chủ yếu do thời tiết ngày một khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, lũ lụthoành hành với thời gian ngập lâu hơn… Ô nhiễm môi trường do biến đổi khí hậu vànước biển dâng ngày một tăng, chất l
Trang 1AN SINH XÃ HỘI 7I.2.1 Tác động đời sống dân cư 7I.2.2 Tác động đến văn hóa – xã hội 12
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI 15
II.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, Ô NHIỄM MÔITRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 15II.1.1 Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vệ sinh phòng dịch, nâng cao sứckhoẻ con người 15II.1.2 Giải pháp vệ sinh môi trường – đặc biệt là môi trường nông thôn 16II.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI 18II.2.1 Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn vớigiải quyết việc làm 18II.2.2 Quy hoạch vùng dân cư tránh ngập, nâng cao chất lượng cuộc sống ngườidân: 18II.2.4 Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững 19II.2.5 Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trongtỉnh 19II.2.6 Huy động sự tham gia của toàn cộng đồng để thực hiện tốt an sinh xã hội 20KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MỞ ĐẦU
Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người được đánh giá là đadạng và nghiêm trọng nhất, làm tăng số người chết do bệnh tật (dịch tả, thương hàn,sốt xuất huyết ) chủ yếu do thời tiết ngày một khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, lũ lụthoành hành với thời gian ngập lâu hơn… Ô nhiễm môi trường do biến đổi khí hậu vànước biển dâng ngày một tăng, chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo, dịch bệnh ởngười và vật nuôi vẫn xảy ra không những làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người màảnh hưởng cả về kinh tế người dân và an sinh xã hội tỉnh Sóc Trăng
Dưới tác động của biến đổi khí hậu gây ra những tác nhân làm thay đổi môitrường sống, thay đổi tập quán sinh hoạt và sản xuất một cách trầm trọng Do đó, việc
“Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội” là rất cần thiết
trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Sóc Trăng
Trang 3CHƯƠNG I DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
I.1 DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I.1.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC về biến đổi khí hậu cho thấy vàocuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Nam có thể tăng sovới trung bình thời kỳ 1980 – 1999 là 2,4°C và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngàycàng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người
Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy, số lượng các trận bãokhông thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên,đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương Sốlượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ
bề mặt đại dương tăng lên Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng225.000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gâythương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD Gầnđây nhất “siêu bão” Nargis tại Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhấtnăm qua tính theo số lượng người thiệt mạng Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tìnhtrạng ấm lên của Trái đất
I.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Trên thực tế, tại Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khíhậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa ) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạnhán ) Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C,mực nước biển dâng 20 cm Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới,Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đãdiễn ra với cường độ mạnh hơn trước
Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môitrường công bố năm 2009, nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 – 1,9°C, nhiều nhất 2,1 –3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1%, mực nước biểndâng ít nhất 65cm, nhiều nhất 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 Tác độngtiềm tàng BĐKH ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu: tài nguyênnước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe
I.1.3 Các biểu hiện biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, KTXH tỉnh Sóc Trăng
I.1.3.1 Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõrệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
Trang 44 với gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 2009) dao động trong khoảng 26,5 - 270C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27 0C),nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xuhướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”
-Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thểhiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt
độ tối thấp và nhiệt độ tối cao Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng
từ 35,1 - 37,10C (chênh lệch 2,00C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 20,70C (chênh lệch 4,00C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất quacác năm 14,4 - 19,50C Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và thánglạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngàycàng gia tăng qua các năm Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,40C,năm 2006, 2008 là 15,10C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn
-Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyểntiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhấttrong mùa khô Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thờitiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau
so với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,40C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005,
2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 270C) Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởngcủa hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng
El Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,60C (là mộttrong những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà việnnghiên cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay Tuy nhiên
tổ chức khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sátkhí hậu của Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhấtlịch sử, Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 15,1 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình năm1961-1990, mức tham chiếu chuẩn
Biểu đồ: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985 - 2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.2 Lượng mưa
Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào cáctháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11 Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dàiliên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau số ngày mưa bình quânkhoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cảnăm với tổng lượng mưa đạt khoảng 1,176mm Tuy nhiên vào những tháng mùa khôtrùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng
Trang 5mưa chỉ đạt khoảng 171mm Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 50mm, Lượng mưa thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
-Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăngcho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 -
2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường Hiện tượng “mưa nắngthất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suấtmưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đếnsớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục nămtrước Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thườngxuất hiện muộn Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triềucường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập Tuy nhiên, đến năm 2009thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15 ngày
Tổng lượng mưa năm
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.3 Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăngdiễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuốinăm và đầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nửa tháng 3 nămsau hàng năm), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc caohơn những năm trước
Biểu đồ: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985 – 2009
Trang 6Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.4 Xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985 - 2009)được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Masperocho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nửa đầu tháng 5) xâmnhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng Độ xâm nhập mặn vào hệthống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn Cónhững năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vàotrong cửa sông và nội đồng Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộcvào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủytriều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt,lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế Mặt khác, do độ dốc lòng sôngnhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng Trong mùa khôlượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâmnhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo Những dòng chảy trên toàn hệ thống sôngMekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ racửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km Nhữngngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km
Biểu đồ: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Thạnh Phú TP.Sóc Trăng
Biểu đồ: So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Trang 7Thạnh Phú TP.Sóc Trăng
Biểu đồ: Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo
Thạnh Phú TP.Sóc Trăng
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng, caonhất vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượngthời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạnkéo dài Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biếnthất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005 Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuốitháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ởmức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh vàthủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đãxâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng củahiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết cácnơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trongtỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần
Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰
từ 5/9 - 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7
- 21/7, đợt 3 từ 22/8 - 31/8)
Trang 8I.1.3.6 Bão, áp thấp nhiệt đới
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệtđới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật Đối với bão trước đây tại nước ta thườngxảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ;tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ Theo sốliệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuấthiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng Tuy ítbão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhậnbởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh SócTrăng)
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường,
số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh
rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn.Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quákhứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn Sự biến đổi khíhậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạnhán và mưa không theo quy luật Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuấthiện El Nino đã xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh(gió mùa đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơnbình thường ở các tỉnh phía Bắc Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng
La Nina với biểu hiện là những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gâymưa nhiều trên diện rộng kèm theo giông lốc Các cơn bão và áp thấp nhiệt đớithườmg xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nóichung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh SócTrăng không nhiều Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hìnhthành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độrất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 vàtrong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của Riêng trongnăm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cảnước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều
I.1.3.7 Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắngnóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên
và tác động ngày càng lớn Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưatương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét
I.2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ
AN SINH XÃ HỘI
I.2.1 Tác động đời sống dân cư
Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng rất lớn đến tựnhiên, quá trình phát triển KTXH của tỉnh Thực tế nhiều dẫn chứng đưa ra về tácđộng ban đầu của BĐKH đối với sức khỏe con người là nguy cơ đối mặt với các hiện
Trang 9tượng thời tiết thái cực ngày càng tăng (lốc xoáy, bão, lũ lụt ) Dưới tác động củaBĐKH, sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm cho môi trường sốngcủa con người bị thay đổi là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi BĐKH ảnh hưởngrất lớn đến sức khỏe người dân tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là người dân tộc, người già, trẻ
em và phụ nữ Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người,dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thầnkinh
Đặc biệt, thời gian qua tỉnh Sóc trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung cũng đangxuất hiện một số bệnh thường gặp ở người và động vật, như sốt suất huyết, bệnh tả, cúmgia cầm, bệnh heo tai xanh Tuy nhiên nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thườnghơn (như bệnh sốt xuất huyết), mức độ lây lan rộng hơn và gây ra những thiệt hại đáng kể
- Về vệ sinh môi trường:
Với tình hình vệ sinh môi trường hiện nay của tỉnh chưa cao, tỷ lệ số hộ dân cónhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế còn rất thấp và không đồng đều ở cácvùng, tại khu vực nông thôn phần lớn các hộ đều sử dụng các loại hình nhà tiêu khôngđảm bảo tiêu chuẩn như nhà tiêu ao cá, nhà tiêu 2 ngăn nhưng không có ống thônghơi Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh trong tỉnh cũng chưa cao, phần lớn người dân vùngnông thôn sử dụng nước mưa, giếng khoan làm nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt
Nước sạch và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng do bão lũ làm phát tán các loạichất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trường, gây ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là môitrường đất, nước Hàm lượng các chất độc hại, cặn lơ lửng, vi sinh vật trong nước tăngcao vào mùa lũ, người dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nước không đảmbảo chất lượng, sức khỏe bị ảnh hưởng và có thể phát sinh các đợt dịch bệnh mới Cụthể, lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao vào mùa mưa lũ sẽ phá huỷ hệthống nước thải và các nhà vệ sinh tại các huyện trũng thấp như Mỹ Tú, Ngã Năm,Thạnh Trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng trũng Điều đó tạo ra môitrường sinh sôi cho các loại vi khuẩn là những tác nhân trực tiếp gây ra những loạibệnh tật thường gặp như tiêu chảy, bị bệnh về đường hô hấp, thành phần vật truyềnnhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, cùng với các bệnhlây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tựnhiên, bệnh từ nơi khác đến làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong vùng và cácvùng lân cận
Hình: Mưa gây ngập úng tại xã Long Hưng huyện Mỹ Tú
Trang 10Mặt khác, BĐKH sẽ làm thay đổi môi trường nước vào mùa khô hạn, mực nướcngầm tầng nông bị tụt giảm, giảm trữ lượng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinhhoạt của con người Hiện tại, trên toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 90% người dân sử dụngnguồn nước ngầm làm nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất Nguồnnước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn đã khiến người dân tại các huyện ven biển như VĩnhChâu, Cù Lao Dung và một phần huyện Trần Đề bị thiếu nước ngọt sử dụng Thiếunước sử dụng dẫn đến việc khai thác nước ngầm tràn lan càng làm gia tăng tình trạngthiếu nước ngọt sử dụng, rất nhiều hộ dân phải khai thác sâu vào lòng đất trên 100 mmới có nước sử dụng, tuy nhiên nguồn nước này cũng không ổn định Việc thiếunguồn nước sạch sử dụng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân và nguy cơmắc bệnh cao.
Thêm vào đó, các bãi rác tại các thị trấn huyện đa phần đều là các bãi rác hở,
ẩm thấp Khi nước triều dâng cao thì các bãi rác này đều bị ngập, nước rác rò rĩ rangoài môi trường xung quanh gây tác động đến môi trường và sức khỏe người dân tạikhu vực
Biến đổi khí hậu đe dọa đến sinh kế của người dân
BĐKH tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại tỉnh Sóc Trăng bao gồmnhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lượng cây trồng vàvật nuôi trong sản xuất nông nghiệp… Khi những yếu tố môi trường, môi trường sống,
cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Từ đó kéo theo tập quán canhtác của người dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều hướng không cólợi Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trongviệc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo
- Tác động do giảm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi tự nhiên, ảnh hưởng tới
an ninh lương thực trong tỉnh:
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả đời sống người dân tỉnh Sóc Trăng, đặcbiệt là những người nghèo khu vực nông thôn, khu vực trũng thấp, ven biển…, họchính là một trong những nhân tố luôn phải đối mặt với những thách thức trong việcđối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu Tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ dân số nông thôncao chiếm 81,56% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 11,84% (theo điều tra sơ
bộ ngày 01/4/2010) Về hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đứng thứ hạng cao trongkhu vực ĐBSCL và cả nước, đặc biệt hộ nghèo thuộc đối tượng là bà con dân tộc Chođến nay, tỷ lệ đói nghèo ở Sóc Trăng theo tiêu chuẩn mới còn 25% tương đương với58.868 hộ Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn trên 32%
Để kiếm kế sinh nhai người dân các vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng sống cuộc sống tựcung tự cấp Sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồnnước tự nhiên, phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứngnhu cầu cơ bản của mình thường là những hoạt động sinh kế có liên quan tới môitrường tự nhiên và những người nghèo ở đây chủ yếu làm nông ngiệp và nghề đánhbắt Do đó, họ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi BĐKH và nước biển dâng Khimôi trường bị xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc khả năng tiếp cận của họ tớinhững nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo
Tại tỉnh Sóc Trăng, nông nghiệp và thủy sản là hai thế mạnh của tỉnh, thànhphần phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp Tỷ lệ dân số nông nghiệp và lao
Trang 11động nông nghiệp của tỉnh cao, hiện chiếm khoảng 72% dân số và 63% lao động Đờisống của một bộ phận dân cư nông thôn trong tỉnh đến nay vẫn còn gặp nhiều khókhăn nhất là vùng đồng bào Khmer, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, chưa đadạng hóa cây trồng vật nuôi, là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sốngcủa người dân dưới tác động của BĐKH gây ra Đồng thời, trong những năm gần đây,Sóc Trăng luôn phải gánh chịu những thay đổi thất thường của thời tiết Các hiệntượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn, nhiệt độ tăng cao hơn, tình trạng hạn hán,mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triềucường tăng đột biến ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sinh kế người dân trong tỉnh, đặcbiệt là 03 huyện vùng ven biển, các huyện trũng thấp, cụ thể:
+ Các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành là những huyện có địahình tương đối thấp và là khu vực trồng lúa và cây hoa màu chính của tỉnh Do đó khiBĐKH và nước biển dâng xảy ra đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và hoạtđộng sản xuất của vùng Là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều (lênxuống 2 lần/ngày, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m, triều cường kếthợp với mưa nhiều đã gây ra hiện tượng ngập úng, làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa vàhoa màu như ở Mỹ Tú, Hưng Phú, Long Hưng,
+ Tại khu vực tỉnh Sóc Trăng, một trong những biểu hiện BĐKH đó là hiệntượng xâm nhập mặn, yếu tố nhiệt độ và xâm nhập mặn sẽ quyết định đến lịch thời vụsản xuất trên địa bàn tỉnh, ngoài ra vấn đề đất phèn – nước phèn luôn là một thử tháchcho canh tác nông nghiệp ở đây Hàng năm, hàng ngàn hecta đất trồng bị nhiễm mặn,hàng ngàn ha khác không thể xuống giống Mặt khác, thời gian mặn kéo dài và cónhững diễn biến phức tạp, khi đó diện tích sản xuất của vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bịthu hẹp một cách đáng kể, diện tích vùng mặn sẽ tăng lên (diện tích đất nhiễm mặnven biển Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề sẽ mở rộng về phía nội đồng) Theo SởNN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2010, hiện tượng xâm nhậpmặn sớm đã làm 118 ha lúa bị mất trắng ở 2 huyện và thành phố (Trần Đề: 110 ha;Thành phố Sóc Trăng: 14 ha và Long Phú: 05 ha) và Mỹ Xuyên có 434 ha ước thiệthại 10 - 30%, riêng huyện Ngã Năm ước 13.000 ha lúa mới gieo sạ bị ảnh hưởng dothiếu nước và xâm nhập mặn ở 1 số xã giáp ranh tỉnh Bạc Liêu Xâm nhập mặn có thểlên tới huyện Kế Sách làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái nước lợ, ảnh hưởng khoảng2.300 ha cây ăn trái gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân
+ Nông nghiệp và thủy sản là hai thế mạnh của tỉnh, thủy sản được xác định làngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp,nông thôn Tuy nhiên, dưới tác động của BĐKH thì ngành nuôi tôm bị ảnh hưởngnặng nề nhất, do thay đổi số lượng và chất lượng nước Những năm gần đây, do nhữngyếu tố bất thường của thời tiết, nắng nóng kéo dài,…làm biến động các yếu tố môitrường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, thiệt hại về ngành nuôi trồng tại tỉnhtrong thời gian qua cũng rất lớn, chỉ trong năm 2009 diện tích tôm sú thiệt hại 2.535ha/257 triệu con/2.478 hộ (Mỹ Xuyên 976 ha, Vĩnh Châu 1.086 ha, Long Phú 328 ha,
…) Bão, nước biển dâng sẽ gây thiệt hại toàn vùng nuôi tôm cận biển vì đê điều ởnhững khu vực này chưa được kiên cố Nước mặn xâm nhập làm cho diện tích ngọt bịthu hẹp dần và có thể phá vỡ mô hình sản xuất tôm - lúa của địa phương, sinh kế ngườidân ngày càng bấp bênh
Đồng thời là tỉnh có bờ bờ biển chạy dài 72 km với 03 cửa sông chính là cửaĐịnh An, cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh là nơi trú ngụ nhiều loại thủy, hải sản nước lợ