Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, n
Trang 1Trường Đại học Nha Trang
Khoa Kinh tế
Bài Tập Tình Huống
Luật Kinh Doanh
GV hướng dẫn: Hoàng Thu Thủy
Trang 2Danh sách nhóm:
Phan Thị Mỹ Quyên Nguyễn Như Quỳnh
Hà Thụy Huyền Khanh Nguyễn Khang Ninh Trần Kim Tá
Nguyễn Thái Bảo Lâm Nguyễn Hoàng Thiện
Trang 3Tình huống 4:
1 Căn cứ Điều 46 LDN: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty”
Công ty TNHH Phát Đạt có đầy đủ các chức danh chủ tịch HĐTV, TGĐ, phó TGĐ và có ít hơn 11 thành viên nên không thành lập ban kiểm soát
Hải có tỷ lệ góp vốn nhiều nhất nên sẽ giữ chức danh chủ tịch HĐTV, Tuấn làm TGĐ và Thìn làm PGĐ kiêm kế toán trưởng
Mặt khác, căn cứ Đ57 LDN, khoản 1, quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ hay TGĐ: “Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên,
có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều lệ khác quy định tại Điều lệ công ty” Cho nên Tuấn đủ điều kiện làm TGĐ
Vậy bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH là phù hợp
2 QĐ 1: Cách chức TGĐ của Tuấn và bổ nhiệm Thìn làm TGĐ mới là sai
Căn cứ khoản 2 Điểm 49 LDN về các quyền và nghĩa vụ của chủ tịch HĐTV, trong đó không có quy định về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hay bổ nhiệm GĐ hoặc TGĐ
Mặt khác, theo điểm đ khoản 2 Điều 47 LDN và khoản 1 Điều 52 LDN quy định về việc bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm cách chức GĐ hoặc TGĐ phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp HĐTV Ở đây, Hải đã không đưa việc cách chức Tuấn ra HĐTV
mà tự ý quyết định nên đã vi phạm luật
QĐ 2: Khai trừ Tuấn ra khỏi công ty là sai
Căn cứ Khoản 2 Điều 47 LDN quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tịch HĐTV không có điều lệ nào quy định về việc chủ tịch HĐTV có quyền khai từ 1 thành viên ra khỏi công ty Vì vậy quyết định này là sai
QĐ 3: Khởi kiện Tuấn ra tòa & đòi Tuấn bồi thường thiệt hại là đúng
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 56 LDN quy định về nghĩa vụ của TGĐ: “trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để
tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác” Tuấn lại đem số tiền vay ngân hàng để sử dụng vào mục đích riêng
→ Tuấn vi phạm luật
Trang 4 Và căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 41 LDN quy định về việc thành viên công ty có quyền: “khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật”
→ Hảo có quyền kiện Tuấn ra tòa và đòi Tuấn bồi thường
3 Theo khoản 2 Điều 36 LDN quy định: “con dấu là tài sản của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cong dấu theo quy định của pháp luật Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai” Ở đây, Tuấn là người giữ con dấu nên Tuấn là người đại diện theo pháp luật của công ty
4 Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 55 LDN: “Giám đốc hay Tổng giám đốc
có quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên”
Tuấn vẫn là người đại diện theo pháp luật của công ty nên việc Tuấn nhân danh công ty đi vay là hợp pháp Nhưng ở đây số tiền vay là
300 triệu đã lớn hơn 50% tổng tài sản của công ty là 500 triệu nên muốn vay phải thông qua HĐTV
Căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 47 LDN HĐTV có quyền:
“quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” Tuấn đã kí hợp đồng có giá trị hơn 50% mà không thông qua HĐTV nên hợp đồng vay tiền sẽ vô hiệu lực
Tình huống 5:
1 Theo Điều 13, khoản 1 LDN 2005
Tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài Có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này
Điều 12, Khoản 1 NĐ102/2010/NĐ-CP Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của LDN, đều
có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của LDN
Điều 84 BLDS 2005
Trang 5Mọi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Được thành lập hợp pháp
2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
4 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
QĐ 58/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 22/9/2010 đại học công lập
là cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, được phép thành lập DN phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường
Theo Điều 63 LDN
Điều 9 khoản 1 QĐ số 58/2010/QĐ-TTg
Trường đại học được mở các ngành đào tạo, ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (gọi chung là mở ngành đào tạo) đã có trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điều lệ này Trường đại học được đề xuất với bộ giáo dục và đào tạo của giáo dục đại học chưa có trong danh mục ngành đào tạo của nhà nước
Vậy trường ĐH BK có quyền thành lập công ty TNHH 1 thành viên với điều kiện công ty phải kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường
Công ty phải có cơ cấu tổ chức quản lý
Theo điều 67, khoản 3, LDN
Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo
ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, và kiểm sát viên, trong trường hợp này hội đồng thành viên gồm tất của người đại diện theo ủy quyền
Điều 71 LDN
Điều 68, khoản 3 LDN, vì trường BK đã cử ra 3 người làm đại diện theo ủy quyền Ta có cơ cấu tổ chức quan lý sau:
Trang 62 Theo Điều 64, khoản 1, điểm h LDN 2005
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
h Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác Vậy việc, trường BK muốn chuyển nhượng một phần vốn đầu tư trong công ty A cho bà Mai là hoàng toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
Vì công ty A đã chuyển nhượng một phần vốn đầu tư của mình cho chị Mai nên theo khoản 1, Điều 66 LDN 2001 và ND 162/2011 Điều 31, khoản 2,
3 thì công ty A phải chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên Và phải hộp hồ sơ chuyển đổi tai cơ quan đăng kí kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí về đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện theo khoản 1, điều 23 – NĐ 43/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010
Bà Nguyễn Thị Mai được bổ nhiệm làm giám đốc công ty A theo điểm
b, khoản 2, Điều 13 LDN 2005
Chủ
sở hữu
Chủ
sở hữu
Hội đồn
g thà
nh viên
Hội đồn
g thà
nh viên
Giám đốc (Tổng giám) đôc)
Giám đốc (Tổng giám) đôc)
Kiể
m soát viên
Kiể
m soát viên
Trang 7Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
b Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức
Theo điểm b, khoản 1 Điều 37 luật phòng chống tham nhũng 2005
Vì bà Mai là một chuyên viên làm việc tại phòng Đào tạo của trường nên sẽ không được phép tham gia quản lí, điều hành công ty TNHH Việc bổ nhiệm và Mai làm giám đốc là không phù hợp với quy định của pháp luật
Tình huống 6:
1 CTCP ĐD đã hành động không đúng thẩm quyền, vi phạm pháp luật trong quản lý và điều hành công ty: không hợp ĐHĐCĐ năm 2007,
2008 (Điểm 97, khoản 1, 2 LDN); không thông qua và công bố báo cáo tài chính cho các cổ đông các năm 2007, 2008 (Điều 96, khoản
2, điểm e; Điều 97, khoản 2, LDN); chia cổ tức không thông qua ĐHĐCĐ (điểm n, khoản 2, Điều 108); tự ý mua sắm tài sản giá trị lớn thuộc thẩm quyền của mình (Điều 102, khoản 2, 3)
2 Điều 79, khoản 1, điểm a LDN: quy định cổ đông PT có quyền
“tham dự và phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”
Tất cả các cổ đông PT của công ty hoàn toàn có quyền được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ Cổ đông nào của công ty không tham dự hay ủy quyền cho người khác là quyền của cổ đông đó Do đó, việc HĐQT ra thông báo yêu cầu các đơn vị phải bầu chọn thành viên cử đi tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ là không hợp pháp Cấn xem xét một số vấn đề khác để công ty có những cân nhắc và sửa đổi cho phù hợp với LDN
3 Điều 79, khoản 1, điểm c “được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty”, Điều 81, 82,83 “Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đại cổ tức và quyền của cổ đông
ưu đãi cổ tức; Cổ đông ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại” Toàn bộ các cổ đông trong công ty là cổ đông phổ thông
Tỉ lệ cổ phần tương ứng mà các cổ đông PT được mua có nghĩa là tỉ
lệ % tương ứng với VĐL Trước đây, cổ đông sở hữu 1% tổng VĐL
cũ thì nay được mua tương ứng tỉ lệ % tổng số VĐL mới Thành viên HĐQT cũng như vậy Trường hợp cổ đông nào khước từ quyền của mình thì số cổ phần đó cũng được chào bán cho tất cả các cổ đông trong công ty và các cổ đông đều có quyền mua theo tỉ lệ số cổ phần
Trang 8của mình như trong điều lệ Nếu việc phát hành cổ phiếu được tiến hành theo phương án của công ty thì tỉ lệ cổ phần của thành viên HĐQT tăng lên, còn tỉ lệ cổ phần của tất cả các cổ đông khác giảm xuống Vì vậy, xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông khác không phải là thành viên HĐQT Vậy kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu mới vi phạm quy định của LDN
4 Điều lệ quy định: “ĐHĐCĐ hoặc ĐH đại biểu cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty” quy định này trái với LDN (Điều
96 quy định CTCP chỉ có 1 cơ quan là ĐHĐCĐ)
Điều lệ quy định: “Trường hợp công ty tổ chức ĐH đại biểu cổ đông thì cổ đông sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% VĐL là đại biểu đương nhiệm Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% VĐL để cử người đi họp” cho nên đã vi phạm Điều
79, khoản 1 LDN theo đó tất cả các cổ đông có quyền “tham dự và phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.”
Điều lệ quy định: “ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT là phải sở hữu 6% tổng VĐL trở lên” hoàn toàn không trái với QĐ của pháp luật Điều 110, Điều 111, LDN Những tiêu chuẩn đó có giá trị bắt buộc khi được đưa vào điều lệ công ty và điều lệ đó được ĐHĐCĐ thông qua một cách hợp pháp
Tình huống 7:
1 DNTn được coi là tài sản của chủ DNTN cụ thể ở đây là DNTN Hùng Mạnh được xem là tài sản của ông Hùng Khi chủ DNTN là ông Hùng bị tai nạn giao thông mất, không để lại di chúc, thì vợ (bà Lan) và hai người con là anh Hải và chị Hạnh sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật Vì vậy cả 3 người đều có quyền thừa kế DNTN Theo điều 13, khoản 2, điểm b LDN 2005
Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
b Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Theo Điều 37, khoản 1, điểm b luật phòng chống tham nhũng 2005 Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp TH, công ty TNHH, công ty hợp danh, hợp tác xã,
Trang 9bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứ khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Nếu bà Lan là giáo viên cơ hữu của trường đại học công lập A thì
bà Lan đã là viên chức nhà nước Theo luật bà Lan không được phép làm chủ doanh BTN
Anh Hải hiện là Thư kú Tòa Án Nhân Dân thì chắc chắn rằng Anh Hải là cán bộ công chức Vậy cho nên cả Anh Hải cũng không được phép là chủ DNTN Chị Hạnh không thuộc trường hợp bị cấm tại Điều 13, khoản 2, LDN; người đương nhiên là chủ DNTN là chị Hạnh
2 DNTN do ông Hùng làm chủ khác với DNTN do chị Hạnh làm chủ
Vì khoản nợ 500 triệu đồng được ông Hùng kí trước khi mất Theo Điều 637 LDS sau khi hưởng di sản, các khoản nợ đó sẽ do những người thừa kế chịu trách nhiệm trả nợ cho ông Hùng, sau đó họ sẽ được hưởng phần còn lại của tài sản mà họ được nhận Chị Hạnh muốn làm chủ mới thì phải lên cơ quan ĐKKD để đăng kí lại chủ sở hữu mới
3 Theo khoản 2, Điều 143 LDN 2005; chủ DNTN có thể trực tiếp hay thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp Tn phải đăng ký với cơ quan đăng kí kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nên ông An là người đại diện ủy quyền hợp pháp của DNTN, có quyền nhân danh DN kí kết các giao dịch liên quan đến DN
TH1: Nếu Hợp đồng nằm trong phạm vi ủy quyền cho phép thì hợp đồng do ông An kí với công ty TNHH Ánh Sao vẫn có hiệu lực pháp lí Công
ty Ánh Sao có quyền yêu cầu chủ DNTN phải trả 1 tỷ
TH2: Nếu giá trị Hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền cho phép Nên hợp đồng do ông An kí kết không làm phát sinh nhiệm vụ của chủ doanh nghiệp DNTN không phải chịu trách nhiệm, cho nên chủ DNTN không cần phải trả
Tình huống 8:
Theo Điều 12, khoản 2 NĐ 102/2010/NĐ-CP
Điều 133, khoản 1 LDN 2005
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, từ trường hợp đc
sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
Trang 10Vì thành viên A đang là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, nên việc A thành lập doanh nghiệp tư nhân là không đúng với quy định của pháp luật
Theo Điều 138, khoản 3, điểm b LDN 2005
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
b Vi phạm quy định tại điều 133 của luật này
Điều 135, khoản 3, điểm d LDN 2005
Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Nếu điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận: