1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp

19 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 360,5 KB

Nội dung

Đề tài: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp.. Trong đề tài: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông

Trang 1

Đề tài: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp.

MỤC LỤC

I Lời mở đầu 1

II Giới thiệu lưu vực sông Cầu: 2

1 Đặc điểm tự nhiên: 2

2 Đặc điểm kinh tế xã hội: 3

III Hoạt động sản xuất công nghiệp lưu vực sông Cầu: 4

III Thực trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu 5

1 Thực trạng ô nhiễm 5

2 Tình hình xả thải, nhiễm độc 7

IV Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước tại lưu vực sông Cầu 12

1 Ảnh hưởng sức khoẻ con người do ô nhiễm môi trường nước 12

2 Ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái 13

3 Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế 14

VI Kiến nghị 15

V Kết luận 17

Danh mục tài liệu tham khảo 18

Trang 2

I Lời mở đầu

Trong thời đại ngày nay, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia.Phát triển công nghiệp, dù ở mức độ nào, cũng đều gây nên tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững.Với Việt Nam hiện nay, hàng loạt vấn đề về môi trường đang đặt ra hết sức cấp thiết dù trình độ phát triển công nghiệp chưa cao

Sự phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Sự cạn kiệt gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Sự cạn kiệt, sự suy giảm của các nguồn tài nguyên tự nhiên, trong đó có cả nguồn tài nguyên tưởng như vô tận, thiết yếu cho cuộc sống là không khí và nước Chất thải công nghiệp đang là một trong những nguồn chính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí Các loại chất thải độc hại khó tan như dầu, mỡ, chất hữu cơ; các loại khí độc hại như SO2, CO2, CF2… làm huỷ diệt môi trường sống của sinh vật.Lượng phế thải công nghiệp, sinh hoạt khó bị phân huỷ dồn lại làm ứ động tích tụ trở thành nhân tố gây nên sự quá tải so với sức chịu đựng của môi trường sinh thái và trở thành nguồn ô nhiễm nặng nề, giảm khả năng tái tạo, tự hồi phục của môi trường sinh thái Việc khai thác, sử dụng thiếu í thức môi trường và lạm dụng tài nguyên tự nhiên trong sản xuất công nghiệp gây ra mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng Những thảm hoạ môi trường như lũ lụt động đất, song thần, lốc xoáy, mưa axit… thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người

Trong đề tài: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp” này sẽ đề cập về vấn

đề ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu, một hiện tượng xảy ra rất bất cập song song với sự phát triển mạnh mẽ của 6 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương với 1 phần Hà Nội Thực trạng ô nhiễm hiện nay của lưu vực sông Cầu, cùng với vài kiến nghị đã qua tham khảo

ở các nguồn tin cậy

Trang 3

II Giới thiệu lưu vực sông Cầu

1 Đặc điểm tự nhiên

Sông Cầu là phụ lưu của sông Hồng; lưu vực sông Cầu có diện tích 6.030

km2 là một phần của lưu vực sông Hồng-Thái Bình (chiếm khoảng 8% diện tích lưu vực sông Hồng-Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam) Lưu vực có tổng chiều dài các nhánh sông vào khoảng 1.600 km bao gồm các tỉnh phụ cận: Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một phần Hà Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn)

Lưu vực sông Cầu có cả ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc-Đông Nam

Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các nhánh sông tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các sông: Chợ Chu,

Đu, Công, Cà Lồ… Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 10km trở lên

Tổng lượng nước trên lưu vực sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3/ năm, trong đó đóng góp của sông Công, sông Cà Lô là khoảng 0,9 tỷ m3/năm Dòng chảy các sông thuộc lưu vực sông Cầu được phân biệt rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt Mùa

lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10; lượng dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lượng nước cả năm Mùa kiệt dài từ 7 đến 8 tháng, chiếm khoảng 18-20% lượng dòng chảy cả năm

Trong lưu vực có Vườn quốc gia Tam Đảo và Vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn thiên Tam Hỷ và các khu văn hoá lịch sử môi trường với giá trị sinh thái cao Lưu vực sông Cầu khá dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa dạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú… Độ che phủ rừng trong lưu vực sông Cầu được đánh giá là trung bình, đạt khoảng 45%.Tuy nhiên, rừng bị phá huỷ mạnh mẽ cùng những hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề thủ công và hoạt động nông nghiệp gây áp lực lớn lên môi trường lưu vực

Trang 4

2 Đặc điểm kinh tế xã hội:

Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu vực năm 2009 khoảng gần 7,7 triệu người Trong đó nông thôn chiếm khoảng 6,3 triệu người, dân số thành thị khoảng 1,4 triệu người Mất độ dân số khoảng 447 người/km2, cao hơn 2 lần so vơí mật độ trung bình của quốc gia

Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân số thấp nhất trong lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm khoảng 16% dân số lưu vực Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng, gần Hà nội

Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản đóng góp không đáng kể vào cơ cấu này.GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần gấp đôi trong 5 năm tại hầu hết các tỉnh; Hải Dương là tỉnh có GDP tăng cao nhất

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 24% và có xu hướng giảm Các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Theo niên giám thông kê 2005, bảng 1.1 thể hiện tóm tắt các đặc điểm kinh

tế xã hội của lưu vựu sông Cầu

Bảng 1.1 Tóm tắt đặc điểm kinh tế xã hội của LVS Cầu

Tỉnh Diện tích

(km 2 )

Dân số ( Nghìn người)

Mật độ (người/km 2 )

GDP (tỷ đồng)

Thu nhập bình quân(nghìn đồng/tháng)

Tốc độ tăng trưởng so với 2004(%)

III Hoạt động sản xuất công nghiệp lưu vực sông Cầu:

Công cuộc đổi mới của đất nước, với chủ trương phát triển công từng

Trang 5

vùng, phù hợp với từng địa phương đã biến các tỉnh lưu vực sông Cầu trở thành khu kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc Khu vực này đã hình thành được cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần (khu vực này tập chung cả công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung trong nước lẫn các ngành công nghiệp kĩ thuật cao); đạt được tốc độ phát triển ổn đinh và cao trong thời gần đây Sự mở rộng quy mô lẫn số lượng và chất lượng làm tăng nhanh chóng về sô khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong 6 tỉnh thuộc lưu vực sông

Sự thay đổi cơ cấu từ 1 vùng sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất công nghiệp được thể hiện rõ qua diện tích sử dụng đất nông nghiệp hẹp dần và thay vào đo là các khu công nghiệp được mọc lên

Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp Trong đó, sản xuất công nghiệp "đóng góp" lượng thải không nhỏ ra nguồn nước sông Cầu.Theo thống kê không chính thức thì tính đến năm 2010, toàn bộ lưu vực sông Cầu có hơn 2500 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở 69 cụm công nghiệp mà 40 khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh thuộc lưu vực Trong đó, tỉnh Bắc Giang chiếm tỉ lệ cao nhất là 32%, sau đó là Hải Dương 24% và Bắc Ninh 23% Các ngành sản xuất lưu vực sông Cầu bao gồm: luyện kim, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, sản xuất phương tiện vận tải… Các khu công nghiệp và nhà máy lớn tập trung nhiều ở Thái Nguyên và Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang.Hiện tại Thái Nguyên là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất 6 tỉnh lưu vực sông Cầu với 27 khu công nghiệp.Trong đó có hơn 12 khu công nghiệp đã

đi vào hoạt động.Mỗi ngành công nghiệp có đặc trưng nước thải khác nhau, nước thải từ ngành cơ khí, ngành luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, nước thải ngành dệt nhuộm giấy chứa nhiều chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân huỷ và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ sinh học dễ phân huỷ sinh học

Trang 6

(BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất nitro, phốt pho… Đáng chú ý nhất là sự tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng và tuyển quặng ở hai tỉnh thượng nguồn Bắc Cạn và Thái Nguyên Nước thải của nhiều doanh nghiệp trong số đó được thải trực tiếp ra sông Cầu, trong khi đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông đều không có hệ thống xử lý nước thải

Hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng thải ra sông Cầu một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý Theo thống kê, trên lưu vực sông Cầu có hơn 200 làng nghề như làng nghề sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm Các làng nghề này tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang Lưu lượng nước thải làng nghề lớn, mức

độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt Tại một số làng nghề đã có các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hoạt động không hiệu quả

1III Thực trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu

1 Thực trạng ô nhiễm

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất hoá chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, xây dựng… thuộc các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội Khoảng 200 làng nghề nấu rượu, sản xuất đồ gốm, mạ kim loại, sản xuất giấy, tái chế phế thải…; hằng trăm cơ sở khai khoáng, tuyển quặng cũng xả nước thải ra sông Chất lượng nước hệ thống sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng Nước sông đục, màu đen và có mùi

Sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Cạn có dấu hiệu ô nhiễm Khi chảy vào thành phố Thái Nguyên do chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản nên mức độ ô nhiễm gia tăng

Vùng hạ lưu sông Cầu (đoạn chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh), chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lô tại Bắc Giang và sông Ngũ Huyện

Trang 7

Khê tại Bắc Ninh Nước thải từ các khu công nghiệp xả vào sông đã 1 phần được qua xư lí nên mức độ ô nhiễm chưa vượt qua Quy chuẩn Việt Nam (2008) Sông Công là sông lớn thứ 2 trong lưu vực sông Cầu, chảy qua địa phận Thái Nguyên.Khu vực này chịu ảnh hưởng từ bởi các hoạt động tàu du lịch, tàu khai thác cát trên sông, nước thải của các hoạt động khai thác khoáng sản và nước thải từ các khu công nghiệp sông Công.khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3 nước thải được đổ ra sông Cầu Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất gang thép chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol, xianua Nước sông khu vực này đen, đục và bốc mùi Sông Cà Lô chảy qua địa bản tỉnh Vĩnh Phúc và một phần thành phố Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh) chủ yếu bị ô nhiễm do các khu công nghiệp và

1 phần nước thải sinh hoạt

Sông Ngũ Huyện Khê là khu vực ô nhiễm nặng nhất trong các vùng thuộc lưu vực sông Cầu do các khu công nghiệp và đặc biệt là ở các làng nghề trải suốt từ Đông Anh, Hà Nội cho đến cống Vạn An ở Bắc Ninh Nước từ các làng nghề chưa được xử lí đã thải trực tiếp vào sông

Các nguồn gây ô nhiễm chính

Luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc; tập chung chủ yếu ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải khoảng 16.000 m3/ngày Trong đó, nướ thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông Nước thải của khu công nghiệp qua hai mương dẫn rồi chảy vào sông Cầu với lưu lượng ước tính 1,3 triệu m3/năm Hoạt động sản xuất théo phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua từ quá trình hoá cốc.Đến nay, khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm.Khu công nghiệp lớn thứ hai của Thái Nguyên là khu công nghiệp sông Công nằm trên thị xã sông Công với các nhà sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực Khu công nghiệp này hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải tập chung, hầu hết các nhà máy trong khu công nghiệp cũng chưa có hệ thống xử lí

Trang 8

nước thải, hoặc chỉ có hệ thống xử lí lắng cặn sơ bộ rồi trải thẳng ra sông Công Nước thải của khu công nghiệp này chứa nhiều dầu mỡ, kim loại nặng do đặc thù của ngành sản xuất cơ khí

Sản xuất giấy: là nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể đối với lưu vực với tổng tải lượng khoảng 3500 m3/ ngày Nước thải của nhà máy đổ ra Sông Cầu chứa các chất ô nhiễm vô cơ, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao

và bốc mùi Nhà máy sản xuất giấy được lưu í trong khu vực này với mức độ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên)

Chế biến thực phẩm: hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm tại các tỉnh thuộc lưu vực với lượng nước thải vào khoảng 2000 m3/ngày, không được xử lí

và đổ thẳng vào các công, mương, kênh, rạch, sông Thành phần nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ gluxit, lipit, vi khuẩn, coliform… làm cho nguồn nước hôi thối, bốc mùi nghiêm trọng

2 Tình hình xả thải, nhiễm độc

Với quy mô rộng lớn cả về số lượng lẫn lĩnh vực hoạt động của các khu công nghiệp, doanh nghiệp lưu vực sông cầu nên lượng nước thải xả của khu vực này đứng thứ 2 trong 4 vùng kinh tế xả thải lên đến 155055 m3/ ngày Đây

là ước lượng lượng nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu (chiếm 74% tổng lượng nước thải từ các hoạt động)

Trang 9

Hình 3.1 Ước tính lượng các chất ô nhiễm trong nước thải KCN lưu vực sông Cầu năm 2009

Hai nhóm ngành chiếm tỉ lệ cao nhất là khai thác, chế biến và luyện kim lần lượt là 55% và 29% Hai ngành này có đặc thù là sản phẩm xả thải ra là các chất rắn, dầu mỡ khó tan lại tập chung chủ yếu ở thượng nguồn lưu vực sông Cầu Khu công nghiệp sông Công – Thái Nguyên là nơi tập chung nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Nước thải ở khu vực này không được xử lí triệt để, trôi xuống hạ nguồn lại trở thành nguồn nước cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình ở dưới hạ nguồn để sinh hoạt sản xuất.Nhìn vào biểu đồ 3.2 thấy rõ rằng việc phát triển chưa đồng đều giữa các ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho đời sống bình thường chiếm tỉ trọng quá ít (chưa đến 10%) trong tổng cơ cấu của lưu vực sông Cầu Tập trung phát triển các ngành dựa trên lợi thế của vùng là một điều đúng, tuy nhiên phát triển quá nhanh không có sự quản lí về tài nguyên, quy hoạch dẫn đến trong tương lai sẽ cạn kiệt về tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường Hậu quả

sẽ do con cháu gánh chịu

Trang 10

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ xả thải của một số ngành sản xuất chính

(Nguồn, Cục bảo vệ môi trường 2009)

Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển các ngành công nghiệp nên trên lưu vực sông cầu có nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng bởi các chất ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lủng và cục bộ có những dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ Biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến ô nhiễm dầu mỡ dọc sông cầu qua các năm

2007, 2008, 2009

Biểu đồ 3.3 Diễn biến dầu mỡ dọc sông Cầu

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w