1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập tình huống nhóm tháng 2 Luật thương mại module 2

17 10K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Tháng 1/2012, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá: 10.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần B. Đến thời hạn giao hàng, công ty B không giao được hàng cho công ty A. Do đó, công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty A gửi thông báo yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty B không chấp thuận. Công ty A quyết định khởi kiện ra Tòa án.1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực.2. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao?4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A.Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu?

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực 1

2 Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo

và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 3

a Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo 3

b Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 7

3 Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao? 10

4 Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi

thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu? 12

Trang 2

BÀI LÀM

1 Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ Tuy nhiên không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ có những thỏa thuận tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực Luật thương mại (LTM) 2005 không có quy định cụ thể về điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, vì vậy khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa cần dựa trên những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật

Dân sự (BLDS) 2005 Điều 122, BLDS 2005 quy định:

“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a, Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b, Mục đích và nội dụng của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c, Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.

Căn cứ vào quy định của BLDS 2005 và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có

năng lực chủ thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Trong thực tiễn chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán Trường hợp mua bán sản phẩm, hàng hóa có đăng kí kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật

Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng

thẩm quyền Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo

Trang 3

pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp

đồng mua bán, theo quy định tại Điều 145 BLDS 2005, khi người không có

quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên thực hiện hợp đồng đại diện trừ trường hợp phải được người đại diện hợp pháp của bên đại diện chấp thuận Bên đã giao kết hợp đồng với người không có thẩm quyền đại diện phải thông báo cho bên kia

để trả lời trong thời hạn ấn định, nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có thẩm quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình trừ trường hợp bên đã giao kết biết hoặc phải biết về việc có quyền đại diện

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm

của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Tùy thuộc vào từng giai đoạn kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lí nhà nước mà những hàng hóa

bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp Vì vậy đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là những hàng hóa được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán

Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của

hợp đồng theo quy định của pháp luật Việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ Việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng,… là lí do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực

Trang 4

Thứ năm, hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa

được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì cần phải tuân theo quy định đó Trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật có quy định thì hợp đồng vô hiệu khi kí kết

Ngoài ra, Luật Thương mại còn có quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân người nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài, hàng hóa phải là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán, …

2 Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

a Nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo

Luật Trọng tài Thương mại (TTTM) 2010 không quy định cụ thể về các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên, dựa vào quy định về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu có thể xác định được các điều kiện

đảm bảo cho một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực Cụ thể, Điều 18 Luật TTTM 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:

“1 Tranh chấp pháp sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

2 Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3 Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trang 5

4 Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.

5 Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.

6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”.

Từ quy định trên, có thể thấy, để xem xét thỏa thuận trọng tài trong tình huống có hiệu lực hay không cần dựa vào các tiêu chí sau:

Về đối tượng của thỏa thuận trọng tài

Đối tượng của thỏa thuận trọng tài phải là các lĩnh vực thuộc thẩm

quyền của trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật TTTM 2010, bao gồm:

“1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”.

Xét tình huống, Công ty cổ phần A và Công ty cổ phần B là 2 thương nhân, mục đích của 2 bên khi tiến hành mua bán hàng hóa (mua bán gạo) là mục đích sinh lợi Vì vậy, hoạt động mua bán gạo mà 2 bên thực hiện là hoạt

động thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005.

Từ đó, có thể thấy, tranh chấp về hoạt động mua bán gạo của 2 bên là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại – đối tượng của thỏa thuận trọng tài

Nhận xét : đối tượng thỏa thuận trọng tài giữa Công ty cổ phần A và

Công ty cổ phần B là phù hợp với quy định của Luật TTTM 2010

Về thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài

Người ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người có thẩm quyền ký kết Theo như tình huống thì chủ thể của thỏa thuận trọng tài là Công ty cổ phần A

và Công ty Cổ phần B, người trực tiếp ký kết thỏa thuận trọng tài là giám đốc của 2 công ty Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp theo quy định tại

Trang 6

Luật Doanh nghiệp 2005, người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài của loại hình doanh nghiệp này là đại diện theo pháp luật của mỗi công ty hoặc người được mỗi công ty ủy quyền hợp pháp để tham gia ký kết thỏa thuận

trọng tài Tại Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Chủ tịch Hội

đồng quản trị hoặc Giám đôc hoặc Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty” Như vậy, giám đốc Công ty Cổ

phần có thể là đại diện theo pháp luật của công ty hoặc không, tùy vào quy định tại điều lệ công ty Chính vì vậy, nhóm chia thành 2 trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Giám đốc Công ty A và Giám đốc Công ty B là đại diện

theo pháp luật của mỗi công ty hoặc là người được 2 công ty ủy quyền để ký kết thỏa thuận trọng tài Trong trường hợp này thì Giám đốc của 2 công ty thỏa mãn yêu cầu về chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài được quy định tại Luật TTTM 2010

- Trường hợp 2: Giám đốc Công ty A và Giám đốc ty B không phải là đại

diện theo pháp luật của mỗi công ty và cũng không phải là người được mỗi công ty ủy quyền hợp pháp để ký kết thỏa thuận trọng tài Với trường hợp này thì giám đốc của 2 công ty không đáp ứng điều kiện về chủ thể của thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật TTTM 2010

Về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài

Người ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự theo

quy định tại BLDS 2005 “Người ký kết” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức

là bao gồm cả chủ thể của thỏa thuận trọng tài và người trực tiếp ký kết thỏa thuận trọng tài Xét tình huống, do người ký kết thỏa thuận trọng tài là giám đốc của 2 công ty nên nhóm mặc định 2 người này phải có năng lực hành vi theo quy định của BLDS 2005 Về 2 công ty A và B, sau khi ký kết hợp đồng mua bán gạo với nhau, Công ty B đã không giao hàng cho Công ty A, Công ty

A yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại nhưng Công ty B không đồng ý và xảy ra tranh chấp Điều này có nghĩa đây là 2 công ty tồn tại và đang hoạt động trên thực tế nên nhóm cũng mặc định chúng có năng lực hành vi dân sự

Trang 7

Nhận xét : chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài ở tình huống thỏa mãn yêu

cầu về chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật TTTM 2010

Về hình thức của thỏa thuận trọng tài

Khoản 1 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định : “Thỏa thuận trọng tài

có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng” Khoản 2 Điều này quy định thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và quy định một số thỏa thuận cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản.

Xét tình huống, thỏa thuận trọng tài giữa Công ty A và Công ty B được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo Hợp đồng mua bán gạo được lập thành văn bản và được 2 bên ký kết

Nhận xét : thỏa thuận trọng tài của 2 công ty đảm bảo yêu cầu về hình

thức theo quy định tại Luật TTTM 2010

Về ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài

Các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết thỏa thuận trọng tài

Theo như quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật TTTM 2010 thì nếu một trong

các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và phải có thêm điều kiện là: có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là

vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài mới bị vô hiệu Xét tình huống, không hề có

yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu Hơn nữa, theo nhóm suy luận, hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hợp đồng mua bán gạo là kết qủa thỏa thuận của 2 bên, trong đó mỗi bên đều nhằm đạt được mục đích lợi nhuận của mình Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng mua bán gạo, là thỏa thuận của các bên về phương thức giải quyết tranh chấp Do đó, theo nhóm thì thỏa thuận trọng tài trong tình huống được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên

Trang 8

Nhận xét : thỏa thuận trọng tài trong tình huống thỏa mãn yêu cầu về ý

chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài được quy định tại Luật TTTM 2010

Về nội dung của thỏa thuận trọng tài : thỏa thuận trọng tài phải không

được vi phạm điều cấm của pháp luật

Xét tình huống: Thỏa thuận trọng tài giữa công ty A và công ty B có nội

dung: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” Như vậy,

nội dung của thỏa thuận trọng tài này không hề vi phạm điều cấm của pháp luật nên thỏa mãn yêu cầu về nội dung của thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật TTTM 2010

Kết luận chung: Trong các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng

tài theo quy định tại Luật TTTM 2010, thỏa thuận trọng tài của Công ty A với Công ty B thỏa mãn yêu cầu về đối tượng, hình thức, nội dung của thỏa thuận trọng tài, năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài, ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên còn điều kiện về thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài tình huống không nêu rõ nên nhóm đưa ra kết luận sau:

- Nếu giám đốc Công ty A và giám đốc Công ty B là đại diện theo pháp luật của mỗi công ty hoặc là người được 2 công ty ủy quyền để ký kết thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài của 2 công ty có hiệu lực

- Nếu giám đốc Công ty A và Giám đốc ty B không phải là đại diện theo pháp luật của mỗi công ty và cũng không phải là người được mỗi công ty ủy quyền hợp pháp để ký kết thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài giữa 2 công ty không có hiệu lực pháp luật

b Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Như trên đã phân tích, từ quy định tại Điều 18 Luật TTTM 2010, có

thể thấy, các điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực bao gồm: đối tượng của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài, năng lực chủ

Trang 9

thể ký kết thỏa thuận trọng tài, hình thức của thỏa thuận trọng tài, ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài, nội dung của thỏa thuận trọng tài

Về đối tượng của thỏa thuận trọng tài

Đối tượng của thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật TTTM

2010 Quy định này đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài ở mức độ nhất định, không quá rộng cũng không quá hẹp Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi tiến hành giao kết thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên, so với các nước khác trên thế giới, thẩm quyền giải quyết của trọng tài Việt Nam còn hẹp, hầu hết các nước trên thế giới đều quy định thẩm quyền của trọng tài rất rộng

Ví dụ Luật Trọng tài Trung Quốc quy định mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng đều có thể được giải quyết bằng thỏa thuận trọng tài (Điều 2), đồng thời loại trừ các tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài bao gồm các tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám

hộ và thừa kế, tranh chấp hành chính (Điều 3) Điều 1 Luật Trọng tài Braxin

quy định: “Những người có khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài

để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”.

Thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài

Một trong những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

là thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên khi người ký kết thỏa thuận trọng tài có thẩm quyền

ký kết Khi thỏa thuận trọng tài được ký kết bởi người không có thẩm quyền thì thỏa thuận đó không thể hiện được ý chí đích thực của các bên Do đó, thỏa

thuận trọng tài sẽ không còn ý nghĩa Khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài 2010

quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật”.

Tranh chấp giữa cá nhân với nhau thì cá nhân đó chính là người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài Các cá nhân này có thể ủy quyền cho người

Trang 10

khác ký kết thỏa thuận trọng tài Việc ủy quyền này phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về đại diện theo ủy quyền Đối với tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân thì người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp

nhân (khoản 3 Điều 86 Bộ luật Dân sự 2005) Luật Doanh nghiệp 2005 đã

quy định người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể

Như vậy, quy định về thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài trong Luật TTTM 2010 không thay đổi so với quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 Quy định này là hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, tạo ra sự thống nhất khi áp dụng

Về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài

Theo như quy định tại Luật TTTM 2010 thì người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

2005 “Người xác lập thỏa thuận” ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, tức là

cả cá nhân và pháp nhân bởi có những trường hợp một bên ký kết thỏa thuận trọng tài là doanh nghiệp không còn tồn tại trên thực tế và cũng không có tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ, vì vậy mà thỏa thuận trọng tài đã ký không còn tồn tại trện thực tế nữa

Quy định này của Luật TTTM cũng không có thay đổi so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003

Về hình thức của thỏa thuận trọng tài

Hình thức của thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 16 Luật TTTM 2010 So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2005 thì Luật TTTM

2010 đã mở rộng hình thức của thỏa thuận trọng tài, tạo điều kiện tốt nhât cho các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài

Về ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài

Khoản 1 Điều 3 Luật TTTM quy định: “Trọng tài thương mại là

phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật này”.Như vậy, thỏa thuận là yếu tố không thể thiếu đối

Ngày đăng: 04/04/2014, 04:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w