HÌNH x 

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ xi 

Chương 1  MỞ ĐẦU 12 

1.1.  TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12 

1.2.  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12 

1.3.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 12 

1.4.  PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13 

1.4.1  Phạm vi nghiên cứu 13 

1.4.2  Đối tượng nghiên cứu 13 

1.5.  ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 13 

1.6.  Ý NGHĨA THỰC TIỄN 13 

Chương 2  TỔNG QUAN 15 

2.1.  MỘT SỐ KHÁI NIỆM 15 

2.1.1  Tài nguyên rừng và quản lý bền vững 15 

2.1.2  Đa dạng sinh học 15 

2.1.3  Bảo tồn đa dạng sinh học 16 

2.2.  ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN 17 

2.3.  TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19 

2.3.1  Điều kiện tự nhiên 19 

Trang 7

v

2.3.1.1  Vị trí, diện tích, giới cận 19 

2.3.1.2  Địa hình 19 

2.3.1.3  Khí hậu – thời tiết 19 

2.3.1.4  Nguồn nước, thủy văn 20 

2.3.1.5 Thổ nhưỡng 21 

2.3.2  Dân cư, kinh tế, xã hội vùng đệm 22 

2.3.2.1  Dân số, dân tộc và lao động 22 

2.3.2.2  Đặc điểm về kinh tế, xã hội 23 

2.3.3  Sơ lược Khu BTTN Kon Chư Răng 25 

2.3.3.1 Lịch sử hình thành 26 

2.3.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ 26 

2.3.4 Giá trị đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng 28 

2.3.4.1 Diện tích các loại đất rừng 28 

2.3.4.2 Hệ thực vật 28 

2.3.4.3 Hệ động vật 31 

2.3.4.4 Hệ sinh thái 35 

Chương 3  NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 

3.1  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41 

3.2  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 

3.2.1  Tổng quan tài liệu 41 

3.2.2  Điều tra khảo sát thực địa 41 

3.2.3  PRA: phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi 42 

3.2.4  Tham khảo ý kiến chuyên gia 42 

Chương 4  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43 

4.1  HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BTTN KON CHƯ RĂNG 43 

4.1.1  Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến hoạt động quản lý bảo tồn 43 

4.1.2 Ảnh hưởng của cộng đồng vùng đệm đến hoạt động quản lý bảo tồn 44 

4.1.2.1 Sức ép về nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp 44 

Trang 8

vi

4.1.2.2 Vai trò của cộng đồng vùng đệm trong công tác bảo tồn 45 

4.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân lực 45 

4.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 45 

4.1.3.2 Nhân lực 46 

4.1.4 Tuần tra bảo vệ rừng 47 

4.1.5 Nghiên cứu – giám sát 47 

4.1.6 Đào tạo 48 

4.1.7 Giáo dục môi trường và Du lịch sinh thái 48 

4.1.7.1 Giáo dục môi trường 48 

4.1.7.2 Phát triển Du lịch sinh thái 49 

4.1.8 Công tác Phòng cháy chữa cháy rừng 49 

4.2  MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN 50 

4.3  NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO TỒN 51 

4.4  CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH

51 

4.4.1  Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2005 - 2010 51 

4.4.2  Dự án Kon Ka Kinh – Kon Chư Răng 53 

4.4.3  Chương trình phòng chống cháy rừng giai đoạn 2006 – 2010 54 

4.4.4  Chương trình tuyên truyền, giáo dục và đào tạo 55 

4.4.5  Chương trình nghiên cứu khoa học 57 

4.5  HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 57 

4.6 HẠN CHẾ 59 

4.7  ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 59 

4.7.1  Giải pháp trước mắt 59 

4.7.2  Giải pháp lâu dài 61 

4.8 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 62 

Chương 5  KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 63 

5.1 KẾT LUẬN 63 

5.2 KHUYẾN NGHỊ 63 

Trang 9

vii

Chương 6 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 

PHỤ LỤC 1: Một số loài thực vật Khu BTTN Kon Chư Răng 66 

PHỤ LỤC 2: Một số loài động vật Khu BTTN Kon Chư Răng 67 

PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh hoạt động quản lý bảo tồn Khu BTTN Kon Chư Răng 68 

PHỤ LỤC 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn cộng đồng địa phương xã Sơn Lang 69 

PHỤ LỤC 5: Kết quả khảo sát cộng đồng 73 

Trang 10

viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CBCNV Cán bộ công nhân viên

DLST Du lịch sinh thái

ĐTQHRNTB & TN Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây

Nguyên ĐDSH Đa dạng sinh học

GEF Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment

Facility)

ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (International

Tropical Timber Organisation)

IUCN Hiệp hội bảo tồn quốc tế (The World Conservation

Union)

LNCN Lâm – nông – công nghiệp

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United

Nations Development Programme)

VHTT Văn hóa thông tin

Trang 11

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ 17

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động 23

Bảng 2.3: Diện tích các loại đất và tài nguyên rừng 28

Bảng 2.4: Thành phần thực vật của Khu bảo tồn Kon Chư Răng 29

Bảng 2.5: Thực vật đặc hữu của Việt Nam trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng 29

Bảng 2.6: Danh sách và tình trạng các loài thực vật trong sách đỏ 30

Bảng 2.7: Thành phần loài động vật hoang dã 31

Bảng 2.8: Tình trạng các loài thú trong sách đỏ 32

Bảng 2.9: Danh sách các loài chim trong sách đỏ Khu bảo tồn 33

Bảng 2.10: Diện tích các kiểu thảm thực vật Khu bảo tồn Kon Chư Răng 35

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2005 - 2010 52 

Trang 12

x

DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Kon Chư Răng 43 Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Khu BTTN Kon Chư Răng 46

Trang 13

xi

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thành phần dân tộc vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng 22 Biểu đồ 4.1: Mức độ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của người dân 45 Biểu đồ 4.2: Đánh giá công tác tuyên truyền của người dân 48

Trang 14

GVHD: HỒ VĂN CỬ 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (BTTN) Kon Chư Răng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai với diện tích khoảng 15.446 ha cùng hệ động – thực vật phong phú, đa dạng đã góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen, ĐDSH, điều hòa khí hậu, và là nguồn sống chính của nhiều hộ gia đình…

Tuy chỉ mới thành lập gần đây (2004) nhưng BQL khu BTTN Kon Chư Răng

đã đạt những kết quả đáng kể như: Hoàn thành việc giao khoán rừng cho 95 hộ dân vùng đệm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức truy quét các điểm nóng trong Khu BTTN Kon Chư Răng, làm giảm đáng kể các vụ vi phạm lâm luật…Kết quả

là mức độ che phủ rừng tính đến năm 2010 tăng 2,26% Tuy nhiên, hoạt động quản lý bảo tồn của BQL Khu BTTN Kon Chư Răng vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như: Cơ sở vật chất hạn chế, chính sách đãi ngộ thấp, lực lượng mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm nên công tác quản lý bảo tồn gặp không ít khó khăn Chính vì vậy, tôi

chọn đề tài “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA

DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU

BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI” nhằm tìm hiểu

nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng trên, nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng

1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng

- Tìm hiểu hiện trạng quản lý, bảo tồn của BQL Khu bảo tồn

- Đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án có ảnh hưởng đến công tác bảo tồn

- Đề xuất giải pháp

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 15

GVHD: HỒ VĂN CỬ 13

Dựa trên kết quả tìm hiểu về hiện trạng đa dạng sinh học, hiện trạng dân sinh, kinh tế, xã hội vùng đệm và những khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý, bảo tồn của BQL Khu BTTN Kon Chư Răng, đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh công tác quản lý bảo tồn nơi đây

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại Khu BTTN Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

- Thời gian nghiên cứu từ 01/01/2012 đến 01/06/2012

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng

- Hoạt động của người dân địa phương thuộc vùng đệm của Khu BTTN Kon Chư Răng

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Tổng hợp các tài liệu về ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng

- Phản ánh thực trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư

Răng giai đoạn 2004 – 2010

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn

và bảo vệ rừng được nâng cao

- Cung cấp thông tin về ĐDSH và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, từ đó thu hút được sự đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn tài nguyên rừng từ các tổ chức, doanh nghiệp Nguồn thu từ các dịch vụ du lịch có thể được chi trả trong việc bảo vệ môi trường

- Giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cơ quan chức năng có được thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng quản lý bảo vệ rừng và phát triển

Trang 16

GVHD: HỒ VĂN CỬ 14

du lịch, làm cơ sở đưa ra các chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý rừng và phát triển du lịch sinh thái

Trang 17

gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng

từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [2]

 Quản lý tài nguyên rừng bền vững

Theo ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế), quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm

và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội[3]

Quản lý bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai

2.1.2 Đa dạng sinh học

 Khái niệm Đa dạng sinh học:

Theo Công ước đa dạng sinh học 1992, khái niệm “Đa dạng sinh học" có nghĩa

là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh

Trang 18

thái mà chúng là một phần Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học[1]

 Vai trò Đa dạng sinh học:

Trên phương diện sinh thái, các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, đảm bảo sự lưu chuyển của các chu trình vật chất và dòng năng lượng, duy trì tính ổn định

và độ màu mỡ của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và thiên tai

Trên phương diện kinh tế, đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng, nguồn nhiên liệu, dược liệu

Trên phương diện văn hóa xã hội, ĐDSH tạo nên cảnh quan thiên nhiên, và đó

là nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam Nhiều loài cây, con đã trở thành vật thiêng hoặc thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt Các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nhuộm chàm, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là biểu hiện sự gắn bó của đời sống văn hóa con người Việt Nam đối với đa dạng sinh học

Cung cấp giá trị vô cùng to lớn với các loại hình du lịch sinh thái, đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên[6]

2.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người

và các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích to lớn nhất cho thế hệ hiện đại mà vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai

“Một trong những thách thức lớn đối với bảo tồn là ĐDSH là sức ép của cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động kinh tế - dân sinh liên quan tới quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên”[4]

Nguyên lý khoa học của Bảo tồn đa dạng sinh học: Theo Soule (1985) sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học với hai mục đích – một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do con người gây ra đối với các loài, hai là xây dựng phương pháp tiếp cận để hạn chế sự

Trang 19

tuyệt diệt của các loài

2.2 ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Diện tích

tự nhiên là 329.240 km2 trải dài gần 15 vĩ độ và hơn 7 kinh độ từ Trung Quốc ở phía Bắc đến vịnh Thái Lan ở phía Nam Trong đó, ¾ diện tích là đồi núi chạy xuống vùng duyên hải và có hai đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và hàng trăm đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc bờ biển Do đó, Việt Nam là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao[7]

Theo các tài liệu thống kê, ViệtNamlà một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới ViệtNamđược xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới)[5]

Hiện nay, nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau Nhiều hệ sinh thái cùng môi trường sống đang dần bị thu hẹp, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Bảng 2.1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ

Năm Diện tích rừng (1.000 ha) Độ che phủ

(%)

Ha/Đầu người Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng

(Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Cục Kiểm lâm)

Số liệu trên cho thấy, diện tích rừng giảm đáng kể Năm 1943, độ che phủ của

Trang 20

rừng chiếm 43,2%, nhưng đến năm 1990, độ che phủ chỉ còn 27,8% Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên gồm: Chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ không bền vững, xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở, cháy rừng

Để ngăn chặn tình trạng suy giảm ĐDSH, suy thoái tài nguyên rừng Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều biện pháp khác nhau Hai hình thức bảo tồn đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) thể hiện ở hình thức các khu bảo tồn và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) thể hiện ở hình thức các vườn động – thực vật, các bể nuôi thủy hải sản…

- Bảo tồn nội vi (Insitu conservation): đây là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian qua, thể hiện ở hình thức các khu bảo tồn Kết quả rõ rệt nhất của hình thức quản lý nội vi (Insitu conservation) là xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống rừng đặc dụng Tuy nhiên, quản lý nội vi vẫn có một số tồn tại như: Nhiều khu bảo tồn có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế trong hoạt động bảo tồn Một số chính sách về khu bảo tồn còn thiếu như: chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm…

- Bảo tồn ngoại vi (Exsitu conservation): Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn động – thực vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Tuy công tác bảo tồn ngoại vi tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định như: Hỗ trợ đáng kể cho bảo tồn nội vi trong việc bảo tồn các loài đang bị đe dọa Bước đầu xây dựng ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học… Một số tồn tại cũng như thách thức đối với công tác bảo tồn ngoại vi là: Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết Nhiều vườn thú mang tính tham quan hơn là chú trọng công tác bảo tồn Nguồn nhân lực bảo tồn ngoại vi còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm chuyên sâu, chưa có chính sách thu hút các nguồn đầu tư khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng v.v

Bảo tồn ĐDSH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn, thu hút sự tham gia từ các tổ

Trang 21

chức, các thành phần xã hội cũng như tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các nước, các

tổ chức, các doanh nghiệp…nhằm bảo đảm sự bảo tồn và phát triển bền vững

2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1 Vị trí, diện tích, giới cận

Khu BTTN Kon Chư Răng nằm phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 80 km đường chim bay, nằm trong địa giới hành chính xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

Tổng diện tích tự nhiên: 15.446 ha

Giới cận:

+ Phía Bắc giáp huyện Konplông, tỉnh Kon Tum

+ Phía Tây giáp xã ĐakRoong và lâm phận lâm trường Trạm Lập

+ Phía Nam giáp Lâm trường Hà Nừng huyện Kbang

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

+ Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định

2.3.1.3 Khí hậu – thời tiết

 Khí hậu

Khu BTTN Kon Chư Răng mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới của vùng Tây Nguyên Do địa hình là sườn đón gió phía Đông Bắc, Đông Nam nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường Sơn và duyên hải Bình Định, chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11, có hai cực đại vào tháng 5 – 6 và tháng 10 – 11 Tháng 7, 8, 9 ở vùng này lại ít mưa hơn các tháng khác trong mùa mưa

Trang 22

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thấp nhất là tháng 2 chỉ còn 2,4 mm/tháng Lượng mưa vào mùa khô rất ít, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm

- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.446 mm – 1.500 mm/năm

- Số ngày mưa: 136 ngày/năm

+ Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm bình quân: 82% Trong mùa khô có ngày hạ xuống chỉ còn 27% rất dễ gây cháy rừng

+ Chế độ gió:

- Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8

- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

- Tốc độ gió bình quân: 4,5m/s

Đặc điểm khô hanh, nóng của gió Tây Nam và lượng mưa thấp vào mùa khô đã

và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường vùng đệm

và Khu bảo tồn Tình trạng khô hạn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo cuộc sống người dân vùng đệm Qua phân tích điều kiện khí hậu, thời tiết và chỉ số khô hạn trên cho thấy: Khu BTTN Kon Chư Răng có thể xảy ra cháy rừng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Mùa cao điểm cháy rừng là vào tháng 2, 3, 4, ngoài ra cháy rừng còn có thể xuất hiện vào tháng 7, 8, 9

2.3.1.4 Nguồn nước, thủy văn

Khu BTTN Kon Chư Răng nằm trong lưu vực thượng nguồn sông Côn Sông dài 171 km Lưu vực sông có diện tích 2.980 km² thuộc các huyện An Khê (Gia Lai), An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước (Bình Định) Đoạn thượng nguồn có tên là Đắc Cron Bung Sông Côn chảy theo hướng Đông Nam qua huyện Tây Sơn, Thị xã An Nhơn và gặp một nhánh khác từ hồ Núi Một (Vân

Trang 23

Canh) chảy xuống Đoạn hạ lưu chia thành vài nhánh, đổ ra đầm Thị Nai, vịnh Quy Nhơn và có tên là sông Cái Trong Khu BTTN Kon Chư Răng có hai hệ thống sông suối chính là suối Say và suối ĐakPhan

Suối Say chảy qua trung tâm Khu BTTN, là hệ thống suối chính, có chiều dài nhánh chính khoảng 27 km Suối ĐakPhan chảy giữa ranh giới phía Tây Nam Khu BTTN Kon Chư Răng và Tỉnh lộ 669 Chiều dài của hai nhánh phụ chảy trong Khu BTTN Kon Chư Răng khoảng 14 km

Với kiểu địa hình gập ghềnh, sông ngòi khúc khuỷu đã hình thành nên nhiều kiểu thác ghềnh Có hơn 12 thác trong Khu bảo tồn, trong đó có một số thác có tiềm năng phát triển du lịch như: Thác 50, thác Trại Dầm, thác Suối Rêu, thác Ba Tầng Ngoài ra, Suối Say và suối ĐakPhan có nước chảy quanh năm, có thể sử dụng làm nguồn nước chính có thể phục vụ cho công tác PCCCR Khu BTTN Kon Chư Răng

2.3.1.5 Thổ nhưỡng

Khu BTTN Kon Chư Răng có 4 loại đất chính:

Loại 1: đất Feralit mùn vàng đỏ trên macma axit

+ Diện tích: 7.910 ha (chiếm 49,8% diện tích Khu BTTN)

+ Phân bố vùng núi phía Đông Bắc Khu BTTN, vùng thượng nguồn suối Say

+ Đất được hình thành ở độ cao 7.800 m, trên các loại đá cứng, tầng mùn và thảm mục dày, tầng đất trung bình, thành phần giới trung bình đến nhẹ, tơi xốp, dễ bị rửa trôi, xói mòn

Loại 2: đất Feralit mùn đỏ trên đá macma kiềm và trung bình

+ Diện tích: 5.610 ha (chiếm 35,3% diện tích Khu BTTN)

+ Phân bố phần phía Tây Nam Khu BTTN, và hữu ngạn suối Say

+ Đất được hình thành ở núi cao 800 – 1.000 m, trên loại đá bazan, tầng mùn dày, tầng đất sâu, thành phần cơ giới nặng, đất luôn tơi xốp và không có đá lẫn

Loại 3: đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn + Diện tích: 1.500 ha (chiếm 9,4% diện tích Khu BTTN)

+ Phân bố phía Đông Bắc Khu BTTN và phía tả ngạn suối Say

+ Đất được hình thành trên độ cao khoảng 800 m phát triển trên các loại đá cổ hạt mịn tầng dày đế trung bình, tầng mùn dày, thành phần cơ giới nặng, ít đá lẫn, đất có kết cấu chặt

Trang 24

Loại 4: đất Feralit mùn vàng nhạt trên macma axit kết tinh chua

+ Diện tích: 880 ha (chiếm 5,5% diện tích Khu BTTN)

+ Phân bố dọc theo thung lũng suối Say và vùng đất thấp phía Đông Nam Khu BTTN + Đất được hình thành ở độ cao <800 m phát triển trên các loại đá Granit, Rlyolit cứng

và khó phong hóa, tầng đất trung bình và có nhiều đá lẫn, có tầng mùn mỏng, thành phần cơ giới nhẹ thô

Thổ nhưỡng Khu BTTN Kon Chư Răng đa dạng, đất có tầng mùn và thảm thực vật dày chiếm tỉ lệ cao (chiếm 94,5% tổng diện tích), thành phần cơ giới nhẹ thích hợp với các loại cây trồng như: Đậu, ngô, lạc, rau màu…, tuy vậy, do địa hình không bằng phẳng, kĩ thuật canh tác của đồng bào người Bana chưa cao, tập quán du canh du cư (khoảng 3 năm/lần) làm đất đai nhanh dễ bị rữa trôi, bạc màu Đây là một trong những nguyên nhân khiến đồng bào phát, đốt rừng làm nương rẫy, gây sức ép lên Khu bảo tồn và tăng nguy cơ cháy rừng

2.3.2 Dân cư, kinh tế, xã hội vùng đệm

2.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

Toàn bộ dân số vùng đệm phân bố tập trung ở 24 thôn bản nằm ngoài Khu BTTN

Trong vùng đệm có hai dân tộc chính là Kinh và Bana Dân tộc Kinh chiếm 34,3%, dân tộc Bana chiếm 65%, các dân tộc khác gồm: Tày, Êđê, Thổ, Nùng chiếm 0,7%

Biểu đồ 2.1: Thành phần dân tộc vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng

(Nguồn: “Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 – 2015”)

Trang 25

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011- 2025”)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, tổng dân số của Khu bảo tồn trong vùng đệm

là 1.874 hộ với 7.631 nhân khẩu Toàn bộ dân số phân bố tập trung ở các trung tâm xã

và các Làng bản nằm ở các sườn núi và ở ngoài ranh giới Khu bảo tồn Trong đó: thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Bana (chiếm 65%) và dân tộc Kinh (chiếm 34,3%) dân số, còn lại là dân tộc thiểu số Mật độ dân số là 11,2 người/km2

Lao động: Tổng số lao động là: 4.631 người Trong đó: Sơn Lang là: 2.813 người, ĐakRoong là 1.818 người Trong tổng số 5.151 lao động, phân ra: Nam: 2.294, Nữ: 2.337 người

2.3.2.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Dân cư trên địa bàn Khu BTTN Kon Chư Răng chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp Trình độ văn hóa thấp vẫn còn nhiều tập tục lạc hậu Đời sống một

số hộ gia đình còn nhiều khó khăn, cộng với việc thời tiết các năm không thuận lợi, thường xuyên thiên tai mất mùa, do đó tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, tình hình xâm nhập vào rừng lén lút săn bắt, đốt tổ ong, chăn nuôi gia súc, khai thác, mua bán lâm sản trái phép, sử dụng lửa vô ý thức vẫn còn xảy ra

Trang 26

Tình hình sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt:

Tổng diện tích đất gieo trồng năm 2009 của 2 xã vùng đệm là 2.862 ha Trong

đó, diện tích mà người dân địa phương vào xâm canh trong Khu BTTN Kon Chư Răng khoảng 60 ha

Diện tích được gieo trồng các loại cây được thống kê như sau:

- Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đợt 1 là 7.561 tấn, bình quân lương thực đầu người là 595 kg/người/năm (riêng thóc là 156,4 kg)

- Các hộ đồng bào dân tộc Bana trong vùng, kinh tế vẫn phụ thuộc vào trồng trọt

là chủ yếu Trong đó, cây lúa rẫy đóng vai trò quan trọng nhất, năng suất cây lúa rẫy chỉ đạt 1 đến 1,3 tấn/ha và sản xuất nương rẫy không ổn định chỉ trồng cây lương thực khoảng 3 năm lại bỏ rẫy Việc phát đốt nương rẫy là một nguyên nhân gây cháy lan vào rừng Khu BTTN

+ Chăn nuôi:

Đàn gia súc gia cầm ở các xã vùng đệm trong những năm qua tăng trưởng mạnh, số lượng gia súc gia cầm năm 2003 như sau:

Đàn trâu: 1.493 con, bình quân 0,9 con/hộ

Đàn bò: 896 con, bình quân 0,5 con/hộ

Đàn dê: 1.194 con, bình quân 0,7 con/hộ

Đàn lợn: 1.925 con, bình quân 1,2 con/hộ

Đàn gia cầm: 19.003 con, bình quân 11 con/hộ

Trong đó trâu, bò có khoảng 50 con, 10 con dê của người dân thôn 4, thôn 5 xã Sơn Lang thường chăn thả trong Khu BTTN (tại các nhà Đầm, bãi cỏ trong ranh giới quy hoạch cho Khu BTTN)

Tình hình sản xuất nương rẫy

Tình hình phá rừng làm nương rẫy tại Khu BTTN hiện nay không còn nữa Nhưng diện tích rẫy cũ của đồng bảo Bana sống ở vùng đệm đang canh tác vẫn còn Một số nằm trong diện tích Khu BTTN Kon Chư Răng Còn đa số trên phần đất ngoài, giáp ranh với Khu bảo tồn

Việc sản xuất nương rẫy này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề Cháy rừng Do trong quá trình canh tác người dân bỏ hoang rồi lại phát cỏ, đốt lại Lửa rừng dễ xảy ra

Trang 27

Sản xuất lâm nghiệp

- Xã Sơn Lang có 1 Ban lâm nghiệp xã

- Trong vùng đệm có 3 Công ty gồm: Công ty Lâm nghiệp Hà Nừng, Trạm Lập ở

xã Sơn Lang, Công ty lâm trường ĐakRoong ở xã ĐakRoong Nhiệm vụ chính của 03 công ty là QLBVR, xây dựng và phát triển vốn rừng Hàng năm, 03 Công ty khai thác hơn 9.000 m3 theo chỉ tiêu kế hoạch và giao khoán QLBVR được trên 11.500 ha cho

850 hộ gia đình Qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng

Tình hình giao thông

Hiện nay các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, đường vận xuất, vận chuyển gỗ tạo nên hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh tại vùng đệm và khu vực phục hồi sinh thái thuận lợi cho công tác kiểm tra rừng, PCCCR Tuy nhiên, hầu hết các đoạn đường lâm nghiệp đi các tiểu khu đã xuống cấp Hệ thống cầu, cống đa số đã bị

lũ lụt làm hỏng Do vậy, phương tiện đi lại bằng ô tô vào Khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn

Tình hình giáo dục và văn hóa thông tin

Tình hình giáo dục

Mỗi xã có trường trung học cơ sở, một trường tiểu học nằm ở trung tâm xã, hệ thống giáo dục được mở rộng đến tận thôn, làng Các thôn có một trường tiểu học, một trường mẫu giáo Năm học 2009 – 2010, ở hai xã có 61 lớp phổ thông, 69 giáo viên với 1.375 học sinh đến trường Giáo viên người Bana chủ yếu dạy mầm non hoặc lớp

1, 2 ở các thôn làng

Văn hóa thông tin

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, huyện Kbang đã xây dựng, tổ chức

hệ thống VHTT phát triển nhanh về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức Trên địa bàn huyện có một nhà văn hóa, một đài truyền thanh Đặc biệt ở vùng đệm xã Sơn Lang, ĐakRoong đã có trạm tiếp sóng truyền hình Việt Nam có thể thu hình hai chương trình VTV1, VTV3 Toàn bộ thôn, làng đều thu nhận được đài tiếng nói Việt Nam Sách báo được cung cấp đầy đủ đến các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân Đảng bộ và các cấp chính quyền đã quan tâm đúng mức các hoạt động văn hóa, xã hội

và tuyên truyền vận động cộng đồng

2.3.3 Sơ lược Khu BTTN Kon Chư Răng

Trang 28

- Ngày 21/6/2000, Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai gửi Công văn số 857/CV-UB

đề nghị phê duyệt dự án đầu tư cho Khu BTTN Kon Chư Răng Theo đề nghị của tỉnh Gia Lai, ngày 4/8/2000 Bộ NN & PTNT đã thẩm định dự án đầu tư theo số 2648/BNN-KH Do điều kiện địa hình nằm tại khu vực xa xôi, hẻo lánh, mức độ đe dọa thấp nên UBND tỉnh Gia Lai đã quyết định không thành BQL tại Kon Chư Răng Tuy nhiên thay vào đó, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định số 28/2004/QĐ-UB Ngày 18/3/2004 thuộc sự quản lý của chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai BQL Khu bảo tồn chính thức đi vào hoạt động 6/2004

- Thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng, ngày 23/03/2009 UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định số: 102/QĐ-UBND v/v chuyển đổi Khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc Chi cục kiểm lâm thành BQL Khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc Sở NN & PTNT tỉnh

- Theo quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 4/2/2008 về số liệu phân cấp 3 loại

rừng của Gia lai thì :

+ Tổng DT Tự nhiên của Kon Chư Răng còn là: 15.446 ha

+ Tổng DT rừng tự nhiên là : 15.387 ha

Như vậy độ che phủ rừng của Khu BTTN Kon Chư Răng trong những năm qua tăng mạnh, hiện nay độ che phủ rừng của Kon Chư Răng là : 99,6 %

2.3.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ

Trang 29

- Lập các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn thiên nhiên trong Khu bảo tồn, xây dựng kế hoạch chi phí hàng năm cho các hoạt động của đơn vị để trình cấp đơn vị thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện hành

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn đó được cấp thẩm quyền phê duyệt; tham gia các hoạt động về hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm theo sự phân công, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Khu bảo tồn theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản

- Định kỳ báo cáo cấp trên về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của Khu bảo tồn

- Xây dựng các dự án, kế hoạch về các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hóa

xã hội, du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn và vùng đệm, trình các cơ quan chức năng, cấp thẩm quyền phê duyệt; đồng thời tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch đó theo sự phân công của cấp có thẩm quyền

Trang 30

2.3.4 Giá trị đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng

2.3.4.1 Diện tích các loại đất rừng

Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai theo quyết định số

53/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Gia Lai, tổng diện

tích rừng tự nhiên Khu BTTN Kon Chư Răng như sau:

Bảng 2.3: Diện tích các loại đất và tài nguyên rừng

TT Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Trữ lượng (m 3 ) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011- 2025”)

Số liệu thống kê bảng trên cho thấy, tỉ lệ che phủ của rừng của Khu BTTN Kon Chư

Răng là 98,9% Đây là khu vực có độ che phủ rừng cao trong khu vực và toàn quốc

2.3.4.2 Hệ thực vật

Hệ thực vật của KBT Kon Chư Răng rất đa dạng và phong phú, đây là khu vực

hội tụ của các luồng thực vật sau:

- Luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa gồm có các loài cây

tiêu biểu trong họ Giẻ (Fagaceae), họ Re (Lauracea), họ Óc chó (Juglandaceae), họ

Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Ngọc Lan (Mangnoliaceae)

Trang 31

- Luồng thực vật từ Tây Bắc xuống thuộc khu hệ thực vật Vân Nam Quý Châu và

chân dãy núi Himanaya, gồm có các loài cây tiêu biểu trong ngành hạt trần

(Gynospermea) như Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Darydium

elatum), Thông tre (Podocarpus neriifolius) thuộc họ Kim Giao (Podocaspaceae)

- Luồng thực vật từ phía Nam đi lên thuộc khu hệ thực vật Malaixia - Indonêxia,

gồm các loài cây thuộc họ Dầu (Diterocarpaceae), như Chò chỉ (Parasohrea stelata)

Luồng thực vật đi từ phía Tây đi lại thuộc khu hệ thực vật India – Myanma, có các loài

cây rụng lá như: Gạo (Bombax ceiba) thuộc họ Gạo (Bombacea)

 Thành phần hệ thực vật

Theo kết quả điều tra, thống kê bước đầu đã thống kê được trong Khu BTTN

Kon Chư Răng có 546 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 376 chi và 122 họ

Bảng 2.4: Thành phần thực vật của Khu bảo tồn Kon Chư Răng

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

Từ kết quả điều tra trên, có thể khẳng định rừng khu hệ thực vật của Khu bảo

tồn Kon Chư Răng khá phong phú về thành phần loài Trong số đó có rất nhiều loài có

nguồn gen đặc hữu, quý hiếm cần phải bảo tồn

 Các loài thực vật đặc hữu:

Có 9 loài thực vật đặc hữu hẹp của Việt Nam, chiếm tỷ lệ 1,6% tổng số loài

được thống kê

Bảng 2.5: Thực vật đặc hữu của Việt Nam trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng

2 Du Mooc Bacceaurea silvestris

Trang 32

9 Giổi Xanh Michelia mediocris

5 Hoa Khế Caraibiodendrom selerumthum

7 Hoàng thảo vạch đỏ Dendrobium ochraceum

3 Lọng Hiệp Bolbophiltum hiepi

4 Song Bột Calarrus poilernei

1 Thích quả đỏ Acer Erythramthurn

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

 Các loài quý hiếm

Có 21 loài quí hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học được

ghi trong sách đỏ của Việt Nam (18 loài) và Thế giới (7 loài)

Bảng 2.6: Danh sách và tình trạng các loài thực vật trong sách đỏ

VN (1996)

Sách đỏ IUCN (1994)

14 Hoàng thảo vạch đỏ Dendrobium ochraceum R

7 Lát lông Chukrasis tabularis var velzitina K

Trang 33

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ

VN (1996)

Sách đỏ IUCN (1994)

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

Tình trạng các loài trên theo sách đỏ Việt Nam như sau: Đang nguy cấp (E) 2

loài; Sẽ nguy cấp (V) 5 loài; Hiếm (R) 3 loài; Bị đe dọa (T) 1 loài

 Về công dụng kinh tế

Trong 546 loài thực vật có: Nhóm cây cho lấy gỗ 201 loài; Nhóm cây ăn được

33 loài, nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát 48 loài; Nhóm cây làm thuốc 121 loài

2.3.4.3 Hệ động vật

Kết quả điều tra bước đầu đã thống kê được trong Khu bảo tồn có 392 loài động

vật thuộc 75 họ, 22 bộ, gồm có 62 loài thú 169 loài chim và 161 loài bướm

Các kết quả điều tra đến nay, đã thống kê được trong Khu bảo tồn có 62 loài,

trong đó có 23 loài ghi trong sách đỏ, chiếm 36% tổng số loài thú, bao gồm 15 loài

trong sách đỏ Thế giới và 17 loài sách đỏ Việt Nam Trong đó nhóm Dơi có 18 loài

Trang 34

đầu tiên ghi nhận cho khu vực Kon Chư Răng có 4 loài đang bị đe dọa toàn cầu ghi

trong sách đỏ của IUCN 1966

Bảng 2.8: Tình trạng các loài thú trong sách đỏ

VN (1992)

Sách đỏ IUCN (1996)

10 Vọoc ngũ sắc Pygathrix nemaeus cinerea EN

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

Trang 35

Ghi chú: Collar et al 1994: Tình trạng loài trên thế giới: VU (Vulnerable) loài

sẽ bị đe dọa NT (Near Threatened) loài gần bị đe dọa VN 1992: Tình trạng loài sách

đỏ Việt Nam; R (Rare) Loài hiếm; T (Threatened loài bị đe dọa)

Các loài đặc hữu: Khu hệ thú Kon Chư Răng có 4 loài thú đặc hữu cho Việt Nam và Đông Dương, bao gồm Hổ, Vượn má hung, Voọc ngũ sắc (Voọc vá chân xám) và Mang lớn

Mức độ phong phú của quần thể: Nhiều loài thú ghi nhận ở Kon Chư Răng có

số lượng quần thể khá phong phú như: Nai, Mang, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, các loài Cầy và Vượn má hung Sự xuất hiện của Hổ ở Kon Chư Răng được khẳng định qua nhiều dấu chân ở ven sông Côn

 Khu hệ chim

Tổng số ghi nhận trong Khu bảo tồn có 169 loài chim, có 23 loài ghi trong sách

đỏ, chiếm 14% tổng số các loài chim, bao gồm 14 loài trong danh sách đỏ Thế giới và

14 loài trong danh sách đỏ Việt Nam

Bảng 2.9: Danh sách các loài chim trong sách đỏ Khu bảo tồn

Việt Nam (1992)

Sách đỏ IUCN (1994)

22 Chích chanh má xám Macrônuskeldeyi NT, RRS

12 Diều cá đuôi xám lchthyophagaichthyaetus NT

1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera T En

Trang 36

5 Hồng hoàng Buceros bicornis T

19 Khướu đầu đen Garrulax milleti R VU,EN,RRS

20 Khướu má trắng Garrulax vassali T E, RRS

21 Khướu mỏ dài Jabouillea danjoui T R, VU,RRS

23 Lách tách họng hung A Rufogalaris NT

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

Ghi chú: Collar et al 1994: Tình trạng loài trên thế giới: VU (Vulnerable) loài

sẽ bị đe dọa NT (Near Threatened) loài gần bị đe dọa VN 1992: Tình trạng loài sách

đỏ Việt Nam; R (Rare) Loài hiếm; T (Threatened loài bị đe dọa.En (Emdemic) Đặc hữu cho Việt Nam E đặc hữu cho Việt Nam Lào; RRS loài có vùng phân bố hạn hẹp trong phạm vi 50.000 km 2

Trong số các loài chim ghi trong sách đỏ có 6 loài đang bị đe dọa ở cấp VU

(sắp bị đe dọa diệt chủng) bao gồm: Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Gõ kiến đầu đỏ (Picus rabieri), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules), Chân bơi (Heliopair personata), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Khướu mỏ dài (Jabouillea danjoui) Đặc biệt loài

Chân bơi hiện nay chỉ duy nhất ở khu vực sông Côn, trong phạm vi Khu bảo tồn Kon Chư Răng Hệ sinh thái hay nơi sống của loài này là rừng thường xanh ven sông lớn có tốc độ dòng chảy chậm Loài Chân bơi hiện đang bị đe dọa toàn cầu ở bậc VU

Các loài đặc hữu: Bao gồm 5 loài có vùng phân bố hẹp, trong số đó có hai loài

đặc hữu cho Việt Nam: Khướu mỏ dài (Jabouillea danjoui), Khướu đầu đen (Garrulax

milleti), 1 loài phụ đặc hữu cho Nam Trường Sơn là Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) và 2 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào: Cu rốc họng xanh

(M.lagrarudieri) và Khướu má trắng (Garrulax vassali) Kết quả trên cho thấy Kon

Chư Răng là một bộ phận của vùng chim đặc hữu cao nguyên Gia Lai – Kon Tum

Trang 37

1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 8.491 55,0

2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 1.018 6,6

3 Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau

khai thác

3.784 24,5

4 Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

phục hồi sau nương rẫy

645 4,2

5 Kiểu rừng phụ kín thường xanh nhiệt đới sau khai thác 1.252 8,1

6 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau

nương rẫy

92 0,6

7 Trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác 164 1,0

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011 – 2025”)

 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Phân bố từ 900 m trở lên, ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, dưới

tán rừng thường thưa, thoáng nên là nơi lý tưởng cho các loài thú lớn và vừa cư trú

Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc Khu bảo tồn Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ

được tính nguyên sinh Độ tàn che từ 0,7 - 0,8, có lâm phần có độ tàn che tới 0,9

Trên những đỉnh dông và các đỉnh núi có độ dốc nhỏ, độ cao từ 1.000 – 1.400m

là các loài cây thuộc ngành Hạt trần (Gyrnnosperme) như: Hoàng đàn giả, Thông nàng

phát triển tốt Đây là kiểu ưu hợp của các loài thực vật hạt trần và các loài cây lá rộng,

chủ yếu là thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae)

và Đỗ quyên (Ericaceae); với ưu thế rõ rệt thuộc về hai loài cây thuộc ngành hạt trần

là Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) Theo kết

quả điều tra cho thấy Thông nàng và Hoàng đàn giả chiếm về tỷ lệ tổ thành khá lớn

Trang 38

(trên 40%), nhiều chỗ có thể lên tới 60% tổ thành theo số cây và tiết diện ngang của lâm phần

Trên các sườn núi, thung lũng hay các khe suối ở độ cao < 1000 m, thực vật ưu

thế lại thuộc về các loài cây lá rộng thuộc các loài Re (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Trâm (Myrtaceae), Đậu (Fabaceae)

Cấu trúc tầng tán của kiểu rừng này gần như không có tầng vượt tán và thường được chia thành 4 phần như sau:

- Tầng ưu thế sinh thái có tầng tán khá liên tục Thành phần thực vật của tầng này chủ yếu là hai loài cây Thông nàng và Hoàng đàn giả, đôi khi có Kim giao Các loài cây lá rộng thường gặp là Giẻ, Trâm các loại, Hoa khế, Cóc đá, Lèo heo …

- Tầng dưới tán rừng thường không liên tục, cao từ 10 – 15 m, bao gồm các loài

chịu bóng mọc rải rác như: Dâu da đất (Baccaurea sylvestris), Ngát (Gironniera

sbaequalis), Bứa (Gacicinia spp), Trường (Paranephelium spirei), Chôm chôm

(Nephelium aff ), Nhọc (Polyanthia jerikinsii) và các loài cây tái sinh tầng trên

- Tầng cây bụi cao từ 2 – 8 m, chủ yếu là các loài: Xú hương (Lastanthus spp), Lấu (Psychochia rubra), Trọng đũa (Ardisia spp), Ba chạc (Euvodia spp), các loài trong họ Mua (Melastomataceae), họ Cau dừa (Arecaceae) v.v…Ngoài ra còn có các

loài cây tái sinh của các loài thuộc tầng sinh thái và tầng dưới tán

- Tầng thảm tươi cũng rất phức tạp nhưng phổ biến là các loài Quyến bá

(Selaginella spp), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Hương bài (Dianella nemorosa),

Lá dong (Phrynium dispennum), Lòng thuyền (Curculigo spp), họ Gừng (Zingiberaceae), Họ Ô rô (Acanthaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)

Ngoài tầng phổ biến là các loài có thân leo hoặc dựa cây gỗ thuộc họ Na, Dây ông lão, các loài Song mây và các loài thuộc họ Phong lan sống phụ sinh trên các thân

cây gỗ, tiêu biểu là các loài thuộc chi Hoàng thảo (Denrobium)

Đây là một trong những kiểu rừng độc đáo còn tồn tại trong Khu bảo tồn, khó

có thể tìm thấy một nơi nào khác có kiểu rừng này, với tỷ lệ hỗn giao của các cá thể cây lá kim chiếm 50% cá thể các loài cây gỗ trong lâm phần

Kiểu rừng này thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, dưới tán rừng còn thưa, thoáng Đây là sinh cảnh lý tưởng đối với các loài thú lớn và vừa, thú thuộc loài móng guốc và các loài thú ăn thịt khác

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngô An (2009), Quản lý tài nguyên rừng,Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Môi trường và Tài nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô An (2009)
Tác giả: Ngô An
Năm: 2009
3. Trần Văn Côn, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu Đình Quang, Lê Minh Tuyên; 2006; “Cẩm nang ngành Lâm nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành Lâm nghiệp
4. Hồ Văn Cử, 2005, Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don. Luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don
5. Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Song, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Ngọc Tuấn, Trần Thị Hoa và Đoàn Cảnh (2008), Báo cáo về đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của các chính sách quốc gia về buôn bán động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam.CRES/FPD/UNEP/CITES/IUED. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của các chính sách quốc gia về buôn bán động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Song, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Ngọc Tuấn, Trần Thị Hoa và Đoàn Cảnh
Năm: 2008
6. Nguyễn Tất Phước, 2011. Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Kon Ka Kinh huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Quản lý môi trường và du lịch sinh thái, ĐH Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Kon Ka Kinh huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
7. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đa dạng sinh học ở Việt Nam và vấn đề bảo tồn. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nghĩa Thìn, "Đa dạng sinh học ở Việt Nam và vấn đề bảo tồn
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp niệm chung về động vật học và đa dạng sinh học. Nxb GTVT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w