Khoản 2, Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dâ
Trang 1Mở Đầu
Đương sự là một phần quan trọng của tố tụng dân sự, là chủ thể của quan hệ pháp luật nôi dung được Tòa án giải quyết trong các vụ việc dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi của mình Hoạt động tố tụng của đương sự làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng Nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia hoạt động tố tụng một cách thuận lợi, pháp luật tố tụng dân sự nước ta đã quy định rất rõ về đương sự cũng như tư cách đương sự khi tham gia vào vụ án dân sự
Để hiểu rõ hơn về hoạt động tố tụng nói chung và tư cách đương sự trong vụ án
dân sự nói riêng , nhóm chúng em đã chọn đề bài “Đương sự và xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự ” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Nội Dung
I Khái quát chung về đương sự trong TTDS.
1 Khái niệm
Đương sự trong vụ án dân sự theo nghĩa từ điển được hiểu là “là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra để giải quyết” Vụ án dân sự là những
việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp
Theo khoản 1, Điều 56, BLTTDS năm 2004 quy định: “Đương sự trong vụ án dân
sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
1.1 Nguyên đơn.
Khoản 2, Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người
đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng
là nguyên đơn” Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân
sự so với các đương sự khác Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án, đồng thời là cơ
Trang 2sở để bắt đầu giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn
1 2 Bị đơn.
Khoản 3, Điều 56 BLTTDS quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm” Do đó có thể thấy bị đơn tham gia tố
tụng một cách bị động, để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật
1.3 Người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Bên cạnh nguyên đơn và bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng được coi là đương sự vì quyền lợi, nghĩa vụ của họ bị tác động trực tiếp khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án
Theo khoản 4, Điều 56, BLTTDS không đưa ra khái niệm cụ thể về đương sự này, tuy nhiên có thể hiểu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ Và họ chỉ được xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu giải quyết vụ án họ được hưởng quyền lợi hoặc họ phải thực hiện nghĩa vụ
2 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
*Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự: Là khả năng pháp luật quy
định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ
TTDS “Mọi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 57, BLTTDS
2004) Như vậy, đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các chủ thể có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Năng lực pháp luật TTDS của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại
Trang 3* Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự: Là khả năng bằng hành vi
của mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 57 BLTTDS 2004) khác với năng lực pháp luật tố tụng của đương sự là như nhau thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 57, BLTTDS 2004) Năng lực hành vi TTDS là yếu tố luôn có
sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau.Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật TTDS, một chủ thể được xác định là có năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại khoản 3, Điều 57 BLTTDS thì đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên
có đầy đủ năng lực hành vi TTDS trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác Quy định khác ở đây được quy định trong Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP, theo đó người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại người từ
đủ mười tám tuổi trở lên vẫn có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
III, Xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự.
Trong quá trình tố tụng dân sự thì việc xác định tư cách của đương sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ được quyền và lợi ích của mình Vì vậy, nhóm chúng em sẽ trình bày phần xác định tư
cách của đương sự theo ba khía cạnh: Một là, điều kiện để xác định một cá nhân, cơ
quan, tổ chức xác định là đương sự (nguyên đơn; bị đơn ; người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan) trong vụ án dân sự; Hai là, quyền và nghĩa vụ của đương sự (nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) theo pháp luật hiện hành; Ba là,
việc xác định tư cách đương sự (nguyên đơn, bị đơn) trong một số quan hệ pháp luật dân sự cụ thể
1, Xác định tư cách nguyên đơn
Điều kiện để xác định một cá nhân, cơ quan, tổ chức là nguyên đơn
Một cá nhân, cơ quan, tổ chức trở thành nguyên đơn khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
Thứ nhất, khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
hoặc thấy lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách bị xâm phạm Điều
Trang 4này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể có thể tự mình hoặc nhờ người khác yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình
Thứ hai, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự Để tham gia
vào quan hệ pháp luật TTDS thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 57, BLTTDS Đối với người chưa
đủ 18 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ là người thay mặt họ để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án
Thứ ba, để được xác định với tư cách nguyên đơn thì chủ thể đó phải có đơn khởi
kiện đồng thời gửi đơn khởi kiện đến tòa án và được tòa án thụ lí đơn
Trong trường hợp nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì cũng xét các điều kiện như trên nhưng khi trong quá trình tố tụng thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện thông qua người địa diện
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của
cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phân tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn được quy định chung ở Điều 58 BLTTDS, ngoài ra nguyên đơn còn có các quyền và nghĩa vụ riêng được quy định tại Điều 59 BLTTDS trong đó có một số nội dung đáng chú ý:
Trang 5- Quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nhưng quyền này bị hạn chế ở chỗ nguyên đơn chỉ được thực hiện quyền này trước khi xét xử sơ thẩm hay tại phiên toà sơ thẩm
- Quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên toà sơ thẩm Tại phiên toà sơ thẩm nguyên đơn chỉ được thay đổi, bổ sung yêu cầu không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu (Điều 218, khoản 1, BLTTDS)
- Nguyên đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và theo Điều 192, BLTTDS thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
Xác định nguyên đơn trong một số quan hệ cụ thể
Trong các vụ án về quan hệ bảo lãnh: nguyên đơn trong trường hợp này thường
là chủ nợ Khi đến hạn trả nợ mà người có nghĩa vụ cũng như người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình chủ nợ thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm nên có thể
có đơn yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
Trong quan hệ pháp luật sở hữu: nguyên đơn trong quan hệ sở hữu thường là chủ
sở hữu tài sản Bên cạnh đó thì người chiếm hữu hợp pháp cũng có thể là nguyên đơn khởi kiện nếu thấy quyền lợi của mình bị chủ thể khác xâm phạm
Trong các vụ án bồi thường thiệt hại: dù là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
hay ngoài hợp đồng thì nguyên đơn ở đây là người được xác định là bị thiệt hại và đủ điều kiện để yêu cầu chủ thể khác bồi thường thiệt hại (phải có thiệt hại xảy ra, do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại xảy ra, cuối cùng xét đến yếu tố lỗi)
2, Xác định tư cách bị đơn
Điều kiện để xác định một cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xác định là bị đơn trong
vụ án dân sự
Một chủ thể bị xác định tư cách pháp lý bị đơn khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự: Cũng giống như
nguyên đơn, bị đơn cũng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực chủ thể tham gia tố tụng
Trang 6Thứ hai, là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Xét về mặt lý thuyết, khi các chủ thể khởi kiện thực hiện việc
khởi kiện đối với các đích danh ai ghi rõ trong đơn khởi kiện thì người đó được xác định là bị đơn khi đơn khởi kiện được toàn án thụ lí
Thứ ba, Bị đơn được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người giả thiết cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, tranh chấp nên bị đơn cũng là người được giả thiết xâm phậm quyền lợi của nguyên đơn
Tuy nhiên, tư cách bị đơn của đương sự không phải là bất biến.Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa nguyên đơn có thể trở thành bị đơn và bị đơn trở thành
nguyên đơn Khoản 1, 2 Điều 219, BLTTDS, nguyên đơn trở thành bị đơn trong
trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phân tố Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành.
Bị đơn cũng là một trong các đương sự, vì vậy bị đơn cũng có đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ chung của đương sự được quy định tại Điều 58, BLTTDS Tuy nhiên, khác với nguyên đơn, bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng dân sự một cách bị động, việc tham gia tố tụng của họ là theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc người khởi kiện theo quy định của pháp luật Vì vậy để tạo điều kiện cho bị đơn có sự bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ với nguyên đơn, Điều 60, BLTTDS quy định bị đơn có các quyền
và nghĩa vụ sau: Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện; Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn
Xác định bị đơn trong một số quan hệ cụ thể.
Trong các vụ án về quan hệ bảo lãnh: Trong quan hệ này, chủ nợ có thể khởi kiện
người có nghĩa vụ theo quan hệ hợp đồng bảo lãnh để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự hoặc bị đơn sẽ là người bảo lãnh nếu nghĩa vụ đến hạn phải thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà người bảo lãnh cũng không thực hiện nghĩa vụ của mình
Trang 7Trong quan hệ pháp luật sở hữu: Bị đơn trong quan hệ pháp luật về sở hữu là bên
vi phạm sở hữu của chủ thể khác
Trong các vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Đối với khởi kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên gây ra, việc xác định tư cách đương sự được hướng dẫn cụ thể tại nghị quyết số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại nghị quyết trên thì bị đơn là người có trách nhiệm trong quan hệ bồi thường đã được xác định trong văn bản này
3, Xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Điều kiện để xác định một cá nhân, cơ quan, tổ chức xác định là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Thứ nhất, để xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chúng ta
căn cứ vào việc xác định tư cách các đượng sự trước đó của Tòa án Nếu nguyên đơn không khởi kiện và Tòa án không thụ lí vụ án dân sự thì không thể xuất hiện tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với nguyên đơn và bị đơn, họ không phải là người khởi kiện cũng không phải là người
bị kiện Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án
Thứ hai, họ yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi cho rằng
quyền và lợi ích của mình bị xâm hại bởi chủ thể khác Sở dĩ họ không tham gia vụ án với tư cách nguyên đơn là vì họ tham gia tố tụng sau khi Tòa án đã thụ lý án theo yêu cầu khởi kiện trước đó của nguyên đơn Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn (Đối với loại thứ hai thì chủ yếu dựa vào việc xác định tư cách đương sự trước đó của tòa án)
Một trong những căn cứ chủ yếu để có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
tố tụng là quyền đòi bồi hoàn như: quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của
họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền và nghĩa vụ của người thứ ba liên quan khi giải quyết chia tài sản chung với vợ chồng…
Trang 8Thứ ba, cũng giống như bị đơn và nguyên đơn thì chúng ta cũng phải xét đến
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Vì ngoài việc có năng lực pháp luật như quy định của pháp luật như nhau đối với mọi chủ thể thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có thể trở thành nguyên đơn trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không rút đơn thì trong trường hợp này họ trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự
Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung được quy định ở Điều 58 BLTTDS hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 03/2012/NQ – HĐTP thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn có các quyền và nghĩa vụ riêng được quy định cụ thể tại Điều 61, BLTTDS Trong đó ta cần chú ý đến một số trường hợp cụ thể:
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo quy định tại Điều 59 của bộ Luật này Lí do tại sao họ giống với tư cách của nguyên đơn nhưng lại không tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn như đã lí giải trên đây
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc
bị đơn thì có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn, bị đơn theo quy định tại Điều 59, Điều 60 BLTTDS
Việc xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một số trường hợp phụ thuộc rất lớn vào việc xác định tư cách đương sự của toà án đặc biệt là nguyên đơn như đã phân tích ở trên vì vậy đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một số tình huống cụ thể nhóm chúng tôi xin không đề cập đến nếu đề cập đến sẽ rất dễ gây nhầm sang nguyên đơn
Như vậy, qua những phân tích trên có thể xác định được tư cách đương sự của bị đơn; nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giúp chúng ta xác định được
tư cách của họ trong vụ án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tố tụng từ đó góp phần giải quyết vụ việc công bằng, công minh, đúng pháp luật
Trang 91 Thực trạng
Bộ luật tố tụng dân sự là công cụ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự Từ khi BLTTDS 2004 có hiệu lực tới nay đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án dân sự một cách khách quan, nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động tố tụng của Tòa án cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng tốt nhất và dễ dàng về mặt thủ tục Song, nhìn nhận ở góc độ thực tiễn áp dụng hiện nay, chúng ta thấy rằng, các quy định về đương sự trong vụ án dân sự đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định; cụ thể các quy định về đương sự vẫn còn chưa rõ ràng, chi tiết, đó là:
Thứ nhất, về khái niệm đương sự, Khoản 1, Điều 56, BLTTDS đã có quy định về
đương sự nhưng mới chỉ dừng lại ở quy định về thành phần đương sự mà không có quy định khái niệm đương sự trong vụ án dân sự nên trong thực tiễn không ít trường hợp Tòa án xác định sai đương sự như triệu tập thiếu hoặc triệu tập cả những người không phải là đương sự tham gia giải quyết vụ án dân sự dẫn tới quá trình giải quyết
vụ án không đúng đắn, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ
Thứ hai, trong thành phần đương sự, BLTTDS cũng chưa có quy định cụ thể về
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự Bởi trong thực tiễn có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng một cách độc lập Việc xác định rõ ràng các trường hợp này sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án hiệu quả hơn
Thứ ba, Điều 57, BLTTDS quy định về năng lực pháp luật TTDS và năng lực
hành vi TTDS đã thể hiện khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS Nhưng các quy định này dường như đồng nhất phạm trù năng lực hành vi dân sự với phạm trù năng lực hành vi TTDS lấy điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS và quan hệ pháp luật dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS là chưa hợp lý Vì quan hệ pháp luật TTDS và quan hệ pháp luật là các quan
hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu cầu khác nhau
2 Hướng hoàn thiện:
Trang 10Để việc giải quyết vụ án dân sự một cách đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và lợi ích của nhà nước cần hoàn thiện một số quy định của pháp luật về đương sự như sau:
Một là, BLTTDS cần bổ sung thêm khái niệm: “Đương sự là người tham gia tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”
Hai là, Cần quy định cụ thể hơn về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, khi họ
tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ phụ thuộc vào yêu cầu hay phản yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ độc lập với yêu cầu cảu nguyên đơn, bị đơn
Đối với vụ án dân sự mà có nhiều nguyên đơn, bị đơn, nếu quyền và lợi ích giữa các nguyên đơn và bị đơn không mâu thuẫn thì họ là đồng nguyên đơn và bị đơn Nếu quyền và lợi ích mâu thuẫn với nhau thì họ là những nguyên đơn và bị đơn độc lập
Ba là, BLTTDS cần gộp hai quy định tại khoản 4, 5 điều 57: Đương sự là người
dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ do người đại diện của họ thực hiện
BLTTDS cần quy định rõ trường hợp đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng vẫn
có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ Và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi TTDS của họ chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực bị cấm
Bên cạnh đó, để việc xác định tư cách của các loại đương sự một cách đúng đắn thì cần thiết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán cả
về số lượng và chất lượng song song với công tác tuyên truyền pháp luật để khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có sự hiểu biết để bảo
vệ quyền, lợi ích của mình và nhà nước