Xã hôôi công dân và từng bước tiến của dân chủ

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị singapore (Trang 53)

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ CỦA SINGAPORE

3. Xã hôôi công dân và từng bước tiến của dân chủ

Trong môêt thời gian dài, xã hôêi công dân ở Singapore không được phát triển vì chính quyền sợ không thể đưa vị thần trở lại cái chai. Nhưng vào cuối những năm 1980, trước vô số những áp lực từ bên trong và bên ngoài. Chính quyền Singapore buôêc phải nới lỏng các hạn chế về xã hôêi công dân dù rất châêm rãi và thâên trọng.

Bước đi đầu tiên là viêêc Goh Chok Tong công bố thành lâêp Viêên Nghiên cứu chính sách (IPS) vào năm 1988. Về măêt hình thức, đó là môêt trung tâm nghiên cứu, nhưng thực chất đó là nơi diễn ra các cuôêc thảo luâên về các vấn đề trong giới trí thức và nghiên cứu chính sách. Từ đây, xã hôêi công dân Singapore có những bước phát triển mới. Sự thay đổi được đề xuất trong nghị trình về xã hôêi công dân có thể được giải thích là môêt đôêng thái thâên trọng theo hướng trao quyền cho các cấu trúc trung gian.

a. Các bước chuẩn bị cho sự phát triển của xã hô ôi công dân và trao quyền

Vào cuối những năm 1980, Singapore phải đối măêt với nhiều vấn đề phát triển. Trước hết là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân tôêc và chủ nghĩa toàn cầu. Vấn đề thứ hai là sự mâu thuẫn giữa dân chủ và tâêp trung. Trong khi truyền thống dân chủ đã cắm rễ sâu ở Singapore để tạo ra được sự đồng thuâên, quá trình ra quyết định vẫn phải luôn vâên hành trong khuôn khổ của tâêp trung. Sự đồng thuâên, nếu có thể đạt được hẳn phải rất khó khăn. Nhưng nếu không có sự đồng thuâên viêêc mở rôêng dân chủ dù theo hướng nào cũng sẽ đem đến rất nhiều xung đôêt. Trong điều kiêên đó, những người đứng đầu quốc đảo này đã giải quyết vấn đề này bằng cách viêên đến văn hóa để làm nên sự cố kết côêng đồng.

Ngày 6 tháng 1 năm 1991, chính quyền PAP đã công bố Sách trắng về giá trị, đề câêp các giá trị chung, là những yếu tố gắn kết người Singapore thành môêt quốc gia. Mục đích Sách trắng là nhằm tìm kiếm các giá trị chung mà tất cả đều có thể chia sẻ, bảo tồn các di sản của các côêng đồng khác nhau và bảo đảm mỗi côêng đồng đều được đánh giá cao và cảm nhâên được các phong tục của các côêng đồng khác. Năm giá trị chung được công bố trong Sách trắng gồm:

- Quốc gia có trước côêng đồng và xã hôêi cao hơn cá nhân; - Gia đình là cơ sở của xã hôêi;

- Côêng đồng hỗ trợ và tôn trọng cá nhân; - Đồng thuâên, không xung đôêt;

- Hòa hợp sắc tôêc và tôn giáo.

Ngoài các giá trị chung này, mỗi côêng đồng có thể thực hành các giá trị khác miễn là không xung đôêt với các giá trị của quốc gia.

Tuyên bố về các giá trị chung cốt lõi là nhằm khẳng định sự khác biêêt của Singapore và nhờ đó làm nản lòng sự cạnh tranh của các hêê thống chính trị phương Tây – nhất là chủ nghĩa đa nguyên. Tầm quan trọng về chính trị của văn kiêên này là nó đã mở ra khả năng cho PAP phác họa những thách thức đối với sự đồng thuâên dân tôêc hay các giá trị chung của người Singapore.

Bên cạnh viêêc công bố các giá trị chung, xây dựng văn hóa công dân là môêt trong những trọng tâm của Tầm nhìn Singapore thế kỷ XXI (S21), trong đó nhấn mạnh cần phải có những công dân hoạt đôêng tích cực để xây dựng đất nước và côêng đồng. Quyền công dân là sự thực hành chứ không phải là môêt trạng thái. Bản chất của “các công dân năng đôêng”, theo S21, chính là tư tưởng về các nhóm công dân chủ đôêng tham gia hợp tác với lĩnh vực tư và công để hỗ trợ viêêc thực hiêên chính sách công.

Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh năm 1997, Goh Chok Tong đã rất quan tâm đến ý kiến của người dân Singapore về môêt tương lai mà họ kỳ vọng đối với đất nước. Và ngay sau đó, Ủy ban S21 được thành lâêp do Teo Chee Hean đứng đầu với nhiêêm vụ tìm hiểu quan điểm của người Singapore. Ủy ban này gồm năm tiểu ban đã dành 18 tháng để tham khảo ý kiến của 6,000 công dân thông qua các cuôêc hôêi thảo, thảo luâên nhóm, khảo sát và thư điêên tử. Y tưởng quan trọng nhất được ủy ban trình lên Quốc hôêi chính là khuyến khích các

ý tưởng phong phú, đa dạng của các công dân, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của công dân nhiều hơn nhằm tăng cường sự ràng buôêc của công dân trong hêê thống và ý thức của họ về viêêc mình thuôêc về môêt côêng đồng. PAP coi sự tham gia của người dân có nghĩa là sự đối thoại hai chiều với các nhà hoạch định chính sách và yêu cầu các bôê, ngành và đơn vị thông tin được yêu cầu phải có cơ chế tự phản hồi, phải cởi mở và tiếp thu những ý tưởng và quan điểm của công dân, tăng cường chia sẻ thông tin. Công dân về phần mình sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin, khuyến khích tham gia tích cực, đăêc biêêt là ở cấp địa phương.

Kết quả là PAP đã thành công trong viêêc tạo ra các thế hêê công dân có trình đôê, năng lực và bản lĩnh, tôn trọng các giá trị chung và phấn đấu vì sự phát triển chung của đất nước. Đồng thời phấn đấu xây dựng PAP đáp ứng nhu cầu của các công dân với học vấn ngày càng cao. Các tổ chức xã hôêi xuất hiêên từ cuối những năm 1980 đến nay đã tránh được sự đối đầu. Họ đã thành công trong viêêc chỉ ra khe hở chính trị đồng thời nỗ lực tạo ra sự đồng thuâên chính trị thay cho sự đối đầu công khai.

b. Sự trưởng thành của xã hô ôi công dân và quá trình từng bước trao quyền cho người dân

Ngay khi Sách trắng về giá trị được công bố, xã hôêi công dân đã trở thành tâm điểm của nhiều cuôêc đấu tranh luâên giữa các nhà báo, các chính trị gia, các nhà nghiên cứu. Vào thời điểm này, Singapore tâêp trung vào hai sự kiêên quốc tế lớn: sự sụp đổ của phong trào xã hôêi chủ nghĩa ở Đông Âu và viêêc Trung Quốc tiếp tục duy trì mục tiêu xã hôêi chủ nghĩa. Cùng với nó là sự phát triển của xã hôêi công dân trong quá trình chuyển đổi ở các nước Đông Âu và những bất câêp của xã hôêi công dân Trung Quốc. Cuối cùng, Singapore thừa nhâên rằng nhiêêm vụ ban đầu trong viêêc xây dựng đất nước là tạo ra môêt nhà nước mạnh mẽ. Nhiêêm vụ quan trọng tiếp theo là tạo ra môêt xã hôêi công dân mạnh mẽ. Măêc dù xác định rõ ràng phải chuyển giao môêt phần trách nhiêêm cho người dân, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Singapore, câu hỏi đăêt ra là vai trò của nhà nước nên đến đâu và vai trò của các chủ thể phi nhà nước hay xã hôêi công dân nên ở mức đôê nào. Liêêu chính phủ có thể làm ít đi và liêêu người dân có thể làm nhiều hơn? Và liêêu chính phủ có làm ít đi và liêêu người dân có muốn làm nhiều hơn?

Về măêt lợi ích, hẳn không chính phủ nào muốn làm ít đi trong khi người dân hoàn toàn có thể và muốn làm nhiều hơn. Nhưng Singapore, với trình đôê phát triển hiêên có không còn sự lựa chọn. Măêc dù Goh Chok Tong và nhóm của ông

khi đó nói đến mong muốn có môêt Singaore “tốt hơn và nhẹ nhàng hơn”, nhưng đằng sau lý do đó là môêt hiêên thực quan trọng rằng ngày càng nhiều người Singapore có giáo dục đã nhâên thấy những hạn chế chính trị – xã hôêi của đất nước đang trở nên rất ngôêt ngạt. Người Singapore khi đó đã đi khắp thế giới, đã làm viêêc dài hạn ở nhiều quốc gia phát triển khác và cũng đã có người cảm thấy gắn bó nhiều hơn môêt côêng đồng. Những người Singapore có thể rời bỏ đất nước này nếu thấy mình không được tham gia. Thiếu sự gắn kết, các công dân chỉ coi nước mình như môêt khách sạn chứ không phải gia đình, nhưng Singapore không thể biến khách sạn thành gia đình chỉ đơn giản bằng cách ngăn cản không cho những người khách rời đi.

Công nghêê truyền thông phát triển mạnh, người Singapore cầu toàn hơn, trình đôê giáo dục cao hơn, đi lại nhiều hơn và nhâên thức vấn đề tốt hơn. Các hôê gia đình, các doanh nghiêêp, trường học, thư viêên cơ quan chính phủ và chính quyền theo luâêt định được tất cả các trang điêên tử liên kết với nhau để tạo điều kiêên thuâên lợi cho kinh doanh, mua sắm và các giao dịch thương mại khác, cũng như các dịch vụ truyền hình cáp và Internet. Mạng lưới Singapore ONE đã được bổ sung bởi môêt mạng lưới thông tin liên lạc không dây để truy câêp máy tính di đôêng với các dịch vụ minh bạch thông tin. Internet là môêt cơ chế xã hôêi công dân ngày càng quan trọng trong viêêc cung cấp thông tin và thúc đẩy các quan điểm và ý kiến khác nhau. Mức đôê sử dụng trang web của chính phủ cũng không ngừng tăng lên. Trong tháng 6 – 2001, internet gov.sg đã thu hút 58 018 người tham gia, với 683 750 lượt truy cập. Đến cuối năm 2012, các cổng thông tin của chính phủ (www.citizen.gov.sg) đã nhận được 4.2 triệu lượt truy cập trung bình mỗi tháng và theo cuộc khảo sát toàn cầu trong cùng năm. Singapore đứng thứ ba, sau Thụy Điển và Na Uy về chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng là chính phủ nhận ra rằng nó đã tự mở rộng quá mức trong nỗ lực quản lý tất cả khía cạnh của xã hội, và điều này là không khả thi trong bối cảnh toàn cầu hóa phức tạp và thay đổi nhanh chóng, Bên cạnh đó, Singapore muốn được tư vấn thêm về chính sách công, đặc biệt trước khi chính sách được công bố công khai, chứ không chỉ là thông tin phản hồi sau khi thực hiện. Việc mở rộng không gian cho xã hội công dân chỉ còn là chuyện sớm muộn.

Chính phủ PAP đã cố gắng thay đổi thái độ của mình về xã hội công dân. B.G. Lee giải thích rằng “Chính phủ đang thay đổi cách tiếp cận của các bộ, ngành. Chúng tôi muốn cởi mở hơn trong việc chấp nhận và thu hút các thông tin từ

phía công chúng… Câu hỏi là chính phủ nên làm gì nếu một thách thức chính trị xuất phát từ một nơi nào đó khác chứ không phải từ chính đảng đối lập, mà đôi khi sẽ là như vậy. Đây là vấn đề phán xét – nếu phản ứng là quá khắc nghiệt và mang tính phòng thủ, chính phủ có nguy cơ bị xa lánh và mất đi sự ủng hộ. Mặt khác, chấp nhận tất cả những lời chỉ trích như là những phản hồi mang tính xây dựng sẽ là ngây thơ.”

Trong điều kiện như vậy, chính phủ hẳn sẽ không muốn làm nhiều hơn, mặc dù có thể có động cơ để làm nhiều hơn. Và xã hội công dân ở Singapore bắt đầu có những cơ hội để phát triển.

Về Dự án xã hội công dân, PAP khởi động dự án xã hội công dân bằng việc nới lỏng sự kiểm soát trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giảm bớt các kiểm duyệt trong các ấn phẩm văn hóa và trông mong sự cởi mở đó sẽ dần sang các hoạt động khác. Nhưng các cuộc tranh luận chính trị lại không cởi mở bao nhiêu, bầu không khí sợ hãi vẫn bao trùm lên tự do ngôn luận do hàng loạt các đạo luật kiểm soát dân chủ như Luật an ninh nội địa hay Luật đăng ký, đến mức PAP đã từng băn khoăn không biết những việc đang làm có phải là sai lầm hay không. Tuy nhiên, mức độ khắt khe của PAP đối với các tổ chức xã hội công dân có giảm đi và nó đồng nghĩa với việc không gian của xã hội công dân được mở rộng hơn.

Mặc dù sự phát triển của xã hội công dân ở Singapore không thuận buồm xuôi gió trong khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra sau bài phát biểu của Yeo hai tháng, PAP đã không giành được kết quả như mong đợi. Và một kết luận được rút ra là sự cởi mở về văn hóa và chính trị không mang về số phiếu cao hơn. Thực tế là những người theo nền giáo dục Trung Quốc truyền thống đã không mấy hào hứng với việc mở rộng không gian cho các tổ chức xã hội công dân và hướng sự ủng hộ của mình sang phía khác. Xã hội công dân lại một lần nữa bị bỏ rơi.

Nhưng sau thành công của PAP trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997, trong S21, xã hội công dân được xác định là một yếu tố quan trọng để khai thác tài năng và năng lượng của nhân dân, điều này đã mang lại cho Singapore ý nghĩa lớn hơn của sự tham gia và tăng cường trách nhiệm đối với hệ thống. Thiện chí của PAP đối với xã hội công dân không phải là không có bằng chứng. Tại cuộc Tổng tuyển cử năm 1997, Bàn tròn – một trong hai tổ chức xã hội công dân lớn nhất vào thời điểm đó, đã vạch trần các chiến thuật của PAP nhằm liên kết lợi thế trong HDB để nâng cao số phiếu. Đó là một đòn đau đối với PAP, nhưng thực tế là không có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra đối với Bàn tròn.

Nhận thấy các tổ chức xã hội, các hiệp hội chưa có sự kết nối và phối hợp trong các hoạt động, tháng 11 – 1988, Ủy ban Công tác (TWC) mạng được một số nhà hoạt động xã hội công dân thành lập để tìm các liên kết và tăng cường sự ràng buộc giữa các nhóm và các hoạt động xã hội công dân, nhằm thúc đẩy xã hội công dân không mang tính chính trị đi xa hơn.

Một bước tiến tượng trưng quan trọng của xã hội công dân Singapore là việc chính phủ quyết định cho phép thành lập Góc người phát ngôn (Speaker Coner) tại Công viên Hong Lim tháng 9 – 2000. Người phát ngôn có thể nói chuyện về bất kỳ chủ đề nào, nhưng không khơi dậy cảm giác thù địch chủng tộc hoặc tôn giáo. Thời gian mỗi ngày từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Người phát ngôn có thể công bố công khai các tài liệu trước đó, không giới hạn về số lượng người tham gia phát ngôn (ngay cả cùng một thời điểm), thời lượng bài phát biểu, và người phát ngôn có thể tranh luận với khán, thính giả bằng một trong bốn ngôn ngữ chính thức. Mặc dù sau cuộc biểu tình, của khoảng 50 người thuộc phe đối lập (Trung tâm Singapore mở và Trung tâm tư tưởng) tháng 12 năm 2000 nhân ngày Quốc tế Nhân quyền và việc một tổ chức đã lợi dụng Góc người phát ngôn để phản đối Luật an ninh nội địa, hoạt động của Góc người phát ngôn bị hạn chế hơn. Góc người phát ngôn vẫn là một thành công của các nhà hoạt động xã hội công dân và thành công của chính phủ trong việc mở rộng ranh giới tự do ngôn luận mà không có sự hỗn loạn.

Hàng loạt các tổ chức xã hội công dân mới được lập ra và ít nhiều có ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ. Báo cáo S21 đề cập việc thiết lập Trung tâm tình nguyện quốc gia để tăng cường phong trào tình nguyện ở Singapore. Thủ tướng chính phủ thừa nhận chỉ một kênh đưa các công dân tích cực vào Tổ chức phúc lợi tự nguyện (Voluntary Welfare Organization – VWOs) sẽ không đủ, và đã nói rằng chính phủ sẽ cho phép một số lực lượng ngày càng tăng của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các tổ chức phi chính phủ này có nguồn gốc độc lập đã bắt đầu xuất hiện và tạo ra không gian của riêng mình. Ở đó, họ đã đại diện cho lợi ích một số cử tri và cũng đã đạt được một mức độ của mối quan hệ với chính phủ, trong vai trò của tư vấn. AMP (Hiệp hội chuyên gia Hồi giáo) và Bàn tròn, là hai tổ chức hoạt động khá thành công và có sự hợp tác của chính phủ. AMP và Bàn tròn duy trì sự tồn tại của xã hội công dân Singapore bằng cách đưa ra các mối quan tâm về chính trị và chính sách của người dân và các thành viên đến bàn làm việc của PAP. AMP đã đóng góp cho sự phát triển của xã

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị singapore (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w