1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an lop 3 - tuan 19-27(tk)

208 497 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh cả bài thơ giọng nhẹ nhàng Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học 3 học sinh kể lại chuyện và

Trang 1

Thứ hai Tự học Luyện đọc bài : Hai Bà Trưng

Thứ ba Luyện tập TV Làm bài tập chính tả

Thứ năm

Luyện tập TV Luyện đọc : hai bài tập đọc còn lại

Luyện tập Toán Luyện tập tiết 1 vở bài tập Toán

Tự học Luyện tập tiết 2 vở bài tập Toán

Thứ sáu SHCN Nhận xét hoạt động học tập trong tuần

Trang 2

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Tập đọc – kể chuyện Bài : Hai Bà Trưng

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện

III Các hoạt động trên lớp :

A Mở đầu :

Giáo viên giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách Tiếng

Việt tập hai và cho học sinh quan sát tranh chủ điểm

“Bảo vệ Tổ quốc”

B Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc dúng

các từ khó

1 Giáo viên giới thiệu bài

2 Luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( giọng to rõ,

mạnh mẽ, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác

của giặc và khí thế oai hùng của đoàn quân

khởi nghĩa )

- Giáo viên cho học sinh xem tranh minh hoạ

- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu

- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1 và kết hợp

luyện đọc các từ khó như : ruộng nương, thuở

xưa, ngút trời, võ nghệ

3 Luyện đọc và tìm hiểu nội dung từng đoạn : Giáo

viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : giặc ngoại

xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn

khích

4 Giáo viên cho các nhóm học sinh đọc tiếp nối

nhau Giáo viên nhắc học sinh đọc nhấn giọng các

từ ngữ gợi tả thể hiện tội ác của giặc

5 Đối với các đoạn còn lại, giáo viên cho học sinh

đọc từng cặp, đọc đồng thanh đoạn sau đó đọc

thầm và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của

đoạn

6 Giáo viên cho một số học sinh thi đọc lại đoạn

văn và nhắc học sinh đọc diễn cảm theo nội dung

từng đoạn

Học sinh quan sát tranh

Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết đoạn 1

Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau

Học sinh thực hiện đọc

Thực hiện tương tự như đoạn 1

Học sinh thi đọc đoạn văn

Trang 3

2 Giáo viên cho một số học sinh đọc.

3 Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài

Tiết kể chuyện :

Hoạt động 1 : Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa theo

tranh minh họa học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu : Học sinh kể lại được chuyện một cách tự

nhiên

1 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài

tập Sau đó cho học sinh quan sát 4 tranh tương

ứng với 4 đoạn truyện

2 Giáo viên cho 4 học sinh khá giỏi kể lại đoạn

4 sau đó nhận xét cách kể của học sinh

3 Giáo viên cho cả lớp chọn bạn kể hay nhất

Củng cố dặn dò :

1.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của

chuyện Giáo viên hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu

được điều gì ?

2 Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về

nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe

Học sinh đọc yêu cầu

4 Học sinh kể

Trang 4

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Tập đọc Bài : Bộ đội về làng

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ bài thơ

Bảng phụ chép sẵn bài thơ cho học sinh học thuộc lòng

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp nhau mỗi em kể

lại 1 đoạn chuyện “ Hai Bà Trưng ” và trả lờùi câu

hỏi về nội dung các đoạn

B Bài mới :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng

các từ khó

1 Giáo viên giới thiệu bài

Giáo viên đọc mẫu ( giọng nhẹ nhàng, vui, ấm

áp, tràn đầy tình cảm Lưu ý đọc gần như liền hơi

ở các dòng thơ 1+2, 3+4, 5+6, 8+9, 10+11 )

2 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết

hợp giải nghĩa từ (dùng phấn nối nhẹ các dòng

thơ)

a) Giáo viên gọi mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ

Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó và sửa chữa

lỗi phát âm cho học sinh : rộn ràng, hớn hở, bịn rịn

Giáo viên cho học sinh xem tranh minh hoạ

b) Luyện đọc từng khổ thơ :

1 Giáo viên giúp học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và

tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các

câu (Như sách giáo viên trang 12 )

2 Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ : bịn rịn,

đơn sơ

3 Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh cả bài

thơ ( giọng nhẹ nhàng)

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học

3 học sinh kể lại chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung bài

Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ lần lượt cho đến hết bài

Học sinh đọc từng khổ thơtheo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau

Các nhóm đọc luân phiên từng khổ thơ đến hết bài.Cả lớp đọc đồng thanh

Trang 5

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ

Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài thơ

1 Giáo viên đọc lại bài thơ

2 Giáo viên cho 2 học sinh thi đọc lại bài thơ

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học thuộc lòng

từng khổ thơ và cả bài ( cách làm như các tiết trước )

4 Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng

từng khổ thơ hoặc cả bài thơ (theo hình thức hái hoa)

5 Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài thơ

Củng cố dặn dò :

1 Giáo viên nhận xét tiết học Giáo viên cho 2

học sinh nói về nội dung bài thơ

2 Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc thuộc lòng

bài thơ

2 Học sinh đọc

Học sinh thi đọc

Trang 6

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Tập đọc Bài : Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ tập đọc

III Các hoạt động trên lớp :

A.Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên cho 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “ Bộ đội

về làng ” và trả lời câu hỏi về nội dung các khổ thơ

đã học

B Dạy bài mới :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc

đúng các từ khó

1 Giáo viên giới thiệu bài

2 Luyện đọc

Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng rõ ràng, rành

mạch, dứt khoát

Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong báo cáo

Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó : kết quả, đầy

đủ, đoạt giải, khen thưởng

1 Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn :

Giáo viên nhắc học sinh kết hợp ngắt nghỉ hơi giữa

các cụm từ

2 Giáo viên cho học sinh thi đọc theo đoạn có thể

chia đoạn cho học sinh đọc như gợi ý của sách giáo

viên

3 Giáo viên cho 2 học sinh đọc cả bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học

1 Giáo viên gọi học sinh đọc thầm các đoạn và trao

đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối đoạn

(Như sách giáo viên trang 19 )

3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần lượt cho đến hết bài

Học sinh đọc từng đoạn theo cặp luân phiên nhau

Các nhóm thi đọc từng đoạn

2 học sinh đọc lại cả bài

Học sinh đọc thầm các đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi

Trang 7

báo cáo Giáo viên chuẩn bị 4 băng giấy ghi

nội dung từng mục của báo cáo

2 Giáo viên cho đại diện 4 tổ lên thực hiện trò

chơi Sau đó các em nhìn bảng để đọc kết quả

3 Giáo viên bình chọn bạn thắng cuộc

4 Giáo viên cho một số học sinh đọc lại toàn bài

Củng cố dặn dò :

1 Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những gì

tổ mình đã làm được trong tháng vừa qua để

chuẩn bị học tốt tiết tập làm văn cuối tuần 20

2 Giáo viên nhận xét tiết học

Học sinh thực hiện trò chơi

3 học sinh đọc lại toàn bài

Trang 8

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Chính tả Bài : Hai Bà Trưng

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên nêu gương một số học sinh viết chữ đẹp, có

tư thế ngồi viết đúng ở học kì 1

B Dạy bài mới :

Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của

tiết học

Hướng dẫn học sinh viết chính tả :

Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh chuẩn bị

Mục tiêu : Giúp cho học sinh xác định cách trình bày

và viết đúng đoạn văn

1 Giáo viên đọc đoạn viết

2 Giáo viên cho 1 học sinh đọc lại đoạn văn

3 Giáo viên giúp học sinh nhận xét :

Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà trưng được viết

như thế nào ? Tìm các tên riêng trong bài chính tả

? Các tên riêng đó được viết như thế nào ?

4 Giáo viên cho học sinh tự viết vào bảng con các

từ khó để không mắc lỗi khi viết bài như : lần

lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử

Hoạt động 2 : Đọc cho học sinh chép bài vào vở

Mục tiêu : Học sinh viết chính xác các từ khó và

trình bày đúng theo quy định

1 Giáo viên cho học sinh viết

2 Đọc lại cho học sinh dò

Chấm chữa bài

1 Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò

2 Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội

dung bài viết, chữ viết cách trình bày

1 học sinh đọc lại đoạn văn

Học sinh trả lời

Học sinh viết từ khó vào bảng con

Học sinh viết vào vở Học sinh tự đổi vở và sửa bài

Trang 9

3 Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng thi điền

nhanh vào chỗ trống theo hiệu lệnh của giáo

viên Giáo viên chốt lại các lời giải đúng Học

sinh đọc lại các từ đúng

4 Giáo viên cho học sinh sửa bài theo lời giải

đúng

Bài tập 3 :

1 Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 a

2 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài

3 Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi tiếp sức

( Như sách giáo viên trang 10)

Củng cố – dặn dò :

1 Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà

luyện tập thêm để khắc phục, không viết sai

những từ đã mắc lỗi

2 Giáo viên nhắc học sinh về nhà viết lại, ghi

nhó chính tả

bài tập 2 học sinh lên sửabài

Học sinh đổi vở sửa bài

Học sinh làm bài

Học sinh thực hiện trò chơi

Trang 10

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Chính tả Bài : Trần Bình Trọng

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên cho học sinh viết các từ sau đây : liên hoan,

nên người, lên lớp, náo nức

B Dạy bài mới :

Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của

bài học

Hướng dẫn học sinh viết :

Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh chuẩn bị

Mục tiêu : Giúp cho học sinh nắm hình thức của đoạn

văn :

1 Giáo viên đọc đoạn viết chính tả, cả lớp

đọc thầm theo

2 Giáo viên cho 1 học sinh đọc chú giải các

từ ngữ mới : Trần Bình Trọng, tước vương,

khảng khái

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét

chính tả : Khi giặc dụ hàng, hứa phong cho

tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng

khái trả lời ra sao ? Trong đoạn văn có

những chữ nào viết hoa ? Câu nào được đặt

trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm ?

4 Giáo viên cho học sinh tự viết ra những từ

mình cho là khó để không phải mắc lỗi khi

viết bài

Hoạt động 2 : Học sinh viết bài vào vở

Mục tiêu : Học sinh biết phân biệt và viết chính

xác các từ khó trong bài viết

1 Giáo viên cho học sinh viết

2 Đọc lại cho học sinh dò

3 Chấm chữa bài

- Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò

- Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội

dung bài viết, chữ viết cách trình bày

Học sinh viết các từ vào bảng con

Học sinh đọc chú giải

Học sinh trả lời

Cả lớp viết vào bảng con

Học sinh viết bài vào vở.Học sinh tự đổi vở và sửa bài

Trang 11

vào chỗ trống và đọc lại trước lớp.

Củng cố – dặn dò :

Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc lại hai bài

tập

bảng Học sinh làm bài vào vở bài tập và sửa bài theo lời giải đúng

Trang 12

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Luyện từ và câu Bài : Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học : Như sách giáo viên

III Các hoạt động trên lớp :

A.Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài

B Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Mục tiêu : Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, Ôn tập mẫu câu

Ai, thế nào ?

Bài tập 1 :

1 Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1

2 Giáo viên cho học sinh trao đổi theo nhóm 2

Sau đó học sinh phát biếu ý kiến tiếp nối nhau

3 Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng dán bài làm

của nhóm nình vào bảng sau đó giáo viên chốt

lại lời giải đúng

4 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

theo lời giải đúng

Bài tập 2 :

1 Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài

2 Giáo viên cho học sinh đọc bài anh đom đóm

sách Tiếng Việt 1 trang 143, 144

3 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

4 Giáo viên cho học sinh phát biểu ý kiến và

chốt lại các lời giải đúng

Bài tập 3 :

1 Giáo viên cho cả lớp đọc thầm yêu cầu của

bài tập

2 Giáo viên nhắc học sinh xác định kĩ các bộ

phận trong câu trả lời câu hỏi : khi nào ? Sau

đó học sinh phát biểu ý kiến

3 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

4 Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa bài.

Học sinh đọc yêu cầu bài tập

Học sinh lên bảng gắn từ Học sinh đọc kết quả bài tập

Học sinh làm bài

Học sinh đọc yêu cầu bài tập

Học sinh làm bài

Học sinh đọc

Học sinh làm bài vào vở bài tập

Trang 13

Củng cố – dặn dò :

1 Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những

điều mới học về nhân hoá

2 Giáo viên nhận xét tiết học

Trang 14

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Toán Tiết : 91 Bài : Các số có bốn chữ số

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Giới thiệu số có bốn chữ số

Mục tiêu : Học sinh nhận biết các số có bốn chữ số

(các chữ số đều khác 0 )

1 Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến

thức như hướng dẫn của sách giáo viên trang

164

2 Học sinh sử dụng bộ dụng cụ học tập môn toán

để thao tác thực hiện bài học

Hoạt động 2 : Thực hành

Bài tập 1 :

1 Giáo viên cho 1 học sinh lên thực hiện mẫu

2 Giáo viên cho học sinh thực hiện vào vở bài

tập

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài

4 Giáo viên lưu ý các đọc các số cho phù hợp

Bài tập 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi

sửa bài

Bài tập 3 :

1 Giáo viên cho học sinh tự nêu yêu cầu của bài

tập

2 Giáo viên cho học sinh làm bài tập

3 Giáo viên cho học sinh thi đua lên gắn số vào

các ô trống Sau đó học sinh đọc lại các số đã

ghi trên ô trống

4 Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài

1 học sinh thực hiện mẫu.Học sinh làm bài tập vào vở bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Tương tự như bài tập 1

Học sinh nêu

Học sinh làn bài tập.Học sinh

Trang 15

Môn : Toán Tiết : 92 Bài : Luyện tập

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Bài tập 1 : Giáo viên cho học sinh tự đọc rồi tự viết số

( có bốn chữ số ) theo mẫu Khi viết xong, giáo viên

cho học sinh nhìn vào số mà đọc số

Bài tập 2 : Giáo viên cho học sinh tự làm bài rồi sửa

bài ( tương tự bài tập 1 ) Lưu ý học sinh đọc đúng quy

định với các trường hợp chữ số hàng dơn vị là 1, 4 và

5

Bài tập 3 :

1 Giáo viên cho học sinh nêu cách làm bài

2 Giáo viên cho làm bài tập

3 Giáo viên học sinh học sinh sửa bài

Kết quả là :

a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656

b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126

c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500

Chú ý :

a) Có thể cho học sinh nêu nhận xét trong các

dãy số này, mỗi số đều bằng số liền trước nó

thêm 1

b) Ở dãy số c) từ 6499 đến 6500 có thể cho học

sinh nhận xét chẳng hạn 499 thêm 1 thành

500, vậy 6499 thêm 1 bằng 6500

Bài tập 4 : Giáo viên cho học sinh lần lượt làm bài rồi

sửa bài Nên cho học sinh chỉ từng vạch trên tia số rồi

đọc lần lượt

0 ; 1000 ; 2000 ; 3000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 …

Học sinh đọc và viết số

Học sinh tự làm bài tập vàhọc sinh đổi vở sửa bài

Học sinh nêu

Học sinh làm bài tập.Học sinh đổi vở sửa bài

Trang 16

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Toán Tiết : 93 Bài : Các số có bốn chữ số tiếp theo

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Giới thiệu các số có bốn chữ số với các

trường hợp có chữ số 0

Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết các số có bốn chữ

số trường hợp có chữ số 0 ở hàng trăm ; chục và đơn

vị

Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu bài như sách

giáo viên trang 166 và 167

Hoạt động 2 : Thực hành

Giúp học sinh biết đọc viết số có bốn chữ số và nhận

ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở

hàng đó của số có bốn chữ số

Bài tập 1 : Giáo viên cho học sinh đọc số theo mẫu để

làm bài rồi sửa bài

Bài tập 2 : Giáo viên cho học sinh nêu cách làm bài

rồi hướng dẫn sửa bài Khi sửa bài, giáo viên cho học

sinh đọc lại từng dãy số

Bài tập 3 : Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của

từng dãy số rồi làm bài và sửa bài

Học sinh đọc số theo mẫu Học sinh làm bài tập vào vở bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Học sinh nêu Học sinh làm bài tập và sửa bài

Trang 17

Môn : Toán Tiết : 94 Bài : Các số có bốn chữ số tiếp theo

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số

có bốn chữ số thành tổng của các nghìn; trăm ; chục

và đơn vị

Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết cấu tạo thập phân

của một số

Giáo viên hướng dẫn học sinh theo phần hướng dẫn

của sách giáo viên trang 168

Hoạt động 2 : Thực hành

Mục tiêu : Học sinh biết viết số có bốn chữ số thành

tổng các nghìn, trăm, chục và đơn vị

Bài tập 1 :

1 Giáo viên cho 1 học sinh làm mẫu Sau đó các

học sinh khác làm bài tập vào vở bài tập

2 Giáo viên cho học sinh nêu và sửa bài

Bài tập 2 : Viết tổng thành số

1 Giáo viên cho 1 học sinh làm mẫu

2 Cả lớp làm vào vở bài tập

3 Giáo viên cho học sinh nêu và sửa bài

Bài tập 3 : Giáo viên cho học sinh đọc và viết từng số

rồi sửa bài

Bài tập 4 : Giáo viên cho học sinh tự đọc bài tập, tự

tìm hiểu sau đó làm bài và sửa bài

1 học sinh làm mẫu.học sinh làm bài vào vở bài tập

Tương tự bài tập 1

Học sinh làm bài tập

Học sinh đọc bài tập và làm vào vở bài tập

Trang 18

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Toán Tiết : 95 Bài : Số 10 000 – Luyện tập

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Giới thiệu số 10 000

Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết số 10 000

1 Giáo viên giới thiệu số 10 000 như sách giáo

viên trang 169

2 Giáo viên cho học sinh sử dụng bộ dụng cụ

học toán để thực hiện thao tác

Hoạt động 2 : Thực hành

Mục tiêu : Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm,

tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số

Bài tập 1 : Giáo viên cho học sinh tự làm bài rồi sửa

bài Khi sửa bài, giáo viên nên cho học sinh đọc các

số tròn nghìn và trả lời câu hỏi của giáo viên để nhận

biết các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba

chữ số 0 Riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn

chữ số 0

Bài tập 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự như

bài tập 1 nhưng có thể cho học sinh viết số tròn trăm

của các dãy số khác

Bài tập 3, 4 : Như bài tập 2

Bài tập 5 : Giáo viên nêu từng số và cho học sinh viết

số liền trước và số liền sau

Bài tập 6 : Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ phần tia

số từ 9990 đến 10 000 vào vở Sau đó học sinh đọc

các số từ 9990 đến 10 000 và ngược lại

Học sinh làm bài tập

Học sinh làm bài tập

Học sinh làm bài tập.Học sinh viết và đọc số

Học sinh vẽ tia số, viết số và đọc số

Trang 19

Môn: Thủ công

Bài 12 : Kiểm tra chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản

I.Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học: Như sách giáo viên

III Các hoạt động dạy và học:

I Đề bài kiểm tra :

Em hãy cắy dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ cái đã

học đã học ở chương II

Giáo viên giải thích yêu cầu của bài tập về kiến thức, kĩ

năng, sản phẩm

Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra

II Đánh giá :

Giáo viên đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm của học

sinh :

Hoàn thành A :

1 Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng,

cân đối, đúng kích thước

2 Dán chữ phẳng đẹp

Chưa hoàn thành B :

Học sinh không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học

Nhận xét, dặn dò :

1 Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ

học tập và kĩ năng kẻ, cắt dán chữ của học sinh

2 ặn dò học sinh sau giờ học mang theo giấy bìa,

màu, thước kẻ, kéo, hồ… để học bài : “Đan nong

mốt”

Học sinh thực hiện bàikiểm tra

Trang 20

Phòng giáo dục và đào tạo quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn Tự nhiên xã hội

Bài 37: Vệ sinh môi trường ( tiếp theo )

I.Mục tiêu : như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học: như sách giáo khoa

III Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1 : Quan sát tranh

Mục tiêu : Học sinh nêu được tác hại của việc người và

gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ

con người

1 Giáo viên cho học sinh quan sát cá nhân quan sát

hình trang 70 và 71

2 Giáo viên cho học sinh nêu những gì các em đã

quan sát được

3 Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm

4 Giáo viên kết luận

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm

Mục tiêu : Học sinh biết được các loại nhà tiêu và cách

sử dụng hợp vệ sinh

1 Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm quan sát

hình 3 và 4 trang 71 và trả lời câu hỏi theo gợi ý

của sách giáo khoa

2 Giáo viên cho các nhóm trình bày

3 Giáo viên kết luận :

Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi

khuẩn gây bệnh Nbếu để nước thải chưa xử lí thường

xyuên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô

nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm về cách xử lí nước thải

hợp vệ sinh

1 Giáo viên nêu một số câu hỏi cho học sinh trả lời

về các ví dụ về xử lí nước thải ở địa phương

2 Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 và 4 sách

giáo khoa trang 73 và trả lời câu hỏi

3 Giáo viên cho các nhóm trình bày nhận định của

nhóm mình

4 Giáo viên kết luận : Việc xử lí nước thải nhất là

nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống

thoát nước chung là cần thiết

Học sinh quan sát Học sinh nêu

Các nhóm thảo luận.Đại diện nhóm trìnhbày Cả lớp nhận xét,nêu ý kiến bổ sung

Các nhóm thảo luận.Đại diện nhóm trìnhbày Cả lớp nhận xét,nêu ý kiến bổ sung

Học sinh trả lời Học sinh quan sát hìnhCác nhóm trình bày

Trang 21

Môn Tự nhiên xã hội

Bài 36 : Vệ sinh môi trường

I.Mục tiêu : như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học: như sách giáo khoa

III Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm

Mục tiêu : Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của

rác thải đối với sức khoẻ của con người

1 Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 và 2 trang

68, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo gợi ý

( Câu hỏi gợi ý trang 89 sách giáo viên )

2 Giáo viên cho các nhóm trình bày

3 Giáo viên kết luận :

Trong các loại rác, có những loaị rác dẽ bĩ thối rửa và

chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh Chuột, dán, ruồi muỗii

thường sốgn ở những nơi có rác, chúng là những con vật

trung gian truyền bệnh cho con người …

Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp

Mục tiêu : Học sinh nói được những việc làm đúng và

những việc làm sai trong việc thu gom rác thải

1 Gia đình cho học sinh quan sát hình trong sách

gióa khoa trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm

được và trả lời câu hỏi theo gợi ý

2 Giáo viên cho các nhóm trình bày

3 Giáo viên cho nhóm ghi thông tin vào bảng

Hoạt động 3 : Đóng vai

Giáo viên cho học sinh thực hiện Như sách giáo viên

trang 90

Học sinh quan sát hìnhvà thảo luận theo câuhỏi gợi ý

Các nhóm thảo luận.Đại diện nhóm trìnhbày Cả lớp nhận xét,nêu ý kiến bổ sung

Học sinh quan sát hình

Các nhóm thảo luận.Đại diện nhóm trìnhbày Cả lớp nhận xét,nêu ý kiến bổ sung

Trang 22

Kế hoạch giảng dạy

Thứ tư

Tập đọc Trên đường mòn Hồ Chí Minh Toán So sánh các số trong phạm vi 10 000Luyện từ Mở rộng vốn từ : Tổ quốc Dấu phẩyTNXH Ôn tập Xã hội

Buổi chiều :

Thứ hai Tự học Luyện đọc bài : Ở lại với chiến khuThứ ba Luyện tập TV Luyện đọc bài : Chú ở bên Bác Hồ

Thứ năm

Luyện tập TV Làm bài tập luyện từ và câuLuyện tập Toán Oân các bảng nhân chia đã học Tự học Oân các bảng nhân chia đã học Thứ sáu SHCN Nhận xét hoạt động trong tuần

Trang 23

Môn : Tập đọc – kể chuyện Bài : Ở lại với chiến khu

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện

III Các hoạt động trên lớp :

A Mở đầu :

Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại bài “ Báo cáo kết

quả thang thi đua – noi gương chú bộ đội”

B Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc dúng

các từ khó

7 Giáo viên giới thiệu bài : Cho học sinh quan sát

tranh

8 Luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( giọng nhẹ

nhàng, xúc động trìu mến Sau đó cho học sinh

nghe bài hát “ Bài ca Vệ quốc quân”

- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1 và kết hợp

luyện đọc các từ khó như : một lượt, trìu mến,

yên lặng, hoàn cảnh, gian khổ, trở về

9 Luyện đọc và tìm hiểu nội dung từng đoạn : Giáo

viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : trung đoàn

trưởng, lán, T6ay, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc

quân, bảo tồn Học sinh tập đặt câu với từ khó

10 Giáo viên cho các nhóm học sinh đọc tiếp nối

nhau Giáo viên nhắc học sinh đọc nhấn giọng các

từ ngữ gợi tả thể hiện thái độ trìu mến của trung

đoàn trưởng với các đội viên

11 Giáo viên cho một số học sinh thi đọc lại đoạn

văn và nhắc học sinh đọc diễn cảm theo nội dung

từng đoạn

Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài

Học sinh quan sát tranh

Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết đoạn 1

Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau

Học sinh thực hiện đọc

Thực hiện tương tự như đoạn 1

Học sinh thi đọc đoạn văn

Trang 24

Hoạt động 2 : tìm hiểu bài

Mục tiêu : học sinh hiểu được nội dung bài

1 Giáo viên cho học sinh đọc thần từng đoạn và

trả lời câu hỏi theo nội dung bài như sách giáo

viên trang 27, 28

2 Giáo viên hỏi thêm : Qua câu chuyện này, em

hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn ?

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :

Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài

4 Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 sau đó

hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn với

giọng xúc động thể hiện thái độ sẵn sàng chịu

đựng hi sinh gian khổ của các chiến sĩ

5 Giáo viên cho một số học sinh đọc

6 Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài

Tiết kể chuyện :

Hoạt động 1 : Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa theo các

câu hỏi gợi ý,học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu : Học sinh kể lại được chuyện một cách tự

nhiên

4 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài

tập và các câu hỏi gợi ý

5 Giáo viên cho 1 học sinh khá giỏi kể lại đoạn

2 sau đó nhận xét cách kể của học sinh

6 Giáo viên cho 4 học sinh kể lại 4 đoạn của

chuyện Sau đó cho 1 học sinh kể toàn chuyện

Cả lớp chọn bạn kể hay nhất

Củng cố dặn dò :

1.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của

chuyện Giáo viên hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu

được điều gì về các chiến nhỏ tuổi?

2 Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về

nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe

Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi về nội dung bài

Học sinh trả lời tự do

Học sinh đọc yêu cầu

1 Học sinh kể

4 học sinh kể

Trang 25

Môn : Tập đọc Bài : Chú ở bên Bác Hồ

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ bài thơ

Bảng phụ chép sẵn bài thơ cho học sinh học thuộc lòng

III Các hoạt động trên lớp :

C Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp nhau mỗi em kể

lại 1 đoạn chuyện “ ở lại với chiến khu ” và trả

lờùi câu hỏi về nội dung các đoạn

B Bài mới :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng

các từ khó

3 Giáo viên giới thiệu bài

Giáo viên đọc mẫu ( giọng ngây thơ, hồn nhiên,

thể hiện sự xúc động )

4 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết

hợp giải nghĩa từ

a) Giáo viên gọi mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ

Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó và sửa chữa

lỗi phát âm cho học sinh : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon

Tum, Đắc Lắc, đỏ hoe

b) Luyện đọc từng khổ thơ :

4 Giáo viên giúp học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và

tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các

câu (Như sách giáo viên trang 32, 33 )

5 Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ : Trường

Sơn, trường Sa, Kon tum, Đắc Lắc

6 Giáo viên cho học sinh đọc từng khổ thơ và 1

học sinh đọc cả bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học

3 học sinh kể lại chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung bài

Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ lần lượt cho đến hết bài

Học sinh đọc từng khổ thơtheo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau

Các nhóm đọc luân phiên từng khổ thơ đến hết bài

Trang 26

2 Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc

thầm lại và trả lời câu hỏi về nội dung bài

( Như sách giáo viên trang 33 ) Giáo viên hỏi

thêm : Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc

được nhớ mãi ?

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ

Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài thơ

1 Giáo viên đọc lại bài thơ

2 Giáo viên cho 2 học sinh thi đọc lại bài thơ

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học thuộc lòng

từng khổ thơ và cả bài ( cách làm như các tiết trước )

4 Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng

từng khổ thơ hoặc cả bài thơ (theo hình thức : Hai

nhóm mỗi nhóm cử 3 học sinh đọc từng khổ thơ sau

đó cho 1 học sinh đọc từ mở đầu khổ thơ và chỉ định

bạn đọc bất kì khổ thơ nào )

5 Giáo viên cho học sinh đọc thuộc cả bài thơ

Củng cố dặn dò :

3 Giáo viên nhận xét tiết học Giáo viên cho 2

học sinh nói về nội dung bài thơ

4 Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc thuộc lòng

bài thơ

Học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Học sinh trả lời tự do

2 Học sinh đọc

Học sinh thi đọc

Trang 27

Môn : Tập đọc Bài : Trên đường mòn Hồ Chí minh.

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ tập đọc

III Các hoạt động trên lớp :

A.Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên cho 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “chú ở

bên Bác Hồ ” và trả lời câu hỏi về nội dung các khổ

thơ đã học

B Dạy bài mới :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc

Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc

đúng các từ khó

2 Giáo viên giới thiệu bài

2 Luyện đọc

Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng chậm rãi

Giáo viên cho học sinh đọc mỗi em một câu kết hợp

luyện đọc từ khó : thung lũng, nhích, ba lô, long

cong, lúp xúp

1 Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn :

Giáo viên nhắc học sinh kết hợp ngắt nghỉ hơi giữa

các cụm từ

2 Giáo viên cho học sinh thi đọc theo đoạn và giải

thích nghĩa các từ ngữ mới : đường mòn Hồ Chí Minh,

thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học

3 Giáo viên cho 2 học sinh đọc cả bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học

1 Giáo viên gọi học sinh đọc thầm các đoạn và trao

đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối đoạn

(Như sách giáo viên trang 41 và 42 )

3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần lượt cho đến hết bài

Học sinh đọc từng đoạn theo cặp luân phiên nhau

Các nhóm thi đọc từng đoạn

2 học sinh đọc lại cả bài

Học sinh đọc thầm các đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi

Trang 28

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :

Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài

1 Giáo viên chọn đoạn 2 cho học sinh đọc

2 Giáo viên cho học sinh thi đọc đoạn văn và cả

bài văn

3 Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất

Củng cố dặn dò :

3 Giáo viên hỏi học sinh : Câu chuyện giúp em

hiểu điều gì ?

4 Giáo viên nhận xét tiết học

Học sinh đọc Học sinh thi đọc

Trang 29

Môn : Chính tả Bài : Ở lại với chiến khu

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên cho học sinh viết các từ sau : biết tin, dự

tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp

D Dạy bài mới :

Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của

tiết học

Hướng dẫn học sinh viết chính tả :

Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh chuẩn bị

Mục tiêu : Giúp cho học sinh xác định cách trình bày

và viết đúng đoạn văn

1 Giáo viên đọc đoạn viết

2 Giáo viên cho 1 học sinh đọc lại đoạn văn

3 Giáo viên giúp học sinh nhận xét :

Lời bài hát trong đoạn văn nói lên đều gì ? và nó

được viết như thế nào ?

4 Giáo viên cho học sinh tự viết vào bảng con các

từ khó để không mắc lỗi khi viết bài như : lần

lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử

Hoạt động 2 : Đọc cho học sinh chép bài vào vở

Mục tiêu : Học sinh viết chính xác các từ khó và

trình bày đúng theo quy định

1 Giáo viên cho học sinh viết

2 Đọc lại cho học sinh dò

Chấm chữa bài

3 Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò

4 Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội

dung bài viết, chữ viết cách trình bày

Học sinh viết

1 học sinh đọc lại đoạn văn

Học sinh trả lời

Học sinh viết từ khó vào bảng con

Học sinh viết vào vở Học sinh tự đổi vở và sửa bài

Trang 30

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 2 a :

5 Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài

làm

6 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở

7 Giáo viên cho học sinh nhìn bảng đọc lại ời

giải đúng

8 Giáo viên cho học sinh sửa bài theo lời giải

đúng

Củng cố – dặn dò :

3 Nhận xét tiết học

4 Giáo viên nhắc học sinh về nhà viết lại, ghi

nhớ chính tả

Học sinh đọc yêu cầu của bài

Học sinh làm bài

Học sinh đọc Học sinh đổi vở sửa bài

Trang 31

Môn : Chính tả Bài : Trên đường mòn Hồ Chí minh

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

B Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên cho học sinh viết các từ sau đây : thuốc

men, ruột thịt, ruốc cá, mắm muối

B Dạy bài mới :

Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của

bài học

Hướng dẫn học sinh viết :

Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh chuẩn bị

Mục tiêu : Giúp cho học sinh nắm hình thức của đoạn

văn :

5 Giáo viên đọc đoạn viết chính tả, cả lớp

đọc thầm theo

6 Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét

chính tả đoạn văn nói lên điều gì ? Trong

đoạn văn có những chữ nào viết hoa ?

7 Giáo viên cho học sinh tự viết ra những từ

mình cho là khó để không phải mắc lỗi khi

viết bài

Hoạt động 2 : Học sinh viết bài vào vở

Mục tiêu : Học sinh biết phân biệt và viết chính

xác các từ khó trong bài viết

2 Giáo viên cho học sinh viết

2 Đọc lại cho học sinh dò

3 Chấm chữa bài

- Giáo viên đọc từng câu, học sinh tự dò

- Giáo viên chấm 5 bài và nêu nhận xét về nội

dung bài viết, chữ viết cách trình bày

Học sinh viết các từ vào bảng con

Học sinh trả lời câu hỏi

Học sinh viết vào bảng con

Học sinh viết bài vào vở.Học sinh tự đổi vở và sửa bài

Trang 32

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Mục tiêu : học sinh biết phân biệt s hay x

4 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài

5 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

6 Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng sửa bài viết

vào chỗ trống và đọc lại trước lớp

Bài tập 3 :

1 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài

tập

2 Giáo viên cho học sinh viết mỗi em hai câu

với từ ở bài tập 2

3 Giáo viên cho học sinh thi tiếp sức ghi từ vào

phiếu dán lên bảng

4 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

Củng cố – dặn dò :

1.Giáo viên nhắc học sinh về nhà làm tiếp bài tập

2 Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị bài tập lam văn

Học sinh đọc

Học sinh viết

Học sinh sửa bài

Học sinh làm bài

Trang 33

Môn : Luyện từ và câu Bài : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc Dấu phẩy.

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học : Như sách giáo viên

III Các hoạt động trên lớp :

A.Bài cũ : Giáo viên cho 2 học sinh nhắc lại kiến

thức của bài : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những

con vật được nhân hoá trong bài

B Bài mới :

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về : Tổ quốc

Bài tập 1 :

5 Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1

6 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

Giáo viên cho học sinh trao đổi theo nhóm 2

7 Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng thi làm bài

đúng, nhanh sau đó đọc kết quả của nhóm

mình Giáo viên chốt lại lời giải đúng

8 Giáo viên cho học sinh sửa bài

Bài tập 2 :

5 Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài

6 Giáo viên cho học sinh thi kể về các anh hùng

dân tộc một cách ngắn gọn Lưu ý công lao to

lớn của vị anh hùng đó trong sự nghiệp bảo vệ

đất nước ( Giáo viên có thể tham khảo trong

sách giáo viên trang 36 và 37 hoặc trong các

tài liệu lịch sử khác )

Bài tập 3 :

5 Giáo viên cho cả lớp đọc thầm yêu cầu của

bài tập và đoạn văn

6 Giáo viên nói thêm về Lê Lai, cả lớp đọc

thầm bài văn và làm việc cá nhân

Học sinh trả lời câu hỏi

Học sinh đọc yêu cầu bài tập

Học sinh lên bảng làm bài Học sinh đọc kết quả bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Học sinh đọc yêu cầu bài tập

Học sinh kể

Học sinh đọc

Học sinh làm bài vào vở bài tập

Trang 34

Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người anh

hùng cùng Lê lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm

1416 Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây

và bị giặc bắt Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi và các

tướng sĩ khác đã được thoát vòng nguy hiểm Các con

của ông,là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài,

có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước

7 Giáo viên cho học sinh lên bảng phụ làm bài

rồi hướng dẫn học sinh sửa bài

8 Giáo viên cho cả lớp làm bài.

Củng cố – dặn dò :

1 Giáo viên nhận xét tiết học

2 Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu

thêm về 13 vị anh hùng dân tộc

Học sinh làm bài Học sinh đổi vở sửa bài

Trang 35

Môn : Tập viết Bài : Nguyễn Văn Trỗi

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

1 Mẫu chữ viết hoa : N

2 Tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ

Giáo viên cho học sinh nhắc lại từ và câu ứng

dụng đã học ở bài trước Cho học sinh viết vào bảng

con các từ Nhà Rồng, Nhớ

B Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài nêu mục đích

yêu cầu của tiết tập viết là rèn cách viết chữ hoa,

củng cố cách viết chữ N, và viết một số chữ viết hoa

trong đó có tên riêng và câu ứng dụng

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con

Mục tiêu củng cố cách viết chữ hoa đúng mẫu,

đều nét, nối chữ đúng quy định

1 Luyện viết chữ hoa :

- Giáo viên viết mẫu kết hợp với việc nhắc lại

cách viết từng chữ N, Ng, Nh, V, T uốn nắn

về hình dạng chữ, quy trình viết, tư thế ngồi

viết

- Cho học sinh viết vào bảng con 4 chữ trên

2 Luyện viết từ ứng dụng :

- Học sinh đọc từ ứng dụng : Nguyễn Văn trỗi

- Giáo viên giới thiệu : Nguyễn Văn Trỗi

(1940-1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ, quê ở

Điện Bàn, tinh Quảng Nam Anh Nguyễn Văn

trỗi đặt bom trên cầu Công Lý ( Sài Gòn) mưu

giết bộ trưởng quốc phòng Mỹ Sự việc không

thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng

vẫn giữ được khí tiết cách mạng Sau đó anh

đã bị giặc bắn chết

- Giáo viên viết mẫu chữ theo cỡ nhỏ

Giáo viên cho học sinh viết trên bảng con và

theo dõi sửa chữa

Học sinh viết bảng con

Học sinh tìm các chữ hoa có trong tên riêng N, Ng,

Nh, V, T Học sinh viết bảng con

Học sinh đọc

Học sinh viết bảng con

Trang 36

3 Luyện viết câu ứng dụng :

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thuơng nhau cùng

Giáo viên giúp học sinh hiểu : Nhiễu điều là vải đỏ,

người xưa thường dùng đề phủ lên giá gương đặt trên

bàn thờ Đây là hai vạt không thể tách rời nhau Câu

tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần

phải biết gắn bó, thương yêu, đàon kết với nhau Giáo

viên cho học sinh viết bảng con các chữ : Nguyễn,

Nhiễu

Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết :

Giáo viên nêu yêu cầu :

1 Viết chữ Ng : một dòng cỡ nhỏ

2 Viết chữ V, T : 2 dòng

3 Viết tên riêng Nguyễn Văn trỗi : 2 dòng

4 Viết câu tục ngữ : 2 lần

Giáo viên nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư

thế chú ý hướng dẫn học sinh viết đúng nét, độ cao và

khoảng cách giữa các chữ Trình bày câu thơ đúng

theo mẫu

Hoạt động 3 : Chấm chữa bài

Giáo viên chấm nhanh từ 5 đến 7 bài

Nhận xét rút kinh ngiệm

Củng cố dặn dò :

1 Nhận xét tiết học Biểu dương những học sinh

viết chữ đẹp

2 Nhắc học sinh về nhà luyện viết thêm và học

thuộc lòng câu ứng dụng

Học sinh đọc câu ứng dụng

Học sinh viết bài vào vở

Trang 37

Môn : Tập làm vănBài : Báo cáo hoạt động

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

A Kiểm tra bài cũ:

1 Giáo viên cho 2 học sinh nối tiếp nhau kể lại

chuyện “ Chàng trai làng Phù Ủng” và trả lời câu hỏi

về nội dung chuyện

2 Giáo viên cho học sinh đọc lại bài báo cáo kết quả

thi đua tháng noi gương chú bộ đội và trả lời câu hỏi

trong sách giáo khoa

B Bài mới :

1 Giáo viên giới thiệu bài

Bài tập 1 : Hướng dẫn học sinh nghe kể chuyện

Mục tiêu : Học sinh biết báo cáo trước các bạn

về hoạt động tổ trong tháng vừa qua

1 Giáo viên cho học sinh yêu cầu của bài tập

2 Giáo viên cho cả lớp đọc thầm

3 Giáo viên cho mỗi học sinh đóng vai tổ trưởng

báo cáo trước các bạn kết quả thi đua của tổ

mình

4 Giáo viên cho học sinh bình chọn bạn báo cáo

hay nhất

Bài tập 2 :

1 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài và

mẫu báo cáo

2 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài vào

phiếu in sẵn như sách giáo viên trang 47

3 Giáo viên cho học sinh đọc phần trả lời của

mình và chốt lại kiến thức

Củng cố dặn dò :

Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học

sinh học tốt.Yêu cầu học sinh về nhà ghi nhớ mẫu

báo cáo

Học sinh kể

Học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Học sinh đọc Học sinh thực hiện bài tập

Học sinh đọc yêu cầu của bài tập

Học sinh làm bài vào phiếu

Học sinh đọc

Trang 38

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Toán Tiết : 96 Bài : Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở giữa

Mục tiêu : giúp học sinh hiểu được thế nào là điểm ở

giữa hai điểm cho trước

1 Giáo viên hướng dẫn như sách giáo viên trang

170 và 171

2 Giáo viên cho 3 học sinh lên bảng và minh

hoạ điểm ở giữa

3 Giáo viên cho học sinh nêu thêm một số ví dụ

khác về kiến thức bài học

Hoạt động 2 : Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng

Mục tiêu : Giúp học sinh hiểi thế nào là trung điểm

của một đoạn thẳng

Giáo viên hướng dẫn học sinh như sách giáo viên

trang 171

Hoạt động 3 : Thực hành

Mục tiêu : Rèn kĩ năng nhận biết điểm ở giữa và

trung điểm của một đoạn thẳng

Bài tập 1 :

1 Giáo viên cho học sinh đọc đề

2 Giáo viên cho học sinh nêu và chỉ ra 3 điểm

thẳng hàng sau đó nêu điểm nào là điểm ở

giữa của bài tập

3 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

Bài tập 2 :

1 Giáo viên cho học sinh làm bài tập vào vở

2 Giáo viên cho học sinh giải thích và khẳng

định câu đúng hoặc sai

3 Giáo viên chốt kiến thức

Bài tập 3 : Giáo viên hướng dẫn tương tự bài tập 2

Học sinh đọc đề Học sinh nêu

Học sinh làm bài vào vở bài tập

Trang 39

Môn : Toán Tiết : 97 Bài : Luyện tập

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Bài tập 1 :

1 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định

trung điểm của đoạn thẳng theo mẫu theo ba

bước sau đây :

- Bước 1 : Đo độ dài cả đoạn thẳng AB

- Bước 2 : Chia độ dài đoạn thẳng AB ra làm hai

phần bằng nhau

- Bước 3 : Xác định trung điểm M của đoạn

thẳng AB sao cho AM = ½ AB

2 Giáo viên cho học sinh thực hiện bài tập phần

b

Bài tập 2 :

1 Giáo viên cho học sinh chuẩn bị sẵn một tờ

giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành

như sách giáo khoa

2 Giáo viên lưu ý học sinh có thể tìm trung điểm

của một đoạn dây bằng cách gấp đôi đoạn dây

Trang 40

Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10

Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Toán Tiết : 98 Bài : So sánh các số trong phạn vi 10 000

I Mục tiêu : Như sách giáo viên

II Đồ dùng dạy học :

III Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu

và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000

Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu so

sánh

Giáo viên hướng dẫn học sinh như sách giáo viên

trang 173 và 174

Hoạt động 2 : Thực hành

Mục tiêu : Rèm kĩ năng so sánh hai số trong phạm vi

10 000

Bài tập 1 :

1 Giáo viên cho học sinh nêu miệng

2 Giáo viên cho học sinh ghi nhanh kết quả bài

làm vào vở bài tập

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài

Bài tập 2 :

1 Giáo viên cho học sinh nêu miệng

2 Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài

Bài tập 3 :

1 Giáo viên cho học sinh làm bài rồi sửa bài

Khuyến khích học sinh giải thích cách làm

2 Giáo viên cho học sinh làm vào vở bài tập

3 Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài

Học sinh nêu miệng Học sinh ghi kết quả vào vở bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Học sinh nêu miệng Học sinh làm bài vào vở bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Học sinh làm bài vào vở bài tập

Học sinh đổi vở sửa bài

Ngày đăng: 27/08/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w