Tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp Singapore

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị singapore (Trang 29)

II. HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP SINGAPORE

3. Tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp Singapore

a. Chế định Chính phủ

Chế định Chính phủ được Hiến pháp Singapore quy định ở Phần 4 với việc bắt đầu từ Chương 1: Tổng thống, Chương 2: Quyền hành pháp.

Về Tổng thống Singapore: Điều 17 Hiến pháp Singapore quy định: Tổng thống Singapore là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là người sử dụng và thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được Hiến pháp này và các luật thành văn khác trao cho Tổng thống.

Tổng thống được công dân của Singapore bầu ra theo luật do cơ quan lập pháp ban hành.

Tổng thống được bầu thông qua một cuộc bầu cử tổng thống. Hiến pháp quy định một cách cụ thể về cách thức chỉ định tổng thống như sau:

- Trong trường hợp khuyết chức vụ tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ của người đang giữ chức vụ và lệnh bầu cử tổng thống chưa được ban hành trước khi khuyết chức vụ hoặc nếu đã được ban hành mà đã bị hủy bỏ - trong phạm vi sáu tháng sau này chức vụ tổng thống bị khuyết, hoặc:

- Trong bất kỳ trường hợp nào khác – không quá ba tháng trước ngày nhiệm kỳ tổng thống kết thúc.

Tiêu chuẩn để trở thành tổng thống cũng được Hiến pháp Singapore quy định một cách rõ ràng nguyên tắc cũng nhý các ðiều kiện cần và ðủ về nãng lực ðảm nhiệm các chức vụ tổng thống.

Về nguyên tắc, Điều 19, Hiến pháp Singapore quy định: “không ai được bầu cử là tổng thống trừ khi người đó đủ tiêu chuẩn để bầu cử theo các quy định của Hiến pháp này”.

Về tiêu chuẩn cứng của ứng viên tổng thống: Một là công dân Singapore;

Hai là độ tuổi không dưới 45;

Ba là phù hợp với tiêu chuẩn quy định ở Điều 42 khoản 2 về tiêu chuẩn ứng cử viên nghị viện.

Về các trường hợp không đủ điều kiện ứng cử tổng thống được quy định tại Điều 45, Hiến pháp Singapore như sau: là hoặc đã bị phát hiện hay bị tuyên bố là bệnh tâm thần; là người bị phá sản chưa được phục quyền; giữ một chức vụ có hưởng lợi; đã được đề cử để bầu cử vào Nghị viện hoặc chức vụ tổng thống hoặc đã thực hiện vai trò của người đại diện bầu cử cho một người được đề cử mà không gửi bất kỳ bản thống kê các chi phí bầu cử nào trong thời hạn và theo thể thức được pháp luật quy định; đã bị Tòa án Malaysia hay Singapore kết án và bị phạt tù không dưới một năm hoặc bị phạt tiền không dưới 2000 dollar và chưa được xóa án hoàn toàn.

Về quyền hành pháp: Điều 23, Hiến pháp Singapore quy định: Quyền hành pháp của Singapore được trao cho tổng thống và có thể được tổng thống, nội các hoặc bất kỳ bộ trưởng nào được nội các ủy quyền thực hiện theo các quy định của Hiến pháp này. Cơ quan lập pháp có thể ban hành luật trao các chức năng hành pháp cho những người khác.

Về nội các, theo Hiến pháp Singapore thì Chính phủ Singapore là chính phủ có nội các. Ở Singapore, nội các gồm có thủ tướng và các bộ trưởng khác có thể được bổ nhiệm theo Điều 25. Nội các chịu sự chỉ đạo và điều hành chung của Chính phủ và sẽ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện.

Về thủ tướng và bộ trưởng, Hiến pháp ở Singapore quy định về chế độ bổ nhiệm thủ tướng tại Điều 25. Cụ thể: “Tổng thống sẽ bổ nhiệm một nghị sĩ làm thủ tướng mà theo đánh giá của tổng thống người đó có thể đạt được sự tín nhiệm đa số của các nghị sĩ và theo ý kiến tư vấn của thủ tướng, bổ nhiệm các bộ trưởng trong số các nghị sĩ.

Việc triệu tập và chủ tọa trong nội các phụ thuộc vào việc triển khai theo các thẩm quyền và ý chí của thủ tướng. Một trong những nguyên tắc nêu trong Hiến pháp Singapore về thẩm quyền của thủ tướng rất lớn. Đó là quyền triệu tập nội các, các quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của nội các. Đồng thời hiến pháp cũng có quy định hết sức linh hoạt cho thủ tướng. Đó là ủy quyền một cách chủ động cho một bộ trưởng nào đó thay mặt thủ tướng chủ trì phiên họp.

Việc bầu cử tổng thống, theo ý kiến tư vấn của thủ tướng có thể bằng văn bản có dấu của nhà nước bổ nhiệm các viên chức cao cấp của nghị viện từ các nghị viện để trợ giúp các bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của họ. Tổng công tố: chức vụ tổng công tố được xác lập và tổng thống trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình nếu đồng ý với ý kiến tư vấn của thủ tướng, sẽ bổ nhiệm tổng công tố trong số những người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm là thẩm phán của Tòa án tối cao. Trong trường hợp cần bổ nhiệm chức vụ tổng công tố mà không phải vì lý do người giữ chức vụ đó chết hoặc bị miễn nhiệm theo khoản (6), thủ tướng trước khi tư vấn cho tổng thống theo khoản (1) phải tham khảo ý kiến người đang giữ chức vụ tổng công tố. Hoặc nếu chức vụ đó khuyết thì tham khảo ý kiến của người vừa thôi chức vụ đó, và thủ tướng trong từng trường hợp trước khi tư vấn cho tổng thống, sẽ tham khảo ý kiến của chánh án Tòa án tối cao và chủ tịch Ủy ban Công vụ. Thủ tướng không bị buộc phải tham khảo ý kiến của bất kỳ người nào theo khoản 2 (điều 35 Hiến pháp), nếu thủ tướng có căn cứ cho rằng vì lý do người đó không đủ khả năng về thể chất hoặc tinh thần, hoặc vì lý do khác nên không thể tham khảo ý kiến của người đó được. Tổng công tố có thể được bổ nhiệm có thời hạn, và nếu được bổ nhiệm có thời hạn , theo khoản (6), khi hết thời hạn này tổng công tố sẽ thôi chức vụ của mình theo quy định trên, nhưng sẽ giữ chức vụ cho đến 60 tuổi. Tổng thống, trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, nếu đồng ý với ý kiến tư vấn của thủ tướng, có thể cho phép tổng công tố đã đến 60 tuổi vẫn giữ chức vụ trong một thời hạn được ấn định mà tổng công tố và chính phủ có thể đã thỏa thuận. Không có hoạt động nào của tổng công tố bị xem là vô hiệu chỉ

với lý do tổng công tố đã đạt đến độ tuổi mà theo đó tổng công tố đã được yêu cầu thôi giữ chức vụ của mình theo điều luật này.

Tổng công tố có thể bị tổng thống miễn nhiệm khỏi chức vụ, nếu tổng thống trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình đồng ý với đề nghị của thủ tướng. Nhưng thủ tướng sẽ không đề nghị miễn nhiệm trừ trường hợp tổng công tố không thể đảm nhiệm được chức vụ (dù với lý do không đủ khả năng về thể chất hoặc tinh thần hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác) hoặc vì hạnh kiểm xấu và trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan tài phán gồm có chánh án và hai thẩm phán của Tòa án tối cao được chánh án tòa án tối cao chỉ định nằm trong mục đích đó.

Nghĩa vụ và thẩm quyền đặc biệt của tổng công tố được Hiến pháp Singapore quy định:

- Tổng công tố có nghĩa vụ tư vấn cho chính phủ về các vấn đề pháp lý và các nghĩa vụ có tính chất pháp lý và thực hiện các nghĩa vụ có tính chất pháp lý khác có thể được tổng thống hoặc nội các tham vấn hoặc giao nhiệm vụ theo thường lệ và có nghĩa vụ thực hiện các chức năng được Hiến pháp này hoặc bất kỳ luật thành văn nào khác quy định;

- Tổng công tố có thẩm quyền, có thể thực thi trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, khởi tố, tiến hành tố tụng hoặc đình chỉ bất kỳ vụ án nào đối với bất kỳ tội phạm nào. Trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, tổng công tố có quyền tham dự và có quyền ưu tiên hơn bất kỳ người nào khác có mặt tại bất kỳ tòa án hoặc cơ quan tài phán nào ở Singapore;

- Tổng công tố sẽ được trả lương và các khoản trợ cấp, có thể được xác định theo thường lệ, lương và các khoản trợ cấp đó sẽ được thanh toán và chi trả từ Quỹ ngân khố.

b. Chế định cơ quan lập pháp của Singapore

Quyền lập pháp của Singapore được trao cho cơ quan lập pháp gồm có tổng thống và Nghị viện

Về Nghị viện, Điều 39, Hiến pháp Singapore quy định Nghị viện gồm có:

(a) Các nghị sĩ do bầu cử theo quy định được bầu cử tại cuộc tổng tuyển cử theo các khu vực bầu cử được cơ quan lập pháp ban hành luật quy định;

(b) Các nghị sĩ khác, không quá sáu người, được gọi là nghị sĩ không theo khu vực bầu cử có thể được cơ quan lập pháp quy định trong bất kỳ đạo luật nào về bầu cử nghị viện nhằm bảo đảm số lượng tối thiểu các nghị sĩ của đảng hoặc các đảng chính trị không thành lập chính phủ có đại diện trong nghị viện; và (c) Các nghị sĩ khác, không quá chín người, gọi là nghị sĩ chỉ định, có thể được tổng thống bổ nhiệm theo các quy định của Phụ lục thứ tư.

Hiến pháp Singapore khẳng định sự tham gia của các nghị sĩ ngoài khu vực bầu cử hoặc chỉ định nếu không bỏ phiếu tại khu dân cư. Đó là các vấn đề liên quan đến dự luật sửa đổi Hiến pháp, dự toán ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách bổ sung. Dự luật thuế theo quy định tại Điều 68.

Điều 58, Hiến pháp Singapore quy định quyền ban hành luật của cơ quan lập pháp sẽ được thực hiện bằng các dự luật được nghị viện thông qua và được tổng thống chấp thuận.

Một dự luật sẽ trở thành luật khi được tổng thống chấp thuận và luật đó sẽ có hiệu lực vào ngày công bố trong công báo, hoặc vào ngày khác nếu được quy định tại luật đó hay tại một luật khác có hiệu lực ở Singapore.

Theo các quy định của Hiến pháp này và quy chế của Nghị viện, bất kỳ nghị sĩ nào cũng có thể trình dự luật hoặc đề xuất bất kỳ vấn đề gì để thảo luận ở Nghị viện hoặc có thể trình bất kỳ kiến nghị nào ra Nghị viện, những dự luật, đề xuất và kiến nghị này sẽ được thảo luận và xem xét như nhau theo Quy chế của Nghị viện Dự luật hay bản sửa đổi quy định (trực tiếp hay gián tiếp) đối với việc áp đặt hoặc tăng bất kỳ loại thuế nào hoặc bãi bỏ, giảm hay miễn bất kỳ một khoản thuế hiện hành nào; việc vay tiền hay cam kết bất kỳ việc bảo đảm nào của Chính phủ, hoặc sửa đổi luật liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Chính phủ; việc lưu giữ của Quỹ Ngân khố, việc chi trả bất kỳ khoản tiền nào của Quỹ Ngân khố hoặc bãi bỏ hay sửa đổi bất kỳ khoản tiền nào mà Quỹ Ngân khố chi trả.

c. Quyền tư pháp

* Điều 94, Hiến pháp Singapore quy định rất cụ thể: “Quyền tư pháp ở Singapore được trao cho Tòa án tối cao và cho các tòa án cấp dưới có thể được bất kỳ luật thành văn nào đang có hiệu luật quy định.

Tất cả các khiếu nại liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống sẽ được xem xét và quyết định bởi chánh án hoặc một thẩm phán của Tòa án tối cao do chánh án chỉ định để giải quyết việc này (trong Hiến pháp này sẽ gọi là thẩm phán về bầu cử).

Thẩm phán về bầu cử có quyền xem xét, quyết định và ban hành các lệnh theo quy định của pháp luật về khiếu nại liên quan đến việc bầu cử tổng thống; quyết định của thẩm phán về bầu cử trong trường hợp này là quyết định cuối cùng; Trình tự và việc thực hiện khiếu nại có liên quan đến bầu cử tổng thống sẽ được điều chỉnh bởi các quy tắc có thể do Ủy ban Quy chế được thành lập và bổ nhiệm theo Điều 80 Luật tòa án tối cao (Luật số 322) ban hành.

* Tổ chức của Tòa án tối cao:

- Tòa án tối cao gồm có Tòa phúc thẩm và Tòa án cấp cao có thẩm quyền và quyền hạn được quy định tại Hiến pháp này hoặc bất kỳ luật thành văn nào khác.

- Chức vụ thẩm phán Tòa án tối cao không bị bãi bỏ trong suốt thời gian giữ chức vụ.

- Người có đủ điều kiện để bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án tối cao hoặc người đã thôi giữ chức vụ thẩm phán Tòa án tối cao có thể được bổ nhiệm làm chánh án theo quy định tại Điều 95, hoặc có thể làm thẩm phán Tòa án cấp cao hay thẩm phán Tòa án phúc thẩm nếu được cho mục đích đó (khi cần thiết) phù hợp với Điều 95 và người đó sẽ đảm nhiệm vị trí đó theo một hoặc các nhiệm kỳ như tổng thống, nếu tổng thống, trong phạm quy thẩm quyền tự quyết định của mình, đồng ý với ý kiến tư vấn của Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án tối cao toàn quyền quyết định công việc, tổng thống, trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, nếu đồng ý với ý kiến tư vấn của thủ tướng, có thể bổ nhiệm người có đủ điều kiện bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao trở thành cao ủy tư pháp của Tòa án tối cao theo quy định của Điều 95 trong một hoặc một số thời gian mà tổng thống thấy thích hợp; và cao ủy tư pháp được bổ nhiệm theo quy định này, trong một hoặc một số loại vụ việc có thể được chánh án quy định, có thể thực thi các quyền và thực hiện các chức năng của thẩm phán Tòa án cấp cao. Bất kỳ các công việc gì do cao ủy tư pháp tiến hành khi thực hiện các chức năng theo các điều kiện bổ nhiệm sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực giống như do thẩm phán của Tòa án cấp cao thực hiện và liên quan đến việc thực hiện quyền và nhiệm vụ đó, cao ủy tư pháp sẽ có các quyền và được hưởng sự miễn trừ như Thẩm phán của Tòa án cấp cao.

Trong phạm vi khoản (4), tổng thống có thể bổ nhiệm người có đủ điều kiện bổ nhiệm thẩm phán của Tòa án tối cao làm cao ủy tư pháp để xét xử và quyết định chỉ đối với một vụ việc cụ thể.

* Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao

- Chánh án, thẩm phán Tòa phúc thẩm và Thẩm phán Tòa án cấp cao sẽ được tổng thống bổ nhiệm, nếu tổng thống trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, đồng ý với ý kiến tư vấn của thủ tướng.

- Trước khi tư vấn về việc bổ nhiệm thẩm phán mà không phải là chánh án theo quy định tại khoản 1, thủ tướng sẽ tham vấn chánh án Tòa án tối cao.

Điều luật này sẽ được áp dụng đối với việc chọn một người làm thẩm phán Tòa án cấp cao hay thẩm phán Tòa án phúc thẩm theo quy định tại Điều 94 (3) và đối với việc bổ nhiệm cao ủy tư pháp của Tòa án tối cao theo Điều 94 (4) giống như là điều luật này áp dụng để bổ nhiệm thẩm phán Tòa án cấp cao mà không phải là chánh án.

* Tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao:

Một ngưởi có đủ điều kiện để bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao nếu người đó có tổng thời gian không dưới 10 năm và là người có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 của Luật về nghề nghiệp (Luật số 161) hoặc là thành viên của ngành công vụ pháp luật Singapore, hoặc cả hai.

* Tuyên thệ nhậm chức của thẩm phán và cao ủy tư pháp của Tòa án tối cao: Chánh án và từng người được bổ nhiệm hoặc được chỉ định làm thẩm phán của Tòa án cấp cao hoặc thẩm phán Tòa phúc thẩm hoặc được bổ nhiệm là cao ủy tư pháp của Tòa án tối cao. Trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải tuyên thệ chức vụ trước tổng thống theo hình thức quy định tại Phụ lục thứ nhất.

- Không phụ thuộc vào khoản 1, cao ủy tư pháp được bổ nhiệm theo Điều 94 (5) để xét xử và giải quyết một vụ việc cụ thể không cần phải tuyên thệ nhậm chức

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị singapore (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w