0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Những yêu cầu của công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37 -45 )

8 Cầu trúc của luận văn

1.4.3 Những yêu cầu của công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học

trường trung học phổ thông

1.4.3.1. Yêu cầu về quản lý thiết bị dạy học

Đối với các trường THPT có phòng học bộ môn chuẩn theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thì phòng học bộ môn phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Nền và sàn nhà phòng học bộ môn đảm bảo dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, không bị biến dạng, chống được ẩm, tránh được hiện tượng nồm ướt và chịu được tác động của hoá chất.

+ Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Phòng học bộ môn phải bố trí 02 cửa

ra vào phía đầu và cuối phòng, chiều rộng đảm bảo yêu cầu thoát hiểm; có cửa liên thông giữa phòng học bộ môn và phòng chuẩn bị.

+ Phòng học bộ môn phải được chiếu sáng tự nhiên theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên từ phía tay trái khi HS ngồi hướng lên bảng. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời đảm bảo thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn trong phòng học bộ môn phải tuân thủ các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành.

+ Phòng học bộ môn phải đạt yêu cầu an toàn và kỹ thuật; các trang thiết bị phòng chống cháy nổ được thiết lập theo đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng và lắp đặt hiện hành; phù hợp với yêu cầu khai thác, vận hành theo các hoạt động giáo dục đặc trưng của mỗi bộ môn. Đường cấp điện, khí ga, đường cấp thoát nước, thoát khí thải, mùi và hơi độc cùng các trang thiết bị đi kèm gắn trực tiếp với vị trí sử dụng, vận hành, đảm bảo sự thuận tiện trong việc sử dụng và trong công tác bảo trì, sửa chữa.

- Trang TBDH trong các trường THPT phải được sắp đặt khoa học trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản; vật che phủ; phương tiện chống ẩm; chống mối, mọt; dụng cụ chữa cháy. Tuỳ theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, đảm bảo cho GV và HS thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- TBDH phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

- TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.

- Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường

hợp sau: Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBDH. Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường. Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp. Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

1.4.3.2.Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong việc quản lý thiết bị dạy học

- Yêu cầu về nhận thức: Cần nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý. Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý TBDH, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý TBDH. Hiểu rõ những đòi hỏi của chương trình dạy học các bộ môn và những điều kiện, phương tiện, TBDH cần thiết để thực hiện chương trình. Có ý tưởng, chiến lược phát triển nhà trường, đổi mới và thực hiện bằng một kế hoạch khả thi. Có biện pháp hiệu quả để tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là xây dựng, bảo quản và sử dụng TBDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS. Phải nhận thức được hệ thống thiết bị giáo dục là tài sản quan trọng của nhà trường được trang bị từ mọi nguồn. Do đó phải làm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản tốt khi sử dụng những tài sản đó. Chống lại các tư tưởng chủ quan, giản đơn, phiến diện không coi trọng thiết bị giáo dục. Nắm vững quan điểm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy tính, chủ động, năng động sáng tạo của giáo viên, khắc phục kịp thời hiện tượng “dạy chay”.

- Yêu cầu về quản lý và sử dụng thiết bị giáo dục: Đảm bảo tất cả thiết bị giáo dục của trường phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản, vật che phủ, phương tiện chống ẩm, mối, mọt, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy tốt.

Tùy theo tính chất, quy mô thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm cho phù hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí xa khu học tập, phải có hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quy định và có trang bị bảo hộ cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm an

toàn lao động và vệ sinh môi trường. Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục mà Bộ giáo dục đã qui định. Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, và phải được bảo dưỡng định kỳ, bổ sung phụ tùng, vật tư tiêu hao. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, có thể kiểm kê bất thường khi cần thiết.

Trách nhiệm của hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc rằng: hệ thống thiết bị giáo dục là tài sản quan trọng của nhà trường, do nhà trường quản lý và sử dụng dể thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

1.4.3.3. Quản lý kế hoạch mua sắm, trang bị thiết bị dạy học.

Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng phải tiến hành điều tra về số lượng, chất lượng, chế độ bảo quản thiết bị dạy học của từng môn học nhằm đánh giá mức độ trang thiết bị giáo dục so với yêu cầu của từng bộ môn. Xác định hiệu quả khai thác các thiết bị dạy học hiện có thông qua việc thống kê các lượt sử dụng thiết bị của mỗi tổ, mỗi giáo viên trong từng học kỳ so với yêu cầu chung của chương trình từ đó xây dựng kế hoạch mua sắm và bảo quản thiết bị dạy học cho các năm học tiếp theo.

Nghiên cứu danh mục thiết bị dạy học. Để chuẩn bị cho năm học mới Hiệu trưởng thường yêu cầu nhân viên phụ trách thiết bị dạy học theo dõi và kịp thời báo cáo cho hiệu trưởng các thông tin về danh mục thiết bị do Công ty thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục ban hành, ngay khi có công văn hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo cũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, hiệu trưởng đã chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất tải danh mục thiết bị dạy học do Công ty thiết bị giáo dục của Bộ ban hành từ trên mạng để nghiên cứu và phát cho các Tổ chuyên môn đối chiếu, so sánh để lập kế hoạch mua sắm thết bị cho năm học mới phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nhà trường.

1.4.3.4. Quản lý nhân viên làm công tác thiết bị.

Quản lý nhân viên làm công tác thiết bị là một việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với các trường THPT. Việc quản lý tốt nhân viên quản lý thiết bị dạy học sẽ giúp cho các trường THPT sử dụng và bảo quản có hiệu quả tốt nhất các tiết bị dạy học. Theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT- BNV về định mức biên chế trong trường THPT, hiện nay mỗi trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đều có một biên chế phụ trách thiết bị, thí nghiệm.

Tuy nhiên, số cán bộ phụ trách thiết bị, thí nghiệm hiện nay còn thiếu và yếu do không được đào tạo chuyên trách mà chỉ là kiêm nhiệm, (chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành giáo viên hay nhân viên quản lý thiết bị dạy học ở các cấp học) cho nên giáo viên phụ trách công tác quản lý thiết bị ở các trường THPT mới dừng lại ở việc "trông kho" TBDH, quản lý, giao nhận TBDH trước và sau mỗi tiết dạy mà chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong công tác thiết bị. Về nghiệp vụ quản lý TBDH đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị thực hành chủ yếu vẫn làm theo suy nghĩ và kinh nghiệm bản thân chứ chưa lập được quy trình, cách thức khoa học trong việc quản lý phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành.

Do công tác quản lý lỏng lẻo của các nhà trường nên trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác thiết bị, thí nghiệm chưa cao: việc sắp xếp TBDH theo bộ môn, theo khối lớp, theo trình tự sử dụng trong năm học chưa được quan tâm; việc vào sổ theo dõi TBDH, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH của GV còn mang tính hình thức; công tác giao nhận TBDH chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát, hỏng hóc TBDH,....

Năng lực chuyên môn của một số cán bộ phụ trách thiết bị còn yếu, chưa nắm được các nguyên tắc lắp đặt, bảo quản, bảo dưỡng TBDH dẫn đến tình trạng hư hỏng TBDH do bảo quản không đúng cách, không được bảo dưỡng định kỳ.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông

1.5.1. Yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

Có thể thấy chất lượng giáo dục và đào tạo của chúng ta hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người; chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập; xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục còn chậm được khắc phục, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.

Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước ta đang đặt ra yêu cầu cấp thiết. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi

trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”(1).Theo đánh giá của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng về lĩnh vực giáo dục đào tạo có đoạn: Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, PPDH lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội" [17].

Thực tiễn đòi hỏi ngành GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông phải kịp thời đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay: Cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trung thực trong thi cử, sự không phù hợp với tình hình biến đổi khoa học – xã hội của đất nước ta hiện nay. Những bức xúc thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng học tập của HS nhìn chung còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước.

- Những điều kiện phục vụ cho dạy học còn thiếu, còn thấp kém như CSVC, tài liệu, TBDH,....đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả giảng dạy và học tập.

- Việc đổi mới PPDH diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ; việc chênh lệch về trình độ dân trí rất khác nhau giữa các vùng miền khiến cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giáo dục THPT nói riêng là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Vì giáo dục phổ thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ba mục tiêu giáo dục là "Nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý TBDH chính là góp phần thực hiện mục tiêu nói trên.

1.5.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước và ngành về quản lý thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học

Báo cáo của BCHTW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng có đoạn: "Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế", "Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”[17].

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37 -45 )

×