QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học, công nghệ,Việt Nam đang
Trang 1QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
Thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học, công nghệ,Việt Nam đang từng ngày, từng giờ tận
dụng tối đa sự phát triển của khoa học, công nghệ, đi tắt đón đầu, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh việc tranh thủ những nguồn lực bên ngoài, cần phát huy sức mạnh nội lực Đó là sự đồng thuận của toàn xã hội, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Chỉ có trên nền tảng sự đồng thuận xã hội, sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam mới có thể thực hiện thành công
1 Đại đoàn kết toàn dân - Động
lực và mục tiêu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Sau năm 1975, đất nước thống nhất,
Đảng lãnh đạo đưa cả nước bước vào thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Trong 10
năm (1975-1985), nhân dân ta đã giành
được những thành tựu quan trọng Tuy
nhiên, những sai lầm, yếu kém bắt đầu bộ
lộ, kinh tế- xã hội khủng hoảng, khối đại
đoàn kết toàn dân có nguy cơ rạn nứt, lòng
tin của nhân dân đối với Đảng giảm sút
Trước những khó khăn, thử thách đó, tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật,
Đảng ta đã kịp thời khởi xướng công cuộc
đổi mới
Thực tiễn lịch sử nước ta đã chứng minh rằng, đứng trước những thử thách lớn lao, trước những yêu cầu to lớn của cách mạng, cần phải xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần thực hiện đoàn kết toàn dân thành một khối thống nhất, được tổ chức một cách chặt chẽ Quán triệt tinh thần đó, Đại hội VI của Đảng (1986) chủ trương đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu, liên kết và phát huy sức mạnh của tất cả các giai tầng
xã hội trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; coi trọng chính sách giai cấp
và chính sách dân tộc, coi đó “là bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội”1, nhấn mạnh yếu tố con người, coi việc phát huy
Trang 2yếu tố con người và việc phục vụ con người là
mục đích cao nhất của mọi hoạt động
Đại hội VII của Đảng (1991) tiếp tục
khẳng định và hoàn thiện một bước đường
lối đổi mới do Đại hội VI đề ra Đại hội
nhấn mạnh một số vấn đề có tính nguyên
tắc: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân”; coi đó là nguyên
nhân, là cơ sở để không ngừng củng cố tăng
cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn
dân, đoàn kết dân tộc Đại hội cũng nêu lên
một trong sáu đặc trưng của xã hội XHCN
mà chúng ta xây dựng: “Các dân tộc trong
nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ”2 Đây chính là nội dung chính,
cơ bản nhất, để xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân và là một trong những phương
hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc được
phát triển lên một tầm cao mới với Nghị
quyết 07-NQ/TW (17/11/1993) của BCH
Trung ương “Về đại đoàn kết dân tộc và
tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”.
Nghị quyết khẳng định: Đoàn kết là truyền
thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong
lịch sử dựng nước và giữ nước Đó là bài
học kinh nghiệm, là sức mạnh vô địch của
cách mạng Việt Nam Thấu suốt quan điểm
đó, để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, Nghị quyết đề ra bốn chủ trương lớn: (1) Đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam trên cơ sở lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng, lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; (2) Đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của nhà nước; (3) Xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch vững mạnh, có hiệu lực cao, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo vệ các quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân; (4) Mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức tập hợp đa dạng; chú trọng phát triển các phong trào quần chúng, phát huy vai trò tích cực của các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, củng cố liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chuyển đất nước sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Từ thực tiễn của những năm đổi mới, Đại hội đã nhận thức một cách sâu sắc rằng:
“Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng
Trang 3cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn,
thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được
những thành tựu”3 Trên cơ sở đó, Đại hội đề
ra phương hướng: “Thực hiện tốt hơn nữa
việc mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân, cả ở trong nước và ở nước ngoài,
phát huy dân chủ, động viên tối đa sức
mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh”i Kế thừa và phát huy tinh thần đó lên
một bước mới, Báo cáo chính trị tại Đại hội
IX (2001) chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát
triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh giữa công nhân với nông
dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp
hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực
của các thành phần kinh tế, của toàn xã
hội”.Trên cơ sở chấp nhận sự tồn tại lợi ích
khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã
hội, Đại hội X (2006) khẳng định: “Xoá bỏ
mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử
về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng
những ý kiến khác nhau không trái với lợi
ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân
nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi
mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định
chính trị và đồng thuận xã hội”3 Đại hội
cũng nhìn rõ sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, khẳng định cần: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”4
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
và củng cố khối liên minh công, nông, trí, nhằm tạo ra sự đồng thuận cao của toàn dân tộc thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6
(khoá X, 1-2008) đã ra Nghị quyết “Về tiếp
tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Hội nghị lần thứ 7 BCH
Trung ương Đảng (khoá X, 7-2008) đã
thông qua Nghị quyết “Về tăng cường sự
lãnh đạo đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;
Nghị quyết “Về xây dựng đội ngũ trí thức
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và Nghị quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Xuyên suốt
nội dung những nghị quyết nêu trên là sự đánh giá cao vai trò của công nhân và sự khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức - đội ngũ trí thức trở thành “lực lượng nòng cốt sáng tạo” trong tiến trình CNH, HĐN Đối với nông dân, Đảng chỉ rõ: “Đây là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững”ii Xác định CNH, HĐN nông
Trang 4nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu, Đảng nhận thức cần, “phải khơi
dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự
cường vươn lên của nông dân”5, tạo động
lực to lớn cho sự phát triển nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống
nông dân, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và
chính trị vững chắc cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Như vậy, trong sự nghiệp CNH,
HĐH, Đảng đã lãnh đạo xây dựng mọi điều
kiện để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc,
tăng cường sự đồng thuận xã hội, trong đó
liên minh giai cấp công nhân với nông dân
và tầng lớp trí thức trở thành nền tảng Sự
đồng thuận của cả dân tộc là cơ sở bền vững
cho ổn định chính trị - xã hội Sự đồng
thuận xã hội là điều kiện quan trọng cho
việc khai thác, phát huy mọi nguồn lực vật
chất và tinh thần của cả dân tộc, tạo ra sức
mạnh tổng hợp to lớn thúc đẩy CNH, HĐH
đi đến thành công
2 Khơi dậy, phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Để tạo ra và phát huy cao nhất sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cho sự
nghiệp CNH, HĐH thắng lợi, Đảng đã xác
định: “Lấy mục tiêu giữ vững độc lập,
thống nhất, vì dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng dân chủ văn minh làm điểm tương đồng”6 Đó cũng chính là phương hướng, cách thức đúng đắn để tăng cường
sự đồng thuận xã hội, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, sử dụng sức mạnh của mọi giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh
tế trong công cuộc xây dựng đất nước Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần chú trọng những bước đi sau:
Một là, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Sức mạnh của của toàn dân tộc chỉ được khơi dậy, phát huy trên nền tảng dân chủ: Dân là chủ và dân làm chủ Dân chủ trở thành tiêu chí để đánh giá tính nhân văn của xã hội mà chúng ta đang xây dựng Chỉ
có phát huy dân chủ mới có thể khơi nguồn sức sáng tạo mãnh liệt của nhân dân, mới có thể khơi dậy khát khao cống hiến của các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, mới có thể động viên tất cả lực lượng của nhân dân vào công cuộc xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh
Qua các kỳ đại hội những năm đổi mới, Đảng đã hết sức chú trọng mở rộng và phát huy dân chủ, coi xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động là một trong những bài học kinh nghiệm của
Trang 5cách mạng Việt nam, chủ trương xây dựng
một xã hội “do nhân dân lao động làm
chủ”7, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”, tăng cường đoàn kết
toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và
tinh thần trong xã hội Tuy nhiên, việc thực
hiện dân chủ ở nước ta hiện nay vẫn còn
bộc lộ những hạn chế về cả thiết chế lẫn tổ
chức thực hiện Ở một số nơi, đặc biệt là ở
cơ sở, hiện tượng độc đoán chuyên quyền,
thiếu dân chủ ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền làm chủ của người dân Tình trạng
dân chủ không gắn với kỷ cương, vi phạm
pháp luật, dân chủ vô chính phủ cũng còn
phổ biến Hành vi lợi dụng dân chủ đã làm
nảy sinh các vấn đề chính trị xã hội phức
tạp ở một số nơi Hiện trạng đó đặt ra một
yêu cầu: Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đòi
hỏi những thành quả của dân chủ phải được
phát huy, những hạn chế yếu kém phải được
khắc phục Đó là trọng trách nặng nề mà
Đảng và Chính phủ phải tiếp tục gánh vác
Hai là, củng cố và tăng cường khối
liên minh công, nông, trí làm nền tảng của
khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng
Trong thời đại ngày nay khoa học,
công nghệ phát triển như vũ bão Kinh tế tri
thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất, vai trò
của tầng lớp trí thức và liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết, là cơ sở của sự đồng thuận xã hội Đại hội IX nêu rõ: “Khối đại đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”8 Đại hội X cũng khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu đảm bảo những thắng lợi bền vững cho sự nghiệp CNH, HĐH
Sự nghiệp đổi mới của nước ta lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm Để phát triển liên minh giữa công nhân với nông dân
và trí thức, cần đặc biệt coi trọng liên minh kinh tế Những năm qua, Đảng đã có những chủ trương, biện pháp gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, khoa học công nghệ với công nghiệp và nông nghiệp, tạo ra hiệu quả tốt trong liên minh kinh tế, củng cố vững chắc nền tảng của đoàn kết của những lực lượng, giai cấp chủ yếu trong xã hội
Ba là, tăng cường đoàn kết với các
dân tộc, các tôn giáo Nước ta có 54 dân tộc Các dân tộc anh em luôn đoàn kết, thống nhất, chung lưng đấu cật đánh giặc, giữ nước, xây dựng quốc gia độc lập, cùng làm chủ vận mệnh của mình Đoàn kết thống nhất các dân tộc anh em, tạo ra sự
Trang 6đồng thuận xã hội, đảm bảo cho sự tồn vong
và phát triển của cả cộng đồng dân tộc Việt
Nam và của mỗi dân tộc phát triển trong
cộng đồng ấy
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của
vấn đề dân tộc trong nước và trên thế giới,
để gắn kết 54 dân tộc anh em thành một
khối thống nhất, Đại hội IX và X của Đảng
đều khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết
dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng nước ta Cùng với việc đoàn kết
các dân tộc anh em, cần luôn tôn trọng và
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân
dân theo đúng pháp luật Đại hội VII của
Đảng thừa nhận: “Tín ngưỡng, tôn giáo, là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân”iii, từ đó Đảng chủ trương: “Đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng
bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo”9
Vấn đề dân tộc và tín ngưỡng tôn
giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau
Khối đại đoàn kết toàn dân, sự đồng thuận
xã hội chỉ có thể xây dựng trên cơ cở giải
quyết tốt vấn đề dân tộc và tôn giáo Thực
tiễn lịch sử của đất nước đã minh chứng
hùng hồn cho nhận định ấy
Bốn là, phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ
phận quan trọng của hệ thống chính trị nước
ta, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối rất quan trọng, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Mặt trận vừa là nơi thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, vừa là nơi phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời giám sát mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước Mặt trận cũng tham gia xây dựng, củng cố chính quyền và cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân Chính vì thế, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là hết sức quan trọng và cần thiết
Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận, của các tổ chức thành viên Cần đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết và thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định, đề cao vai trò giám sát, hướng mạnh về cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hoá trong tổ chức và hoạt động, đồng thời bồi dưỡng, đào tạo và kiện
Trang 7toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận, đoàn thể Đổi mới, “khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức, làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và
có trách nhiệm với dân” là con đường tốt nhất để phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là một sự nghiệp quan trọng và cũng là sự nghiệp nhiều khó khăn, gian khổ Trên con đường đi tới tương lai - đi tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước có
sự gắn kết chặt chẽ, không tách rời Hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời
cơ và thách thức mới Hơn bao giờ hết, sự đồng thuận xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc càng trở nên cần thiết Khối đại đoàn kết toàn dân chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở lấy nhân dân làm gốc, dựa vào nhân dân và coi trọng lợi ích của nhân nhân Đây cũng chính là con đường ngắn nhất, hiện thực nhất để thực hiện thắng lợi
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1987, tr, 96
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1991, tr 9
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà
Nội,1996, tr 73
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà
Nội,1996, tr 73
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2001, tr 86
6.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2006, tr 23
7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2006, tr 23
8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá X), Nxb CTQG, Hà
Nội, 2008, tr.81
10 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG,
Hà Nội 2011
11.Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
CTQG, Hà Nội 2016