1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm 2 luật WTO bài tập tình huống

4 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,69 KB

Nội dung

Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật d

Trang 1

I Các quốc gia khác:

Các quốc gia khác sau khi nhận được thông tin sản phẩm tôm xuất khẩu của quốc gia X có một số chất có thể gây hại cho người tiêu dùng đã thực hiện đưa ra khuyến cáo cho các nhà nhập khẩu ở quốc gia mình ngừng nhập khẩu sản phẩm từ nước X Hành động này là phù hợp với các quy định của hiệp định SPS cũng như GATT

Sản phẩm tôm xuất khẩu của quốc gia X bị phát hiện có một số chất gây hại cho người tiêu dùng; tuy nhiên chưa có bất kỳ kết quả rõ ràng nào chứng minh rằng tất cả các sản phâm tôm xuất khẩu đó đều chứa chất độc hại Do vậy, việc các quốc gia đó chỉ

đưa ra khuyến cáo nên ngừng nhập khẩu tôm từ X là phù hợp với Khoản 2 Điều 2 Hiệp

định SPS: “2 Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật dựa trên cơ sở khoa học và không được duy trì khi không còn những căn cứ khoa học thích hợp….”

Cần hiểu rõ rằng “khuyến cáo” là sớm đưa ra thông báo, các cảnh báo về nguy cơ, tác động bất lợi có thể xảy ra trong tương lai; tuy nhiên việc thực hiện là không ép buộc

mà bên nhận được khuyến cáo vẫn chủ động trong hoạt động của mình Do đó, các nhà nhập khẩu của các quốc gia trên nếu vẫn tiếp tục nhập khẩu tôm từ X thì vẫn được quốc gia họ cho phép

Mục tiêu mà WTO hướng đến là tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa giữa các nước thành viên, do đó các biện pháp hạn chế hay cấm nhập khẩu chỉ được phép áp dụng khi đã có thiệt hại và cơ sở khoa học rõ ràng để tránh tình trạng các thành viên lợi dụng việc bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật để tạo ra rào cản thương mại Như quy định tại Khoản 4 Điều 5 hiệp định SPS: “Các thành viên khi xác định mức bảo vệ động thực vật phù hợp, sẽ tính đến mục tiêu giảm tối thiểu tác động thương mại bất lợi”; đồng thời WTO cũng cho phép: “Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, một thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật dựa trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có… ”

Trang 2

Như vậy tóm lại, có thể sau khi có đầy đủ cơ sở khoa học các quốc gia này sẽ chính thức đưa ra lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm tôm từ quốc gia X, nhưng ở thời điểm hiện tại ứng xử đưa ra khuyến cáo không nên nhập khẩu tôm từ X là phù hợp với quy định của luật WTO

II Hiệp định SPS:

Theo Điều 2.2 Hiệp định SPS: “Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo

vệ sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật dựa trên các cơ sở khoa học và không được duy trì khi không có đủ bằng chứng khoa học, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 5” Việc Y ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm đã

vi phạm điều này do biện pháp của Y không dựa trên bằng chứng khoa học đầy đủ, “sản phẩm tôm bị phát hiện có 1 số chất có thể gây hại cho người tiêu dùng” là 1 thông tin không đầy đủ, chỉ mang tính chất nghi ngờ không có căn cứ chính xác

Mặt khác, quốc gia Y cũng vi phạm Điều 5.7 – Các biện pháp tạm thời “mà các bằng chứng khoa học có liên quan là không đầy đủ” Theo đó, khi bằng chứng khoa học

có liên quan là không đầy đủ, các thành viên có thể tạm thời áp dụng biện pháp phòng dịch được áp dụng bởi các quốc gia khác Trong khoảng thời gian đó, các thành viên phải tìm kiếm thông tin cần thiết bổ sung cho việc đánh giá các mối nguy cơ và xem xét lại biện pháp phòng dịch Trở lại vụ án, có thể thấy rằng quốc gia Y không tuân thủ các bước được nêu ra trong điều 5.7 Y đã trực tiếp áp dụng lệnh cấm mà không áp dụng các biện pháp phòng dịch tạm thời (ví dụ: đưa ra khuyến cáo như các quốc gia khác) cũng như không tìm kiếm thông tin về việc các chất phát hiện trong tôm của X có thực sự gây hại cho người tiêu dùng

Việc quốc gia Y chính thức ban hành lệnh “Cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm

từ tôm của quốc gia X” cũng đã trái với điều 5.1 Hiệp định SPS “Các Thành viên đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động- thực vật của mình dựa trên việc đánh giá, tương ứng với thực tế, các rủi ro đối với cuộc sống sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực

Trang 3

vật, có tính đến các kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng nên.”

Đối với việc chứng minh rằng những căn cứ, phân tích của Y có phải là “đánh giá nguy cơ”, chúng ta giả định rằng biện pháp cấm nhập khẩu là biện pháp vệ sinh theo nghĩa của đoạn 1.a Phụ lục A Hiệp định SPS, thì theo đoạn 4 phụ lục A “đánh giá nguy cơ” là:

“Việc đánh giá khả năng có thể xẩy ra từ việc nhập khẩu, hình thành và lây lan dịch bệnh, các côn trùng gây hại trong phạm vi lãnh thổ của một thành viên nhập khẩu theo các biện pháp vệ sinh động thực vật có thể được áp dụng và kết hợp với các hiệu quả kinh tế, sinh thái tiềm ẩn; hay sự đánh giá sự tiềm ẩn những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khoẻ, cuộc sống con người và động thực vật nẩy sinh từ sự hiện diện của các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm môi trường, các độc tố hay sinh vật gây bệnh trong đồ ăn, thức uống hay thực phẩm” Trong trường hợp này, Y đã không chỉ rõ ra những tác động xấu đối với sức khỏe người tiêu dùng ở đây là gì? Các chất gây hại và độc tố ở trong trường hợp này cụ thể là những loại nào và chúng có mối quan hệ đến các tác động xấu

đó không? Vì thế biện pháp cấm nhập khẩu sản phẩm tôm của Y trong trường hợp này hoàn toàn không dựa trên sự “đánh giá nguy cơ” theo hiệp định SPS

Hơn hết, trong vụ án liên quan đến nhập khẩu cá hồi giữa Úc và Canada, về vấn

đề đánh giá nguy cơ đã đưa ra 3 yêu cầu mà các nước phải thỏa mãn tất cả:

* Xác định các loại bệnh mà một Thành viên muốn ngăn ngừa việc thâm nhập, hình thành và lây lan trong lãnh thổ của mình cũng như các hệ quả tiềm tang về kinh tế

và sinh học do việc thâm nhập, hình thành và lây lan gây nên;

* Đánh giá khả năng thâm nhập, hình thành và lây lan các loại bênh này cũng như

hệ quả tiềm tàng về kinh tế và sinh học đi kèm; và

* Đánh giá khả năng thâm nhập, hình thành và lây lan các loại bệnh này theo biện pháp SPS mà có thể được áp dụng

Áp dụng trong vụ án, tại yêu cầu thứ nhất, Y v đã không hề xác định các loại bệnh

mà Y muốn ngăn ngừa việc thâm nhập, hình thành và lây lan trong lãnh thổ của mình và

Trang 4

các hệ quả khác của nó Như vậy, ở đây yếu tố đầu tiên đã không được thỏa mãn Do đó, chúng ta không cần phải xét thêm tiêu chí “biện pháp gây tranh cãi có có dựa vào các

“đánh giá nguy cơ” hay không nữa thì ở trường hợp này việc Y cấm nhập khẩu sản phẩm là vi phạm Điều 5.1 Hiệp định SPS

III GATT 1994

Theo khoản 1 Điều XI GATT quy định: “Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào” Như vậy, lệnh cấm nhập khẩu ban hành bởi nước Y áp đặt lên mặt hàng từ tôm của nước X hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của khoản 1 điều 11 Hơn hết, trường hợp của nước X cũng không rơi vào các ngoại lệ được quy định ở khoản 2 Điều

XI do đó, việc áp dụng lệnh cấm của nước Y là hoàn toàn sai

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w