Khái niệm pháp luật quốc tế Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự
Trang 1MỤC LỤC
II Bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và
1 Vai trò của Liên hợp quốc trong hoạt động xây dựng khung pháp
1.1 Hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của Liên hợp quốc 3
1.2 Hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp của Liên hợp quốc 5
1.2.2 Bảo trợ để kí kết điều ước quốc tế 5
1.2.3 Tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế 6
2 Vai trò của Liên hợp quốc trong hoạt động đảm bảo thực thi
2.1 Lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện điều ước quốc
1
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU
Tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống quốc tế trong hơn 60 năm qua Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc trong hơn 60 năm qua là rất đáng kể Đặc biệt trong kỷ nguyên văn minh và toàn cầu hóa hiện nay, LHQ càng khẳng định vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế hiện đại, khả năng hướng tới một tổ chức siêu quyền lực trên thế giới
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh về mọi mặt của các quốc gia trên thế giới, các quan hệ công pháp quốc tế cũng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn về mọi mặt Vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế, trong đó cấp thiết hơn cả là hoạt động xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật Trong gần 60 năm qua, LHQ luôn khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế
B NỘI DUNG I- Một số vấn đề khái quát chung
1 Khái niệm pháp luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Đó là những nguyên tắc và quy phạp áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiệt lập quan
hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau 1
Pháp luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Luật quốc tế cổ đại, luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại
Việc xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế luôn là vấn đề cấp thiết trong quan
hệ quốc tế Các quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế đều đang cùng nhau nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế Trong đó không thể không nhắc đến vai trò to lớn của LHQ đối với việc xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế
2 Khái quát về Liên hợp quốc
Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức quốc tế được thành lập từ sau thế chiến thứ II Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, hiện nay, LHQ có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất Với mục đích thành lập
1 Giáo trình Luật quốc tế Trường đại học Luật Hà Nội Tr8
Trang 3của mình, LHQ đã góp một phần rất lớn trong việc xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế và đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước
Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính gồm: Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa
án quốc tế và Ban Thư ký Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)
II Bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và đảm bảo thực thi
pháp luật quốc tế
Kể từ khi thành lập cho tới nay, LHQ đã thể hiện được vai trò của mình một cách rất
rõ ràng đối với quốc tế LHQ đã thông qua rất nhiều Điều ước, Công ước, Hiệp định,… Những hoạt động xây dựng và đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế của LHQ được thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào việc thúc đẩy việc hợp tác, cùng phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới
1 Vai trò của Liên hợp quốc trong hoạt động xây dựng khung pháp luật quốc tế 1.1 Hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của Liên hợp quốc
Để xây dựng và hoàn thiện hế thống pháp luật quốc tế, không thể không nhắc đến những hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của LHQ LHQ tham gia các cuộc đàm phán
về kí kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận các tập quán quốc tế.
1.1.1 Kí kết điều ước quốc tế.
Ký kết điều ước là một quá trình phức tạp, nó chỉ diễn ra khi các bên tham gia được
thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng vá dứt khoát Đó là sự gặp gỡ của các bên về các vấn đề của điều ước Do đó, để có thể đạt được kết quả là việc ký kết điều ước các bên phải vượt qua nhiều giai đoạn với nhiều thủ tục khác nhau như: đàm phán để đi đến soạn thảo điều ước và các thủ tục ký cũng như nhiều thủ tục khác nhằm làm cho điều ước phát sinh hiệu lực
Liên hợp quốc là một thực thể được thừa nhận có năng lực kí kết điều ước quốc tế.
Năng lực kí kết điều ước quốc tế là một vấn đề hết sức quan trọng trong luật quốc tế do tính chất liên quan chặt chẽ của nó với việc xác định quyền năng chủ thể vì chỉ có chủ thể của luật quốc tế mới có năng lực này
Thông thường, trong quan hệ với quốc gia, LHQ kí kết các điều ước quốc tế ở dạng các thỏa thuận về trụ sở của tổ chức (Ví dụ: thỏa thuận được kí kết giữa LHQ và Mỹ về trụ
sở của LHQ ngày 26 tháng 6 năm 1947; Thỏa thuận của trụ sở của LHQ và Thụy Sĩ tháng 6
3
Trang 4năm 1946…); hoặc các thỏa thuận về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan của tổ chức quốc tế và thành viên của các cơ quan đó đặt trên lãnh thổ các quốc gia Hội đồng bảo
an LHQ trên cơ sở của Điều 43 Hiến chương, có quyền kí kết các thỏa thuận cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế với một hoặc một nhóm các quốc gia thành viên nhằm thành lập các lực lượng vũ trang quốc tế, cung cấp sự yểm trợ và mọi phương tiện khác cho lực lượng này
Trong quan hệ quốc tế, LHQ đã kí kết được nhiều văn bản pháp luật quan trọng
Chẳng hạn như về lĩnh vực biển, LHQ đã ký kết: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp,
có hiệu lực vào ngày 10/9/1964; Công ước về thềm lục địa, có hiệu lực vào ngày 10/6/1964;
Công ước về hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 30/9/1962; Công ước về nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 20/3/1966 Tại Hội nghị
về luật biển của LHQ lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973, Công ước Liên hợp quốc về luật biển
đã được hình thành, sau nhiều lần chỉnh sửa, cho đến năm 1982 đã chính thức kí kết Công ước Luật biển 1982 là một bộ các quy định về sử dụng biển và đại dương trên thế giới Việc kí kết điều ước sẽ tạo ra những hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề trong tình hình thế giới LHQ với tư cách là chủ thể của luật quốc tế có quyền kí kết các điều ước quốc tế và có nghĩa vụ phải thực hiện theo các điều ước đã kí với quốc gia, các tổ chức quốc
tế khác
1.1.2 Chấp nhận các tập quán quốc tế.
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật Điều 38, Khoản 1, Điểm b, Quy chế Tòa án Quốc tế quy định 2 yếu tố hình thành tập quán quốc tế là
sự áp dụng thường xuyên của quốc gia và được thừa nhận là quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris) Và như thế, việc chấp nhận các tập quán quốc tế của các Tổ chức quốc tế, trong đó có LHQ, sẽ có vai trò vô cùng quan trọng làm hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật quốc tế
Có thể minh chứng thông qua ví dụ sau đây Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ song phương về môi trường được hình thành từ phán quyết trọng tài đối với tranh chấp Trail Smelter 2 năm 1941 “không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác” Nguyên tắc này được mở rộng và nhấn mạnh trong Tuyên bố của LHQ về môi trường và phát triển được thông qua tại Stockholm “các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm những hoạt động trong phạm vi quyền hạn và kiểm soát của mình không gây tác hại gì đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của những khu ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia” (Nguyên tắc 2) Một loạt các văn bản quốc tế, cả cưỡng chế lẫn khuyến nghị, đều ghi
Trang 5nhận nguyên tắc này Từ đó, nghĩa vụ của quốc gia thông báo cho quốc gia khác về hiểm họa môi trường cũng được thừa nhận, về bản chất, là một quy tắc tập quán Sau khi xuất hiện ở rất nhiều văn bản, cả khuyến nghị lẫn cưỡng chế, năm 1982, Công ước Luật biển đã chính thức ghi nhận tập quán này tại Điều 198
Như vậy, tuyên bố của LHQ đã có tác động rất lớn đến việc thừa nhận tập quán quốc
tế trên, từ đó tập quán được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng
1.2 Hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp
1.2.1 Hoạt động đưa ra sáng kiến.
Tình hình thế giới và ở các khu vực luôn luôn có nhiều sự biến đối và phát triển không ngừng, từ đó, phát sinh ra nhiều vấn đề nổi cộm, “làm đau đầu những nhà chính trị tài ba nhất của các quốc gia” và gây ra những sự bất ổn trong tình hình đời sống của con người Do đó, cần có những sáng kiến, góp phần xây dựng những điều ước quốc tế, nhằm tạo ra hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích hợp lý và đang gây bức xúc và tranh cãi cho nhiều quốc gia trên thế giới LHQ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã đóng góp nhiều sáng kiến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khung pháp lý quốc tế
Quay ngược lại thời gian, sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngày càng có nhiều tranh cãi, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng những nguồn lợi biển Trước những khác biệt liên quan đến những yêu sách chủ quyền đối với biển và đại dương, cộng đồng quốc tế đã
có những nỗ lực nhằm pháp điển hóa luật pháp quốc tế về biển, LHQ nhận thấy tầm quan trọng về một Công ước Biển nên đã tích cực đề xuất những sáng kiến để xây dựng một Công ước Biển thống nhất giữa các quốc gia, nhằm giảm những mâu thuẫn giữa các quốc gia về lợi ích từ biển, xoa dịu những căng thẳng quốc tế không đang có giữa các quốc gia trên thế giới, thề hiện thông qua 3 hội nghị về Luật biển do LHQ triệu tập
1.2.2 Bảo trợ để kí kết điều ước quốc tế.
Thông thường, bảo trợ kí kết điều ước quốc tế là tổ chức quốc tế sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và kí kết điều ước quốc tế, như các Hội nghị luật biển của LHQ, Hội nghị để kí Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia…
Việc kí kết các điều ước quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các quan hệ quốc tế, chính vì vậy, các tổ chức quốc tế thường đứng ra bảo trợ việc kí kết điều ước quốc tế Hầu như các điều ước quốc tế, sau khi được Tổ chức quốc tế đó soạn thảo,
đi đến sự nhất trí cao của nhiều quốc gia sẽ do chính Tổ chức quốc tế đó bảo trợ, nhằm đảm bảo tiến trình mạch lạc, nhất quán của việc kí kết
5
Trang 6Minh chứng cho việc bảo trợ kí kết, chúng ta có thế lấy ví dụ như Công ước quốc tế
về Quyền trẻ em do Liên hợp quốc bảo trợ kí kết
1.2.3 Tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế.
LHQ có những đóng góp quan trọng và tích cực trong việc tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế Nhìn chung, sau khi đã đề xuất những sáng kiến về điều ước quốc tế, những đề xuất đó cần được cụ thể hóa bằng các văn bản điều ước quốc tế, để thông qua đàm phán, các điều ước đó sẽ được kí kết Việc soạn thảo các điều ước quốc tế như một hành động hiện thực hóa các ý kiến đề xuất, đòi hỏi những yêu cầu cao về mặt chuyên môn và cần phải nhận được sự ủng hộ của các quốc gia
Có thể lấy ví dụ để minh chứng cho vai trò quan trọng của LHQ như sau: Hội đồng kinh tế và xã hội LHQ (ECOSOC) là cơ quan thúc đẩy việc xây dựng, pháp điển hóa luật quốc tế về nhân quyền, nhân đạo Để thực hiện nhiệm vụ của mình, ECOSOC đã thành lập nhiều ủy ban trực thuộc Ủy ban về nhân quyền (CHR) được ECOSOC thành lập năm 1946 nhằm chuẩn bị cho những kiến nghị, những báo cáo liên quan đến những công ước quốc tế, những tuyên bố về các quyền tự do về kinh tế, dân sự, quyền phụ nữ, quyền tự do thông tin, việc bảo vệ những dân tộc thiểu số, ngăn ngừa việc phân biệt dựa trên cơ sở chủng tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo và những vấn đề liên quan đến quyền con người khác Ủy ban nhân quyền đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng những văn kiện quốc tế về nhân quyền Thông thường, Ủy ban thành lập nhóm làm việc mở cho tất cả những chính phủ, những tổ chức quốc tế có quy chế tư vấn cùng tham gia nhằm xây dựng một văn kiện quốc
tế về nhân quyền Khi hoàn thành công việc, nhóm làm việc này sẽ đệ trình dự thảo lên Ủy ban nhân quyền, sau đó lên ĐHĐ LHQ để thông qua.Năm 1948, Ủy ban đã soạn thảo Tuyên
bố toàn cầu về nhân quyền, một văn kiện quan trọng liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do
cơ bản của con người Ủy ban cũng đã soạn thảo và đệ trình ĐHĐ LHQ thông qua Tuyên bố của LHQ về quyền các dân tộc thiểu số, Tuyên bố về quyền, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ những quyền được công nhận toàn cầu và những
tự do cơ bản
Cho đến nay, LHQ đã soạn thảo và thông qua được rất nhiều công ước, điều ước
quốc tế Như Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công
ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978; Công ước năm 1999 của Liên hợp quốc về bắt giữ tàu (Ðể đảm bảo phát triển hài hoà thương mại hàng hải thế
giới); Công ước Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG).v.v.
2.Vai trò của Liên hợp quốc trong hoạt động đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế
2.1 Lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện điều ước quốc tế mà Liên hợp quốc bảo trợ kí kết
Trang 7Sau khi các điều ước được kí kết giữa các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức với các quốc gia, điều quan trọng nhất là nhằm mục đích làm cho các điều ước quốc tế được thực thi nghiêm túc, các bên tham gia được hưởng các quyền và lợi ích đồng thời cũng nghiêm túc tuân theo các nghĩa vụ nằm trong khuôn khổ những nội dung đã kí kết Nhằm làm được điều đó, không những đòi hỏi các quốc gia phải nghiêm túc thực hiện mà còn đòi hỏi phải có các thiết chế giám sát để điều ước quốc tế được thực hiên nghiêm túc và có hiệu quả Các tổ chức quốc tế đã thiết lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện điều ước quốc
tế mà tổ chức bảo trợ kí kết Điều này vô cùng có ý nghĩa cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn
Việc thiết lập các thiết chế giám sát thực hiện điều ước quốc tế của LHQ được thực hiện đặc biệt là ở các điều ước quốc tế về Môi trường và Quyền con người
Chẳng hạn, tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng bảo an LHQ và Hội đồng nhân quyền LHQ, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu HĐBA
đưa các vụ kiện ra Tòa án hình sự Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của
ICC Nhờ có điều đó, rất nhiều vụ kiện liên quan đến nhân quyền đã được giải quyết, và chính các bản án đó cũng là một nguồn quan trọng để giúp bổ sung những ý kiến trong khi xây dựng các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế,…có liên quan đến vấn đề nhân quyền hay hoàn thiện nhưng Công ước, Điều ước quốc tế đó
2.2 Giải quyết các tranh chấp quốc tế
Tòa án Quốc tế LHQ (TAQT) là một trong sáu cơ quan chính của LHQ, được thành
lập năm 1945 trên cơ sở kế thừa Toà án Thường trực quốc tế của Hội quốc liên và hoạt động theo quy chế một bộ phận không tách rời của Hiến chương LHQ
Nhiệm vụ chính của TAQT: 1) Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và giữa các tổ chức quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế Các thể nhân và pháp nhân không có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết trước TAQT 2) Làm chức năng tư vấn pháp lí (kết luận pháp lí) cho HĐBA, Hội đồng Thường trực và cho các tổ chức khác của LHQ
Giải quyết theo luật pháp các tranh chấp: Kể từ khi thành lập năm 1946, đến nay đã
có 72 vụ được các nước đưa ra trước TAQT, 22 trường hợp hỏi ý kiến của các tổ chức quốc
tế Hầu hết các trường hợp được Toà giải quyết, song kể từ năm 1981, đã có 4 trường hợp được chuyển cho các Uỷ ban đặc biệt giải quyết theo đề nghị của các bên liên quan 11 trường hợp vẫn chưa được giải quyết
Các trường hợp đưa ra giải quyết tại TAQT bao gồm nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn
Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Buốckina Phaxô và Mali năm 1986, giữa Libi và Sát năm 1990), liên quan đến luật biển (trường hợp Anbani phải chịu trách nhiệm về những
7
Trang 8thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tầu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Na uy về đánh cá), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật
lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (vụ giữa Libi và Manta năm 1985, Canađa và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Na uy năm 1993, giữa En Xanvađo và Honđurat năm 1992 ), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động gìn giữ hoà bình cũng được các bên liên quan đưa ra tại Toà án Quốc tế để nhận được ý kiến tham khảo
2.3 Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế
Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000, Hội nghị cấp cao năm 2005 và mới đây nhất là Phiên thảo luận cấp cao chung Khóa 62 ÐHĐ LHQ có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới Ðó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ Hiện nay, LHQ đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này Thực tế cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của LHQ là ý chí chính trị của các quốc gia và
sự tôn trọng những nguyên tắc của Hiến chương LHQ
C TỔNG KẾT
Tóm lại, thông qua những gì mà Liên hợp quốc đã làm được cho tới nay, ta có thể thấy rằng, sự tồn tại của Liên hợp quốc là vô cùng cần thiết cho việc duy trì cân bằng, đảm bảo quyền con người, giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, hòa bình và an ninh thế giới Liên hợp quốc ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn đối với quốc tế nói chung và đối với việc xây dựng, đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế nói riêng
Vai trò của Liên hợp quốc là một điều không thể phủ nhận, tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới cần có sự chủ động hợp tác và phát triển hơn nữa, đây cũng chính là tạo điều kiện cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai trò của mình cũng như đảm bảo cho sự phát triển ổn định, cân bằng của thế giới
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND Hà Nội, 2007.
Giáo trình Luật quốc tế, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010 Tác giá: Thạc sĩ Nguyễn Thị
Kim Ngân Thạc sĩ Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên)
Hiến chương Liên hợp quốc.
Vai trò của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh loại trừ khủng bố quốc tế, tg: Th.s
Phạm Trường Giang Trần Lê Phương- đặc san kỉ niệm 60 năm thành lập Liên hợp quốc, tạp chí Luật học, 2005
Vài nét về hoạt động của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người, tg: Ts Tường Duy Kiên- đặc san kỉ niệm 60 năm thành lập Liên
hợp quốc, tạp chí Luật học, 2005
http://www.vietnamembassy-slovakia.vn/vi/vnemb.vn/tin_hddn/ns071011085554
%91LHQv%E1%BB%81m%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dngv%C3%A0ph
%C3%A1ttri%E1%BB%83n.aspx
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?
co_id=30690&cn_id=255316
9