1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

16 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

 Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác

Trang 1

Bài Làm.

A Đặt vấn đề.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất đa dạng, một trong những sự đa dạng đó là đối tượng bị xâm phạm, bị gây thiệt hại Đối tượng

bị xâm phạm có thể là tài sản nhưng cũng có thể là tính mạng, sức

khỏe,danh dự, nhân phẩm, uy tín Vì khi xã hội càng tiến bộ thì quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng càng được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận và bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật Việt Nam Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng công cụ, biện pháp hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong bài tiểu luận này em xin chọn đề tài “ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”

Trang 2

B Giải quyết vấn đề

I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Xét về nguồn gốc lịch sử chế định bồi thường thiệt hại là ngoài hợp đồng là chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự Trong các bộ luật cổ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo hình thức tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự mà nó mang tính hình phạt của hình sự và phạt mang tính chất dân sự theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại Và trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã hoàn thiện hơn các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại Một nguyên tắc đã được cụ thể hóa trong văn bản pháp luật đó là ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường

Trước hết, ta tìm hiểu thế nào là bồi thường thiệt hại?

 Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác Đây là hình thức trách nhiệm dân sự buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại

Điều 604 Bộ luật dân sự

“1 Người nào do lỗi cố ý hoặc do lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trang 3

2.Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”

Như vậy, theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ Ngoài ra, những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại Dưới góc

độ khoa học pháp lý trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này gọi là trách nhiệm nâng cao

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý và biện pháp cưỡng chế của Nhà nước theo đó người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó được thể hiện với lỗi cố ý hoặc do lỗi vô ý xâm hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản , danh dự,

uy tín của pháp nhân Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại: “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại

trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ”

2 Ý nghĩa của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc

Trang 4

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bảo đảm công bằng xã hội , bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra, góp phần bảo đảm công bằng xã hội

Thứ ba, góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm nói chung gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng Ngoài người gây thiệt hại những người khác cũng

sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng chịu xử lý theo luật

3. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến quyền danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Giống nhau: đều là một loại trách nhiệm pháp lý, đây là thái độ của Nhà nước đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra Hơn nữa, đều là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng đối với người vi phạm phải chịu trách nhiệm

về hành vi của mình

Và đều là một loại trách nhiệm pháp lý nên chỉ phát sinh khi và chỉ khi dựa trên căn cứ do pháp luật quy định có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và có thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại

Khác nhau: ở chỗ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản phát sinh trong và ngoài hợp đồng còn trách nhiệm bồi thường do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm thì chỉ phát sinh ngoài hợp đồng Mặt khác, thiệt hại phải bồi thường do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm đó là vật chất và tinh thần, phải xin lỗi cải chính công khai, không thể chuyển giao quyền yêu cầu,

không thể thay đổi chủ thể Ngược lại thì bồi thường thiệt hại do xâm phạm về tài

Trang 5

sản chỉ bồi thường thiệt hại và có thể thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu hoặc chuyển giao nhiệm vụ

II. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh

dự, nhân phẩm, uy tín.

2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ Trên cơ sở quy định tại Điều 604

BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

 Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra do người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường

- Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút

do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

- Tuy nhiên, khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về danh dự,

uy tín, nhân phẩm của người khác thì thiệt hại được xác định như thế nào? Bởi vì về nguyên tắc không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang

Trang 6

giá như trong trao đổi và không thể phục hồi được Đây là những thiệt hại về tinh thần , là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung để quy ra tiền áp dụng được Việc giải quyết bồi thường bằng cách lấy một khoản tiền bỳ đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân Theo quy định tại Điều 307 BLDS

“người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại

 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Phải có hành vi gây thiệt hại và hành vi này bị pháp luật cấm, không cho phép thực hiện Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra

Với ý nghĩa là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý, hành vi trái pháp luật

là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với quy định của pháp luật Do đó những hành vi được pháp luật cho phép gây thiệt hại thì người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường Ví dụ do yêu cầu của nghề nghiệp phải gây thiệt hai, phòng vệ chính đáng… Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể

Hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động Hành động hay không hành động đều là những xử sự của con người, có ý chí của con người và được lí trí kiểm soát, gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vê Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại

Trang 7

 Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Lỗi là thái độ tâm

lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại Lỗi

là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung

và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là lỗi suy đoán khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự Vì trong trách nhiệm hình sự, hình thức và mức

độ lỗi có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội

Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại

có lỗi bất kể đó là lỗi vô ý hoặc cố ý Và việc xác định lỗi cố ý hoặc vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp để giảm mức bồi thường theo khoản 2 Điều 615,

Trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường do làm ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm bồi thường phát sinh ngay

cả khi người gây thiệt hại không có yếu tố lỗi

 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người bị gây thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường

2.2 Xác định thiệt hại trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Trang 8

Pháp luật Việt Nam cũng có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức Tại Điều 71 Hiến pháp năm

1992 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm… Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”

Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm là một quyền có tính cách tổng quát được quy định trong Hiến pháp chứ không chỉ thuần túy là một quyền dân sự, nhưng luật dân sự có nhiệm vụ cùng các ngành luật khác bằng những phương tiện riêng của mình góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, danh dự, uy tín của một tổ chức một khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.Cụ thể tại Điều 611là biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

“1 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do

danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất

về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần

do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”

Cụ thể, theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân

Trang 9

sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí cho tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có)

Về cách xác định thiệt hại do xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín: Nếu thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì việc xác định có thiệt hại xảy ra là vấn đề không mấy khó khăn tuy nhiên đối với thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm lại khó xác định Việc xác định thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thực chất là xác định những lợi ích vật chất mà người bị thiệt hại phải chi trả những thương tích về thể xác bị gây thiệt hại Căn cứ để xác định những thiệt hại về tinh thần luôn phức tạp vì tinh thần không phải là vật chất mà nó ở dạng vô hình không phụ thuộc về mặt không gian và thời gian Theo luật dân sự thì những tổn thất thực

tế được tính bằng tiền Tuy nhiên, việc giải quyết bằng cách bồi thường bằng một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ nhằm an ủi, động viên làm dịu

đi nỗi đau cho nạn nhân Vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người khi bị gây thiệt hại thì không phải là tài sản và không thể quy đổi ra bất kỳ hình thức vật chất nào, tài sản nào

Về mức bồi thường: Bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại có quyền thoả thuận về mức bồi thường; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về

Trang 10

danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút nếu trước khi bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút Đối với thiệt hại, trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bên bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần

Hình thức bồi thường: Hình thức là cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại, hình thức do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Đối với thiệt hại do bị xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm thì hình thức bồi thường mà Tòa án thường áp dụng đó là bồi thường bằng tiền do tính chất đặc biệt của loại thiệt hại này Các bên có thỏa thuận theo phương thức bồi thường một lần hoặc bồi thường nhiều lần tùy theo điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ thể

Các biện pháp cụ thể mà chủ thể bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm,

uy tín có thể lựa chọn để áp dụng là: yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải công nhận quyền của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành

vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, fax; hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền của mình Người bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền của mình Tuy nhiên, việc cá nhân, tổ chức áp dụng các biện pháp để tự bảo

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w