Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống, là thị trường rộng lớn của các ngành sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế; cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự phát triển. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để có đủ lương thực, thực phẩm cần thiết nuôi sống người dân và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% số dân (60 triệu người), đóng góp 18%22% GDP cho nền kinh tế và 23%35% giá trị xuất khẩu. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn 2010 2013. Năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh: cà phê tăng 32,2%, hạt điều: 21,1%, hồ tiêu: 34,1%, rau quả: 34,9%, thủy sản: 18%, lâm sản và đồ gỗ: 12,7% và gạo (không kể xuất khẩu tiểu ngạch): 5,3%. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi các ngành kinh tế khác còn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao. Nếu như trong giai đoạn năm 2012 2015ngành nông nghiệp chỉ tăng trưởng 2,6%, và đặc biệt năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1,44% thì đến năm 2017, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,16%, đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng trở lại… Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành nông nghiệp của nước ta đã và đang còn khá nhiều thách thức làm cho ngành nông nghiệp chưa thự sự bền vững đó là: Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa đa dạng và lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, xuất khẩu trực tiếp qua con đường tiểu ngạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù năm 2017, tốc độ tăng trưởng đã hồi phục, nhưng chưa thật sự vững chắc và còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém của một nền nông nghiệp manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân triển khai chậm, chưa thật hiệu quả và bền vững. Thứ hai, dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Vì vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% 12% so với hiện nay. Điều này đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đa dạng hơn về sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Thứ ba, nông nghiệp vẫn chưa giúp nước ta thật sự đạt được an ninh về dinh dưỡng. Người dân ở vùng đặc biệt khó khăn và ở 62 huyện nghèo vẫn còn thiếu đói. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chỉ chú trọng vào an ninh lương thực (bằng việc tập trung giữ vững 3,8 triệu hécta lúa), mà chưa có chiến lược bảo đảm an ninh dinh dưỡng (không chỉ lương thực mà còn thực phẩm) cả trong ngắn hạn và dài hạn, chưa coi trọng các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận của người dân tới lương thực, thực phẩm như việc làm, đầu tư kết cấu hạ tầng để hệ thống phân phối về lương thực, thực phẩm hoạt động tốt. Sự không an toàn về thực phẩm một phần bắt nguồn từ việc chưa áp dụng tốt bộ quy chuẩn thực hành nông nghiệp và quản lý ở khâu chế biến và lưu thông. Thứ tư, sức ép về việc làm cho lao động nông thôn ngày một tăng. Do dân số tăng, hằng năm nước ta có thêm ít nhất 1,4 1,6 triệu người đến tuổi lao động được bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Điều này tạo ra sức ép lớn về việc làm và dòng người di cư từ nông thôn vào thành thị. Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp nước ta. Nếu nước biển dâng lên 1 m thì 9 tỉnh của Việt Nam, bao gồm: Bến Tre, Bắc Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trên tổng số 11.475 km2; GDP của cả nước sẽ giảm ít nhất 10%, sản lượng lương thực giảm 12% (5 triệu tấn lúa). Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Thứ sáu, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước ven biển, tài nguyên nước ngầm ở Tây nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học...). Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Với thực trạng nêu trên, đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, cơ cấu KTNN cả nước nói chung và khu vực Bắc Giang trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm; quy mô, địa bàn sản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóa chủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều rộng là chính, hàm lượng khoa học và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế yếu... Yên Dũng là huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang, với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với các huyện khác của tỉnh. Huyện Yên Dũng được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Do vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp luôn được Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện quan tâm và đặt lên hàng đầu. Cùng với sự phát triển chung của nông nghiệp cả nước nền nông nghiệp của huyện cũng đang từng bước có sự chuyển dịch thích hợp để tận dụng và phát huy tối đa những lợi thế. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm, không cân đối, quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường; cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp chưa được trang bị phù hợp; chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tập trung các vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn, chưa gắn kết được “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước). . . đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường và năng suất lao động nông nghiệp cần có sự điều chỉnh để phát triển bền vững; hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn và có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản. Do vậy, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là vấn đề mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện quan tâm và đang tìm ra những khó khăn trở ngại để có biện pháp tháo gỡ. Với thực trạng trên học viên chọn đề tài “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo hướng phát triển bền vững” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
Trang 2Bắc Giang, năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trường, tôi đã được quý thầy, cô giáo củaTrường Đại học Nông Lâm Bắc Giang truyền đạt những kiến thức xã hội và kiếnthức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn Những kiến thứchữu ích đó sẽ luôn hỗ trợ tôi trong công tác hiện hữu và trong tương lai
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đạihọc Nông lâm Bắc Giang, Khoa Kinh tế - Tài chính; quý thầy, cô giáo của TrườngĐại học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS,
TS Nguyễn Quang Hà, TS Nguyễn Thực Huy đã tạo điều kiện thuận lợi, hướngdẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thànhLuận văn tốt nghiệp này
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể anh, chị, em trong Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - Đầu tư,Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng nông nghiệp, Chicục thống kê huyện Yên Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh tôi,động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Xuân Tùng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác
Bắc Giang, ngày tháng 10 năm 2018
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Xuân Tùng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chũ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu vii
Danh mục các hình vẽ viii
Đặt vấn đề 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Mục tiêu tổng quát 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 5
3.2.1 Phạm vi về nội dung: 5
3.2.2 Phạm vi về không gian: 5
3.2.3 Phạm vi về thời gian: 5
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6
1.1.1 Khái niệm nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 6
1.1.2 Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển bền vững 11
1.1.4 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta 17
1.1.5 Thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững 29
Trang 61.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 32
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu 36
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 36
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
2.1.2 Cơ cấu sử dụng đất đai: 37
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện: 40
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.2.1 Phương pháp thu thập số thứ cấp 41
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 42
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 43
2.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 43
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cơ cấu nông nghiệp: 43
2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu: 43
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: .44
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
3.1 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN DŨNG 44
3.1.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Yên Dũng 44
3.1.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng 50
3.1.3 Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng 72
3.1.4 Những thành công, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng theo hướng phát triển bền vững 78
3.2 QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO; ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 84
3.2.1 Quan điểm chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu KTNN thời gian tới 84
3.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới 85
Trang 73.2.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Yên Dũng theo hướng phát
triển bền vững trong những năm tới 90
3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 93
3.3.1 Các giải pháp tác động đến phương hướng sản xuất trong định hướng phát triển bền vững 93
3.3.2 Các giải pháp tác động đến quy mô và hiệu quả của sản xuất 96
3.3.3 Các giải pháp tác động đến phương cách phát triển cụ thể của nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh phương hướng, quy mô và hiệu quả đã được xác định. .101
Kết luận và kiến nghị 105
1 KẾT LUẬN 105
2 KIẾN NGHỊ 107
2.1 Đối với UBND tỉnh Bắc Giang 108
2.2 Đối với Trung ương 109
Tài liệu tham khảo 111
Phụ lục
113
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHŨ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích đất đai của huyện Yên Dũng 38
Bảng 2.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp theo các bước sau 41
Bảng 2.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 42
Bảng 3.1: Dịch chuyển cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện năm 2012 – 2017 .45
Bảng 3.2: Cơ cấu phản ánh lao động theo ngành huyện Yên Dũng năm 2017 47
Bảng 3.3: Cơ cấu phản ánh vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2017 huyện Yên Dũng 48
Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo lĩnh vực 50
Bảng 3.5: Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện 53
Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt 56
Bảng 3.7: Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi của huyện trong giai đoạn 2012 - 2017 .59
Bảng 3.8 Kết quả sản xuất lâm nghiệp 61
Bảng 3.9 Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản huyện Yên Dũng 61
Bảng 3.10: Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất NN huyện Yên Dũng 63
Bảng 3.11: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực SXNN 65
Bảng 3.12: Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực SXNN 67
Bảng 3.13 Vốn đầu tư cho nông nghiệp từ Ngân sách nhà nước phân theo lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp 68
Bảng 3.14: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng của huyện Yên Dũng qua các năm 2012 -2017 70
Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong ngành nông nghiệp 73
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 2.1: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN DŨNG 37
HÌNH 3.1: SO SÁNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT GIỮA CÁC NGÀNH KINH TẾ 46
HÌNH 3.2: XU THẾ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH SẢN XUẤT 64
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất giữa các vùng 71
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, cơ bản của xã hội, cungcấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống, là thị trường rộng lớn của cácngành sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế; cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tíchluỹ ban đầu cho sự phát triển Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nôngnghiệp để có đủ lương thực, thực phẩm cần thiết nuôi sống người dân và tạo nềntảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển
Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăngtrưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyểndịch theo hướng tích cực Nông nghiệp cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dânnông thôn và 68,2% số dân (60 triệu người), đóng góp 18%-22% GDP cho nềnkinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh
tế, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn 2010
-2013 Năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước đạt30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng
dư cao với 9,5 tỷ USD Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăngmạnh: cà phê tăng 32,2%, hạt điều: 21,1%, hồ tiêu: 34,1%, rau quả: 34,9%, thủysản: 18%, lâm sản và đồ gỗ: 12,7% và gạo (không kể xuất khẩu tiểu ngạch):5,3% Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo,
cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản Trong khi các ngànhkinh tế khác còn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, ngành nôngnghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngànhđạt tốc độ khá cao Nếu như trong giai đoạn năm 2012- 2015ngành nông nghiệpchỉ tăng trưởng 2,6%, và đặc biệt năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1,44% thì đếnnăm 2017, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,16%, đánh dấu sự hồiphục và tăng trưởng trở lại…
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, ngành nông nghiệp của nước ta đã và đang còn khá nhiều thách thứclàm cho ngành nông nghiệp chưa thự sự bền vững đó là:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp còn thấp, thị trường
tiêu thụ thiếu ổn định, chưa đa dạng và lệ thuộc vào một vài thị trường truyền
Trang 12thống, xuất khẩu trực tiếp qua con đường tiểu ngạch nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.Mặc dù năm 2017, tốc độ tăng trưởng đã hồi phục, nhưng chưa thật sự vững chắc
và còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém của một nền nông nghiệp manh mún, thiếuliên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gaygắt Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dântriển khai chậm, chưa thật hiệu quả và bền vững
Thứ hai, dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất
lượng Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vàokhoảng 100 triệu người Vì vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽtăng lên ít nhất 11% - 12% so với hiện nay Điều này đòi hỏi nông nghiệp phảiphát triển đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đadạng hơn về sản phẩm tiêu dùng cuối cùng
Thứ ba, nông nghiệp vẫn chưa giúp nước ta thật sự đạt được an ninh về
dinh dưỡng Người dân ở vùng đặc biệt khó khăn và ở 62 huyện nghèo vẫn cònthiếu đói Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chỉ chú trọng vào anninh lương thực (bằng việc tập trung giữ vững 3,8 triệu héc-ta lúa), mà chưa cóchiến lược bảo đảm an ninh dinh dưỡng (không chỉ lương thực mà còn thựcphẩm) cả trong ngắn hạn và dài hạn, chưa coi trọng các giải pháp để tăng cườngkhả năng tiếp cận của người dân tới lương thực, thực phẩm như việc làm, đầu tưkết cấu hạ tầng để hệ thống phân phối về lương thực, thực phẩm hoạt động tốt
Sự không an toàn về thực phẩm một phần bắt nguồn từ việc chưa áp dụng tốt bộquy chuẩn thực hành nông nghiệp và quản lý ở khâu chế biến và lưu thông
Thứ tư, sức ép về việc làm cho lao động nông thôn ngày một tăng Do dân
số tăng, hằng năm nước ta có thêm ít nhất 1,4 - 1,6 triệu người đến tuổi lao độngđược bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó 0,9 triệu lao động tăng thêm ởkhu vực nông nghiệp và nông thôn Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp tiếp tụcsuy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa Điều này tạo ra sức ép lớn về việclàm và dòng người di cư từ nông thôn vào thành thị
Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông
nghiệp nước ta Nếu nước biển dâng lên 1 m thì 9 tỉnh của Việt Nam, bao gồm:Bến Tre, Bắc Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long,Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trêntổng số 11.475 km2; GDP của cả nước sẽ giảm ít nhất 10%, sản lượng lương thựcgiảm 12% (5 triệu tấn lúa) Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng
Trang 13trận bão, thời tiết lạnh và nóng đã xuất hiện một cách bất thường Dự báo, cáctỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ bị hạn nhiều hơn; số đợt không khí lạnh, rétđậm, rét hại sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Thứ sáu, tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa
trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên Điều này gây tác động xấu đến môi trường,làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng đước venbiển, tài nguyên nước ngầm ở Tây nguyên, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinhhọc ) Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt Ô nhiễm nước thải, khí thải ởcác khu công nghiệp, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguyhiểm cho sinh kế bền vững của người dân và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản
Với thực trạng nêu trên, đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhậpquốc tế sâu, rộng như hiện nay, cơ cấu KTNN cả nước nói chung và khu vực BắcGiang trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm; quy mô, địa bànsản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóa chủ lực còn phân tán, phát triển theochiều rộng là chính, hàm lượng khoa học và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít,dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế yếu
Yên Dũng là huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh BắcGiang, với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với các huyện khác củatỉnh Huyện Yên Dũng được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọngđiểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đếnnăm 2020 Do vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp luôn được Đảng bộ tỉnh,Đảng bộ huyện quan tâm và đặt lên hàng đầu Cùng với sự phát triển chung củanông nghiệp cả nước nền nông nghiệp của huyện cũng đang từng bước có sựchuyển dịch thích hợp để tận dụng và phát huy tối đa những lợi thế Tuy nhiên,
so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm,không cân đối, quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường;
cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp chưa được trang bị phù hợp; chưa hìnhthành vùng sản xuất tập trung, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tập trungcác vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất
lớn, chưa gắn kết được “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nước) đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường và năng suất lao động nông
nghiệp cần có sự điều chỉnh để phát triển bền vững; hội nhập kinh tế thế giới đòihỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ
Trang 14phát triển cao hơn và có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản Do vậy, đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện nhằm khai thác tối đa tiềm năng vàlợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trong nước vàquốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nôngdân, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay Đây cũng làvấn đề mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện quan tâm và đang tìm ra những khókhăn trở ngại để có biện pháp tháo gỡ
Với thực trạng trên học viên chọn đề tài “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo hướng phát triển bền vững” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp củahuyện và định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, đề xuất định hướng vàgiải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN tạihuyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 15+ Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển bền vững
+ Yêu cầu của đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng phát triển bền vững+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng phát triển bền vững
+ Thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng pháttriển bền vững
- Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận
+ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Dũngtheo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2010-2015
+ Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyệnYên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới
+ Định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp huyện Yên Dũng theo hướng phát triển bền vững
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.1 Khái niệm nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của
xã hội loài người; là ngành kinh tế quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân; làmột ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế
ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển, ở những nước này đại bộphận người dân sống bằng nghề nông và còn nghèo Tuy nhiên, ngay cả nhữngnước có nền công nghiệp phát triển, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDPkhông lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và khôngngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩmtối cần thiết là lương thực, thực phẩm Những sản phẩm này cho dù trình độ khoahọc, công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa có ngành nào có thể thay thếđược Mọi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu tiên phát triển nôngnghiệp Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật,Đức… sản xuất nông nghiệp cũng luôn được chú trọng và thực tế cho thấy cácsản phẩm nông nghiệp đã đóng góp khá nhiều vào kim ngạch xuất khẩu; nó làmột ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và nhất là đốivới các nước đang phát triển Theo từ điển bách khoa Wikipedia tiếng Việt:
“Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đấtđai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu vànguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thựcthực phẩm và một số nguyênliệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiềuchuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn baogồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản”
Trang 171.1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và được xem là cái nôi củanền văn minh lúa nước Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 16,32% GDP và hơn 46% lao động xã hội đanghoạt động trong lĩnh vực nông ngiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nôngthôn Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp
tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá Vai trò của nông nghiệpđối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở một số điểm sau:
Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất tư liệutiêu dùng thiết yếu cho con người như lương thực, thực phẩm và nguyên liệu chocông nghiệp mà không một ngành nào có thể thay thế được Nông nghiệp có ảnhhưởng đến sự tăng trưởng, góp phần đáng kể vào tích luỹ ban đầu cho sự nghiệpphát triển đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triểnnhư nước ta hiện nay
Nông nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt làngành công nghiệp Sự phát triển ổn định, vững chắc của nông nghiệp có ý nghĩaquyết định đối với ngành công nghiệp, dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Việc giải quyết đủ lương thực cho nhu cầu trong nước và để xuất khẩu được coi
là nền tảng quan trọng nhất cho sự ổn định nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế Ngoài lương thực và thực phẩm, nông nghiệp còn cung cấpnhiều loại nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệpchế biến nông sản Sự phát triển của công nghiệp chế biến, ở mức độ rất lớn phụthuộc vào quy mô của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế
xã hội phát triển Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền với
sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) ở nước ta đòi hỏi nguồn lao độngkhông ngừng được bổ sung từ khu vực nông nghiệp
Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho nềnkinh tế quốc dân Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sảnxuất sang khu vực phi nông nghiệp
Trang 181.1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt
Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuấtnông nghiệp Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thờitiết – khí hậu rất khác nhau Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và
sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạtđộng nông nghiệp cũng không giống nhau Điều kiện thời tiết khí hậu với lượngmưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điềukiện hình thành và sử dụng đất Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhaugiữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét Đặc điểmnày đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý cácvấn đề kinh tế – kỹ thuật sau đây:
+ Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trênphạm vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng,vật nuôi cho phù hợp
+ Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹthuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.+ Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từngkhu vực nhất định
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
Trong công nghiệp, giao thông v.v… đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đóxây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v… để conngười điều khiến các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động Trong nôngnghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thểthay thế được Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăngthê, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruống đất là chưa có giới hạn,nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhucầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm Chính vì thế trong quá trình sửdụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đấtnông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng
Trang 19đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trênmỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định(sinh trưởng, phát triển và diệt vong) Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh,mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến pháttriển và diệt vọng Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi vềđiều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng,vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng Cây trồng và vật nuôi với tưcách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằngcách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệusản xuất cho chu trình sản xuất sau Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốthơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nộinhững giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao,chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặtquá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quátrình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vàonhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trongnông nghiệp Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được,trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó Mặt khác do sự biến thiên vềđiều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định vớiđiều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau Đối tượng của sản xuất nôngnghiệp là cây trồng – loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khảnăng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thànhchất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi Như vậy, tínhthời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân Tạo hoá đã cung cấp nhiềuyếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượngmưa, không khí Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợidụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng Đểkhai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòihỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời
vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng
Trang 20dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức laođộng hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thíchhợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghềdịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nồng nhàn.
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp trên, sản xuất nôngnghiệp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là:
Việt Nam là một nước đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh táctrên đầu người thấp, chỉ khoảng 0.11ha/ người
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanhnăm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây con phát triển Khí hậu Việt Nam lại
có sự phân hoá theo độ cao và phân hoá theo hướng Bắc - Nam tạo cơ hội đểphát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, kể cả những loại cây ôn đới.Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam cũng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, bão, lũ điều đó cũng tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp mang nặng thế độc canh lúa nước và trồng trọt vẫnchiếm ưu thế trong sản xuât nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tồn tại bấthợp lý trong thời gian dài
Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sangnền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn gắn với thị trường theo xu hướng hội nhậpquốc tế
1.1.2 Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế một nước xét trên tổng thể bao gồm những mối liên hệ tổngthể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, bao gồm các yếu tố kinh
tế, các lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế, các thành phầnkinh tế Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng củamình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn ở trạngthái vận động, không ngừng biến đổi, phát triển và có sự chuyển dịch cần thiếtphù hợp với những thay đổi biến động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, cơ cấu kinh tế cũng theo sự phát triển đó mà ngày càng hoàn thiệnhơn Theo đà phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phâncông lao động xã hội ngày càng sâu rộng, cơ cấu kinh tế cũng ngày càng tiến bộ
Từ sự phân tích trên có thể khái quát cơ cấu kinh tế như sau:
Trang 21“Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗinước Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểuhiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong nhữngkhông gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hộinhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao”.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tếquốc dân, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng nó cũng mang tính độclập tương đối Vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu: Cơ cấu kinh tế nôngnghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối
ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trongmột khoảng thời gian và không gian nhất định
1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển bền vững
1.1.3.1 Về chuyển dịch cơ cấu KTNN
* Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu KTNN là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượngngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là cácquan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của cácchuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu KTNN chính là quá trình thích ứng của sảnxuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm
ra trong từng giai đoạn phát triển Sự thích ứng của cơ cấu KTNN với nhu cầucủa thị trường càng cao thì tính ổn định của cơ cấu càng lớn Trong trường hợpngược lại ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng không ổn định, phải giảm thiểuquy mô sản xuất và giá trị các chuyên ngành, tiểu ngành không có lợi thế hoặckhông phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng quy mô sản xuất, giá trị các ngành
có lợi thế để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Quá trìnhnày diễn ra liên tục, thường xuyên theo sự thay đổi của thị trường
Theo đó khái niệm về chuyển dịch cơ cấu KTNN trong điều kiện hiện naylà: “Chuyển dịch cơ cấu KTNN là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy
mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướngthích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế sosánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu KTNN mang tính ổn định cao hơn vàphát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập”
Trang 221.1.3.2 Về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.3.2.1 Khái niệm nông nghiệp phát triển bền vững
Mục đích của NNPTBV là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, cótiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người màkhông huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Do tầm quan trọng củanông nghiệp trong phát triển của mỗi quốc gia, nên phát triển nông nghiệp nóichung, NNPTBV nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu rộng của cộng đồng
xã hội Mặc dù vậy, do phương diện tiếp cận khác nhau, điều kiện thực tiễn khácnhau mà hiện vẫn chưa có sự đồng thuận cao về khái niệm NNPTBV Chẳng hạn,TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiêncứu nông nghiệp của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa NNPTBV như sau:NNPTBV phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏamãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữđược tài nguyên thiên nhiên Hay theo quan niệm của FAO (1992), NNPTBV làquá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nôngnghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau
Theo tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WOED) cũng đã định nghĩaNNPTBV như sau: NNPTBV là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu củathế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau.Trong mười năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả có côngtrình nghiên cứu về NNPTBV Trong số các công trình đã được công bố có thể kểđến nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009) Theo nhóm tác giảnày: NNPTBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội vàmôi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khảnăng đáp ứng nhu cầu của tương lai Hoặc nghiên cứu của tác giả Phạm Doãn(2005), tác giả này cho rằng NNPTBV là quá trình đa chiều, bao gồm: (i) tínhbền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trựctiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong sửdụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tácthương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộcsống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng
Trang 23Trên bình diện vĩ mô, Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17-8-2014 của Thủtướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở ViệtNam - Chương trình nghị sự của Việt Nam Trong 8 nội dung của chương trìnhnày, có nội dung thứ 4 đề cập đến vấn đề NNPTBV ở Việt Nam.
Từ những quan niệm nêu trên cho thấy nhiều điểm phù hợp với thực tiễnViệt Nam, có thể hiểu: NNPTBV là quá trình sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênthiên nhiên, phải bảo đảm được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững KT-XH-MT, nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển nông nghiệp hiện tại mà không tổnhại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của phát triển trong tương lai và được xã hộichấp nhận Bền vững về kinh tế, là sản xuất nông nghiệp hướng đến chuỗi giá trị,hiệu quả đạt cao, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng, không những đáp ứngnhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thịtrường quốc tế Bền vững về xã hội, là một nền nông nghiệp PTBV phải đảm bảocho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sốngvật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên Bền vững về môi trường, là mọihoạt động sản xuất nông nghiệp không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên vàkhông gây ô nhiễm môi trường Đối với từng địa phương, tùy thuộc vào điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp để hướng đếnnền NNPTBV trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương,vừa tuân thủ các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau của nền nông nghiệp xanh,nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường sinh thái
1.1.3.2.2 Đặc điểm nông nghiệp phát triển bền vững
Thứ nhất, NNPTBV phải đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu
quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông thôn Khôngchỉ riêng trong ngành nông nghiệp, bất cứ ngành nào trong nền kinh tế quốc dânmục tiêu tăng trưởng cũng luôn đặt ở vị trí trung tâm và phải có sự quan tâm đặcbiệt Đối với ngành nông nghiệp, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định có ý nghĩa hếtsức quan trọng, bởi nông nghiệp là ngành cung cấp toàn bộ lương thực, thựcphẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người Hoạt động tiêudùng hàng ngày diễn ra liên tục với quy mô dân số ngày càng tăng đòi hỏi quátrình sản xuất cũng phải có nhịp độ tăng tương ứng Trước bối cảnh tình hình thếgiới có nhiều bất ổn, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu gây hậu quả khólường càng đặt ra cho ngành nông nghiệp nhiều áp lực trong quá trình phát triển.Nếu như ngành nông nghiệp không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm hơn so
Trang 24với nhu cầu của con người thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, thực phẩm, sẽđẩy toàn xã hội đến sự bất ổn Nhìn lại nền nông nghiệp truyền thống, cho thấytốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí còn làm cho toàn bộ nền kinh tế rơi vào trìtrệ, khủng hoảng Cho nên, việc đổi mới toàn bộ nền NNPTBV thì mục tiêu tăngtrưởng kinh tế là một đặc điểm rất cơ bản và quan trọng Tuy nhiên, không phảităng trưởng bằng mọi giá nếu như chúng ta phải trả giá quá đắt Nói cách khác,tăng trưởng đó phải trên cơ sở hiệu quả, tăng trưởng chỉ thực sự có ý nghĩa khiđảm bảo PTBV Hiệu quả của nền NNPTBV thể hiện trên nhiều khía cạnh khácnhau, nhưng tập trung nhất ở việc các sản phẩm nông nghiệp làm ra sử dụng ítnhất các yếu tố đầu vào bao gồm cả các nguồn lực con người, kinh tế và tự nhiên.
Có nghĩa là tăng trưởng nông nghiệp là tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu.Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nhưthời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng…Cho nên, sản xuất nông nghiệp thườngrơi vào bấp bênh, thiếu ổn định Đối với nền nông nghiệp truyền thống, sản xuấtdựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp, giá trị nông sản khôngcao Ngược lại, đặc điểm của nền nông nghiệp hiện đại, yếu tố ổn định, tăngtrưởng, bền vững luôn được đề cao, xem trọng Thực ra, NNPTBV đã bao hàmtăng trưởng, điều đó rất có ý nghĩa đối với phát triển KT-XH và nâng cao chấtlượng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông thôn
Thứ hai, NNPTBV góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội trong
nông nghiệp, nông thôn
Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thất nghiệp, phânhóa giàu nghèo…tồn tại chủ yếu ở nông thôn và chiếm phần lớn tỷ lệ đói nghèo
là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh sống ởnông thôn Đặc biệt với một nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu rất khó để giảiquyết được vấn đề đói nghèo, đây là cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo - lạc hậu -tàn phá môi trường sống Hiện thực này yêu cầu với một nền NNPTBV cần đảmbảo: tăng trưởng, ổn định, hiệu quả Đây sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề đói nghèo,lạc hậu, thất nghiệp, bất bình đẳng trong nông nghiệp, nông thôn Bởi lẽ, suy đếncùng, khi NNPTBV sẽ góp phần nâng cao vai trò làm chủ của người nông dân,các vấn đề xã hội ở nông thôn từng bước được giải quyết Nông nghiệp chậmphát triển thì nông dân còn đói nghèo, y tế, giáo dục, an sinh xã hội không đượcđảm bảo, tệ nạn xã hội gia tăng, năng lực chủ thể của nông dân trong sản xuấtnông nghiệp và đời sống nông thôn bị giảm sút Với nền nông nghiệp truyền
Trang 25thống vai trò chủ thể của nông dân gần như không có hoặc có nhưng rất hạn chế,
mờ nhạt, ngay cả những quyền ra các quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân.Trong khi đó, để xây dựng một nền NNPTBV thì người nông dân phải được coi
là chủ thể của quá trình sản xuất và xây dựng NTM Người nông dân nắm giữquyền trong mọi khâu của quá trình sản xuất và tham gia, quyết định các vấn đềliên quan đến đời sống cư dân nông thôn Nền nông nghiệp phát triển càng vữngchắc, trình độ ngày càng cao thì khi đó vai trò chủ thể của người nông dân càngđược đảm bảo ở mức cao nhất Một vấn đề khác của nông dân cũng rất đángđược quan tâm hiện nay, đó là vấn đề sở hữu đất nông nghiệp, tiếp cận nguồn tàinguyên và quyền phân phối các sản phẩm nông nghiệp Tình trạng người nôngdân bỏ đất, bán đất, mất đất do quá trình đô thị hóa, mất tư liệu sản xuất có xuhướng tăng dần Tình trạng tích tụ, sở hữu ruộng đất tập trung về một bộ phậnngười giàu đang đặt ra nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là kinh tế mà còn nảysinh nhiều vấn đề xã hội; tình trạng bất cập giữa trình độ và khả năng hạn chếtrong tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là rào cản của sự pháttriển; tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá cho thấy quyền quyết địnhtrong phân phối của người nông dân gần như bằng không Cụ thể ở đây là sựphân phối không công bằng về mặt thu nhập Phần giá trị thuộc về nông dântrong tổng giá trị sản phẩm là rất thấp Phần lớn những giá trị đó lại thuộc vềnhững chủ thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm, đó là những tư thương, ngườicung cấp dịch vụ, doanh nghiệp…Cho nên, thu nhập của người nông dân khôngđược đảm bảo thì khó có thể khuyến khích được việc mở rộng sản xuất, nâng caonăng suất lao động Đây là nguyên nhân làm nảy sinh hàng loạt các mâu thuẫntrong xã hội, thậm chí làm kéo lùi nền sản xuất đi xuống Vì vậy, nền NNPTBVhướng đến việc làm cho mọi chủ thể được phân phối thu nhập công bằng hơn.Không chỉ công bằng trong thu nhập mà còn công bằng trong việc tiếp cận nguồntài nguyên thiên nhiên, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và đời sốngnông thôn, liên quan trực tiếp đến các giá trị và sự phát triển của con người.Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng ở thời gian tương lai, khi mà nềnNNPTBV đạt được trình độ nhất định thì các vấn đề xã hội của nông nghiệp,nông thôn được giải quyết tốt hơn, khi đó giá trị và mức sống của cư dân nôngthôn đạt đến trình độ cao, quyền làm chủ của nông dân được đảm bảo, chất lượngđời sống nông dân và xã hội nông thôn sẽ là môi trường đáng sống, sẽ là sự lựachọn của nhiều người
Trang 26Thứ ba, NNPTBV là một nền nông nghiệp sinh thái
Trong nền kinh tế quốc dân thì ngành nông nghiệp là ngành trực tiếp liênquan đến môi trường sinh thái nhiều nhất Đặc điểm dễ thấy nhất ở một nền nôngnghiệp lạc hậu, đó là trình độ kỹ thuật thấp kém, phương thức canh tác thủ công.Thực tế này đã làm cho môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, cụ thể
đó là tình trạng diện tích đất trồng cây nông nghiệp, diện tích rừng bị thu hẹp,thoái hóa, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêmtrọng Hiện thực này là hệ lụy do chính con người gây ra và lại đang trực tiếptác động đến đời sống con người Cho nên, để có một nền NNPTBV trước hếtphải xem xét lại việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện
có để thỏa mãn nhu cầu con người mà không làm tổn hại cho thế hệ tương lai Xãhội càng phát triển thì nhu cầu về nông sản, thực phẩm ngày càng nhiều và yêucầu ngày càng cao Do đó, quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp phải dựa trênnhững điều kiện tài nguyên thiên nhiên hiện có Hơn nữa, tài nguyên thiên nhiênkhông là vô tận, nó rất có giới hạn Chính vì vậy, trong quá trình con người tácđộng vào môi trường tự nhiên phải đảm bảo sự cân bằng về môi trường sinh tháitrước trong tương quan với những đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao củacon người Một đặc điểm nữa của quá trình sản xuất nông nghiệp truyền thốnglạc hậu là khai thác đồng nghĩa với ô nhiễm, hủy hoại Cho nên, một nềnNNPTBV là phải ngăn chặn có hiệu quả việc ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trongsản xuất nông nghiệp và bảo quản nông sản Vấn đề không chỉ ở nhận thức màcách sản xuất, bảo quản, kinh doanh thiếu chuyên nghiệp, coi thường sức khỏengười tiêu dùng không chỉ làm cho môi trường sống bị tổn hại mà còn đe dọatrực tiếp đến tính mạng con người Những hệ lụy của ô nhiễm, lạm dụng hóa chấtkhông thể phát hiện, ngăn chặn trong thời gian ngắn mà còn để lại những hậu quảlâu dài Do vậy, xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường sinhthái dưới sự hỗ trợ của yếu tố KH-KT nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm sạch, cóchất lượng cao, để lại cho thế hệ mai sau những điều tốt nhất
1.1.4 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta
1.1.4.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta
Trang 27Là nước CNH muộn, quá trình PTKT nước ta diễn ra trong bối cảnh nhữngnội dung về CNH nói chung, CNH nông nghiệp nói riêng đã được triển khai ổnđịnh ở những nước đi trước Với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạngKH&CN và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, các nước đi trước càng đẩy mạnhphát triển để chiếm lĩnh “đỉnh cao” về nông nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh, nênnhững công nghệ hiện có của họ cho phát triển nông nghiệp ở đó dễ bị lạc hậu.Các nước phát triển sẵn sàng chuyển giao, nên những nước đi sau như Việt Nam
có rất nhiều phương án lựa chọn trong chuyển dịch CCKT cho phát triển nôngnghiệp mà không nhất thiết phải theo con đường tuần tự mà các nước đi trước đãtrải qua Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, nhất là sự pháttriển chưa từng có của hệ thống thông tin liên kết mạng toàn cầu, việc lựa chọnnội dung chuyển dịch CCKTNN phải thích hợp vừa phát huy được các nguồn lựcnông nghiệp trong nước, vừa nắm bắt kịp thời tiến bộ KH&CN và tranh thủ đượcnguồn lực từ bên ngoài cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Phải coi đó
là một yêu cầu nghiêm ngặt
Theo yêu cầu đó, nội dung chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ởnước ta phải là: dựa vào những tiến bộ của KH&CN nhất là công nghệ sinh họchiện đại để thúc đẩy chuyên môn hóa sâu trong nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng
về lao động và giá trị của các chuyên ngành nông nghiệp kém lợi thế để tăng tỷtrọng lao động và giá trị của các chuyên ngành, tiểu ngành nông nghiệp có lợithế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường gắn với bảo vệ môi trường sinh tháitrong phát triển nông nghiệp bền vững Dưới đây là một số nội dung chủ yếutrong chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong SXNN
Nội dung này bao gồm chuyển dịch cơ cấu các chuyên ngành nông nghiệpnhư nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thúy sản; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộtừng chuyên ngành này theo hướng phát huy lợi thế, gắn với thị trường, đạt đượcgiá trị gia tăng ngày càng cao hơn với phát triển nông nghiệp bền vững hơn Cụthể là: Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành nông nghiệp phải đượcchuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần, tăng dần tỷ trọnglâm nghiệp và thủy sản nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miềnnúi, diện tích mặt nước, ao hồ, sông, biển Đồng thời, kết hợp chặt chẽ phát triểnnông nghiệp thuần với phát triển lâm nghiệp và thủy sản tạo sự hỗ trợ nhau trên
Trang 28cơ sở phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp “sạch”, thânthiện với môi trường sinh thái
Nội dung chuyển dịch cơ cấu giá trị nội bộ chuyên ngành nông nghiệp (NNthuần bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ) theo hướng bảo đảm khai thácđược các lợi thế tự nhiên, công nghệ và truyền thống sản xuất để tăng nhanh tốc
độ tăng trưởng về giá trị của chăn nuôi và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị của trồngtrọt trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp trong điều kiện ngành trồng trọt vẫngia tăng tuyệt đối về giá trị sản xuất (GTSX) Đưa chăn nuôi trở thành ngành sảnxuất chính Tăng mức độ áp dụng KH&CN, các phương pháp sản xuất tiên tiếnnhằm khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện
tự nhiên tại các vùng sản xuất
Nội dung chuyển dịch cơ cấu giá trị trong ngành lâm nghiệp là giảm tỷtrọng trồng rừng và khai thác gỗ, tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ Đểbảo đảm PTBV thì việc tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm khai thác lâm sản ngoài gỗ
là thế mạnh của nghề rừng Việt Nam có lợi thế về rừng nhiệt đới có nhiều loạilâm sản ngoài gỗ phong phú, việc chuyển dịch CCKT phải tính đến phát huy thếmạnh này Đồng thời, tăng tỷ trọng giá trị của tiểu ngành dịch vụ lâm nghiệp đểtăng hiệu quả chung của ngành lâm nghiệp
Nội dung chuyển dịch cơ cấu giá trị nội bộ chuyên ngành thủy sản là tăng
tỷ trọng về giá trị khai thác, đánh bắt thủy sản, nhất là thủy sản xa bờ; tăng nhanhsản lượng và giá trị tiểu ngành nuôi trồng thủy sản nhất là những loại thủy sản cóchất lượng và giá trị cao mà nước ta có nhiều lợi thế
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông nghiệp Do đối tượng
của SXNN là các loại cây trồng, vật nuôi, nên chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố
tự nhiên và chu kỳ sinh vật Trong từng quốc gia do những điều kiện tự nhiên,KT-XH khác nhau nên trong quá trình phát triển cũng hình thành các vùng kinh
tế sinh thái khác nhau Chuyển dịch CCKT các vùng nông nghiệp là thúc đẩyphân công LĐXH theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước hay một tỉnh Chuyển dịchCCKT theo vùng nông nghiệp theo hướng sử dụng hợp lý những điều kiện tựnhiên, KT-XH của vùng lãnh thổ chính là nhân tố hàng đầu để thúc đẩy tăngtrưởng và PTBV ngành nông nghiệp được phân bố ở vùng Việc xác lậpCCKTNN theo vùng lãnh thổ một cách hợp lý là bố trí việc sản xuất các loại câytrồng, vật nuôi sao cho thích hợp để phát huy có hiệu quả nhất mọi tiềm năng, lợithế của từng vùng SXNN ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liên kết với các
Trang 29vùng khác để gắn với CCKTNN của cả nước Việc chuyển dịch CCKTNN theovùng lãnh thổ không khép kín ở ngành nông nghiệp mà phải có sự liên kết trongmối tác động qua lại với chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp và ngành dịch vụ
để bảo đảm chuyển dịch CCKT vùng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với hộinhập quốc tế Chuyển dịch CCKTNN theo vùng lãnh thổ đòi hỏi phải quan tâmphát triển KT-XH gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở các vùng khó khăn,miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và có chính sách hỗ trợnhiều hơn cho các vùng này để phát triển kết cấu hạ tầng, nhân lực, nâng cao dântrí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển.Chuyển dịch CCKTNN theo vùng lãnh thổ vừa phải đáp ứng yêu cầu xây dựngvùng chuyên môn hóa, vừa là đòi hỏi của PTBV Hơn nữa, việc chuyển dịch nàycòn được bắt nguồn từ yêu phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN mànước ta đã lựa chọn
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các chuyên ngành, các vùng
nông nghiệp theo hướng bảo đảm sự tương thích với chuyển dịch cơ cấu giá trịsản lượng giữa các chuyên ngành và các vùng lãnh thổ Để thúc đẩy chuyển dịchCCKTNN theo hướng hợp lý, hiệu quả và PTBV, thì tính chuyên nghiệp củangười lao động phải được đề cao Chỉ như vậy, họ mới thật sự làm chủ được quátrình SXNN hiện đại, mới tạo ra được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, mới
có năng lực sáng tạo trong nền KTTT đầy năng động Theo yêu cầu này, nộidung chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các chuyên ngành nông nghiệp phải theohướng: giảm dần tỷ trọng LĐNN thuần, tăng dần tỷ trọng lao động lâm nghiệp,thủy sản và dịch vụ nông nghiệp Trong nông nghiệp thuần, giảm tỷ trọng laođộng ngành trồng loại cây có giá trị thấp, tăng tỷ trọng lao động trồng loại cây cógiá trị cao; giảm tỷ trọng lao động ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng lao độngchuyên ngành chăn nuôi Trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng phải tăng tỷ trọnglao động khai thác lâm sản ngoài gỗ và lao động dịch vụ lâm nghiệp, giảm tỷtrọng lao động trồng rừng và khai thác gỗ Trong nội bộ ngành thủy sản, chuyểndịch cơ cấu lao động phải theo hướng tăng tỷ trọng lao động khai thác, đánh bắtthủy xa bờ và phân bố lại lao động trong tiểu ngành nuôi trồng thủy sản ở cácvùng nước tạo sự hợp lý để phát huy có hiệu quả tài nguyên mặt nước trên quanđiểm PTBV
Trang 30Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng cũng phải theo hướng bảođảm sử dụng tối đa nguồn nhân lực trên địa bàn cho phát triển vùng nông nghiệpchuyên môn hóa.
Ngoài những nội dung trên, việc chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBVcòn đòi hỏi phải xác định nội dung chuyển dịch cơ cấu về trình độ công nghệ, cơcấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu phát triển sản phẩm theohướng thị trường và cơ cấu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp
Nội dung chuyển dịch cơ cấu về trình độ công nghệ SXNN phải theo hướngngày càng coi trọng phát triển công nghệ chất lượng cao, công nghệ “sạch” đểhướng mạnh vào thâm canh tạo sự đột biến về tăng NSLĐ, nâng cao chất lượngnông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và tăng sức cạnh tranhtrong nước và quốc tế Nội dung của chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phải xácđịnh trên cơ sở bảo đảm các nguồn tài nguyên về đất, mặt nước có thể phát triểnnông nghiệp Phải tìm ra một cơ cấu cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghicao với mỗi nguồn tài nguyên này để không chỉ mở rộng giới hạn khả năngSXNN trong ngắn hạn mà còn để thúc đẩy tăng trưởng GTSX nông nghiệp trongdài hạn
Nội dung chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế phải theo hướng ngày càng
mở rộng và phát triển quan hệ sản xuất tiên tiến trên cơ sở thúc đẩy LLSX trongnông nghiệp phát triển theo hướng HĐH và coi trọng kinh tế tri thức
Nội dung chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản trong phát triển thương mạiphải theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản mà ta có nhiềulợi thế, có khả năng thu nhiều ngoại tệ; giảm tỷ trọng xuất khẩu những hàng nôngsản kém lợi thế và giá trị gia tăng thấp Đồng thời, tăng tỷ trọng nhập khẩu nhữnghàng nông sản làm nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến đáp ứngnhu cầu trong nước và xuất khẩu; giảm tỷ trọng nhập khẩu những nông sản màViệt Nam có thể vừa sản xuất được vừa kiểm soát được vệ sinh, an toàn thựcphẩm Nội dung này đòi hỏi trên cơ sở tuân thủ các quy tắc trong hội nhập quốc
tế, phải thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa hàng nôngsản trong nước để bảo vệ và phát triển thị trường nội địa; đồng thời tìm kiếm khảnăng lợi thế, tìm kiếm mở rộng và giữ vững thị trường nước ngoài để thúc đẩychuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV Chuyển dịch cơ cấu hàng nông sảntrong phát triển thương mại là một nội dung quan trọng để bảo đảm “đầu ra” cho
Trang 31quá trình chuyển dịch CCKT ngành, CCKT vùng, cơ cấu LĐNN của một nướccũng như một tỉnh.
1.1.4.2 Tiêu chí đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã đưa ra các bộ chỉ tiêu khác nhau nhằmđánh giá PTBV (Các bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ở một quốc gia,bao gồm: Bộ tiêu chí gồm 58 chỉ tiêu cốt lõi của Uỷ ban Phát triển bền vững củaLiên Hợp Quốc (UN CSD), Bộ 46 tiêu chí của Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triểnbền vững (CGSDI), Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88 tiêu chí của Tổ chứcbảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Phương án 68 tiêu chí về Chỉ số bền vữngmôi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới…) và ở nước ta cũng đã hình thành
“Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững về Tài nguyên và Môi trường ở Việt ESIVN” Về tổng thể, việc đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNNtheo hướng PTBV phải dựa trên ba nội dung: PTBV cả về kinh tế, xã hội và môitrường Cụ thể là:
Nam-Một là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về kinh tế
Để đánh giá những tiến bộ trong thay đổi CCKTNN về kinh tế, có các chỉtiêu thống kê tổng hợp như GTSX, giá trị tăng thêm Ngoài ra, còn có một số chỉtiêu khác phản ánh về năng suất, hiệu quả, kết quả đầu tư theo chiều sâu, như giátrị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha, năng suất cây trồng và các chỉ tiêu phản ánhkhả năng cạnh tranh nhất là chỉ tiêu về xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được xem xét đánh giá về kết quả chuyển dịch CCKTNN theo hướngPTBV về kinh tế Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Chỉ tiêu về số lượng: Chỉ tiêu về phân bổ theo tỷ lệ các nguồn lực trên chocác chuyên ngành, các vùng nông nghiệp, ví dụ tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệpthuần, cho lâm nghiệp và cho thủy sản; tỷ lệ vốn đầu tư cho trồng trọt, cho chănnuôi trong tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp… Tương tự như vậy, ta có thể xemxét chỉ tiêu về tỷ lệ lao động, chỉ tiêu về tỷ lệ phân bổ nguồn đất sản xuất vào cácchuyên ngành, các vùng nông nghiệp để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKTnông nghiệp theo hướng PTBV
- Chỉ tiêu về chất lượng: Xác định sự thay đổi về trình độ nhân lực nôngnghiệp, thay đổi về trình độ công nghệ được sử dụng trong sản xuất và mức độhoàn thiện, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng NN, NT, năng lực tích lũy trong
Trang 32nội bộ ngành nông nghiệp, chất lượng môi trường kinh tế cho việc khai thông thịtrường vốn, thị trường đất đai, thị trường KH&CN…
- Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi “đầu ra” trong quá trình chuyển dịchCCKTNN “Đầu ra” của chuyển dịch CCKTNN được thể hiện ở số lượng, năngsuất, chất lượng và cơ cấu sản phẩm; ở năng lực đáp ứng nhu cầu, giá cả và sứccạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thì trường; ở hiệu quả sử dụng vốnđầu tư, tỷ suất lợi nhuận và mức tăng trưởng giá trị nông nghiệp… Có thể xácđịnh các chỉ tiêu phản ánh những biến đổi “đầu ra” này để đánh giá kết quảchuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV Cụ thể:
Về số lượng, chất lượng sản phẩm: Xét về mặt hiện vật và giá trị, chuyểndịch CCKTNN theo hướng PTBV được thể hiện ở mức gia tăng tuyệt đối về sảnlượng ở tất cả các bộ phận, chuyên ngành nông nghiệp Trong đó, mức tăng lên
về giá trị của sản phẩm nông nghiệp có lợi thế nhanh hơn Về chất lượng: Sảnphẩm có chất lượng cao hơn, nhiều dinh dưỡng và an toàn hơn, được thị trường
ưa chuộng ngày càng nhiều hơn
Về chỉ tiêu NS: Chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV phải thể hiện ở
sự gia tăng của năng suất đất đai (mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp trên 1đơn vị diện tích đất canh tác), hiệu quả sử dụng vốn; sự gia tăng của NSLĐNN,
tỷ suất lợi nhuận trên vốn và mức gia tăng thu nhập của người làm nông nghiệp.Nếu các chỉ số này giảm xuống theo thời gian thì không thể cho rằng quá trìnhchuyển dịch CCKT đó là hợp lý, tiến bộ hay PTBV
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp Nếu có tốc độtăng trưởng nông nghiệp nhanh, ổn định và lâu dài thì quá trình chuyển dịchCCKTNN có hiệu quả cao Quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBVcòn được thể hiện ở đóng góp tích cực của nó vào tăng trưởng và phát triểnchung của nền kinh tế Nếu tăng trưởng sản lượng nông nghiệp do nâng caoNSLĐ, do tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất thì đó là tăng trưởngnông nghiệp theo chiều sâu Đây chính là một tiêu chí quan trọng của phát triểnnông nghiệp bền vững
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp
và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch CCKTNN Sự liên kết chặt chẽ giữa cácngành phản ánh trình độ hợp tác, xã hội hóa sản xuất Chẳng hạn, sự phát triểncủa dịch vụ thông tin sẽ làm cho người nông dân tiếp cận thị trường nhanh và
Trang 33chính xác hơn, việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nông sản để sản xuất sẽ nhanh vàtiêu thụ sản phẩm sẽ có hiệu quả hơn Nếu sự liên kết giữa ba ngành kinh tế chặtchẽ thì quá trình chuyển dịch CCKTNN mới theo hướng PTBV.
Hai là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV về xã hội
Để đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV
về mặt xã hội, phải dựa vào các chỉ tiêu về mức gia tăng việc làm, thu nhập vàđời sống của người làm nông nghiệp Nếu mức gia tăng này là cao, ổn định vàlâu dài trong quá trình chuyển dịch CCKTNN thì đó là hướng phát triển nôngnghiệp bền vững Ngược lại, có sự bất ổn trong các chỉ tiêu này thì không thể coi
đó là có tính bền vững trong chuyển dịch CCKTNN
Đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV vềmặt xã hội còn dựa vào mức độ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộcsống của cộng đồng người làm nghiệp và cộng đồng dân cư nông thôn, như mức
độ cải thiện chất lượng lao động, trình độ văn hóa, mức tăng tuổi thọ (sức khỏe),mức giảm người nghèo… Các chỉ tiêu này cho thấy, nếu quá trình chuyển dịchCCKTNN chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người, một số ít vùng lãnh thổ, thiếucoi trọng sự công bằng về mọi mặt (tôn giáo, dân tộc, giới tính…), thì không thểgọi là chuyển dịch theo hướng PTBV
Ba là, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng phát triển bền
vững về môi trường
Thước đo của chung phản ánh sự tiến bộ cho phát triển theo hướng bềnvững về môi trường là ESI (Environmental Sustainable Index) Đây là chỉ sốtổng hợp được tính toán dựa trên các chỉ tiêu chọn lọc đặc trưng cho tính bềnvững về mặt môi trường có giá trị dao động trong khoảng 0 - 100 Giá trị ESIcàng cao thì tính bền vững môi trường càng cao Trên cơ sở thước đo này, việc đolường kết quả của chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV có thể căn cứ vàohai chỉ tiêu:
- Mức độ khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên cho SXNN như nguồn đất, nguồn nước, khí hậu… Nếu trong quá trìnhchuyển dịch CCKTNN, mức độ khai thác, sử dụng này ngày càng tăng lên mộtcách ổn định thì đó là chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV
- Mức tác động của chuyển dịch CCKTNN đến môi trường sinh thái Nếutác động này ngày càng tích cực, có nghĩa phát triển một nền “NN xanh” thì đó là
Trang 34chuyển dịch theo hướng PTBV Ngược lại, nếu quá trình chuyển dịch CCKTNNdẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên, không kiểm soát được tình trạng sử dụngcác loại hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…) trênmột đơn vị diện tích đất canh tác theo thời gian dẫn đếnô nhiễm nguồn nước,nguồn đất, không khí và làm mất cân bằng môi trường sinh thái, mất đi sự đadạng sinh học, gây biến đổi khí hậu không chỉ đe dọa trực tiếp cuộc sống hiệntại mà còn tác động xấu đến mức sống và chất lượng cuộc sống tương lai, thìkhông thể gọi đó là PTBV.
1.1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Vì nông nghiệp là ngành kinh tế sinh học nên quá trình phát triển của nókhông chỉ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan mà cả các yếu tố chủ quan,không chỉ chịu sự chi phối bởi các yếu tố kinh tế mà còn chịu tác động mạnh mẽbởi các yếu tố tự nhiên, sinh học của đối tượng sản xuất Cụ thể:
Một là, các yếu tố thuộc về tự nhiên và sinh học
Các yếu tố như: thổ nhưỡng, mặt nước, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý cóvai trò quan trọng để tạo ra việc làm, ngành nghề và của cải trong nông nghiệp,tác động và ảnh hưởng rất mạnh tới xu hướng chuyển dịch CCKTNN
Điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng, tiểu vùng tạo ra lợi thế so sánh
và sức cạnh tranh riêng có của mặt hàng nông sản được làm ra ở các vùng, tiểuvùng đó Sự đa dạng về kiện tự nhiên tạo nên tính đa dạng về SXNN và sự khácbiệt về cơ cấu SXNN theo vùng sinh thái
Địa hình là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch CCKTNN Mỗi mộtdạng địa hình sẽ cho một lựa chọn nông nghiệp tương thích Địa hình miền núithường phù hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và chăn thả giasúc Địa hình đồng bằng lại phù hợp với trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súcnhỏ, gia cầm Địa hình đồng nhất thì phù hợp cho việc SXNN chuyên canh quy
mô lớn Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất, chấtlượng sản phẩm, đến chuyển dịch CCKTNN
Vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chuyển dịch CCKTNN.Những địa phương nằm ở vùng sâu, vùng xa hay ngược lại, những địa phươngnằm ở một vị trí giao thông thuận tiện, thị trường phát triển sẽ khác nhau trongviệc khai thác nguồn lực tại chỗ và còn khác nhau ở việc thu hút các nguồn lực từ
Trang 35bên ngoài, ứng dụng những tiến bộ KH&CN vào sản xuất… Vì thế, nông nghiệp
ở các địa phương đó khác nhau trong việc tìm ra lợi thế chuyển đổi vật nuôi, câytrồng, chuyển dịch CCKTNN Thời tiết, khí hậu là yếu tố có tác động rất mạnhđến sản xuất và chuyển dịch CCKTNN Vì đối tượng SXNN là các sinh vật (cây,con), có độ nhạy cảm rất cao đối với môi trường mà chúng sinh sống Chúng chỉ
có thể sinh trưởng tốt khi có điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp, thuận lợi Nếukhông hiểu về quy luật sinh trưởng của sinh vật trong tổ chức SXNN thì dẫn đếnthất bại hoặc hiệu quả không cao Trong nông nghiệp, do đối tượng của sản xuất
là sinh vật, có chu kỳ sinh trưởng và thu hoạch nhất định và có tính thời vụ Chonên, nếu nhận thức và vận dụng đúng quy luật sinh học và quy luật tự nhiên vàoxây dựng và tổ chức việc chuyển dịch CCKTNN thì việc sử dụng các nguồn lựccủa sản nông nghiệp có hiệu quả hơn, năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn.Môi trường sinh thái cũng là yếu tố nguồn lực để chuyển dịch CCKTNN.Nếu môi trường về đất, về nước và không khí không bị ô nhiễm thì đây là điềukiện cho phát triển một nền nông nghiệp “sạch” và nếu coi trọng phát triển côngnghệ cao vào cải tạo nguồn giống và canh tác thì quá trình phát triển sẽ trở nênbền vững Môi trường sinh thái thuận lợi còn là điều kiện để phát triển một sốngành dịch vụ kết hợp với nông nghiệp như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,tạo sự đa dạng, tổng hợp cho phát triển nông nghiệp
Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, các yếu tố tự nhiên rất quan trọng nhưngcon người mới là nhân tố quyết định để biến những khả năng từ yếu tố tự nhiênthành lợi thế hay bất lợi trong chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV
Hai là, các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
Chiến lược, cơ chế, chính sách, luật pháp và hội nhập kinh tế quốc tế lànhững yếu tố thuộc về lý vĩ mô liên quan đến nhà nước, đều có ảnh hưởng rấtquan trọng đến chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV Chiến lược phát triểnnông nghiệp là một chương trình, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt đượccác mục tiêu phát triển NN dài hạn và các cách thức, con đường đạt đến các mụctiêu đó Bên cạnh chiến lược là quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triểnnông nghiệp Đây là những công cụ giúp cho việc lựa chọn mục tiêu, phương ánphát triển và định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn Donguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của kế hoạch hóa là tìm ra phương thức sử dụngcác nguồn lực sao cho có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất Chiến
Trang 36lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển có ảnh hưởng mạnh đến tốc
độ, chất lượng chuyển dịch CCKTNN trên phạm vi cả nước cũng như ở mỗi tỉnh.Chính sách kinh tế của nhà nước là hệ thống các giải pháp được thể chế hóathành công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế theo mụctiêu đã lựa chọn Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo lập môi trườngkinh doanh cũng như tạo động lực lâu dài cho phát triển KT-XH nói chung,chuyển dịch CCKTNN nói riêng Ph.Ăngghen viết: Sự tác động của nhà nướcvào kinh tế có thể có ba cách:
a) tác động cùng chiều với kinh tế, thì thúc đẩy kinh tế phát triển;
b) tác động ngược chiều với kinh tế, thì kìm hãm kinh tế phát triển;
c) ngăn chặn kinh tế phát triển theo hướng này và thúc đẩy kinh tế pháttriển theo hướng khác
Chính sách kinh tế của nhà nước có thể điều khiển hoạt động của các chủtrong nền kinh tế, tạo ra môi trường để chuyển dịch CCKTNN có hiệu quả vàngược lại, nó cũng có thể kìm hãm quá trình này nếu đó là chính sách kém
Trong các chính sách đối với nông nghiệp, thì chính sách đất đai, chínhsách đầu tư, chính sách phát triển KH&CN, chính sách thu nhập có ảnh hưởngmạnh đến chuyển dịch CCKTNN Chẳng hạn, trong chính sách đầu tư, nếukhông coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, tỷ trọng đầu tưphát triển xã hội vào nông nghiệp mà giảm thì sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trìnhthúc đẩy việc chuyển dịch CCKT của ngành này Tương tự như vậy, hệ thống luậtpháp, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Bảo hiểm nông nghiệpv.v… cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch CCKTNN tùytheo mức độ phù hợp và mức độ hiệu lực của những luật đó
Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động mạnh đến chuyển dịchCCKTNN Trong xu thế hiện nay, thị trường quốc gia ngày càng mở rộng mạnh
mẽ ra thế giới Theo đó, sự vận động và tác động của các quy luật thị trườngcũng được mở rộng và tác động vào các chủ thị trường Quá trình hội nhập quốc
tế (như gia nhập WTO, TPP, AEC…) vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đầy tháchthức đối với nền nông nghiệp nước ta Nếu chủ kinh tế quốc gia biết vượt quathách thức và phát huy lợi thế của mình thì yếu tố hội nhập sẽ tác động tích cực,thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng hợp lý, hiện đại
Ba là, các yếu tố thuộc về nguồn lực cho chuyển dịch CCKTNN
Trang 37Để các dự án chuyển dịch CCKTNN trở thành hiện thực, nhất thiết phải cócác nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực và công nghệ Trong đó, đất đai hay thổnhưỡng là điều kiện tối cần thiết của SXNN do tự nhiên ban tặng Đất đai tựnhiên và việc cải tạo đất sẽ tạo ra yếu tố sản xuất rất quan trọng để lựa chọn mộtCCKTNN hợp lý (đã đề cập ở yếu tố ảnh hưởng thứ nhất).
Vốn là yếu tố làm cho các dự án chuyển dịch CCKTNN trở thành hiện thựcnhanh hay chậm Quy mô, cơ cấu và mức độ đáp ứng kịp thời của nguồn vốn(mở rộng ra là nguồn lực tài chính) có tác động rất lớn đến tốc độ, hiệu quảchuyển dịch CCKTNN
Nhân lực là yếu tố quyết định nhất đối với chuyển dịch CCKTNN Nó làđiều kiện để tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác Nguồn lực nàyđược nhìn nhận cả hai khía cạnh: số lượng và chất lượng Chất lượng nguồn nhânlực được thể hiện ở thể lực, trí lực và tâm lực (tính kỷ luật, tính trách nhiệm vàlòng nhiệt tình) của người lao động Yếu tố trí lực thể hiện ở trình độ chuyênmôn kỹ thuật, trình độ tay nghề, năng lực hiểu biết của người lao động trong việclựa chọn vật nuôi, cây trồng và cách chăm sóc chúng trong quá trình sản xuất.Thực tế cho thấy, tuy cùng một điều kiện đất đai, giống cây trồng, vật nuôi nhưnhau, nhưng nếu người lao động nào có trình độ canh tác cao hơn thì nhất định sẽthu được năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn, việc SXNN có hiệu quảhơn Yếu tố trí lực của lao động còn thể hiện ở năng lực tổ chức, quản lý Nếungười quản lý nắm vững khoa học quản lý vĩ mô và quản trị, am hiểu đối tượngsản xuất và xu hướng phát triển nông nghiệp thì hoạt động quản lý quá trìnhchuyển dịch CCKTNN sẽ có hiệu quả Ngược lại, nếu thiếu kiến thức và kinhnghiệm, thì người quản lý sẽ khó có thể thành công, việc chuyển dịch CCKTNNkhông đạt được mong muốn Như vậy, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực ảnhhưởng có tính quyết định nhất đối với tốc độ và hiệu quả của quá trình chuyểndịch CCKTNN
Công nghệ là yếu tố nguồn lực có vai trò động lực, quyết định lợi thế cạnhtranh và tốc độ phát triển của toàn bộ quá trình chuyển dịch CCKTNN theohướng PTBV Sự phát triển của yếu tố này sẽ giúp phát hiện và tạo ra nhữnggiống mới, phương tiện, phương pháp sản xuất mới; giúp bố trí cơ cấu cây trồng,vật nuôi, mùa vụ thích hợp để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tạo năng suất
và chất lượng sản phẩm cao hơn; giúp người SXNN có thông tin và phương tiện
Trang 38tiếp cận nhanh với thị trường, bạn hàng, nguồn vốn và bán sản phẩm Nhờ đó,việc chuyển dịch CCKTNN được chủ động hơn.
Bốn là, các yếu tố thuộc về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp bao gồm doanh nghiệpnông nghiệp, HTX, trang trại, hộ nông nghiệp và các hình thức liên kết trongnông nghiệp Hình thức hỗ trợ nông nghiệp bao gồm các tổ chức như dịch vụ vềcung ứng vốn, kỹ thuật, giống, phân bón, dịch vụ thủy lợi, marketing nôngnghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… Bằng việc sản xuất, kinhdoanh, các chủ thể hoạt động tại các hình thức kinh tế này có vai trò quan trọngtrong triển khai các dự án chuyển dịch CCKTNN Nếu động lực (chủ yếu là độnglực kinh tế) của các chủ thể này được tôn trọng và bảo vệ, thì nó sẽ phát huyđược tính tích cực, sáng tạo và do đó sẽ tác động tích cực vào các dự án chuyểndịch CCKTNN theo hướng PTBV Ngược lại, nếu không có động lực thì sẽ tácđộng tiêu cực đến quá trình chuyển dịch này Các hình thức tổ chức liên kết kinh
tế trong chuyển dịch CCKTNN cũng chịu ảnh hưởng bởi động lực của các chủthể tham gia liên kết
Năm là, các yếu tố thuộc về địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp xã
Năng lực triển khai, vận dụng đường lối, chiến lược, chính sách của Đảng vàNhà nước của các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp xã có ảnhhưởng mạnh đến quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV Thực tế chothấy, nếu chính quyền các cấp ở địa phương nào có quyết tâm chính trị, có nănglực tốt, có chuyên môn kỹ thuật và có tầm nhìn thì việc chuyển dịch CCKTNN ởđịa phương đó sẽ dễ đạt được các mục tiêu mong muốn Ngược lại, ở đâu thiếumột đội ngũ và tổ chức như vậy thì hiệu quả hoạt động quản lý sẽ không thể caođược Trong yếu tố này, hoạt động vận động của chính quyền đối với các tổ chức
xã hội, tổ chức chính trị, nghề nghiệp ở địa phương nếu được tốt thì cũng tạo thêmxung lực thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo mục tiêu mong muốn
Ngoài ra, quy mô và tính đồng bộ của thị trường cũng là một yếu tố rất
quan trọng đối với chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiệu quả Yếu tố này đưađược các nhà kinh tế học cổ điển rất coi trọng, ví dụ Adam Smith gọi nó là “Bàntay vô hình” tự điều tiết hành vi của các chủ thể thị trường trong việc lựa chọn
Trang 39sản xuất Đây vừa là yếu tố khách quan vừa là môi trường cho chuyển dịchCCKTNN có thể theo hướng hiệu quả.
1.1.5 Thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
1.1.5.1 Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dânngày càng được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủtrương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạnphát triển của đất nước Những quan điểm về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nôngthôn trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng là sự khẳng định, bổ sung
và tiếp tục phát triển chủ trương, đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nôngdân, nông thôn được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng Trên cơ
sở những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng Nhà nước đã có những chính sách vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn cụ thể:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giaiđoạn 2013 - 2020
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Chương trình hành động thựchiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủtướng Chính phủ
- Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệptheo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Trang 40- Quyết định số 1556/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Quyếtđịnh số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thuỷ sản; Quyết định số BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt
984/QĐ-Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững; Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTl ngày 21/4/2014 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thuỷ lợi;Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và PTNT về phê duyệt Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọtnăm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
1.1.5.2 Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
Thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng ta đã định hướngphát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thểhiện theo các chỉ tiêu:
+ Hiện đại hóa nông nghiệp
+ Phát triển chế biến nông, lâm sản
+ Phát triển TTCN
+ Phát triển dịch vụ nông nghiệp
+ Điện khí hóa nông nghiệp
+ Phát triển công nghiệp ở nông thôn
* Những thành tựu đã đạt được:
Sau 30 năm đổi mới, đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta đã có sựchuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất các lĩnh vực có lợithế hoặc thâm dụng tài nguyên thấp như: tăng thủy sản và chăn nuôi, giảm trồngtrọt Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản đã tăng từ 6,9% năm 1986 lên 16,3% năm
2000 và 25% năm 2015; chăn nuôi tăng từ 13,6% năm 1986 lên 15,3% năm 2000
và khoảng 21% năm 2015; trồng trọt giảm từ 65,7% năm 1986 xuống 61,9% năm
2000 và khoảng 50% năm 2015 Trong sản xuất thủy sản, tỷ trọng giá trị nuôitrồng thủy sản tăng từ 24,1% năm 1986 lên 44,5% năm 2000 và xấp xỉ 60% năm2015; tỷ trọng giá trị khai thác giảm từ 75,9% năm 1986 xuống còn 55,5% năm
2000 và 40,5% năm 2015