Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà tôi chọn để tìm hiểu trong đề tài nà
Trang 1MỞ ĐẦU VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Song đi kèm với thành tựu đó
là một số vấn đề bất cập trong đời sống xã hội mà một trong số đó là hiện tượng xâm phạm mồ mả Đây là hiện tượng xã hội tiêu cực, đáng lên án, được dư luận hết sức quan tâm Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là dolỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở cácđịa phương và các miền quê Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật
xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà tôi chọn để tìm hiểu trong đề tài này
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân Mồ mả của
cá nhân gắn liền với nhân thân người đó Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất
kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục, tôngiáo…những kẻ xâm phạm mồ mả của cá nhân một cách bất hợp pháp thì sẽ bịtrừng tri theo pháp luật Pháp luật nhà nước ta cũng luôn có những quy định quyđịnh nghiêm khắc nhằm bảo vệ mồ mả của cá nhân điều này được thể hiện thôngqua bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tại điều 246
BLHS năm 1999 đã quy định: “ 1 Người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những
vật dụng để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm 2 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Bộ luật dân sự là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về trách nhiệm bồithường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy
định: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người
khác phải bồi thường thiệt hại Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý
để hạn chế, khắc phục thiệt hại”.
Trang 2Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một trường hợp cụthể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự.
NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỒ MẢ
Trong gia đình người Việt Nam việc lo hương khói cho tổ tiên, chăm lo mồ
mả cho những người thân đã chết là một trong những phong tục truyền thống lâuđời, được truyền từ đời này sang đời khác và công việc đó như ăn sâu vào trongnếp nghĩ của mỗi con người như là một nghĩa vụ, là trách nhiệm vậy Việc xâycất mồ mả cho những người thân đã chết thể hiện sự tôn trọng, thể hiện tình cảmcủa người sống đối với người đã khuất và mong muốn người đã khuất "phù hộ độtrì" cho con cháu ăn nên làm ra
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất
bản Đà Nẵng xuất bản thì: "Mồ mả là nơi chôn cất người chết (trang 638)" Theo
định nghĩa này, mồ mả chỉ một địa điểm, một khu vực dùng để chôn cất ngườichết Nội hàm của khái niệm này bị bó hẹp, chưa bao quát được các trường hợpkhác như việc chôn cất hài cốt
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay cũng như các ngành luật khác chưa có kháiniệm mồ mả Tại nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3
năm 2008 về xây dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang có khái niệm "phần mộ cá
nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người (Khoản 4 Điều 2)".
Cần phân biệt khái niệm "mồ mả" với khái niệm "mộ", theo từ điển tiếng Việtthì "mộ (theo nghĩa thứ nhất) là nơi chôn cất, nơi chôn cất tượng trưng ngườichết, được đắp hoặc xây cao hơn xung quanh" Như vậy, trong một góc độ nào
đó, khái niệm "mộ" rộng hơn hái niệm "mồ mả" bởi mộ có thể hiểu là nơi chôncất tượng trưng, tức là hình thức thờ vong như trên; còn mổ mả thì không có hìnhthức này
Trang 3II XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠMMỒ MẢ
1 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Theo Điều 246 Bộ Luật hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1 Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
Và Điều 629 Bộ luật dân sự: Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
Căn cứ 2 điều luật trên, chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là cá nhân, tổ chức
Đối với cá nhân, khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005 đã quy đinh: “Người từ
đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường” Tuy nhiên trên thực tế khixét xử đối với người gây thiệt hại do xâm phạm về mồ mả từ đủ 18 tuổi trở lênchưa có việc làm, không có thu nhập, không có tài sản đáng kể và đang sốngchung với cha mẹ thì Tòa án vẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đốivới họ Trong quá trình giải quyết vẫn thừa nhận sự tự nguyện của cha mẹ ngườigây thiệt hại bồi thường thay cho con nhưng về mặt luật pháp thì không thể buộc
họ bồi thường
Trang 4“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản
đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Bộ luật này…” (khoản 2 Điều 606 BLDS) Trong cuộc sống người dưới mười lăm tuổi
phần lớn không có tài sản và sự tự lập về kinh tế Điều đó không có nghĩa là tất
cả những người này đều không có tài sản riêng mà thực tế có nhiều trường hợpngười này đã có tài sản riêng do được thừa kế, được cho tài sản Nhung về mặtpháp lý khi những người này gây thiệt hại thì cha mẹ vẫn là những người phải bồithường thay chỉ trừ khi việc bồi thường còn thiếu thì mới lấy tài sản riêng củacon bồi thường cho đủ
“Người từ đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản
của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha , mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”(khoản 2 Điều 606 BLDS).
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có
cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tàisản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộthì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường
Đối với các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Các tổ chức khi có hành vi xâm phạm mồ
mả mà gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sảncủa mình Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiêncứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác,doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Trang 52 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ dopháp luật quy định Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định các căn cứ làm phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, tuy nhiên chúng ta cóthể dựa trên những cơ sở phát sinh trách nhiệm được đề cập tại Điều 307 và 604
Bộ luật dân sự năm 2005 Theo đó có bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng, đó là các căn cứ về có thiệt hại xảy ra, hành vigây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tráipháp luật và thiệt hại xảy ra và có lỗi của người gây thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thuộc loại trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Xuất phát từ những quy định, những nguyêntắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng thì trách nhiêm bồi thườngthiệt hại do xâm phạm mồ mả cần thỏa mãn các điều kiện sau:
2.1 Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của
việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do
đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điềukiện khác Hành vi xâm phạm về mồ mả của cá nhân có thể gây ra thiệt hại vê vậtchất và tinh thần cho những người thân thích của cá nhân đó
Thiệt hại về vật chất: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là mất tài sản,
giảm sút giá trị tài sản, Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại
về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc; thu nhập thực tế bịmất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, đó có thể là tài sản bị huỷhoại hoặc bị hư hỏng, đánh cắp, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mấtnhững lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chếtrong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn
và khắc phục thiệt hại Ví dụ như việc một cá nhân nào đó có hành vi đào bới mồ
Trang 6mả của người đã chết để lấy cắp những vật dụng, đồ nữ trang quý giá chôn theongười chết Hay như việc thi công công trình của một doanh nghiệp nào đó đã cố
ý hay vô ý làm tổn hại đến mồ mả của người chết gây hư hỏng nghiêm trọng…Hậu quả của những hành vi này là làm cho tài sản bị mất, giảm sút, mất chi phísửa chữa, khắc phục thiệt hại do hành vi gây ra
Thiệt hại về tinh thần là sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bịgiảm sút hoặc mất đi uy tín, sự tín nhiệm, lòng tin, đây là những giá trị về mặttinh thần, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá và khôngthể khôi phục lại được Pháp luật quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thầnnhằm mục đích an ủi, động viên người bị thiệt hại, đồng thời cũng như là mộtbiện pháp nhằm giáo dục, ngăn chặn những người có hành vi trái pháp luật xâmphạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hành vi xâm phạm mồ mả sẽgây ra nỗi đau lớn về tinh thần cho những người còn sống, người thân thích củangười đã chết Chẳng hạn như một gia đình nào đó có người thân bị chết vì sétđánh và có kẻ đã đào bới mồ mả của người chết để chặt cánh tay nhằm khi đi ăntrộm không bị phát hiện, điều này sẽ gây ra một nỗi đau lớn về tinh thần chonhững người thân của người đã chết tổn thất về tinh thần không thể trị giá đượcbằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồiđược Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người phải chịu thiệt hại vềtinh thần cũng như một biên pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi tráipháp luật, Bộ luật dân sự quy định người xâm hại phải: “ bồi thường một khoảntiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thíchgần gũi của người đó phải gánh chịu”
2.2 Hành vi xâm phạm mồ mả của cá nhân là hành vi trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếuhành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi
đó không phải bồi thường thiệt hại Không thể có người gây thiệt hại khi không
Trang 7có hành vi gây thiệt hại.Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con ngườidiễn ra trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại tới các đối tượng đượcpháp luật bảo vệ Mỗi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể cho
dù cá nhân đó còn sống hay đã chết (trừ những trường hợp do pháp luật quy định)
và đây được coi là một quyền tuyệt đối của công dân Hành vi xâm phạm mồ mảluôn được xác định là hành vi trái pháp luật điều này thể hiện sự bảo vệ của phápluật đối với mồ mả của cá nhân
Thông thường, hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được thể hiện dưới những dạng hành động sau:
- Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả như di chuyển vị trí mồ mả mà không được sự đồng ý của thân nhân người đã chết; đào bới mồ mả; khai quật mồ mả trái pháp luật, trái với ý chí của những người thân thích của người chết,
- Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất uế tạp lên ngôi mộ hoặc xung quanh ngôimộ
- Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết, san lấp mồ mả, làm mất dấu tích của ngôi mộ, làm cho những người thân thích khồn xác định được vị trí của ngôi mộ đó
- Hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết, đập phá mồ mả, bia đá,
- Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xungquanh ngôi mộ,
2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Hành vi xâm phạm về mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tàisản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, đồng thời cũng là hành vixâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả
Người có hành vi cho dù bất kỳ mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác,hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, hài cốt,tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả
Trang 8Người có các hành vi sau là người xâm phạm đến mồ mả người khác tráipháp luật:
Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cánhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (trừ trường hợpphải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính người chết có xác, hàicốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó
Người có hành vi san phẳng mộ của người chết làm mất dấu tích của ngôi mộgây khó khăn cho việc tìm kiếm mộ của những người thân thích của người chết
và gây ra tổn thất nặng nề
2.4 Người gây thiệt hại có lỗi
Người nào xâm phạm mồ mả của người khác cho dù có lỗi cố ý hay vô ýcũng đều phải chịu trách nhiệm dân sự Điều 604 BLDS năm 2005 đã quy địnhrõ: “Người nào có lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự ,nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạmdanh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phảibồi thường”
Lỗi được coi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại do xâm phạm về mồ mả Con người phải chịu trách nhiệm khi họ
có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Bởi vậy, nhữngngười không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được coi
là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó Những người chưa có nănglực hành vi, mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, bịmất năng lực hành vi thì họ không phải chịu trách nhiệm Trong trường hợp trêncha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định củapháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục….được suy đoán là có lỗi khi khôngthực hiện các nghĩa vụ trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ
Trang 93 Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả.
3.1 Người có hành vi xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm về tài sản
Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm về mồ mả gây ra là những chi phíhợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tàisản liên quan đến mồ mả của người bị xâm hại về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm
là những chi phí hợp lý khác cho vệc xây dựng mồ mả Những vật liệu xây dựng
mồ mả thông thường gồm số gạch đất nung, đá nhân tạo , đá tự nhiên, cát, vôi, xi– măng,…đã bị xâm phạm mồ mả gây thiệt hại, xác định được bằng khoản tiềnbồi thường thiệt hại Bồi thường theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu bồithường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại) Tuy nhiên những chi phí khácnhư chi phí trả cho thầy cúng, cô đồng, gọi hồn, cúng tế…thì người xâm phạm
mồ mả không phải bồi thường
3.2 Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần của những người thân thích với người có mồ mả:
Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất
khả chuyển dịch của cá nhân có mồ mả mà còn xâm phạm đến tinh thần người thân thích của cá nhân có mồ mả Thi thể hay hài cốt của người chết không phải
là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khá thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là những khoản chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thệt hại Ngoài ra người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm Dó đó trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần được xác định như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật
bảo vệ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưngquyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm
Trang 10Thứ hai, những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm được
xác định theo quy định của pháp luật dân sự là sự tổn thất về mặt tinh thần Do đóviệc mồ mả của người thân họ bị xâm hại sẽ gây ra lo lắng, hoang mang, đau dớncho những người còn sống
3.3 Trách nhiệm của người do bị nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả của người khác.
Nếu xét theo hình thức lỗi hình thức lỗi thì hành vi đào nhầm mồ mả là hành
vi vô ý gây thiệt hại đến mồ mả của người khác Nhưng nếu xét theo hậu quả thìhành vi đào nhầm cũng là hành vi xâm phạm mồ mả do đó người có hành vi xâmhại mồ mả do nhầm lẫn cũng phải chịu trách nhiệm dân sự và phải bồi thườngthiệt hại do mình gây ra tùy theo mức độ của thiệt hại
4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Điều 605 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
2 Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình
3 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
4.1 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là buộcngười gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bịthiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị