Không chỉ các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm, các dòng sông sinh hoạt cho cả thành phố hiện cũng đang trong tình trạng đáng báo động.. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 1Đề tài:
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở
TPHCM
Trang 2Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn Tp.HCM hiện nay được đánh giá là ng hiêm
trọng nhất Không chỉ các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm, các dòng sông
sinh hoạt cho cả thành phố hiện cũng đang trong tình trạng đáng báo
động Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600.000 m3 (vài năm trước số liệu này là 200.000 m3) nhưng chỉ có khoảng 60% lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện nay, mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn Thành phố phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70.000 m3 nuớc thải sinh
hoạt, nước thải sản xuất chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng nuớc và môi trường
Trang 3Trong số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50% nhu cầu Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm nhà lấn chiếm
ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ
lại càng ách tắc Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh…
Một nhánh kênh trên đường Phan Văn Hân Q Bình Thạnh
Trang 4Dòng kênh "chết' tại Q.8 vì người dân lấn chiếm làm nhà ở.
Trang 5Trong khu vực nội thành, không chỉ những dòng kênh như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm,
hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi… những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng trở nên ô nhiễm trầm trọng
Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, trong hệ thống
72 tuyến
kênh trên địa bàn huyện đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị
ô nhiễm nặng Hậu quả này cũng dễ hiểu khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất trong vài năm qua, hàng ngày đua nhau xả thải xuống hệ thống kênh này
Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh,
chỉ có vẻn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý rác thải 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng
nhanh nhất, chủ yếu là hoá chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành cao su, kim loại nặng, và chất rắn lơ lửng,
Trang 6Ngoài ra, cũng theo Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố trong tổng số 130
bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng ở TP, chỉ 48 có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại là các bệnh viện có không đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải hoặc hoàn toàn không xử lý nước thải
Không chỉ vậy, một nguyên nhân lớn nữa là với 8 triệu dân sinh sống nhưng Tp.HCM vẫn chưa có cơ sở xử lý phân hầm cầu chính thức nào Hiện nay, cả Tp.HCM chỉ có bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) là có khả năng tiếp nhận khoảng 200 m3 phân hầm cầu/ngày
Con số còn lại - không ít hơn số đó – chắc chắn sẽ được
các đơn vị thu gom nhỏ lẻ lén lút đem đổ trực tiếp xuống lòng kênh rạch hoặc
hệ thống thoát nước của Tp, gây ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài Gòn nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn
10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang bị đầu độc Lưu vực sông Đồng Nai chảy
qua 11 tỉnh thành: Đak Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai,
Bình Dương, Lâm Đồng, Tp.HCM, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước
Trang 7Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị được các nhà khoa học
xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn nói riêng
Số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250.000 m3/ngày đêm Trong tương lai, dự báo sông Sài Gòn sẽ tiếp nhận 71,3% lượng nước thải sinh hoạt, lớn nhất toàn vùng
Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh - Phó Giám đốc
Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
đã có 11 khu công nghiệp (KCN) xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200 m3/ngày và nhiều nhất là 5.600 m3 nước thải/ngày
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn là 45.000 m3/ngày Trong đó, các ngành độc hại
như sản xuất giấy thải ra 7.700 m3, dệt nhuộm 4.200 m3 và chế biến mủ cao
su 9.600 m3/ngày Riêng đối với hoạt động chăn nuôi mỗi ngày thải ra hơn 24.500 m3 nước thải… Trong các KCN này, có nhiều nhà máy cũng thải
ra một hàm lượng lớn chất amoni (N/NH4), các chất hữu cơ và vi sinh, có hàm lượng vượt đến 40 – 50 lần tiêu chuẩn qui định
Một nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các công nghiệp – khu chế xuất
này chậm được khắc phục là do các quy định chưa hợp lý của thành phố như: các KCN phải lấp đầy 50% diện tích đất thì mới phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung Do vậy, nhiều KCN hoạt động đã vài năm nhưng chưa có hệ thống xử ý nước thải và Sở Tài nguyên – Môi trường cũng dựa các qui định trên cấp phép xả thải cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều
Trang 8doanh nghiệp nằm trong các KCN vẫn đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, không kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, nước thải môi trường vẫn tiêu chuẩn qui định, vẫn gây ô nhiễm môi trường
Còn đối với sông Đồng Nai, theo số liệu hiện có, hiện trên đầu nguồn của con sông có đến
53 KCN, trong đó có những nhà máy sản xuất nguyên liệu dùng đề sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng ngày ngày thoải mái xả nước chưa được xử
lý ra sông với lượng từ 3.000-10.000 m3 Và ước tính, mỗi khu công nghiệp khu chế xuất thải khoảng từ 3.000-10.000 m3 nước thải/ngày đêm
Cũng theo số liệu của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế… xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý Dự báo diễn biến chất lượng nước đến năm 2010,
mỗi ngày hệ thống sông Đồng Nai sẽ tiếp nhận khoảng 1,73 triệu m3 nước thải sinh hoạt trong đó có khoảng trên 1.000 tấn chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Chỉ số chất lượng nước (WQI) tại 10 trạm quan trắc nước kênh rạch TP.HCM (tháng 11/2012)
Trang 9Các chỉ số đánh giá nguồn nuớc:
COD (Chemical Oxygen Demand) : lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước:
phân huỷ bởi vi sinh vật:
Coliform : Một dạng trực khuẩn ruột gây tiêu chảy: