1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KỸ NĂNG nói TRONG GIAO TIẾP

13 220 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 243,58 KB

Nội dung

 Mục đích của nói chuyện: - Làm cho người khác hiểu những điều mình muốn nói chỉ là mục đích ban đầu, sau đó mục đích tiếp theo là làm cho người đó tiếp thu ý kiến của mình, đồng ý với

Trang 1

KỸ NĂNG NÓI TRONG GIAO TIẾP

I Kỹ năng nói trong giao tiếp

1.1.Kỹ năng nói

Đã từ rất lâu, nói chuyện là hoạt động giao tiếp tất yếu của con người Lúc bắt đầu bập bẹ một hai chữ… ba… ma… là bắt đầu nói chuyện với mẹ Rồi từ đó về sau là nói chuyện tự nhiên với mọi người, bố mẹ anh em đến thầy cô bạn bè

1.1.1 Nói chuyện

 Nói chuyện là cách con người giao tiếp, chia sẻ, truyền đạt thông tin cho nhau; bày tỏ cảm xúc và thể hiện tình cảm chủ yếu thông qua lời nói

 Mục đích của nói chuyện:

- Làm cho người khác hiểu những điều mình muốn nói chỉ là mục đích ban đầu, sau đó mục đích tiếp theo là làm cho người đó tiếp thu ý kiến của mình, đồng ý với mình, hoặc cố ý để họ phản bác mình hoặc đưa ra ý kiến khác…

- Chia sẻ thông tin, sở thích, tình cảm, kiến thức,

1.1.2 Kĩ năng nói chuyện

Hầu hết chúng ta không để ý đến những gì quá bình thường, quá hiển nhiên, quá đơn giản trong cuộc sống Chúng ta không quan tâm bầu không khí xung quanh cho đến khi chúng ta bị ngạt Chúng ta không thấy cần phải học ăn, nếu nó không ảnh hưởng đến sức khoẻ Chúng ta không thấy cần học nói nếu nó không gây phiền phức, thiệt hại cho ta trong sinh hoạt và các mối quan hệ trong cuộc sống Chỉ đến khi gặp rắc rối với việc nói chuyện, chúng ta mới nghĩ đến việc cần phải có kỹ năng nói chuyện để việc giao tiếp của chúng ta được tốt và hiệu quả hơn

Trang 2

 Thế nào là kỹ năng nói?

Kỹ năng nói là khả năng biểu đạt bằng lời nói, là một loại năng lực được thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm

 Kỹ năng nói hiệu quả

Kỹ năng nói hiệu quả là ta biểu đạt thông tin, tình cảm đó một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục, làm cho người khác hiểu được vấn đề mình đang đề cập và tạo tình cảm tốt đẹp với họ

Ví dụ hai màn đối thoại sau đây:

VD1: “Buồn quá ghé nhà bạn chơi nhé! - “Buồn gì vậy?”

VD2: “Buồn quá ghé nhà bạn chơi nhé!” - “Ừ qua đi Để mình chạy ra tiệm tạp hóa đầu ngõ mua vài trái xoài nhâm nhi.”

Dù rằng chẳng ai biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cũng có thể thấy được người bạn trong ví dụ thứ hai có vẻ nhạy cảm và hiểu bạn mình hơn người trong ví dụ 1 rất nhiều, đó là kỹ năng nói chuyện

1.2.Tại sao cần phải có kĩ năng nói chuyện trong giao tiếp?

Trang 3

Trong tháp nhu cầu nổi tiếng của Maslow1 thì nhu cầu giao tiếp, chỉ đứng sau nhu cầu sinh lý

và an toàn của con người Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giao tiếp hàng ngày Không ai có thể sống một mình mà không giao lưu với ai, chúng ta có gia đình, bạn bè, đồng nghiêp và mọi người xung quanh Mỗi ngày ta gặp gỡ và trò chuyện cùng họ Một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng ít

ai có thể làm tốt được Bởi vì không phải ai cũng giỏi giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh

Trên trường lớp, các bạn được học những kiến thức chuyên môn nhưng ít khi được dạy cách bắt chuyện với người lạ, cách giao tiếp nơi công cộng,… Chính vì vậy, nhiều bạn với khả năng chuyên môn rất vững nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp xã hội Các bạn không biết nên nói gì với người đối diện, nên cư xử thế nào cùng các đồng nghiệp,… Đó là một thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của các bạn

Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị

đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” Nhưng tiếc thay có nhiều người cho

rằng giao tiếp là một chuyện đương nhiên mà không cần học hành ta vẫn có thể làm tốt Và với những suy nghĩ đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, mình nói rất

Trang 4

nhiều nhưng người khác không hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra miệng không trùng khớp với nhau…

Vì vậy, kỹ năng nói chuyện trong giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc

Một trong các lợi ích đầu tiên khi có kỹ năng nói chuyện là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi người Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên hay

e ngại, đặc biệt là với những người lần đầu gặp mặt Điều này đã khiến cho ta đánh mất cơ hội có thêm một người bạn tốt, một đối tác kinh doanh,…

Bên cạnh đó, khi đã có kỹ năng chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm trong quá trình giao tiếp

Và bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình

Qua đây, có lẽ chúng ta đã phần nào biết được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của kỹ năng nói chuyện trong giao tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với cuộc đời của mỗi người Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa thuận trong gia đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng…

1.3.Nh ững điều cần tránh khi giao tiếp

1 Nói nửa chừng rồi dừng hoặc cướp lời người khác đang nói, làm nhiễu luồng suy nghĩ của người đó Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về

đề tài mà bạn thích Hay không chịu lắng nghe

Trang 5

Phụ nữ có xu hướng ngắt lời người khác vì họ sợ quên điều tiếp theo cần nói và họ muốn nói khi đang có hứng Nam giới thường thì muốn khẳng định uy quyền của mình Đều là muốn chứng

tỏ "Tôi quan trọng hơn bạn" Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.

Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện

Ví dụ: Nếu ai đó nói rằng họ đã đi câu cá với một vài người bạn vào tuần trước thì bạn có thể hỏi: Bạn đã đi câu cá ở đâu? Tại sao bạn lại thích câu cá? Ngoài câu cá khi bạn còn làm gì ở đó nữa không?

Và người đó sẽ đào sâu vào chủ đề này để cung cấp cho bạn thêm thông tin cũng như những ý tưởng

để bạn tiếp tục.

Nếu điều đầu tiên họ nói là : “Ồ, tôi không biết” thì bạn cũng đừng vội từ bỏ Cố gắng thúc đẩy họ thêm Hỏi lại lần nữa Họ biết rằng họ chỉ cần suy nghĩ nhiều thêm một chút Và khi họ bắt đầu mở lời, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn bởi vì nó không còn cứng nhắc nữa.)

2 Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy khó hiểu đề tài nói chuyện hoặc ý bạn muốn nói Không nên giải thích lan man, làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện

3 Nói nhiều, thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi, làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá

4 Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, trả lời quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi hoặc trả lời câu hỏi một cách quá cụt ngủn, khiến người khác mất hứng

Trang 6

Người ta cho rằng, những người thường nói “Ồ thật sao? Thú vị nhỉ” hay “Hay thế” trên thực

tế lại không mấy quan tâm đến chủ đề cuộc nói chuyện chút nào

Thay vì phản ứng có phần “lịch sự”, lời khuyên đưa ra là bạn hãy hỏi ngược lại người kể chuyện về cảm xúc của họ Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, chúng ta nghiện nói về bản thân mình

5 Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả, người nghe sẽ cảm thấy bạn là người tự cao tự đại Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng, người nghe có thể sẽ cảm thấy bạn là người không khiêm tốn, hay khoe khoang

(Vd: Bạn trợn tròn mắt với người khác và nói rằng "Cho dù tôi chưa nghe hết câu chuyện nhưng tôi thừa hiểu chuyện bạn sắp nói tiếp" Có thể bạn hiểu, có thể không nhưng đừng bao giờ làm điều đó Khi người khác đang muốn chia sẻ, hãy lắng nghe, đừng ngắt lời và đừng tỏ ra mình "trên thông

thiên, dưới tường địa lý")

6. Phát triển câu chuyện, nói chuyện không tập trung vào chủ đề chính hoặc nói chuyện nhàm chán, lặp lại lời nói của người khác

(Vd: Một cuộc nói chuyện “thiếu muối”:

- Hôm nay trời đẹp nhỉ?

- Ừ, trời đẹp thật.)

7 Thì thầm với một vài người trong đám đông

8 Dùng ngôn ngữ quá khó hiểu, phô trương, bóng bây hoặc quá nặng nề hoặc chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác

9 Kĩ năng truyền đạt kém, nói quá nhỏ hoặc quá to, đột ngột lên cao giọng

10 Mắt đảo vòng quanh hoặc nhìn sang một hướng khác khi đang nói chuyện

Trang 7

1.4 Các nguyên tắc trong giao tiếp ứng xử

Nhóm chúng mình sẽ đưa ra một số nguyên tắc giúp bạn có được kỹ năng cần thiết để giao tiếp ứng xử tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày

Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời

- Xưng hô: Tuyệt đối không nói chuyện trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói luôn tuân theo tuổi tác khi người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì…Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ

- Cách nói: khéo léo, tế nhị

 Nội dung lời nói: phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe rõ ràng, dễ hiểu Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu

 Tránh lối nói mỉa mai: lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, tưởng khen mà chê, luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe Lối nói mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác

 Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn

 Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính

- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ

Trang 8

1.5.Các yếu tố quyết định đến kỹ năng nói

Kỹ năng nói được quyết định bởi 3 yếu tố: Sự phát âm (phonation), khả năng diễn đạt (articulation) và sự phát âm chính xác (pronunciation)

1 Sự phát âm có các đặc trưng về cao độ (giọng cao, thấp), trường độ (dài, ngắn) và cường độ (mạnh, yếu)

2 Khả năng diễn đạt liên quan tới cách phát âm, khuyết tật cơ quan liên quan đến phát

âm, bất cẩn trong khi nói cũng như điểm mạnh và yếu của tiếng địa phương

3 Sự phát âm chính xác liên quan đến các từ khó phát âm

Ta có thể phân biệt được giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vùng miền, nền văn hóa, sức khỏe, tâm trạng, thái độ… của một người thông qua giọng nói Muốn làm cho giọng nói tôt cần chú ý cường độ, cách nhấn giọng, giọng lúc lên lúc xuống sao cho phù hợp

Nói có cảm xúc: Rõ ràng, chẳng ai muốn nghe quá lâu nếu bạn cứ duy trì một giọng nói đều đều, vô cảm Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện trọn vẹn trong lời nói

Nhờ cách nhấn giọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình biết nhấn những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướt nhẹ đi

Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ và nói chậm lại Khi bạn cảm thấy hứng thú về một vấn đề đó, bạn dễ dàng đẩy nhanh tốc độ nói mỗi lúc một nhanh hơn, nhưng khi nói chậm lại sẽ giúp người đối diện dễ nghe hơn và thực sự tiếp nhận được những thông tin bạn muốn truyền đạt

Hãy nói to đủ nghe: Khi cần phải nói ở mức âm lượng đủ lớn để người khác có thể nghe và hiểu bạn đang nói gì thì đừng ngần ngại mà hãy nói to lên

Hãy nói thật rõ ràng: Đừng lí nhí trong miệng những điều cần nói

Biết ngừng đúng lúc: Nói chậm lại và thêm những điểm ngưng nhỏ giữa các suy nghĩ, hoặc giữa các câu sẽ tạo nên một sự nhấn nhá cần thiết Người nghe sẽ bắt đầu tập trung hơn và chăm chú

Trang 9

lắng nghe những gì bạn nói Việc tạo ra những điểm ngưng nho nhỏ đã khiến cuộc nói chuyện dường như thú vị hơn rất nhiều

1.6.Cách cải thiện kỹ năng nói chuyện trong giao tiếp.

Không ít người trong chúng ta thường bị chê nói chuyện “nhạt như nước” Có bao giờ bạn nghi mình cần phải thay đổi phong cách nói chuyện của mình để thuyết phục người khác hơn chưa? Học cách nói chuyện hay, thuyết phục là một điều rất cần thiết khi trong xã hội ngày nay Và dưới đây là một số cách giúp cải thiện kỹ năng nói chuyện tốt hơn

- Không ngắt ngang câu chuyện: Đây là điều tuyệt đối tránh, khi đối phương đang thoải mái nói chuyện một cách say sưa bạn tuyệt đối không nên dùng những từ ngữ cắt lời làm gián đoạn câu chuyện

- Biết lắng nghe: Nó thể hiện sự đồng cảm, là khả năng đặt bạn vào vị trí của người khác, hiểu mà không cần điều chỉnh hay đưa ra các biện pháp khắc phục

- Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin Bạn nên luyện tập cách nói to và dứt khoát hơn Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng

- Không nói vòng vo

Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp; nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương

- Tránh ậm ừ

Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn.Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình

Trang 10

Bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy.Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh

để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy

- Hỏi lại những điều chưa rõ

Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn

- Liên lạc qua ánh mắt

Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn

- Nhớ tên người đối diện

Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên

cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh” Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng

- Tạo sự thân mật

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương…

- Đôn đốc người khác nói!

Chân thành lắng nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh

nặng”, đem lại sự cân bằng tâm lý Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc bằng

Trang 11

vẻ mặt tươi tỉnh, nụ cười khuyến khích cùng những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”

- Cần tránh cãi cọ:

Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần bình tĩnh Bạn

cứ để người ta nói một mạch đi.Trong lúc đó, bạn suy nghĩ, tìm cách nói thế nào để người ta đồng ý với mình Nếu “cơn bão” vẫn không giảm thì bạn đành nói: ”Bạn mất bình tĩnh rồi Chúng ta hãy tạm quên chuyện này đi, chờ một dịp khác sẽ bàn sâu hơn”.

- Nên nói về những điều người đối diện thích

Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy Sự quan tâm của bạn đến người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn Dẫu sao, bạn cũng làm một người vui, cuộc nói chuyện trở nên thú vị Càng tuyệt hơn nữa, nếu người trò chuyện với bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói đến những gì bạn thích

Ví dụ: khi đối phương nói rằng “quán phở A ngon nhất ở đây”, câu chuyện sẽ kết thúc nếu bạn trả lời “ vậy à! Tôi lại thích quán phở B cơ” Nhưng là một người giao tiếp tốt bạn sẽ nói rằng “ ồ vậy ư! Tôi thì thường ăn ở quán phở B cơ, nhưng hôm nay tôi sẽ cùng anh đến quán phở A xem sao”.

Làm như vậy câu chuyện sẽ không đi theo hướng cá nhân mỗi người mà nó có sự giao tiếp đa chiều giữa hai phía đồng thời thể hiện sự đồng cảm với đối phương

Hãy là một người nói chuyện vui tính: Ngoài nụ cười duyên có thể khơi dậy niềm hứng khởi cho người khác nếu thêm vào đó một sự hài hước thì sẽ rất tốt Người có khiếu hài hước dễ gây cảm giác thân thiện, cởi mở và tạo thiện cảm trong lòng người khác Do đó họ sẽ rất dễ làm quen những người bạn mới

- Hãy… rút lui

Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên đồng hồ đeo tay hoặc che miệng ngáp liên

Ngày đăng: 09/04/2019, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w