ĐỀ BÀITM1.N 2.Tuấn, Thắng, Minh, Đạt là những người không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập CTTNHH Sao Sáng chuyên sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Các sáng lập viên dự định góp vốn như sau: Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên tiến hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản góp vốn của Tuấn và Thắng, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí: Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) của Tuấn để công ty sử dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồngnăm) Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty. Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưng trên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng) các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:a. Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp pháp không? Tại sao?b. Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?c. Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?d. Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Cơ s lý luận: 1
II Giải quyết tình huống: 3
1 Các thành viên góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp pháp không? Tại sao? 4
2 Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng, phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào? 5
3 Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn cam kết thì xử lý như thế nào? 7
4 Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên: 10
KẾT LUẬN 12
Trang 2MỞ ĐẦU
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là sản phẩm của các nhà lập pháp người Đức, mô hình công ty này ra đời là sự tất yếu, xuất phát từ những ưu điểm
và hạn chế của công ty đối nhân và công ty cổ phần đã tồn tại trước đó Các nhà lập pháp cho rằng nên chăng kết hợp hại loại hình doanh nghiệp này với nhau để tạo thành loại hình công ty mà các thành viên vẫn có sự liên kết nhất định về mặt nhân thân, đồng thời cũng cho phép các nhà đầu tư tham gia vào công ty, không giới hạn số lượng thành viên quá thấp như công ty đối nhân Mặt khác loại hình công ty này được thiết kế để giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư với chế độ trách nhiệm tài sản của các thành viên tương tự như với công ty cổ phần (chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp) Như vây, công ty TNHH về bản chất nó mang tính trung gian giữa công ty đối nhân và công ty cổ phần, chính tính trung gian này là ưu thế nổi bật và lớn nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác Trên thực tế dù công ty TNHH dù là loại hình sinh sau đẻ muộn nhưng loại hình này lại rất được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn đặc biệt là ở Việt Nam khi quy mô kinh doanh của các nhà đầu tư chủ yếu dừng lại ở mức độ vừa và nhỏ Luật doanh nghiệp 2014 quy định rất cụ thể loại hình này, theo đó công ty TNHH gồm hai loại đó là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên Để làm rõ hơn quy chế pháp lý của loại hình doanh nghiệp này, nhóm chúng em xin trình bày quan điểm của nhóm về tình huống thứ hai
NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận:
Có thể khẳng định rằng loại hình công ty mà nhóm nghiên cứu trong tình huống này là công ty TNHH hai thành viên trở lên Do vậy nhóm xin trình bày vài nét cơ bản về loại hình công ty này:
1 Khái niệm:
Theo quy định tại điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Doanh nghiệp, trong đó:
Thành viên của Công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người;
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
Trang 3Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật này.”
2 Đặc điểm
Công ty TNHH là loại hình công ty trung gian của công ty đối nhân và công
ty cổ phần nên có những ưu điểm của cả hai loại công ty trên Chính vì thế mà mô hình công ty TNHH ra đời muộn nhưng rất phát triển
Về thành viên: Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức (có tư
cách pháp nhân) không thuộc trường hợp cấm thuộc Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014 Công ty phải có ít nhất hai thành viên và có tối đa không quá 50 thành viên Quy định này vừa thể hiện tính đóng của công ty đối nhân các thành viên công ty TNHH thường có mối liên hệ mật thiết với nhau về nhân thân và cũng thể hiện tính mở của công ty đối vốn để công ty cũng có khả năng huy động vốn khá linh hoạt Nếu công ty muốn mở rộng hơn nữa có thể chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần
Về vốn điều lệ: Theo khoản 1 điều 48: “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty” Thành viên phải góp vốn phần vốn
góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp
Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của Công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty Đây chính là ưu điểm của công ty TNHH so với công ty đối nhân, hạn chế rủi ro cho thành viên góp vốn vào công ty
Về cơ chế huy động vốn: linh hoạt hơn công ty đối nhân Công ty có thể huy
động vốn góp từ các thành viên hiện hữu, từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn;
có thể huy động vốn vay từ quần chúng, được phát hành trái phiếu, Nhưng công
ty không được quyền phát hành cổ phiếu
Về cơ chế chuyển nhượng vốn: Công ty TNHH cũng mang bản chất, đặc
điểm của công ty đối nhân, việc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH ít nhiều ảnh hưởng đến tính liên kết, sự tin tưởng giữa các thành viên nên cũng bị hạn chế
Trang 4Theo khoản 1 điều 53: “a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày chào bán.”
Về tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp
nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3 Ưu nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ưu điểm: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách
nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty
Nhược điểm: Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước
đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;
Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn
là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu
II Giải quyết tình huống:
Đầu tiên cần khẳng định rằng công ty TNHH Sao Sáng hoàn toàn có thể đủ điều kiện để thành lập Thứ nhất ta thấy các thành viên là các cá nhân không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 Ngoài ra họ cũng kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cho phép (chuyên sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng) Về vốn theo quy định của pháp luật các ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định đó Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh ở trường
Trang 5hợp này pháp luật không hạn chế về vốn đầu tư Ngoài ra còn phải xét đến các điều kiện khác như về, chứng chỉ hành nghề, tên doanh nghệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhưng do nội dung tình huống không đề cập đến nên có thể xác định công
ty và các thành viên trong công ty thỏa mãn các điều kiện này Và có thể xác định
ở đây rằng Sao Sáng là loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên (số lượng thành viên là bốn gồm Tuấn, Thắng Minh, Đạt) Từ những nhận định chung đó, nhóm chúng em xin đưa ra các lập luận giải quyết từng vấn đề trong tình huống này như sau:
1 Các thành viên góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp pháp không? Tại sao?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2014:
“1 Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2 Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”
Dựa vào quy định này, có thể thấy rằng, vốn góp là các loại hình tài sản cụ thể theo luật định mà các thành viên đầu tư vào công ty để hình thành vốn điều lệ Pháp luật quy định rất nhiều loại hình tài sản có thể là vốn góp gồm cả tài sản hữu hình (tiền, ngoại tệ, vàng) và tài sản vô hình (giá trị sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật), ngoài ra còn quy định mở với các loại tài sản khác nữa Nhưng điều kiện của tất cả các loại tài sản này đều là tài sản hợp
pháp và có thể định giá được bằng đồng Việt Nam Mục đích Nhà nước cho phép
sử dụng nhiều loại tài sản để góp vốn vào công ty, một mặt là sự bảo đảm trên thực
tế các quyền năng của chủ sở hữu tài sản, mặt khác tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư kinh doanh Ngoài ra việc chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
Trong tình huống nêu ra ở đây xét thấy các tài sản mà Tuấn, Thắng, Minh, Đạt góp vốn đều hợp pháp, cụ thể như sau:
Thứ nhất về Tuấn, Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao dịch trong 06 năm Một doanh nghiệp thành lập luôn buộc
Trang 6phải có trụ sở kinh doanh và giao dịch ổn định Như vậy, sau khi các thành viên góp vốn, công ty thành lập, vẫn phải bỏ ra một khoản tiền để thuê địa điểm kinh doanh và khoản tiền Tuấn bỏ ra là hoàn toàn hợp pháp Nó cũng tương đương với việc Tuấn đã góp một khoản tiền vào công ty
Thứ hai, Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty Ở đây cần xác định rằng số tài sản này là tài sản hữu hình, không phải đăng ký quyền sở hữu Theo điểm a Khoản 1 Điều 36 LDN 2014 về
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: “Thành viên công ty TNHH… phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định:…b.Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.” Ở đây, máy móc thiết bị của Thắng được
coi là tài sản được định giá bằng đồng Việt Nam Khi chuyển quyền sở hữu cho công ty các bên phải xác nhận bằng văn bản Như vậy tài sản góp vốn của Thắng trong trường hợp này là hoàn toàn hợp pháp
Thứ ba, Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, đây hoàn toàn là tài sản hợp pháp vì đô la Mỹ là ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với Điều
35 LDN Hơn thế tài sản này đã được các thành viên sáng lập thông qua dù ban đầu tương ứng với số tiền bằng đô la Mỹ, Minh chỉ góp được 500 triệu VND các thành viên khác vẫn đồng ý cho Minh góp 200 triệu còn lại trong vòng một năm Như vậy số tiền Minh góp không chỉ phù hợp với pháp luật mà còn được sự đồng ý của các thành viên sáng lập
Thư tư, Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt, tài sản góp vốn ở đây là tiền Việt Nam cho nên số tiền mặt Đạt góp hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với điều 35
2 Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng, phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?
2.1 Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính
xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng
Trong tình huống này ta thấy để định giá tài sản góp vốn bốn thành viên đã
4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí: Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị trường của những tài sản này chỉ khoảng
400 triệu đồng Hơn thế Thắng đã chuyển quyền sở hữ tài sản này cho công ty
Theo khoản 2 Điều 37 LDN năm 2014: “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá Trường hợp tổ chức
Trang 7thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.” Như vậy, ở đây khi định giá sản của
Thắng các thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí với nhau nên nó thỏa mãn điều kiện tại Khoản 2 Điều 37
Tuy nhiên, cần xét rằng các thành viên đã định giá tài sản của Thắng không đúng so với giá thị trường (từ 400 triệu lên 800 triệu) Việc này thuộc trường hợp
Khoản 5 Điều 17 về các hành vi bị nghiêm cấm: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.” Ở đây cần áp dụng Khoản 2 Điều 37 để giải quyết, theo đó quy định:
“Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá với giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.” Như vậy, Tuấn, Thắng, Minh, Đạt
phải cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của máy móc, thiết bị tại thời điểm kết thúc định giá là 400 triệu; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế Vấn đề liên đới góp thêm bằng số chênh lệch này cụ thể như thế nào chưa được luật quy định rõ, nhưng theo đặc điểm của trách nhiệm liên đới quy định tại BLDS 2015 nhóm thấy rằng, các thành viên có thể thỏa thuận về việc góp
bù phần chênh lệch và nếu các thành viên không thỏa thuận được thì việc bù đắp tiến hành theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên vào công ty Tuy nhiên bất kỳ thành viên nào cũng có thể bù đắp toàn bộ khoản chênh lệch này- đặc điểm của trách nhiệm liên đới (sau đó yêu cầu các thành viên khác hoàn lại) Điều này là hoàn toàn hợp lý với tính chất của một công ty vừa mang bản chất của công ty đối nhân lại vừa mang bản chất của công ty đối vốn như TNHH
2.2 Xử lý phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng
được định giá so với giá thị trường:
Trong từng trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý phần chênh lệch giữa tài sản góp vốn của Thắng được định giá so với giá thị trường, cụ thể như sau:
a Trường hợp công ty kinh doanh có lãi:
Theo quy định của Khoản 3 Điều 50 thì một trong số các quyền của thành viên trong công ty TNHH là đươc chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Phần vốn góp của Thắng được định giá cao hơn giá thị trường
Trang 8400 triệu đồng Vậy chia lợi nhuận sẽ theo tỷ lệ như thế nào? Theo quan điểm của nhóm, do các thành viên đã nhất trí định giá máy móc thiết bị mà Thắng góp cao hơn giá thị trường nên các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc chia lợi tức cho Thắng theo khoản vốn góp 800 triệu (mặc dù thực tế giá trị tài sản góp vốn của Thắng chỉ là 400 triệu)
Tuy nhiên cũng cần xét rằng, nếu các thành viên thỏa thuận trước khi góp vốn về việc chia lợi nhuận thì chỉ cần tiến hành theo thỏa thuận
b Trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ và bị phá sản:
Nếu công ty làm ăn thua lỗ nợ nần dẫn đến phá sản, thì theo LDN 2014, CTTNNHH Sao Sáng sẽ phải chịu trách nhiệm bằng các toàn bộ tài sản của mình,
và các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty Tuy nhiên, ở đây do việc định giá cao hơn thực tế phần vốn góp của Thắng mà tài sản của công ty bị hụt mất
400 triệu, và tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên cũng không đúng, vậy cần giải
quyết như thế nào? Như ở trên đã nói khi tài sản góp vốn được định giá cao hơn
giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế (Khoản 2 Điều
37 LDN) Vậy trong trường hợp này Tuấn, Minh, Thắng, Đạt sẽ phải có nghĩa vụ liên đới trong việc dùng tài sản của mình bù vào số tiền chênh lệch đó để trả nợ
c Trường hợp Thắng có yêu cầu rút vốn khỏi công ty:
Đặt ra trường hợp nếu Thắng yêu cầu rút vốn tại công ty theo Khoản 1 Điều
52 LDN: “Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình (rút vốn tại công ty), nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với Nhị quyết của Hội đồng thành viên về các vấn đề pháp luật quy định” Theo ý kiến của
nhóm thì các thành viên cũng sẽ phải mua lại phần vốn góp có giá trị tương đương
là 800 triệu của Thắng Phần 400 triệu chênh lệch với giá thị trường trong trường hợp này cũng sẽ do các thành viên sáng lập liên đới chịu trách nhiệm bù vào
3 Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn cam kết thì xử lý như thế nào?
a Về tính hợp pháp khi các thành viên đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng) trong vòng một năm kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký doanh.
Trang 9Như đề bài đã nêu Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VNĐ, nhưng trên thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng) các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 48 về thực hiện góp vốn thành lập công ty quy định:
“Thành viên phải góp phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.” Như vậy, theo như pháp luật hiện hành thì thời hạn hoàn thành việc góp vốn
theo cam kết vào công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh -đây là một điểm mới của LDN 2014 Trước đây NĐ 102/2010/ NĐ-CP quy định thời hạn hoàn thành vốn thức góp của các thành viên trong công ty TNHH là 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh, quy định này là không hợp lý
Vì thứ nhất là đối với công ty cổ phần, luật lại quy định thời hạn hoàn thành vốn thực góp là 90 ngày như vậy hai quy định này dẫn tới sự không công bằng trong môi trường kinh doanh khi thành viên trong thành viên trong công ty TNHH lại có thời gian hoàn thành vốn thực góp dài hơn rất nhiều so với thành viên công ty cổ phần; Thứ hai là dựa trên thực tế thi hành luật doanh nghiệp 2004 thấy rằng thời hạn 36 tháng là quá dài, dẫn đến việc các thành viên chây lỳ trong việc góp vốn, gây ảnh hưởng đến lợi ích cũng như hoạt động kinh doanh của công ty, vì với một doanh nghiệp vốn là yếu tố quan trọng nhất Có thể thấy ở trường hợp này, các thành viên của công ty TNHH Sao Sáng lại nhất trí để Minh góp 200 triệu còn lại trong vòng 1 năm (365 ngày) kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, điều này là trái với pháp luật
b Về cách thức xử lý nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn cam kết:
Trong tình huống này các thành viên trong công ty phải điều chỉnh lại thời hạn để Minh hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của mình là 90 ngày (có thể ngắn hơn theo thỏa thuận các bên) để phù hợp với quy định của pháp luật
Trường hợp hết thời hạn này mà Minh không góp đủ số vốn đã cam kết thì cách thức xử lý như sau Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 48 LDN 2014 quy định:
Trang 10“3 Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4 Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp
đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”.
Như vậy, đầu tiên Minh sẽ chỉ còn các quyền tương ứng với 500 triệu đã góp Phần vốn chưa góp là 200 triệu được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên, pháp luật chưa quy định cụ thể việc chào bán này cụ thể như thế nào nhưng dựa trên các quy định về chuyển nhượng phần vốn góp quy định tại Điều 53 LDN 2014, theo ý kiến của nhóm thì cần ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trước Nếu các thành viên trong công ty không mua thì có thể chào bán cho người khác, người này đương nhiên sẽ trở thành thành viên của công ty Điều này xuất phát từ bản chất “đóng” của công ty TNHH
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp, CTTNHH Sao Sáng phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ (có thể là đăng ký giảm vốn điều lệ trong trường hợp không ai đăng ký mua phần vốn góp tương ứng với 200 triệu đồng của Minh), đăng ký thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp (trong trường hợp các thành viên trong công ty, hoặc người khác ngoài công ty mua lại phần vốn góp còn lại của Minh)
Cần lưu ý một điểm là, Minh vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết (700 triệu) đối với nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên