Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý
Trang 1MỞ BÀI
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một phần trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự Trải qua các thời kì lịch sử và ở những nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường… có sự khác biệt Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Kế thừa và phát triển quy định của BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung và hoàn thiện thêm về quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ Điều 604 đến Điều 630
Một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm Trong tình hình xã hội ngày nay, với sự phát triển về phương tiện truyền thông thì tên họ, hình ảnh, nhân phẩm, danh dự của nhiều cá nhân rất dễ bị bêu rếu, xúc phạm trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó khiến cho những người bị xúc phạm đó gặp không ít khó khăn trong cuộc sống Các vụ kiện đòi xin lỗi, bồi thường vì danh dự, nhân phẩm bị xâm hại diễn ra rất phổ biến và ngày càng phức tạp, đặc biệt là xuất hiện nhiều trong giới trẻ Trong khi đó, pháp luật dân sự
về lĩnh vực này còn không ít lỗ hổng Không có khái niệm rõ ràng về thế nào là danh dự, nhân phẩm và khó xác định thiệt hại để bồi thường Vì vậy, các vụ kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại này rất khó khăn khi áp dụng pháp luật dẫn đến các án kiện này bị kháng cáo, khiếu nại từ phía các đương sự
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức sâu sắc
Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân”
Trang 2NỘI DUNG
1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong pháp luật hiện hành:
1.1 Khái niệm danh dự, nhân phẩm:
Trong đời sống hàng ngày, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau Đó có thể là tác động khách quan song cũng có thể do các hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại Do đó, Nhà nước ta đã phải sự dụng nhiều biện pháp pháp luật khác nhau
để ngăn chặn và khắc phục hậu quả đó Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 quy định:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Từ đó, Điều 611 đề cập đến thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm nhưng không đưa ra khái niệm thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín Điều này có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế Do đó, cần xác định rõ thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
Qua tham khảo và tìm hiểu, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá
nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó
Sự đánh giá của xã hội có thể về mặt lao động như nói người cần cù, siêng năng hay lười nhác, có thể về mặt tinh thần thái độ đối với công việc được giao, trong sinh hoạt cá nhân hay cư xử với mọi người xung quanh như người đó sống nghiêm túc hay buông thả, trong quan hệ với mọi người thì thân ái, đoàn kết hay ích kỷ
Trang 3Như vậy, danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và
cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa
Danh dự của cá nhân bao giờ cũng thường gồm các yếu tố sau:
Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình trong xã hội ( chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến danh dự của người đó)
Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo Trong danh dự có uy tín, phá hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự
Ngoài ra có thể hiểu danh dự bao gồm cả nhân phẩm Nhân phẩm là phẩm
giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người Chà đạp lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó Nhưng cần phân biệt mặc dù nhân phẩm cũng là một yếu tố của danh dự, song giữa danh dự và nhân phẩm cũng có những điểm khác nhau nhất định:
Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức
xã hội chủ nghĩa thì nhân phẩm lại có từ khi con người mới sinh ra
Danh dự có thể của một cá nhân hay tổ chức, nhưng nhân phẩm chỉ
là một khái niệm được áp dụng đối với cá nhân
Mặc dù danh dự của một con người được hình thành từ những hành vi và cách
cư xử, từ công lao và thành tích của người đó có được qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được thừa nhận, nhưng mọi người dân đều có quyền được bảo vệ danh
dự và nhân phẩm như nhau không phân biệt vào công lao, công tác và những đặc
Trang 4điểm riêng của người có quyền; những người không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự cũng có quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi cá nhân khác
Cũng giống như quyền dân sự khác, quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó chết Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một cá nhân mặc dù cá nhân đó đã chết
Xúc phạm đến danh dự nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng lời lẽ
hoặc hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dunh sai
về người đó Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức đó vô ý hay cố ý
Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại
Ví dụ: Nếu nói một em học sinh quay cóp khi thi mà không đúng sự thật thì
cũng là điều đáng chê trách và có thể cũng bị dư luận lên án, nhưng không nghiêm trọng bằng việc nói một nhà văn đã ăn cắp văn của người khác
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân:
Trong hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, là quyền hiến định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Trang 5Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê duyệt của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt
và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Điều 71 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001
Từ cơ sở nền tảng trong hiến pháp, để bào vệ danh dự, nhân phẩm của công dân, pháp luật đã đặt ra các quy định để bảo vệ quyền của công dân trong các ngành luật liên quan Trong bộ luật hình sự, quyền này được ghi nhận Điều 121 Người nào
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm và Điều
122 về tội vu khống Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt
nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Trong bộ luật dân sự, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được BLDS 2005 công nhận là quyền nhân thân tại Điều 37 BLDS 2005 và được bảo vệ
theo quy định tại Điều 25 BLDS 2005: Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1 Tự mình cải chính;
2 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Trang 6Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân cũng là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy
định tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm
người khác là một quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra Trong mối quan hệ này giữa người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại không có mối quan hệ hợp đồng với nhau Mặc dù vậy giữa các chủ thể vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác Bởi vì đây là quyền nhân thân bất khả xâm phạm, gắn liền với chủ thể được quy định trong pháp luật Tuy xâm phạm đến quyền nhân thân nhưng quan hệ bồi thường ở đây là quan hệ dân sự mang tính tài sản
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm không phải
là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ vì trong Điều 34 Bộ luật
hình sự quy định bồi thường thiệt hại là một trong các biện pháp tư pháp Sự khác
nhau ở đây là:
+Chế tài trong hình sự được áp dụng nhằm vào nhân thân kẻ phạm tội Chế tài
có thể nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do cá nhân thực hiện và các yếu tố lỗi chủ quan cũng như khách quan khác Trong đó
hình thức lỗi đóng vai trò quan trọng, nhiều tội phạm không cần có dấu hiệu thiệt
hại vật chất Cụ thể, trong Điều 121 và Điều 122 Bộ luật hình sự việc xúc phạm
danh dự, nhân phẩm ở đây phải là nghiêm trọng và do lỗi cố ý thì mới truy cứu
Trang 7trách nhiệm hình sự còn không đề cập đến lỗi vô ý hay thiệt hại của người bị xúc phạm
+Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do xúc phạm danh dự, nhân phẩm nói riêng nhằm mục đích đảm bảo việc đền bù tổn thất đã gây ra Vì vậy, trách nhiệm dựa trên cơ sở thiệt hại xảy ra, lỗi chỉ
là cơ sở chịu trách nhiệm chứ không phải thước đo để xác định mức độ trách nhiệm
2 Quy định của BLDS 2005 về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân:
2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm:
Theo như Điều 604 BLDS 2005 và Nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xúc phạm danh dự, nhân phẩm chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
*Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại xảy ra là tiền để của trách nhiệm bồi thường của thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề trách nhiệm bồi thường cho dù đầy đủ các điều kiện khác Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền
do việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác Tổn thất thực tế được
đề cập ở đây là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần hay những chi phí
để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu
Về ý nghĩa pháp lý và xã hội thì thiệt hại còn ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân Chính vì những ý nghĩa này đã lý giải vì sao thiệt hại được coi là tiền đề quan trọng
có tính chất bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Song vấn đề đặt
ra là tính chất thiệt hại như thế nào mới phát sinh trách nhiệm bồi thường Vì vậy
Trang 8điều kiện đầu tiên khi đánh giá thiệt hại để làm cơ sở quy định trách nhiệm bồi thường đó là phải xác định được những thiệt hại khách quan chứ không phải là những thiệt hại theo suy diễn chủ quan nhất là những thiệt hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thành tiền một cách chính xác tuyệt đối được Quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm là những vấn đề rất nhạy cảm và vô cùng phức tạp, bên cạnh những thiệt hại về vật chất là những thiệt hại về tinh thần, không hề có công thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu bớt nổi đau cho người bị thiệt hại
*Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại:
Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện nếu hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại cho đối tượng được pháp luật bảo vệ
Các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân đều bị coi là hành vi trái pháp luật
Như vậy hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác nói chung là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà cụ thể là các quyền về nhân thân của
cá nhân
*Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật và
hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật, hiện tượng khác Như vậy, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì hành vi trái pháp
Trang 9luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả Về mặt nguyên tắc, hành vì trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau
Có thể nói, xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác nói riêng rất phức tạp do đó cần có sự lưu ý đặc biệt, tránh sự đánh giá một cách khiên cưỡng, suy diễn chủ quan, phiến diện Nếu không có hành vi gây thiệt hại thì không có hậu quả, có nghĩa thiệt hại đã có sẵn cơ sở trong hành vi Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại, người có hành vi vi phạm gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật của họ
*Có lỗi của người gây thiệt hại:
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do
hành vi đó mang lại
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi bất kể là lỗi vô ý hay cố ý Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại để xét việc giảm mức bồi thường và là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường
2.2 Nguyên tắc bồi thường:
Những nguyên tắc cụ thể được áp dụng trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại
do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đều xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản chung được ghi nhận trong BLDS 2005 Cũng giống như các nguyên tắc cơ bản của BLDS, nguyên tắc bồi thường cơ bản mang đặc tính của
Trang 10pháp luật dân sự là tính tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
Điều 605 BLDS 2005 quy định nguyên tắc bồi thường là:
1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Như vậy, nguyên tắc mang tính nền tảng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi trái pháp luật gây ra được xác định rõ là: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại của cá nhân, bảo đảm sự công bằng giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp Đồng thời buộc người gây thiệt hại phải đền bù toàn bộ những thiệt hại do cá nhân đã gây ra bằng tài sản, tiền hoặc thực hiện công việc một cách nhanh chóng, kịp thời cho người bị thiệt hại tạo điều kiện cho họ khôi phục lại các quyền nhân thân bị xâm hại Trong việc bồi thường do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì nguyên tắc bồi thường kịp thời, nhanh chóng có ý nghĩa hết sức quan trọng Chính sự bồi thường kịp thời sẽ giúp ích cho người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục được thiệt hại
Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại còn bị ràng buộc bời yếu tố lỗi của người gây thiệt hại Khoản 2 Điều 605 có đề cập đến việc xem xét mức độ lỗi của người gây thiệt hại khi Tòa án