1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành tựu và giới hạn của phê bình phân tâm học ở việt nam (tt)

12 133 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Theo Nguyễn Văn Trung có hai ngành trong tâm lý học thường được các nhà phê bình đem áp dụng vào văn chương là tính tình khoa và phân tâm học.. Người đầu tiên có công nghiên cứu về Phê b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

***

NGUYỄN DIỆU THÚY

THÀNH TỰU VÀ GIỚI HẠN CỦA PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Lý luận văn học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS BỬU NAM

Huế, Năm 2014

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào

Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Thúy

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự bồi dưỡng tri thức và tìm kiếm tài liệu của tôi trong suốt thời gian vừa qua

Xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Bửu Nam Cảm ơn thầy vì đã luôn tin tưởng, động viên và tận tâm định hướng cho tôi tri thức, thao tác khoa học hữu ích trong quá trình hoàn thành luận văn

Cảm ơn gia đình và tấm lòng bè bạn trong lớp Cao học K21 đã luôn động viên, chia sẻ và khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu

Huế, tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Thúy

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

-

PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC 1

A MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Lịch sử vấn đề: 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8

4 Phương pháp nghiên cứu: 9

5 Đóng góp của luận văn: 9

6 Bố cục của luận văn 9

B NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ DIỆN MẠO, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN KỲ PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC Ở VIỆT NAM 10

1.1 Hành trình tiếp biến Phê bình phân tâm học ở Việt Nam 10

1.1.1 Phân tâm học như một lý thuyết phê bình văn học 10

1.1.2 Tổng quan về Phê bình phân tâm học 11

1.1.3 Hành trình vào địa hạt Việt Nam của Phê bình phân tâm học 13

1.2 Diện mạo, đặc điểm, phân kỳ Phê bình phân tâm học ở Việt Nam 17

1.2.1 Phê bình phân tâm học ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (1986) 17

1.2.2 Phê bình phân tâm học ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới (1986) 19

CHƯƠNG 2 THÀNH TỰU VÀ GIỚI HẠN CỦA PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC THEO LÝ THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD Ở VIỆT NAM 26

2.1 Lý thuyết phân tâm học của Freud và tình hình giới thiệu ở Việt Nam 26

2.1.1 Những phạm trù cơ bản trong lý thuyết phân tâm học của Freud 26

2.1.2 Tình hình giới thiệu lý thuyết của Freud ở Việt Nam 28

2.2 Phê bình phân tâm học theo lý thuyết của Freud và tình hình của nó trên thế giới 30

2.2.1 Phê bình theo lý thuyết của Freud 30

2.2.2 Tình hình Phê bình theo lý thuyết của Freud trên thế giới 32

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

2.3 Thành tựu và giới hạn của Phê bình phân tâm học theo lý thuyết của Freud ở Việt

Nam 34

2.3.1 Sự vận dụng những phạm trù lý thuyết của Freud vào nghiên cứu văn học Việt Nam 34

2.3.2 Sự soi chiếu các thời kỳ văn học Việt Nam từ Phê bình phân tâm Freud 40

2.3.3 Phạm vi áp dụng lý thuyết Freud vào phê bình - nhìn từ góc độ thể loại 46

2.3.4 Phê bình phân tâm Freud - từ chú trọng tác giả đến coi trọng văn bản 51

CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU VÀ GIỚI HẠN CỦA PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC THEO LÝ THUYẾT CỦA C.G.JUNG Ở VIỆT NAM 58

3.1 Lý thuyết phân tâm học của Jung và tình hình giới thiệu ở Việt Nam 58

3.1.1 Về lý thuyết phân tâm học của Jung 58

3.1.2 Tình hình giới thiệu lý thuyết của Jung ở Việt Nam 60

3.2 Phê bình phân tâm học theo lý thuyết của Jung và tình hình của nó trên thế giới 62

3.2.1 Phê bình phân tâm học theo lý thuyết của Jung (Phê bình cổ mẫu) 62

3.2.2 Tình hình Phê bình theo lý thuyết của Jung trên thế giới 64

3.3 Thành tựu và giới hạn của Phê bình phân tâm học theo lý thuyết của Jung ở Việt Nam 66

3.3.1 Sự vận dụng học thuyết của C.G.Jung về Cổ mẫu (archétype) trong phê bình văn học Việt Nam 66

3.3.2 Các giai đoạn và thể loại văn học Việt Nam vận hành cùng lý thuyết phân tâm học của Jung 72

3.3.3 Phê bình tiếp cận tác phẩm từ văn bản theo lý thuyết của Jung 80

C KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghiên cứu văn học không thể chỉ nói đến sáng tác mà không nói đến phê bình bởi tác phẩm văn học chỉ thực sự sinh tồn khi được người đọc tiếp nhận Thế kỷ XX, phê bình phát triển mạnh trở thành một thể loại riêng Ra đời từ năm 1933, phê bình văn học hiện đại Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựu tham gia tích cực vào đời sống văn học, trong đó

bao gồm nhiều phương pháp phê bình khác nhau Nói như Đỗ Lai Thúy “cũng như cuộc sống luôn luôn vận động đổi thay, vì thế không có một lý thuyết nào, một phương pháp nào đứng yên, duy nhất đúng” [61, tr.4] Từ những cống hiến mới trong lí luận văn học hiện đại

cho thấy văn học từ cội nguồn luôn không tách rời với tâm lý học Bởi văn chương thể hiện cuộc đời và cuộc đời dệt bằng tình cảm Tâm lý học có mục đích tìm hiểu đời sống tình cảm vậy có thể dùng tâm lý học để tìm hiểu đời sống tình cảm thể hiện trong văn chương Nói

như Trịnh Bá Đĩnh “Sáng tạo văn học là một hành động tâm lý ngôn ngữ, tác phẩm văn học mang dấu ấn tâm lý của nhà văn (và cả thời đại), việc nghiên cứu văn học từ phương diện tâm lý học là đúng đắn” [13, tr.315] Ngay từ ngàn xưa người ta đã chú ý đến vấn đề tâm lý

trong sáng tác văn học Như Platon nhắc đến “linh cảm”, Lưu Hiệp giải thích vấn đề “thần tứ” Nhưng đó mới là xoay quanh trạng thái cảm hứng khi sáng tác Tiếp cận văn học nghệ thuật từ tâm lý học thì phải đợi đến khi khoa tâm lý học hình thành vào giữa thế kỷ XIX với Wilhemlm Wande Theo Nguyễn Văn Trung có hai ngành trong tâm lý học thường được

các nhà phê bình đem áp dụng vào văn chương là tính tình khoa và phân tâm học Trịnh Bá Đĩnh thì phân chia tâm lý học thành hai phương diện: tâm lý học xã hội và phân tâm học Theo Jean Maley lại có ba loại hình tâm lý: Loại hình tâm lý động lực, loại hình tâm lý sinh học và loại hình nhận thức Trong đó loại hình thứ nhất xoay quanh việc vận dụng phân tâm

học vào văn học gồm cả sáng tác và tiếp nhận văn học, người ta gọi đó là Phê bình phân tâm học Cội nguồn của nó không ngoài phân tâm học của S.Freud và C.G.Jung Sự tiếp

xúc và thử sức với những mới lạ trong chiều sâu vô thức nhà văn và những vết tích của vô thức dân tộc, nhân loại luôn triển nở nhiều hứa hẹn từ đó hai lý thuyết này thực sự đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, cuốn theo cả phong trào phê bình văn học phương Tây

Đến từ những năm 1936, Phê bình phân tâm học trở thành một trong những phương

pháp để lại nhiều ấn tượng cho phê bình Việt Nam Những năm gần đây vấn đề Phê bình phân tâm ở nước ta đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu và công

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

chúng yêu văn học Tuy ý kiến bàn bạc có nhiều điểm khác nhau nhưng thực tế cần được ghi nhận: với nhiều cơ hội thuận lợi do thời đại mang lại, việc mở rộng cánh cửa giao lưu, ứng dụng lý thuyết hiện đại thế giới đã giúp Phê bình phân tâm học ở Việt Nam hơn một thế

kỷ qua có nhiều tiến bộ về tư duy học thuật Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trước mắt nhưng đây chính là tiền đề cần thiết để chúng ta có thể suy nghĩ về những khả năng và giới hạn của Phê bình phân tâm học Việt Nam

Từ những công trình của những người đi trước chúng tôi thấy rằng chưa có công trình

chuyên biệt nào nghiên cứu về Thành tựu và giới hạn của Phê bình phân tâm học ở Việt Nam một cách hệ thống và đầy đặn Đó là lý do mà người viết bài này tự thấy mình đã có

cơ hội được phần nào bước đầu khỏa lấp đi khoảng trống đó

2 Lịch sử vấn đề

Chúng ta đang có một nền phê bình văn học chuyển đổi mạnh mẽ Muốn thúc đẩy nó phát triển cần bắt đầu từ việc nhận diện đặc điểm cốt lõi của các khuynh hướng phê bình

2.1 Người đầu tiên có công nghiên cứu về Phê bình phân tâm học ở Việt Nam có lẽ là

Nguyễn Văn Trung trong Lược khảo văn học (tập 3, nghiên cứu và phê bình văn học) (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1970) Lược khảo văn học hướng tới những quan niệm đã,

đang được áp dụng ở Việt Nam và một số quan niệm phê bình của phương Tây hiện đại chưa được giới thiệu ở Việt Nam lúc bấy giờ Riêng với Phê bình phân tâm ngoài giới thiệu Phê bình phân tâm của Charles Mauron, phân tâm học hiện sinh của J.P.Sartre, phân tâm học vật chất của G.Bachelard, Nguyễn Văn Trung đề cập đến ngộ nhận trong việc áp dụng phân tâm học Freud qua công trình phê bình của Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh về Hồ

Xuân Hương Bước đầu tác giả nêu ba nguyên nhân đưa đến sự ngộ nhận đó: chưa hiểu thấu đáo quan niệm ẩn ức của Freud, chưa hiểu thấu đáo cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương, chưa dựa vào những tài liệu xác thực về thân thế Hồ Xuân Hương Và tác giả nhận định “Vậy không cần áp dụng phân tâm học vào tìm hiểu văn chương tục được gán cho thơ

Hồ Xuân Hương vì cái tục đã lù lù ở đấy, trái lại có thể áp dụng vào việc tìm hiểu văn chương thanh mà chính tác giả không hay biết cái thanh đó thực ra chỉ là cái tục trá hình

để lột mặt nạ nó bày tỏ bộ mặt thực tục của nó” [64, tr.173] Nguyễn Văn Trung cũng chỉ ra

khó khăn của nó so với phương pháp khác đồng thời bộc lộ quan điểm về hạn chế từ phương pháp phê bình này Phản biện của Nguyễn Văn Trung làm cho những ai sử dụng phương pháp này thấy cần phải tìm hiểu kỹ hơn đối tượng, công cụ thậm chí cả bản thân người sử dụng công cụ đó để tự giải phóng mình khỏi thành kiến của văn hóa tộc người

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

Tuy nhiên những nhận định bước đầu này về sau đã được các công trình khác nhìn

nhận lại với ý kiến trái chiều Tiêu biểu có thể kể đến Phê bình văn học con vật lưỡng thê

ấy (Nhã Nam & Nxb Văn học, 2011) của Đỗ Lai Thúy Điểm rất đặc sắc thể hiện ở cấu trúc

cuốn sách là trình bày phương pháp phê bình theo ba lối tiếp cận: tiếp cận tác phẩm từ tác giả, tiếp cận tác phẩm từ văn bản và tiếp cận tác phẩm từ người đọc Theo cách phân chia

này, Phê bình phân tâm là phương pháp phê bình duy nhất đã ba lần thay đổi điểm nhìn

Trước hết là tác giả, sau đó là văn bản và cuối cùng là người đọc Sự vận động từ tác giả đến người đọc là sự phát triển nội tại của Phê bình phân tâm và cũng là của phê bình văn học, làm cho nó trở nên hoàn chỉnh và có sức trường tồn hơn so với các phương pháp phê bình khác Ngoài ra, cuốn sách còn đánh giá lại thành tựu và hạn chế của từng phương pháp phê bình để chứng minh không có phương pháp nào là vạn năng Phê bình phân tâm cũng vậy Không đồng ý với những quan niệm của Nguyễn Văn Trung trong công trình trên, Đỗ Lai

Thúy cho rằng “Những điều Nguyễn Văn Trung trình bày về ẩn ức ở trên là đúng như Freud quan niệm nhưng nói rằng không thể áp dụng luận điểm ấy vào nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương thì chưa hẳn đã đúng, bởi lẽ thơ của nữ sĩ không phải là đố tục giảng thanh như Nguyễn Văn Trung tưởng mà chính là đố thanh giảng tục Còn việc ông cho rằng không thể dùng phân tâm học để phê bình thơ Hồ Xuân Hương vì không xác định được chính xác tiểu sử của nữ sĩ cũng chưa hẳn đúng Bởi, một là hẳn Nguyễn Văn Trung còn lẫn phân tâm học ở cấp độ chữa bệnh nhiễu tâm và phân tâm học với tư cách là một lý thuyết triết học và văn hóa học Hai là thời ông viết những dòng này thì chưa biết đến Lacan với luận điểm vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ” [61, tr 226] Từ đó Đỗ Lai Thúy bắt

tay vào việc đánh giá lại nhược điểm, ưu điểm của các công trình Phê bình phân tâm từ năm

1936 cho đến nay gồm cả miền Bắc và miền Nam, trước đổi mới và sau đổi mới Đặc biệt những trang viết về chính tác phẩm Phê bình phân tâm của mình là một việc làm đầy bản lĩnh của nhà phê bình Bên cạnh đó, với lợi thế là người thực hành, Đỗ Lai Thúy thành công khi nắm bắt “tướng tinh” của 13 nhà phê bình văn học Việt ở phần cuối cuốn sách trong đó

có ba nhà Phê bình phân tâm tiêu biểu là Trương Tửu, Thanh Lãng và Nguyễn Văn Trung

2.2 Gần đây, việc tổng kết lịch sử phê bình văn học Việt Nam trở thành công việc được

quan tâm ráo riết Riêng Phê bình phân tâm học trong hơn mười năm đầu thế kỷ XXI ngoài công trình trên còn có 4 cuốn góp phần soi sáng nó trong bức tranh phê bình văn học

Đáng chú ý nhất phải kể đến Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 -

1975 (Nxb Hội nhà văn, 2009) của Trần Hoài Anh Chuyên luận là công trình đầu tiên tìm

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

hiểu một cách hệ thống lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 Với số

lượng tài liệu đồ sộ, Trần Hoài Anh đã triển khai 3 chương chính: I Diện mạo lí luận - phê bình văn học ở đô thị Miền Nam (bối cảnh; đặc điểm; quan hệ giữa sáng tác với lí luận - phê bình); II Các vấn đề chủ yếu của lí luận văn học đô thị Miền Nam (văn học và hiện thực; nhà văn - tác phẩm - người đọc; vấn đề thể loại); III Những khuynh hướng phê bình văn học Miền Nam (ảnh hưởng Phương Tây, Mác - xít, tôn giáo) Trong số các khuynh hướng

phê bình ảnh hưởng phương Tây, tác giả chú trọng phân tích đánh giá về Phê bình phân tâm học qua hàng loạt các công trình của Thanh Lãng, Tam Ích, Uyên Thao, Trần Nhựt Tân, Thanh Huy, Huỳnh Phan Anh, Lê Tuyên, Nguyễn Văn Trung, Đặng Tiến, Tạ Tỵ Từ đó

chỉ ra đặc điểm riêng biệt của Phê bình phân tâm học ở miền Nam là “khuynh hướng phê bình phân tâm học ở đô thị miền Nam ngày càng tiệm cận với khuynh hướng phê bình phân tâm học hiện đại thế giới Đó là sự kết hợp giữa phân tâm học và hiện sinh” [1, tr.193]

Công trình Phê bình văn học Việt Nam 1975 - 2005 (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,

2012) của Nguyễn Văn Long và cộng sự lại được hình thành trên cái nhìn sử tính và sự

phân biệt các không gian văn học Ở đấy, các tác giả dành phần III để tổng hợp đội ngũ tác giả và các khuynh hướng chính trong phê bình văn học Việt Nam Bên cạnh thi pháp học,

tiểu sử, ngôn ngữ học, mỹ học, xã hội học, Phê bình phân tâm học cũng được Nguyễn Văn

Long giới thiệu Sau những đánh giá sơ bộ về những thử nghiệm đầu tiên “còn khá thô thiển, cứng nhắc, thiếu sức thuyết phục” [36, tr.170] của Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh,

Nguyễn Văn Long tập trung đi vào đánh giá về gương mặt nổi bật nhất trong Phê bình phân

tâm học thời kì này là Đỗ Lai Thúy Theo ông “Đỗ Lai Thúy là người đã sớm thành công và

có thể nói đã đi được khá xa trên con đường của phê bình phân tâm học” [36, tr 171]

Trong thời gian này, hai công trình của Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên) cũng lấy đối tượng là

phê bình văn học để viết sử về sự thực hành phê bình Nếu trong Phê bình văn học Việt Nam hiện đại (Nxb Văn học, 2011) Trịnh Bá Đĩnh dành chưa đầy chục trang sách giới

thiệu về Nguyễn Bách Khoa và cho rằng “Nếu sau này chúng ta có ngành phê bình phân tâm học văn học thì các tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa phải được xem là một trong

những viên gạch đầu tiên” [13, tr.225] thì cuốn Lịch sử lí luận, phê bình văn học Việt Nam

(Nxb Khoa học Xã hội, 2013) của ông cùng các đồng sự là cuộc chạy tiếp sức Cuốn sách viết trên tinh thần mới khi cho rằng lịch sử phê bình dân tộc đồng thời cũng là lịch sử thay thế nhau của các quan niệm văn học và phương pháp tiếp cận văn học thông qua các tác giả,

từng giai đoạn Phần II của công trình đề cập đến Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

văn tài (Nguyễn Văn Hanh), Nguyễn Du và Truyện Kiều (Trương Tửu) Phần III đề cập đến

một số tác giả ở miền Nam như Nguyễn Văn Trung, Tạ Tỵ, Đặng Tiến, Uyên Thao

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình gần đây nghiên cứu riêng về tác giả hoặc tác phẩm Phê bình phân tâm Đáng chú ý nhất là hai công trình biên khảo của Nguyễn Ngọc

Thiện vào năm 2001 với nhan đề Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX (2 tập, Nxb Lao động)

cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về các nghiên cứu trước và sau năm 1975 về Truyện Kiều

qua lăng kính phân tâm học Năm 2003, Phạm Đan Quế với công trình Truyện Kiều trên báo chương thế kỷ XX (Nxb Thanh Niên) đã tập hợp trên một trăm cuốn sách và khoảng

1.016 bài báo của nhiều tác giả tiếp cận Truyện Kiều từ nhiều góc nhìn khác nhau Về tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn phân tâm Phạm Đan Quế đặc biệt hứng thú với công trình

Nguyễn Du và Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa và một số công trình ở miền Nam như Thử tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều từ một phương pháp mới của Nguyễn Đình Giang, Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều của Đàm Quang Thiện và Đoạn Trường Tân Thanh hay là cuộc đời kỳ quái của Nguyễn Du như được chiếu hắt lên trong tác phẩm của ông của Thanh Lãng Nhìn chung Phạm Đan Quế tập trung vào việc chỉ ra

những hạn chế trong các công trình này Theo tác giả “Nguyễn Đình Giang đã khuôn Truyện Kiều vào một câu chuyện cá nhân, phân tích tác phẩm dưới con mắt lạnh lùng của nhà tâm lý học, lại dửng dưng trước nỗi đau của con người” [48, tr.87] Còn Đàm Quang Thiện thì “đã phủ nhận nội dung xã hội của tác phẩm và từ đó rút ra những suy diễn tùy tiện khó chấp nhận đến nực cười” [47, tr.89]

2.3 Bên cạnh đó còn có khá nhiều luận văn và các bài viết nhỏ lẻ trên các trang báo,

website đã thực hiện “phê bình sự phê bình” với Phê bình phân tâm Như luận văn Phong cách phê bình, nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy qua “Mắt thơ” và “Bút pháp của ham muốn”” của Trần Thị Hồng Hải tại Đại học sư phạm Huế, Trần Thị Thanh Nhị với bài viết Một sự thể nghiệm phân tâm học Freud trong văn học Việt Nam (Tạp chí sông Hương,

số 235, tháng 9/2008), Ngọc Cầm có Lý thuyết phân tâm và quá trình tiếp nhận tại Việt Nam (phiatruoc.info); hay Tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam 1975 đến nay nhìn từ lý thuyết và ứng dụng của Ngô Hương Giang (nhavantphcm.com.vn), Phân tâm học văn bản

và phê bình văn học của Đoàn Ánh Dương (vanhoanghean.com.vn)…Trong đó công trình

của Đoàn Ánh Dương và Ngô Hương Giang được xem là có quy mô nhất Nếu Đoàn Ánh Dương thâm canh vào vùng đất Phê bình phân tâm của Đỗ Lai Thúy thì Ngô Hương Giang lại đi khai hoang mảnh đất từ lý thuyết lẫn thực hành, cả thực hành trong sáng tác, dịch thuật

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/04/2019, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w