BÁO CÁOTHỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU –NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu Cục Quản
Trang 1BÁO CÁOTHỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU –
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường
Bắc Giang, 2015
Trang 2BÁO CÁOTHỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU –
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 1
1 Diễn biến môi trường nước trên lưu vực sông Cầu 1
2 Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương và các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu 4
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỐNG KÊ, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, XỬ LÝ NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 7
1 Căn cứ và tính cấp thiết 7
2 Tiêu chí xác định đối tượng, phạm vi 7
2.1 Đối tượng 7
2.2 Phạm vi 8
3 Kết quả triển khai thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải (nước thải và kế hoạch quản lý, xử lý nguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu đến năm 2014 8
3.1 Cấp Trung ương 8
3.2 Cấp địa phương 10
4 Đánh giá, kiến nghị và lộ trình thực hiện 13
4.1 Đánh giá và kiến nghị 13
4.2 Các bước triển khai thực hiện Đề án thống kê, điều tra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu 14
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT NGUỒN THẢI TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU 15
1 Các kết quả 15
2 Một số khó khăn, tồn tại 16
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT NGUỒN THẢI 18
1 Kiến nghị cấp TW 18
2 Kiến nghị đối với UBND các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Cầu 18
PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2014 20
PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 23
PHỤ LỤC 3 THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC CƠ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 28
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC 32
PHỤ LỤC 5 DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BVMT LƯU VỰC SÔNG CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 34
Trang 4DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 2 Giá trị BOD5 dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 3
Hình 3 Giá trị COD dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 3
Hình 4 Giá trị NH4 dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 3
Hình 5 Giá trị TSS dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014 4
Bảng 1 Các vấn đề môi trường bức xúc tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu 4
Bảng 5 Phạm vi lưu vực sông Cầu 8
Bảng 6 Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên lưu vực sông Cầu 9
Hình 6 Bản đồ gần 500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu đã được đưa vào hệ cơ sở dữ liệu trong cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu 10
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu ô-xy sinh hóa
BOD5 BOD sau 5 ngày
BVMT Bảo vệ môi trường
CCN Cụm công nghiệp
COD Nhu cầu ô-xy hóa học
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNMT Tài nguyên và môi trường
TSS Chất rắn lơ lửng
UBND Ủy ban nhân dân
UBSC Ủy ban sông Cầu
WQI Chỉ số chất lượng nước
Trang 6CHƯƠNG 1 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
1 Diễn biến môi trường nước trên lưu vực sông Cầu
Trong giai đoạn năm 2009-2014, các địa phương trên lưu vực sông Cầu
đã có nhiều nỗ lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nước lưu vựcsông Cầu, chất lượng nước các sông trên lưu vực sông Cầu có xu hướng cảithiện rõ rệt; những năm gần đây (2009-2014) ô nhiễm có xu hướng giảm so vớigiai đoạn trước (2007 - 2008)
Hình 1 Các điểm quan trắc thuộc Chương trình Quan trắc
môi trường nước LVS Cầu
1.1 Kết quả quan trắc môi trường của quốc gia:
Trang 7Hàng năm, Tổng cục Môi trường thực hiện công tác quan trắc thườngxuyên 42 điểm trên lưu vực sông Cầu với tần suất 6 lần/năm:
+ Quan trắc 19 thông số hóa lý cơ bản: DO, COD, BOD5, NH4+,
+ Quan trắc thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy;
+ Quan trắc trầm tích đáy tại 10 điểm/đợt, 02 đợt/năm
Qua kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước lưu vực sông Cầu củaTổng cục Môi trường trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2014, diễnbiến môi trường nước qua các đoạn sông có sự chuyển biến như sau (chi tiếttrong Phụ lục 2):
- Sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn: Chất lượng nước còn tương đối tốt;
Giá trị thông số COD, TSS đang có xu hướng tăng đột biến trở lại, vượt ngưỡngQCVN-A1; Các thông số còn lại có giá trị thấp hơn QCVN-A1;
- Sông Cầu trước khi chảy qua thành phố Thái Nguyên: chất lượng nước
nhìn chung chưa ô nhiễm; thông số COD, NH4+ cao xấp xỉ QCVN-A1; TSSnăm 2013 vượt QCVN-B1; tuy vậy, nhìn chung thì chất lượng nước được cảithiện trong những năm gần đây
- Sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên: Nước sông đã bị ô nhiễm hơn so
với đoạn phía trên, phần lớn các thông số vượt QCVN-A1; Một số điểm có cácthông số cao đột biến, thậm chí xấp xỉ QCVN-B1 (NH4+ - cầu Trà Vườn; TSS -Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bảy); Chất lượng nước nhìn chung có xu hướng ônhiễm tăng nhẹ trở lại
- Sông Công tại Thái Nguyên: nước sông nhìn chung bị ô nhiễm hơn so
với sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên Phần lớn các thông số vượt QCVN-A1;cần lưu ý tại điểm Phú Cường và cầu Đa Phúc (một số thông số quan trắc vượtQCVN-B1); chất lượng nước nhìn chung có xu hướng suy giảm dần về chấtlượng; năm 2013 so với 2009 thì nhìn chung giá trị các thông số đang có xuhướng tăng dần trở lại
- Sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh: Phần lớn các điểm
quan trắc đều có các thông số vượt QCVN-A1 (thậm chí vượt hoặc xấp xỉQCVN-B1); tình trạng ô nhiễm đã có dấu hiệu được kiểm soát, các thông sốCOD, BOD5 nhìn chung không tăng so với năm 2012, một vài điểm vẫn bị ônhiễm NH4+ và TSS trên ngưỡng B1 của QCVN 08:2008/BTNMT
- Sông Ngũ Huyện Khê - Bắc Ninh: nước bị ô nhiễm nặng: xấp xỉ, cao hơn
QCVN-B1; điểm cầu Đào Xá: các thông số đều cao hơn QCVN-B1; các điểmkhác: các thông số quan trắc đều cao hơn hoặc xấp xỉ QCVN-B1; chất lượngnước đã có các dấu hiệu ngừng gia tăng ô nhiễm
Đánh giá chung chất lượng nước sông trên toàn lưu vực sông Cầu trong
giai đoạn 2009 – 2014: chất lượng nước các sông thuộc LVS Cầu thời gian gầnđây có xu hướng ô nhiễm trở lại; những năm gần đây (2011 - 2013) ô nhiễm có
xu hướng tăng dần trở lại giảm so với giai đoạn trước (2009 - 2010) Nước mặtvùng trung lưu và hạ lưu: bị ô nhiễm hữu cơ và TSS Tại sông Ngũ Huyện Khê,
Trang 8sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang (từ điểm Cầu Vát đến Cầu Thị Cầu) vàmột số đoạn sông khác chảy qua các khu đô thị, KCN, làng nghề… có một sốthông số có nồng độ cao, vượt quy chuẩn cho phép (xấp xỉ B1, vượt B1 nhiềulần) Kết quả quan trắc tại các điểm chính trên lưu vực sông Cầu được thể hiệntrong Hình 2, 3, 4, 5.
Trang 9Hình 5 Giá trị TSS dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014
Diễn biến chi tiết chất lượng môi trường nước qua các đoạn sông và kếtquả quan trắc của các địa phương được thống kê chi tiết tại Phụ lục 2
2 Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương và các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của 06 tỉnh trên lưu vực sông Cầu, cácvấn đề môi trường trên lưu vực sông Cầu đã từng bước được giải quyết Tuynhiên, vẫn tồn tại các vấn đề môi trường bức xúc trong nội tỉnh và liên vùng,liên tỉnh như ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất tại các KCN, làngnghề, ô nhiễm do chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý, ô nhiễmnguồn nước do nước thải các khu đô thi, dân cư tập trung chưa có hệ thống thugom và xử lý Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương, liên vùng,liên tỉnh được trình bày chi tiết trong Bảng 1, 2 đã phản ánh phần nào tác độngcủa sự phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường lưu vực sông
Bảng 1 Các vấn đề môi trường bức xúc tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu
TT Tên tỉnh Các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm của địa phương
1 Bắc Kạn
- Ngập, úng trong nội thị xã Bắc Kạn khi có mưa, lũ do các điểm thoát nước của thị xã thấp hơn lòng sông Cầu
- Chưa xây dựng khu xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tập trung,
do vậy rác thải, nước thải sinh hoạt đều được thải trực tiếp ra sông Cầu.
- Chưa có nhà máy xử lý rác thải, do vậy nguy cơ cao ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Ô nhiễm nguồn nước do hoá chất thuốc bảo vệ thực vật (02 điểm nằm trên lưu vực sông Cầu).
- Ý thức chấp hành công tác bảo vệ môi trường của một số đơn vị, doanh nghiệp chưa cao.
Trang 10TT Tên tỉnh Các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm của địa phương
2 Thái Nguyên
- Gia tăng ô nhiễm cục bộ tại các điểm chảy qua thành phố Thái Nguyên, thị xã sông Công.
- Môi trường tại các KCN, CCN, khai thác khoáng sản.
- Ô nhiễm đất nông nghiệp do hoá chất thuốc bảo vệ thực vật.
- Quản lý chất thải rắn nông thôn, chất thải chăn nuôi.
- Môi trường không khí tại các khu vực đô thị còn ô nhiễm.
- Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động đô thị, khu công nghiệp, khai khoáng.
3 Vĩnh Phúc
- Dân số tăng nhanh, lượng rác thải và nước thải sinh hoạt lớn nhưng chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
- Nguy cơ gia tăng ô nhiễm nguồn nước do nước thải sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp.
- Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải, rác thải và chất thải trong chăn nuôi.
- Thiếu thông tin về công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đối với khu vực nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4 Bắc Giang
- Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của làng nghề đặc biệt là các hoạt động giết mổ gia súc, ngâm da và xương trâu bò xuống ao.
- Tình trạng khai thác cát sỏi lòng sông diễn ra khá phức tạp
- Ý thức của người dân chưa cao: vứt chất thải bừa bãi nơi công cộng, sử dụng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình.
- Chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung
-
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các tỉnh trên lưu vực sông Cầu, 2014)
Bảng 2 Những vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
1 Bắc Kạn Khai thác cát, sỏi tại đoạn sông giáp ranh giữa tỉnh Bắc Kạn và
tỉnh Thái Nguyên Hiện tại, chưa có vụ việc nào về gây ô nhiễm môi trường xảy ra liên quan đến sông Cầu giữa hai tỉnh.
2 Bắc Giang - UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo của các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực giáp ranh, liên huyện, liên tỉnh; phối hợp
Trang 11chặt chẽ với UBND các tỉnh, địa phương khu vực giáp ranh trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguồn ô nhiễm, đảm bảo chất lượng môi trường tại khu vực này.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh giải quyết kiến nghị của UBND xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phản ánh tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ Nhà máy xử lý rác thải xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh gây ô nhiễm môi trường;
- Sở TN&MT Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra thực tế; có Công văn số 1110/TNMT-BVMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 gửi Sở TN&MT Bắc Ninh về việc đề nghị xem xét, có biện pháp khắc phục tình trạng xả nước thải gây ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt sông Cầu và đã phối hợp với Sở TN&MT Bắc Ninh giải quyết phản ánh của người dân khu vực xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phản ánh nước thải làng nghề làm giấy Phong Khê gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết trên sông Cầu
3 Bắc Ninh - Hoạt động quản lý khai thác cát sỏi tại các đoạn sông giáp ranh
giữa 02 tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh: Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã ký Quy chế 01/QLNT ngày 29/10/2014 về việc phối hợp quản lý hoạt động khai thác sỏi lòng sông Cầu và sản xuất gạch ngói thủ công tại khu vực giáp ranh giữa 02 tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang.
- Kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các sông liên tỉnh: + Tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra, giải quyết đơn kiến nghị về việc một
số lò gạch hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
+ Tiến hành kiểm tra hoạt động của nhà máy xử lý rác thải tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê ảnh hưởng đến sông Cầu theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các tỉnh trên lưu vực sông Cầu, 2014)
Trang 12CHƯƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỐNG KÊ, XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) VÀ KẾ HOẠCH QUẢN
LÝ, XỬ LÝ NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
1 Căn cứ và tính cấp thiết
Đối với mỗi con sông, mỗi hệ thống sông, mọi hoạt động dân sinh, kinh tếtrên bề mặt lưu vực đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng nước.Bởi vậy để duy trì chất lượng nước sông và ngăn ngừa ô nhiễm, vấn đề đặt ra làphải tăng cường quản lý các hoạt động có thải nước trên lưu vực Có hai loạinguồn thải tác động lên lưu vực sông, đó là nguồn thải tập trung và nguồn thảiphân tán Chất lượng nước sông luôn luôn bị chi phối bởi các nguồn này Tuynhiên, tùy vào từng lưu vực cụ thể mà mức độ của những chi phối này rất khácnhau Bởi vậy, việc đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nguồn thảitới chất lượng nước sông được các nhà quản lý, các nhà khoa học rất quan tâm
Từ đó có thể nhận diện chính xác nguyên nhân làm suy thoái chất lượng nướcsông và đề xuất được những giải pháp kiểm soát nguồn phát thải phù hợp Tuynhiên, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội sôi động hiện nay, các nguồn thảiluôn có sự biến động khá lớn cả theo không gian và thời gian Chính vì vậy, vấn
đề là cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các nguồn thải đầy đủ và cókhả năng cập nhật thường xuyên, liên tục, kết hợp với việc đầu tư xây dựng hệthống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ để có thể đưa ra các số liệu phục
vụ công tác quản lý
Từ kết quả triển khai tại từng địa phương, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưuvực Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên toàn lưu vực,cập nhật thường xuyên và điều phối việc triển khai kế hoạch, lộ trình kiểm soát,
xử lý tổng thể đối với nguồn thải trên toàn lưu vực; đánh giá kết quả quản lý, xử
lý nguồn thải tại các địa phương tại các Phiên họp của Ủy ban Bảo vệ môitrường lưu vực sông Cầu và công khai các nguồn thải chính, gây ô nhiễm môitrường liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
2 Tiêu chí xác định đối tượng, phạm vi
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Côngvăn số 2014/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưuvực sông Cầu về việc triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu năm
2014 Tại Công văn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các địaphương xác định các tiêu chí về đối tượng và phạm vi của Đề án thống kê, xâydựng cơ sở dữ liệu nguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu như sau:
Trang 13định theo Điều 5, Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên;
c) Các cơ sở cần tiến hành các biện pháp xử lý triệt để về nước thải thuộcdanh mục ban hành theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm
Bảng 5 Phạm vi lưu vực sông Cầu
TT Tên tỉnh Các thành phố, quận, huyện, thị xã
1 Bắc Kạn Thị xã Bắc Kạn và 3 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn vàChợ Mới
2 Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên và 8 huyện, thị xã: Đại Từ, Đồng
Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, thị xãSông Công và huyện Võ Nhai
3 Vĩnh Phúc
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và tại 6 huyện:Bình Xuyên, Mê Linh, Tam Đảo, Tam Dương, VĩnhTường và Yên Lạc
4 Bắc Giang Thành phố Bắc Giang và 4 huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên,Việt Yên và Yên Dũng
5 Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh và 4 huyện: Quế Võ, Tiên Du, TừSơn và Yên Phong
6 Hải Dương Phường Phả Lại – thị xã Chí Linh
3 Kết quả triển khai thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải (nước thải và kế hoạch quản lý, xử lý nguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu đến năm 2014
Trang 1451,1% toàn vùng Nước thải sinh hoạt khoảng 44,2% Nước thải làng nghềkhoảng 4,3%.
Đến hết năm 2012, Tổng cục Môi trường đã tiến hành điều tra đánh giá
500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu, trong đó có khoảng 49 nguồn gây ônhiễm trọng điểm tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu với tổng lượng nước thải là1.434.475 m3/ngày đêm Về số lượng nguồn gây ô nhiễm, tỉnh Bắc Ninh là tỉnh
có số nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất (12 nguồn), tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có sốnguồn gây ô nhiễm ít nhất (4 nguồn) Về tổng lượng nước thải từ các nguồn gây
ô nhiễm trọng điểm, tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có tổng lượng nước thải ít nhất (581
m3/ngày đêm), tỉnh Hải Dương là tỉnh có tổng lượng nước thải nhiều nhất(1.205.084 m3/ngày đêm) Riêng đối với công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại cótổng lượng nước thải là 1.200.500 m3/ngày đêm chiếm 83,69% tổng lượng nướcthải của toàn bộ các nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực sông
Bảng 6 Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên lưu vực sông Cầu
Tỉnh Kạn Bắc Nguyên Thái Phúc Vĩnh Giang Bắc Ninh Bắc Dương Hải Tổng
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng, vận hành cơ
sở dữ liệu môi trường, quy chế quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu môi trường lưuvực sông Cầu trên cổng thông tin điện tử và hệ thống thông tin giám sát môitrường lưu vực sông Cầu thông qua mạng Internet với tên miền:http://lvscau.cem.gov.vn Trong đó, nội dung phân quyền được quy định là: Vănphòng Ủy ban được phân quyền cập nhật, chỉnh sửa, khai thác, sử dụng cácthông tin, dữ liệu trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông; các đơn vị thuộc ủy ban
và các đơn vị có liên quan được phân quyền cập nhật, chỉnh sửa các thông tin,
dữ liệu trong phạm vi quản lý của đơn vị; khai thác, sử dụng toàn bộ các thôngtin, dữ liệu trên cổng thông tin điện tử về LVS; các thành viên chịu trách nhiệm
về việc sử dụng thông tin, dữ liệu của Cổng thông tin điện tử Cơ chế hoạt độngcủa cổng thông tin này được cụ thể hóa bằng Quy chế hoạt động cổng thông tin(được thông qua với sự đồng thuận của các bên, do Chủ tịch Ủy ban sông Cầuban hành) Tuy nhiên, đến nay Quy chế hoạt động vẫn chưa được trình thôngqua
Trang 15Hình 6 Bản đồ gần 500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu đã được đưa vào hệ cơ
sở dữ liệu trong cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu
Năm 2013 thực hiện chương trình quan trắc môi trường trong đó có 08điểm phân tích nước sông Cầu (Thị xã Bắc Kạn có 03 điểm, huyện Chợ Đồn 01điểm, huyện Chợ Mới có 04 điểm) và 06 điểm phân tích nước các suối đổ vàosông Cầu (Thị xã Bắc Kạn có 03 điểm, huyện Bạch Thông có 03 điểm)
Năm 2013 Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn phối hợp vớiTrung tâm quan trắc môi trường thuộc Tổng cục môi trường thực hiện điều tra,thống kê nguồn thải đối với 70 cơ sở trên lưu vực sông Cầu và cập nhật số liệuvào trang cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu
Trang 16(http://lvscau.cem.gov.vn) và cổng thông tin quan trắc môi trường(http://quantracmoitruong.gov.vn).
b Tỉnh Thái Nguyên
Do vị trí địa lý của tỉnh gần như nằm trọn trong lưu vực sông Cầu nên hầu hếtcác cơ sở sản xuất có phát sinh thải nước thải và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư vàsản xuất nông nghiệp đều xả ra sông Cầu và các phụ lưu cấp 1,2 Hàng năm, công tácthống kê nguồn thải ra lưu vực sông Cầu được triển khai thông qua các hoạt động cấpphép xả thải; thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; rà soát thống
kê đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng theo Thông tư 04/2012/TT-BTNMT; quan trắc giám sát chất lượng môi trường,thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Qua theo dõi, thống kê chothấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.200 cơ sở sản xuất trong đó có gần 1.000 cơ sở cóthải nước thải công nghiệp ra ngoài môi trường; trong đó có 47 cơ sở có lưu lượng xả
từ 100m3 trở lên và từ 50m3 xả trực tiếp ra sông cầu hoặc phụ lưu cấp 1,2 của sôngcầu Trong số các cơ sở xả nước thải ra ngoài môi trường có 31 cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng đã được phân loại theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh vàyêu cầu cần có biện pháp xử lý về nước thải (gồm 13 cơ sở y tế; 06 trang trại chănnuôi gia súc tập trung; 12 đơn vị sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản)
(Chi tiết danh sách các nguồn thải vào lưu vực sông Cầu và danh sách các cơ sở có lưu lượng nước thải trên 100m 3 trong Phụ lục)
c Tỉnh Bắc Giang
Công tác điều tra cơ bản, thống kê nguồn thải, kiểm soát và xử lý ô nhiễmmôi trường lưu vực sông được quan tâm thực hiện Năm 2013, Sở TNMT triểnkhai thực hiện kế hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, điềutra, khảo sát các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh
Năm 2014, Sở TNMT đang triển khai thực hiện kế hoạch khảo sát, thống kêcác nguồn thải, đánh giá chất lượng nước thải của một số nguồn thải và nước mặtsông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 700/QĐ-UBNDngày 02 tháng 6 năm 2014; kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ; kế hoạch điềutra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống trên địa bàntỉnh tại Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2014; kế hoạch điềutra nguồn nước thải công nghiệp phục vụ công tác quản lý và thu phí bảo vệ môitrường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiện trạng chấtlượng môi trường, diễn biến môi trường qua từng giai đoạn để đề xuất các biệnpháp quản lý phù hợp trong thời gian tới
d Tỉnh Vĩnh Phúc
- Lập và phê duyệt kế hoạch điều tra, thống kê và xây dựng CSDL nguồn thải
Trang 17Năm 2013, đã triển khai nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, phân loại nguồnthải rắn lỏng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”,trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu như: Tình hình phát sinh chất thải;
Dự báo nguồn thải rắn và lỏng trong những năm tới; Đề xuất các giải pháp nhằmphòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải
- Công tác thống kê và khảo sát ngoài thực địa
Nhiệm vụ đã điều tra, khảo sát thực tế tại 115 đơn vị thuộc nhiều ngành,lĩnh vực khác nhau như: cơ khí điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biếnnông sản, thực phẩm, đồ uống; may mặc da giầy; hóa chất, dược, mỹ phẩm; lĩnhvực khác Đồng thời, tổ chức lấy 70 mẫu nước, trong đó 50 mẫu nước thải và 20mẫu nước mặt
- Kết quả thống kê các nguồn thải chính và các ngành nghề có nồng độ ô nhiễm cao: dệt nhuộm, giấy, chăn nuôi, khám chữa bệnh, hóa chất, cao su
Theo báo cáo điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải rắn, lỏng ở các cơ
sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì hiện nay trên địa bàntỉnh có 32 nguồn thải chính với lưu lượng nước thải phát sinh từ 50m3 trở lên
(Chi tiết ở phụ lục kèm theo)
- Bản đồ hiện trạng phân bố nguồn thải tại địa phương; Xây dựng hệ thống thông tin và chia sẻ CSDL NT.
Trong khuôn khổ Nhiệm vụ điều tra, thống kê nguồn thải rắn lỏng của các
cơ sở SX công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Nhiệm vụ không có hạngmục xây dựng Bản đồ hiện trạng phân bố nguồn thải và Xây dựng hệ thốngthông tin và chia sẻ CSDL NT
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Dự ánNâng cao năng lực quản lý nhà nước tại Việt Nam (VPEG) triển khai xây dựngphần mềm quản lý ô nhiễm công nghiệp Phần mềm được xây dựng nhằm cậpnhật dữ liệu của các báo cáo đánh giá tác động môi trường, thanh tra môi trường
và dữ liệu của mạng quan trắc môi trường hàng năm
- Triển khai Đề án “Điều tra, đánh giá tải lượng khí thải trên địa bàn tỉnhBắc Ninh” Dự kiến cuối năm 2014 sẽ hoàn thành
- Triển khai chương trình quan trắc động thái nước dưới đất và cập nhật sốliệu các chỉ thị môi trường hàng năm
Trang 18e Tỉnh Hải Dương
- Hàng năm, Sở đã giao Chi cục Bảo vệ môi trường lập kế hoạch kiểm tracác cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trên cơ sở kết quả kiểm tra,Chi cục tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phêduyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và yêu cầucác cơ sở phải cam kết lộ trình khắc phục, xử lý ô nhiễm
- Thực hiện nghiêm việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định, đến nayHải Dương đã hướng dẫn các cơ sở là chủ nguồn thải phát sinh chất thải nguyhại để lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho 400 cơ sở (tính đến tháng 6/2014) cóliên quan đến chất thải nguy hại (với tổng lượng chất thải nguy hại đăng kýkhoảng 11.000 tấn/năm)
- Đã tập trung đề xuất và phối hợp cùng các ngành thuộc tỉnh tham mưugiải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
ở các khu dân cư gây ra bởi chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, đưa dần những cơ sở này ra các khu, cụm công nghiệp và làng nghề nhưlàng nghề cơ khí xã Tráng Liệt (huyện Bình Giang), làng nghề giết mổ gia súc
xã Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng)
- Đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó vớibiến đổi khí hậu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2017 và định hướng đếnnăm 2025; Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Hải Dương đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết
35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách tronglĩnh vực bảo vệ môi trường
- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường tiến hànhđiều tra khoảng 400 cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sau khi có kết quả điềutra Chi cục đã cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu và tiếp tục cập nhật đối vớicác cơ sở khác
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao Chi cục Bảo vệ môi trường ký hợpđồng với Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở và phối hợpgiám sát việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh theomạng quan trắc được UBND tỉnh quyết định Năm 2013 và 2014 tần suất quantrắc là 4 lần/năm theo các thông số và vị trí mà Sở Tài nguyên và Môi trường đềnghị tỉnh phê duyệt, bao gồm quan trắc về nước, khí, đất và chất thải rắn sinhhoạt
4 Đánh giá, kiến nghị và lộ trình thực hiện
4.1 Đánh giá và kiến nghị
- Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu đều đã triển khai công tác thống kê, điềutra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu Tuy nhiên, công tácnày lại không được thực hiện thường xuyên hàng năm, phần lớn do ngân sáchhạn hẹp;
Trang 19- Cách thức triển khai thống kê, điều tra nguồn thải lỏng, xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên mỗi địaphương lại khác nhau, không thống nhất dẫn đến chia sẻ, tổng hợp và đánh giátrên toàn lưu vực khó khăn;
- Hầu hết các tỉnh mới dừng ở công tác thống kê, điều tra nguồn thải lỏng
xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu theo kế hoạch được giao hàng năm; chưaxây dựng thành cơ sở dữ liệu, thông tin, cập nhật thường để từ đó có lộ trìnhkiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn trên địa bàn địa phương mình; đánh giákết quả quản lý, xử lý nguồn thải tại các địa phương;
- Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên vàMôi trường tổng hợp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồnguồn ô nhiễm trên toàn lưu vực, cập nhật thường xuyên và điều phối việc triểnkhai kế hoạch, lộ trình kiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn thải trên toàn lưuvực; đánh giá kết quả quản lý, xử lý nguồn thải tại các địa phương tại các Phiênhọp của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu và công khai các nguồnthải chính, gây ô nhiễm môi trường liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
4.2 Các bước triển khai thực hiện Đề án thống kê, điều tra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu
Lộ trình triển khai thực hiện Đề án thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệunguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu dự kiến bao gồm các bước sau:
1 Xác định ranh giới tự nhiên lưu vực sông làm căn cứ điều tra nguồnthải và khu trú thông tin;
2 Xây dựng tiêu chí thống kê các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vựcsông;
3 Thực hiện thống kê nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực sông theoranh giới và tiêu chí đã xác định nêu trên;
4 Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực sông;
5 Xây dựng bản đồ nguồn ô nhiễm;
6 Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và công khai thông tin các nguồnthải gây ô nhiễm trên lưu vực sông;
7 Xây dựng kế hoạch quản lý, xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm trọngđiểm, liên vùng, liên tỉnh
Trang 20CHƯƠNG 3.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT NGUỒN THẢI TRÊN
LƯU VỰC SÔNG CẦU
1 Các kết quả
1 Đã xử lý triệt để 38/45 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
06 tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, 01 cơ sở đã
cơ bản hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, đang chờ được chứng nhận hoàn thành
và 06 cơ sở vẫn đang trong giai đoạn triển khai xử lý ô nhiễm triệt để1 Tỉnh BắcKạn, Vĩnh Phúc đã hoàn thành công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương đã cơbản hoàn thành công tác xử lý, một số cơ sở đang trong giai đoạn hoàn thiện,đóng cửa hoặc trình hồ sơ phê duyệt hoàn thành
2 Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu đều đã triển khai công tác thống kê,điều tra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu Tuy nhiên, côngtác này lại không được thực hiện thường xuyên hàng năm, phần lớn do ngânsách hạn hẹp; cách thức triển khai thống kê, điều tra nguồn thải lỏng, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên mỗi địaphương lại khác nhau, không thống nhất dẫn đến chia sẻ, tổng hợp và đánh giátrên toàn lưu vực khó khăn; chưa xây dựng thành cơ sở dữ liệu, thông tin, cậpnhật thường xuyên
3 Hệ thống quan trắc, phân tích và cơ sở thông tin dữ liệu được hoànthiện từ Trung ương đến địa phương Công tác điều tra, thống kê nguồn thảiđang được triển khai đồng bộ trên hầu hết các tỉnh Số liệu về vị trí, lưu lượngthải, tính chất nước thải của các nguồn thải đã được đưa vào cơ sở dữ liệu Tuynhiên, các số liệu này chưa thống nhất, chưa được cập nhật vào hệ thống thôngtin của địa phương và toàn lưu vực để quản lý;
4 Từ khảo sát tình hình thực tế tại các địa phương cho thấy: các vấn đềmôi trường, ô nhiễm môi trường ở mỗi địa phương rất đa dạng và phức tạp Đểgiải quyết dứt điểm các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường ở mỗi địaphương cần có một lộ trình thời gian nhất định, cần bố trí đủ các nguồn lực đểthực hiện, trước mắt để khắc phục những hạn chế nêu trên cần sự nỗ lực vàquyết tâm của các cấp lãnh đạo cũng như ý thức tuân thủ các quy định pháp luậtcủa các cở sở sản xuất, các doanh nghiệp và ý thức bảo vệ dòng sông quê hươngcủa cộng đồng dân cư trên toàn lưu vực;
5 Chất lượng nước trên lưu vực sông có biểu hiện gia tăng ô nhiễm.Trong năm 2013 phần thượng lưu có những điểm quan trắc có chất lượng nước
đã ở giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT, thông số COD và TSS tăng gấp
3 lần Phần trung lưu chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đầu tỉnh Bắc Giang, ô
1 Bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Lao Bắc Giang (nay là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Giang), Làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm, Làng nghề nấu rượu truyền thống Làng Vân, Bãi rác Đồng Ngo (Bãi rác thành phố Bắc Ninh), Khu vực sản xuất giấy tái chế Phong Khê