Mục tiêu Đánh giá được hiện trạng về hình thái, phân bố, cấu trúc tổ thành và thànhphần cây bạn của loài Vù hương trong các trạng thái rừng, từ đó đề xuất các giảipháp tác động phù hợp đ
Trang 1SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC TỔ
THÀNH CỦA LOÀI VÙ HƯƠNG TẠI VQG BẾN EN
Dự án: “Bảo tồn và phát triển loài Vù hương (Cinnamomum balansae
Lecomte) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá”
Thanh Hoá, tháng 11 năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
Phần II 6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
2.1 Điều kiện tự nhiên 6
2.1.1 Vị trí địa lý 6
2.1.2 Địa hình địa mạo 6
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 6
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng 7
2.2 Thực vật rừng 8
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 8
Phần III 9
MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9
3.1 Mục tiêu 9
3.2 Nội dung thực hiện 9
3.3 Phương pháp thực hiện 9
3.3.1 Phương pháp chung 9
3.3.2 Phương pháp cụ thể 9
3.3.3 Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu 10
Phần IV 13
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 13
4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của loài Vù hương tại VQG Bến En 13
4.1.1 Đặc điểm hình thái thân: 13
4.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của lá, hoa và quả: 13
4.2 Đặc điểm phân bố và tổ thành thực vật, thành phần cây bạn 14
4.2.1 Đặc điểm phân bố 15
4.2.2 Tổ thành các loài cây rừng nơi có loài Vù hương phân bố 17
4.2.3 Đặc điểm tổ thành các loài cây bạn của Vù hương 21
4.3 Đặc điểm cấu trúc mật độ, trữ lượng, phương trình tương quan 23
4.4 Đặc điểm cấu trúc tầng thứ 24
4.5 Cấu trúc tuổi 25
4.6 Mức độ phong phú của Vù hương trong các lâm phần điều tra 25
Phần V 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
5.1 Kết luận 27
5.2 Kiến nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….28
PHỤ LỤC………29
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
IV% Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
1 Bảng 4.1 Kích thước loài Vù hương ở Vườn quốc gia Bến En 13
2 Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra độ thuần nhất về chỉ số D1.3, Hvn giữa
các ÔTC trong cùng trạng thái rừng
15
3 Bảng 4.3 Hiện trạng phân bố của loài Vù hương tại VQG Bến En 15
4 Bảng 4.4 Tổ thành rừng theo số cây trên các trạng thái rừng ở
khu vực có Vù hương phân bố
7 Bảng 4.7 Mật độ, trữ lượng và mối tương quan D1,3/Hvn
theo trạng thái rừng nơi có loài Vù hương phân bố
23
8 Bảng 4.8 Mật độ, trữ lượng của loài Vù hương trong các TTR 24
9 Bảng 4.9 Cấu trúc tầng thứ cây gỗ trong các TTR ở Bến En 25
10 Bảng 4.10 Mức độ phong phú của loài Vù hương tại VQG Bến
En
27
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia Bến En nằm trên địa phận hai huyện Như Thanh và NhưXuân – tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1992 nhằm bảo tồn hệ sinh tháirừng núi đất đai thấp của khu hệ thực vật Bắc Trường Sơn, bảo vệ đa dang vệ hệsinh thái và các loài động thực vật, phòng hộ đầu nguồn; cung cấp nước cho sảnxuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường;… cho khu vực Tây Nam tỉnh ThanhHóa Là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây bắc và Bắc Trường Sơn, đồng thờicũng là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Thanh – Nghệ Tỉnh, với cáckiểu địa hình núi đất đai thấp xen lẫn hệ thống núi đá vôi và sông hồ tạo nên khu
hệ thực vật phong phú và đa dạng Theo số liệu điều tra các năm 1997, 2000 vàđiều tra bổ sung năm 2013, VQG Bến En có 1.417 loài thực vật bậc cao [11] với
46 loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [1]
Trước những năm 1990, Vù hương là một trong những loài phổ biến trongkhu vực vùng lõi và vùng đệm của VQG Bến En nhưng với việc khai thác tậndiệt để lấy gỗ và chưng cất tinh dầu, đến nay loài cây này đã trở nên quý hiếmvới bậc CR [1] và có mặt trong Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006của Chính phủ với mức độ nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) [5]
Thực tế hiện nay, số lượng cây Vù hương trong khu vực còn rất ít và vẫnđang bị khai thác quá mức, khó tìm thấy cây có đường kính > 50cm ngay trongkhu vực phân bố tự nhiên của chúng Trong khi đó không phải cây trưởng thànhnào cũng có quả, mặt khác do hạt có chứa nhiều tinh dầu, nhanh mất sức nảymầm, tỷ lệ nảy mầm thấp, cho nên khả năng phục hồi số lượng cá thể trong tựnhiên của loài Vù hương là hết sức hạn chế nếu không có những biện pháp bảotồn phù hợp Điều ngày đồng nghĩa với việc loài Vù hương sẽ tiến đến các mức
độ nguy cấp cao trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với các loài cây khác
Chính vì vậy, để bảo tồn và phát triển loài Vù hương trong khu vực VQGBến En cần phải có những dẫn liệu khoa học, cụ thể về hiện trạng của chúng.Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề
“Điều tra hiện trạng phân bố và cấu trúc tổ thành của loài Vù hương tại VQG Bến En”.
Trang 8Phần II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Địa hình địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En bao gồm 3 kiểu địa hình chính sau:
+ Kiểu địa hình đồi núi thấp: Kiểu địa hình này có diện tích nhỏ, phân bốchủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Đông như: Núi Đàm, núi Bao Cù, núi ĐầuLớn Đỉnh cao nhất là đỉnh núi Đàm (cao 497m) Nhìn chung kiểu địa hình nàykhá hiểm trở, độ dốc lớn
+ Kiểu địa hình đồi thoải: Chiếm diện tích lớn nhất trong, tập trung ở khuvực Bình Lương, Xuân Thái, Điện Ngọc, các đảo nổi vung lòng hồ và dọc quốc
lộ 15 Độ cao không quá 150m
+ Kiểu địa hình hồ và thung lũng: Bao gồm hồ Bến En và các thung lũngxen kẽ giữa các khu đồi, núi thấp
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
2.1.3.1 Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Như Thanh cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,3 0C
Trang 9hậu biển, vừa chịu ản hưởng của đai cao địa hình Nhiệt độ không ổn định, biên
độ nhiệt lớn (12,30C) Tổng nhiệt cả năm 85000C, năng lượng bức xạ tổng cộng120kcal/cm2/năm Tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ cao nhất lên tới 41,70C)
và lạnh nhất là tháng 1 ( nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 3,10C)
Lượng mưa trung bình đạt 1790mm/năm [6]
2.1.3.2 Thuỷ văn
Hệ thống sông chính trên địa bàn là Sông Mực nằm trong địa giới VườnQuốc gia Bến En, toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn:
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè;
- Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng;
- Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc;
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan
chảy qua Bình Lương, Làng Yên
- Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250-400 triệu m3 nước, là thủy vựccủa 4 suối chính ở trên, diện tích của hồ trên 2.000ha đóng vai trò quan trọngtrong việc cung cấp nước cho nông nghiệp 4 huyện Như Thanh, Như Xuân,Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng như nuôi trồng thủy sản
- Nước ngầm: Là kho dự trữ nước điều tiết cho các dòng chảy về mùakhô, phụ thuộc vào độ dày phong hóa và lượng mưa hàng năm Qua khảo sátcho thấy một số khu vực chỉ cần khoan 1-2 m đã có nước, khu vực sâu nhất 7-8m, mức độ chênh lệch mực nước ngầm trong năm lớn 1-2m [6]
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng
2.1.4.1 Địa chất
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), lịch sửhình thành địa chất trong vùng khá phức tạp, nhưng chủ yếu vẫn là các loại đátrầm tích được hình thành từ kỷ Triat và các thành hệ màu đỏ trầm tích từ kỷJura –creta như phiến thạch sét, sa thạch Trải qua quá trình địa chất lâu dài,những hoạt động xâm thực, bóc mòn, bồi tụ đã tạo nên một loạt thung lũng đượcphủ đầy phù sa mới khá màu mỡ, nằm rải rác trong khu vực Vườn
Trang 10+ Đất Feralít màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đất sét: Có diện tích11.438 ha, phân bố ở vùng phía Bắc và Trung tâm Vườn
+ Đất Feralít màu vàng nhạt, phát triển trên nhóm đá cát: Có diện tích 1.240 ha+ Đất phong hoá trên núi đá vôi: Có diện tích 1.077 ha Loại này chủ yếuthuộc loại Macgalít, cấu tạo phẫu diện chủ yếu ở tầng A và C
2.2 Thực vật rừng
Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nên thảm thực vật rừng Bến
En mang nét rất đặc trưng Theo phương pháp phân loại của Fao Rome 1989, kếthợp với hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật Bến En đượcphân thành các kiểu rừng chính sau:
Các kiểu rừng ở Vườn quốc gia Bến En
+ Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới ẩm thứ sinh
trên núi đá vôi
+ Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới ẩm thứ sinhsau khai thác trên núi đất
+ Kiểu rừng hỗn giao gỗ- tre nứa thứ sinh
+ Kiểu rừng tre nứa thứ sinh có cây gỗ rải rác
+ Kiểu rừng trồng
+ Kiểu rừng cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đá vôi
+ Kiểu rừng cây bụi, cỏ có cây gỗ rải rác trên núi đất
+ Các loại đất khác [11]
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Tổng số dân tại 12 xã thuộc vùng đệm VQG Bến En có 10 710 hộ với45.756 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc: Kinh Mường, Thái, Thổ Mật độ dân số bìnhquân trong VQG và trên vùng đệm là 92 người /km2 Tỷ lệ tăng dân số hàng năm
là 1,7%
Các hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhưng trình độ canh táccòn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp và bấp bênh Đờisống người dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào rừngnên thường có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiênnhiên và sự đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bến En [8],[9]
Trang 11Phần III MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng về hình thái, phân bố, cấu trúc tổ thành và thànhphần cây bạn của loài Vù hương trong các trạng thái rừng, từ đó đề xuất các giảipháp tác động phù hợp để bảo tồn và phát triển loài cây này tại VQG Bến En
3.2 Nội dung thực hiện
- Mô tả một số đặc điểm hình thái và sinh học của Vù hương tại khu vựcVQG Bến En
- Điều tra đặc điểm phân bố và tổ thành thực vật, thành phần cây bạn
- Điều tra mật độ, tính toán trữ lượng lâm phần
- Mức độ phong phú của loài Vù hương
- Điều tra theo tuyến:
Dùng phương pháp tuyến điều tra điển hình để xác định số lượng và khuvực phân bố của loài Vù hương Các tuyến điều tra đi qua các dạng địa hìnhnhư: thung lũng, núi đất, núi đá và các trạng thái rừng Mỗi tuyến dài tối thiểu3km, điều tra về hai bên tuyến với chiều rộng mỗi bên là 10m
- Điều tra trên OTC:
Sau khi xác định các khu vực có loài Vù hương phân bố, tiến hành lập cácOTC điển hình diện tích mỗi OTC là 2.000m2 (40x50m) Trên các OTC tiếnhành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng toàn bộ những cây có đường kính tại vị trí1,3m (D1,3) lớn hơn hoặc bằng 6cm, chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dướicành (Hdc), đường kính tán lá (Dt)
D1,3 được đo bằng thước kẹp kính có khắc vạch tới milimet Đo Hvn, Hdc
bằng thước Blumenleiss ở các cây làm chuẩn rồi sau đó mục trắc các cây xung
Trang 12quanh, độ chính xác tới decimet Đo Dt bằng thước dây, độ chính xác đếndecimet Kết quả điều tra của từng cây tại các trạng thái rừng được ghi vào mẫubiểu sau:
Biểu 01: Điều tra các chỉ tiêu tầng cây cao
Vật hậu
Ghi chú
- Điều tra hiện trạng phân bố và xác định các loài cây bạn đi kèm:
Hiện trạng phân bố của Vù hương được tính toán dựa trên kết quả điều tratrên tuyến
Việc xác định tổ thành cây bạn được thực hiện bằng phương pháp ÔTC 6cây trên tuyến điều tra, trong đó lấy Vù hương có đường kính D1,3 ≥ 20cm làmcây trung tâm, xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của 6 cây có D1,3 ≥ 6cm gần câytrung tâm nhất kết quả ghi vào mẫu biểu:
Biểu 02: Biểu điều tra cây đi kèm
Stt Tên cây
KC m
D1.3 cm
Hvn m
Hdc
Vật hậu
Ghi chú
- Công thức tổ thành theo số cây:
+ Tính số cây trung bình/loài:
Ntb=
S N
(3.1)
Trang 13Trong đó:
Ntb là số cây trung bình cho một loài
N là tổng số cây trong OTC
S là số loài xuất hiện trong OTC Những loài có tổng số cây ≥ Ntb thì thamgia vào công thức tổ thành rừng và hệ số tổ thành được tính theo công thức(3.2)
Ki là hệ số tổ thành của loài i
Xi là số lượng cá thể của loài i
N là tổng số cây của các loài
Loài nào có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, loài nào có hệ số tổ thànhnhỏ thì viết sau Đánh dấu (+) trước những loài có hệ số tổ thành >0,5; đánh dấu( - ) trước những loài có hệ số tổ thành <0,5
- Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng:
IV% là chỉ số quan trọng
Ni% là % số cây của loài i
Gi% là % tiết diện ngang của loài iNhững loài có chỉ số IV% ≥ 5% thì tham gia vào công thức tổ thành.+ Mật độ trữ lượng các lâm phần:
1,1286 là hằng số thực nghiệm
Gi là tổng tiết diện ngang của OTC
N là tổng số cây đo đếm
Dg là đường kính gia quyền đo ở vị trí 1,3m trên cây đứng
Hg là chiều cao vút ngọn gia quyền
Trang 14n n
Trang 15Phần IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của loài Vù hương tại VQG Bến En
4.1.1 Đặc điểm hình thái thân:
Theo tài liệu đã công bố, Vù hương là cây gỗ to, thường xanh, cao tới 50
m, đường kính thân 0,7 - 1,2 m[1] Tuy nhiên ở khu vực VQG Bến En không bắtgặp cá thể nào có kích thước như vậy
Số liệu điều tra, đo đếm kích thước của 30 cây Vù hương trên tuyến vàtrong các OTC cho kết quả tại bảng 4.1
Bảng 4.1 Kích thước loài Vù hương ở Vườn quốc gia Bến En
Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu và kết quả ở bảng 4.1 có thể rút
ra nhận xét: Vù hương là cây gỗ lớn, trong khu vực ở VQG Bến En, Vù hương
có kích thước: Cao 7 - 20m, đường kính 13 - 82 cm
Vù hương có cấu trúc đơn trục, tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, thân chính
rõ ràng, thân có vết nứt chân chim theo chiều dọc Vỏ có mùi thơm của dầu xá
xị, màu trắng xám, cành non nhẵn, màu hơi đen khi khô (Hình 4.1)
Hình 4.1 Thân cây Vù hương
Trang 164.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của lá, hoa và quả:
- Lá: Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm, thót nhọn
về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi Cuống lá dài 2 - 3cm, nhẵn
Hình 4.2 Cành mang lá và hoa Vù hương
- Hoa và quả
Cụm hoa chùy ở nách lá, dài 4 - 5cm, phủ lông ngắn màu nâu, cuống hoadài 1 - 3mm, phủ lông Bao hoa 6 thùy có lông Nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô, 3nhị vòng trong cùng với nhị có 2 tuyến, nhị lép 3, hình tam giác, có chân Bầuhình trứng nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa Quả hình cầu, đường kính 8 - 10mm,đính trên đế hoa hình chén
Theo Sách Đỏ Việt Nam xuất bản năm 2007, Vù hương có mùa hoa từtháng 1- 5, quả chín từ tháng 6 – 9 Tuy nhiên, trong phạm vi khu vực VQG Bến
En, Vù hương ra hoa từ tháng 3 – 7, mùa quả chín tháng 8 – 11 hàng năm
Hình 4.3 Quả và hạt Vù hương
Trang 174.2 Đặc điểm phân bố và tổ thành thực vật, thành phần cây bạn
Kết quả điều tra cho thấy Vù hương có phân bố trên 4 trạng thái rừng, trong
đó trạng thái IIa và IIb có 02 ô tiêu chuẩn, trạng thái Gỗ - Nứa có 04 ô tiêu chuẩn,còn lại các trạng thái IIIa1 và IIIa2 mỗi loại có 1 ô tiêu chuẩn Để đảm bảo độ tincậy trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ thuần nhất về chỉ số D1.3,
Hvn, giữa các ÔTC trong cùng trạng thái rừng bằng tiểu chuẩn U của Whitney đối với trường hợp 02 mẫu và tiêu chuẩn K của Kruskal-Wallis đối vớitrường hợp 04 mẫu thông qua phần mềm SPSS 13.0 Kết quả kiểm tra được tổnghợp tại bảng 4.2
Mann-Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra độ thuần nhất về chỉ số D 1.3 , H vn giữa các ÔTC
trong cùng trạng thái rừng
thái
Trị số sử dụng
Đại lượng kiểm
Kết quả trên cho thấy chỉ số D1.3 và Hvn ở các trạng thái rừng có từ 02 OTCtrở lên không có sự khác biệt rõ rệt Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành ghép số liệugiữa các OTC trên cùng một trạng thái rừng để tính toán các chỉ tiêu mà vẫn đảmbảo độ tin cậy của kết quả
4.2.1 Đặc điểm phân bố
Qua khảo sát ban đầu, kết hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đadạng sinh học trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy Vù hương phân bốrải rác ở hầu hết diện tích của VQG Bến En Chính vì vậy, các tuyến điều tra đãđược bố trí đi qua tất cả các kiểu địa hình núi đất, núi đá, ven hồ và các trạng tháirừng chính IIB, IIIA1, IIIA2 của Vườn Kết quả điều tra theo tuyến được tổnghợp tại bảng 4.3
Bảng 4.3 Hiện trạng phân bố của loài Vù hương tại VQG Bến En
Trang 18TT Tuyến điều
tra
Trạng thái rừng
Số cây/tuyến
Tần suất bắt gặp (cây/km)
+ Địa hình và đất đai khu vực phân bố:
Qua khảo sát ban đầu, kết hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đadạng sinh học trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy Vù hương phân bốrải rác ở hầu hết diện tích của VQG Bến En Chính vì vậy, các tuyến điều tra đãđược bố trí đi qua tất cả các kiểu địa hình núi đất, núi đá, ven hồ và các trạng tháirừng chính IIB, IIIA1, IIIA2 của Vườn Kết quả điều tra chi tiết chỉ ghi nhận Vùhương có phân bố nhiều hơn tại khu vực Xuân Bái, Sông Chàng, Đồng Thổ (TK
616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha
Trong số 36km của tuyến điều tra có 12 km đi qua núi đá nhưng khôngbắt gặp một cây Vù hương nào Trên khu vực núi đất, Vù hương cũng chỉ phân
bố từ độ cao 50m trở xuống, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chiacắt lớn, độ dốc từ 100 - 250, thuộc loại đất Feralit màu nâu vàng phát triển trênnhóm đá mẹ phiến thạch sét, độ dầy tầng đất lớn, thành phần cơ giới chủ yếu làthịt nặng và sét
Tần suất bắt gặp loài Vù hương trung bình 0,971 cây/km Gặp nhiều nhất
là tuyến 4 (Xuân Thái – Đồng Thô – Điện Ngọc) với tần xuất 1,67 cây/km, tiếp
đến là các tuyến 6,8,9,10,12 với tần suất 1,0 cây/km và thấp nhất là tuyến số1,2,5,7 và tuyến 11 với tấn xuất 0,67 cây/km
Xét về sự xuất hiện của Vù hương trong các trạng thái rừng thì: Trạng tháiIIB có tần suất lớn nhất, trung bình đạt 1,083 cây/km, tiếp đến là trạng thái IIIA1với tần suất trung bình là 0,933 cây/km và cuối cùng là trạng thái IIIA2 có tầnsuất bắt gặp là 0,66 cây/km
Trang 19+ Khí hậu khu vực phân bố:
Vườn Quốc gia Bến En không xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịuảnh hưởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa Nhiệt độ trung bình các thángtrong năm là 23,3 0C, lượng mưa 1.790 mm/năm tập trung từ tháng 7 đến tháng
9, độ ẩm trung bình 85% Hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từtháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10, trong đó
có gió phơn Tây Nam (gió Lào khô nóng) vào tháng 6 hoặc tháng 7 khoảng 19-22 ngày
Như vậy, kết quả điều tra đã bổ sung thêm các thông tin còn thiếu về phân
bố của loài Vù hương, cụ thể:
- Vù hương chỉ phân bố ở núi đất và trong phạm vi độ cao trên dưới 50m
- Vù hương phân bố rải rác với tần suất bắt gặp từ 0,67 – 1,67 cây/km
- Vù hương có thể thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới với biên độdao động nhiệt độ thấp, khí hậu chia thành 02 mùa: Mùa khô và mùa mưa, cóthể chịu đựng được với kiểu thời tiết cực đoan khi có sự hoạt động của các loạigió mùa
4.2.2 Tổ thành các loài cây rừng nơi có loài Vù hương
phân bố
Tổ thành các loài cây rừng là một chỉ tiêu phản ánh sinh cảnh và sự đadạng về thành phần loài cây hoặc mức độ quan trọng của một số loài cây nhấtđịnh trong hệ sinh thái rừng Có rất nhiều các chỉ số để tính toán công thức tổthành rừng nhưng giới hạn trong chuyên đề này chúng tôi tập trung nghiên cứuphân tích công thức tổ thành rừng theo số cây (N) và công thức tổ thành rừngtheo chỉ số quan trọng (IV%)
4.2.2.1 Tổ thành theo số cây tại khu vực có loài Vù hương phân bố
Tổ thành theo số cây phản ánh mức độ đa dạng về thành phần loài và sốlượng cá thể của các loài thực vật trong một hệ sinh thái Đây là một chỉ số hếtsức quan trọng trong nghiên cứu phân bố và sinh cảnh của loài nghiên cứu.Thông qua hệ số tổ thành của các loài, chúng ta có thể thấy mức độ thích nghicũng như vai trò của loài nghiên cứu trong hệ sinh thái rừng nơi chúng phân bố
tự nhiên Kết quả nghiên cứu về tổ thành rừng theo số cây ở khu vực có Vù hươngphân bố tập trung được thể hiện tại bảng 4.4
Bảng 4.4 Tổ thành rừng theo số cây trên các trạng thái rừng
ở khu vực có Vù hương phân bố
Trang 20TT Trạng
thái rừng
Số OTC Công thức tổ thành loài tầng cây cao theo số cây
1,59 Lê + 0,7 Tm + 0,51 Mo - 0,45 Ta – 0,45 Să – 0,45 Sâ – 0,38 Vư – 0,38 Tn – 0,38 Đ3 - 0,32 Xđ – 0,32 Dâ – 0,25 Vơ – 0,25 Tư – 0,25 Sn – 0,25 Dê + 3,06 Lk(31)
0,9 Tơ + 0,83 Mo + 0,54 Tu – 0,49 Dê – 0,47 Ta –0,41 Đx – 0,36 Tr – 0,31 Nv – 0,31 Lo – 0,28 Si –0,26 So - 0,26 Bu – 0,21 Ti – 0, 21 Ga – 0,21 Đ3 –0,18 Tt – 0,18 St – 0,18 Cđ – 0,18 Bâ – 0,16 Vư –0,16 Le + 2,92 Lk (50)
1,13 Ti + 1,04 Tă + 0,96 Nv + 0,70 Ci + 0,52 Tô –0,43 Ta – 0,43 Tg – 0,35 Dx – 0, 35 Sn – 0,35 Le +3,74 Lk (31)
0,99 Kh + 0,81 Va + 0,63 Cc + 0,63 Mn + 0,54 Cl –0,45 Tâ – 0,45 Tđ – 0,36 Ts – 0,36 Su – 0,27 S2 –0,27 Ss – 0,27 Đt – 0,27 Na + 3,96 Lk (31)
0,92 Mơ + 0,85 Đ3 + 0,75 Tu + 0,59 Lê – 0,49 Dđ –0,39 Nv – 0,39 Bô – 0,30 Vơ – 0,26 Ta – 0,26 Le –
0, 23 Mo – 0, 20 Bo – 0,20 Ha – 0,16 Tă – 0,16 S1 –0,16 La – 0,16 Ka – 0,16 Cô + 3,34 Lk (56)
Qua bảng 4.4 ta thấy, số loài tham gia công thức tổ thành từ 12 – 21 loàitùy theo trạng thái rừng Đa dạng nhất là trạng thái Gỗ - nứa với 74 loài, trong
đó có 18 loài tham gia công thức tổ thành; tiếp đến là trạng thái IIb với 71 loài,trong đó có 21 loài tham gia công thức tổ thành; trạng thái IIa với 46 loài, trong
đó có 15 loài tham gia công thức tổ thành; trạng thái IIIa2 với 44 loài, trong đó
có 13 loài tham gia công thức tổ thành và cuối cùng là trạng thái IIIa1 với 41loài, trong đó có 10 loài tham gia công thức tổ thành
Vù hương có hệ số tổ thành theo số cây thấp, trong 05 trạng thái rừng điềutra, Vù hương chỉ có mặt trong công thức tổ thành của trạng thái IIA với thứ tự
số 12, hệ số tổ thành 0,25 và trạng thái Gỗ - Nứa với thứ tự số 8, hệ số tổ thành
Trang 210,30 Ở trạng thái rừng IIIA1, Vù hương có hệ số tổ thành là 0,17, xếp thứ 11,đồng hạng với các loài Lá nến, Mãi táp trơn, Giẻ đen, Sui,Chè đuôi lươn, Hảimộc, Gội trắng, SP4, Vạng trứng, Xoan đào và Re xanh; ở trạng thái IIIA2, Vùhương có hệ số tổ thành là 0,18, xếp thứ 14, đồng hạng với các loài Mãi táp,Đẻn 3 lá, Lá nán, Thàn mát, Lá nến, Chiêu liêu nghệ, Ô rô, Dâu da, Ngô đồng vàTáu gai rừng; trong trạng thái rừng IIB, bắt gặp 03 cây tuy nhiên do trạng tháiIIB có mật độ cây khá cao nên Vù hương vẫn là loài có số lượng cá thể quá ít, hệ
số tổ thành là 0,08, xếp thứ 30, đồng hạng với các loài Trường vải, Sảng nhung,Hải mộc, Mò lông, Khế rừng, Đa gừa, Trám hồng, Máu chó lá nhỏ, SP1 vàThừng mực trâu; không đủ để tham gia công thức tổ thành
Kết quả điều tra cũng cho thấy, thành phần thực vật ở các trạng thái rừngnơi có loài Vù hương phân bố khá đa dạng và có sự thay đổi tùy thuộc hoàncảnh rừng Tại các trạng thái rừng IIA, IIB là các trạng thái rừng non mới phụchồi và rừng phục hồi có trữ lượng, các loài cây tiên phong ưa sáng như: Lá nến,
Mé cò ke, Trám trắng, Vạng trứng, Trẩu, Thôi ba, Ngát vàng…luôn là nhữngloài có hệ số tổ thành cao, có nghĩa đây là những loài có vai trò kiến tạo nên hệsinh thái và hoàn cảnh rừng
Như vậy, nhìn chung Vù hương ở khu vực VQG Bến En có số lượng cáthể rất hạn chế, vai trò kiến tạo nên sinh cảnh thấp Ở các trạng thái rừng có mật
độ cây gỗ cao như IIB, IIIA1 và IIIA2, Vù hương có mật độ thấp, vai trò đối với
hệ sinh thái ở mức thấp, ở các trạng thái rừng non mới phục hồi (IIA) và trạngthái Gỗ - Nứa, mật độ cây gỗ thấp Vù hương có vai trò lớn hơn trong hệ sinhthái và là một trong số ít loài cây tham gia công thức tổ thành theo số lượng cáthể nhưng với thứ hạng 14 ở trạng thái IIA và thứ hạng 9 ở trạng thái Gỗ - Nứa,
Vù hương cũng không thực sự là loài có khả năng kiến tạo hoặc chi phối hoàncảnh lâm phần
4.2.2.2 Tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV%) tại khu vực có loài Vù hương phân bố
Công thức tổ thành theo Chỉ số quan trọng IV% là chỉ số chỉ mức độ quantrọng của loài đối với lâm phần mà nó phân bố Chỉ số IV% không chỉ phụ thuộcvào số cây mà còn phụ thuộc vào tổng tiết diện ngang của loài trong hệ sinh thái,loài có chỉ số IV% càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nó tới lâm phần càng lớn
và ngược lại Những loài có chỉ số IV% ≥ 5% là loài kiến tạo nên hoàn cảnhrừng, tạo ra sinh cảnh của lâm phần Kết quả tính toán công thức tổ thành theo
Trang 22Bảng 4.5 Tổ thành theo IV% trên các trạng thái rừng
ở khu vực có Vù hương phân bố
thái rừng
Số OTC Công thức tổ thành loài tầng cây cao theo IV%
13,6 Lê + 8,34 Vư + 6,37 Tm + 5,15 Să + 4,1 Cô + 3,88 Sâ + 3,7 Mo + 3,66 Tn + 3,46 Ta + 3,44 Vơ + 3,4 Xđ + 3,1 Dê + 37,81 Lk (34)
7,11 Tơ + 6,23 Mo + 6,14 Tu + 5,73 St + 5,58 Ta +4,7 Đx + 4,7 Dê + 4,68 Si + 3,16 Tr + 2,67 Bu +2,53 Nv + 2,43 Vư + 2,16 Lo + 2,14 So + 40,04 Lk(57)
12,04 Mơ + 7,95 Tu + 6,5 Bô + 6,34 Đ3 + 6,12 Dđ +5,17 Vơ + 3,97 Lê + 2,94 Nv + 2,64 Bo + 2,5 Le +2,15 Ta + 2,09 Mo + 39,6 Lk (62)
Trong công thức tổ thành theo chỉ số IV%, Vù hương có mặt ở trạng tháiIIa, IIIa2 và Gỗ - Nứa Trong đó, ở trạng thái IIa, Vù hương có hệ số tổ thành là3,44 xếp thứ 10, trạng thái IIIa2 có hệ số tổ thành là 5,42 xếp thứ 3 và ở trạngthái Gỗ - nứa có hệ số tổ thành là 5,17, xếp thứ 6 trong tổng số 12 loài tham giacông thức tổ thành Ở các trạng thái IIIa1 và IIb, Vù hương có hệ số tổ thành là1,15 và 1,43 đều xếp thứ 19, không đủ điều kiện tham gia công thức tổ thành.Điều đó chứng tỏ trong trạng thái IIIa2, IIa và Gỗ - Nứa, Vù hương là loài quantrọng, có vai trò chi phối sự phát triển của rừng và đặc điểm cấu trúc lâm phần ởcác trạng thái này
Mặt khác, mặc dù số lượng loài ở các trạng thái rất đa dạng nhưng số loàitham gia công thức tổ thành rất ít, chỉ từ 12 – 14 loài và các loài có hệ số tổthành thấp chiếm tỷ lệ cao, từ 28 – 62 loài đã tạo nên những hệ sinh thái rừng cotính bền vững cao, khả năng thích nghi với môi trường tốt đồng thời cũng chothấy các trạng thái rừng ở Bến En đều ít nhiều có khai thác chọn đối với các loài
Trang 23cây có giá trị kinh tế cao trong suốt quá trình phát sinh, phát triển ở quá khứcũng như trong những năm gần đây.
4.2.3 Đặc điểm tổ thành các loài cây bạn của Vù hương.
Trong mỗi quần xã thực vật, mỗi hệ sinh thái hay mỗi lâm phần luôn cómối quan hệ tương tác hai chiều với nhau Chúng tồn tại và phát triển không chỉ
vì thích nghi được với điều kiện lập địa mà còn thích ứng được với các loài thựcvật xung quanh nó
Đây là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên qua một giai đoạn dài
Do đó khi nghiên cứu về đặc điểm phân bố của loài Vù hương thì việc tìm hiểuđặc điểm các loài cây đi kèm là việc làm rất cần thiết Nó có ý nghĩa to lớn vềmặt sinh thái cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm chọn ra mộtphương thức phối trí cây trồng hợp lý trong kinh doanh rừng cũng như trồngrừng phục vụ bảo tồn để phát huy tối đa sức sản xuất đất rừng, tạo nên nhữnglâm phần có tính bền vững cao, có giá trị kinh tế và sinh thái lớn, có hiệu quảthiết thực đối với hiện tại cũng như tương lai
Từ kết số liệu tại OTC 7 cây trên các tuyến điều tra, qua phân tích xử lýkết quả về công thức tổ thành các loài cây bạn của loài Vù hương theo số câyđược tổng hợp trong bảng 4.6
Bảng 4.6 Tổ thành các loài cây bạn của loài Vù hương theo trạng
thái rừng
1 IIb 1,43 Vơ + 0,79 Mơ + 0,89 Le + 0,71 Tơ + 0,71 Ta + 0, 71 Go
Công thức tổ thành các loài cây bạn chung trên tất cả các trạng thái rừng
1,43 Vơ + 0,78 Ta + 0,65 Tơ 0,39 Tă 0,32 Tu 0,32 Mơ 0,32 Le 0,26 Tâ 0,26 S1 - 0,26 Go - 0,26 Cô - 0,26 Bâ - 0,19 So - 0,19 Sâ - 0,19 Nv - 0,19 La -0,19 Dâ - 0,19 Đa - 0,19 Cđ - 0,19 Ba + 2,92 Lk (36)
-Ghi chú:
Trang 24Bâ Ba bét nâu Nđ Ngô đồng
là cây tiên phong ưa sáng Thực tế này có thể khẳng định Vù hương là loài cây
có mặt ngay sau khi các loài cây ưa sáng đã kiến tạo nên hoàn cảnh rừng Kết
Trang 25chịu bong, cần có độ tàn che để sinh trưởng, khi trở thành cây tái sinh triển vọng
Vù hương trở thành cây ưa sáng và vươn lên rất nhanh để trở thành cây vượt tántrong các trạng thái rừng tự nhiên
4.3 Đặc điểm cấu trúc mật độ, trữ lượng, phương trình tương quan.
Mật độ và trữ lượng rừng có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, đồngthoài là các chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng rừng cũng như dự đoán cácdiễn thế tự nhiên của lâm phần
Từ kết quả điều tra tính toán tổng hợp số liệu về mật độ, trữ lượng cáclâm phần theo trạng thái rừng kết quả được tổng hợp trong biểu 4.7
Bảng 4.7 Mật độ, trữ lượng và mối tương quan D 1,3 /H vn
theo trạng thái rừng nơi có loài Vù hương phân bố
Hg (m)
N/ha (cây)
M/ha (m 3 )
Hệ số tương quan (R 2 )
Phương trình tương quan
Bảng 4.7 cho thấy hệ số tương quan giữa đường kính tại vị trí 1,3m vàchiều cao vút ngọn của lâm phân, R2 đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ mặc dù là rừngphục hồi nhưng thời gian tương đối dài nên đã và đang dần đi vào ổn định, cácquy luật phát sinh, phát triển đang dần được khôi phục và bước đầu đã đi vàoquỹ đạo Đây là một điều kiện tốt để giúp cho lâm phần ổn định và phát triểntheo quy luật diễn thế tiến hóa (hình 4.4)
Trang 26Hình 4.4 Đồ thị tương quan H vn /D 1,3 ở các TTR có Vù hương phân bố
Riêng mật độ và trữ lượng của loài Vù hương được tổng hợp ở bảng 4.8
Bảng 4.8 Mật độ, trữ lượng của loài Vù hương trong các TTR
TTR Số OTC D 1.3tb (cm) H vn tb (m) N tb /ha (cây) M tb /ha (m 3 )
Qua số liệu ở bảng 4.8 ta thấy: Trong các trạng thái rừng điều tra không
có sự chênh lệch nhiều về mật độ cây Vù hương nhưng trữ lượng rừng lại có sựkhác biệt rõ ràng Trong các TTR, trạng thái IIIA2 có trữ lượng lớn nhất, đạt21,64 m3/ha, cao gấp gần 10 lần so với các trạng thái IIa, IIb; gấp 13 lần so vớitrạng thái IIIa1 và gấp hơn 3 lần so với trạng thái Gỗ - Nứa Kết quả này khẳngđịnh đa số những cây Vù hương trong trạng thái IIIa2 và trạng thái Gỗ - Nứa lànhững cây đã còn sót lại sau khai thác còn các cây Vù hương ở các trạng tháikhác trong khu vực VQG Bến En là cây tái sinh trong thời gian vừa qua
ha)
∑N (cây/
ha) %
∑Vù hương (cây/
ha)
∑N (cây/
ha) %
∑Vù hương (cây/
ha)
∑N (cây/
ha) %
∑Vù hương (cây/
ha)
∑N (cây /ha) %
∑Vù hương (cây/ ha)
63,
1
0 300
76,
3
3 708 73,1 8
18 6
48,