LỜI NÓI ĐẦU Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là v
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC………
Giải thích chữ cái viết tắt trong báo cáo chuyên đề thực tập……
LỜI NÓI ĐẦU…… 5
Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP………
7 I Khái niệm, đặc trưng vai trò vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7
1 Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3 Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp
4 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
II Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………… 12
1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan
2 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………
3 Yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá CNH và HĐH… III Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………
15 1 Nhân tố điều kiện tự nhiên………
2 Nhân tố kinh tế - xã hội………
3 Nhân tố quốc tế
4 Nhân tố tổ chức - kỹ thuật………
IV Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………
18 1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu kinh tế… 2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế………
3 Những kinh nghiệm chung trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Chương II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG……… 21
I Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện…… ………
21 1 Đặc điểm về tự nhiên……… 22
2 Đặc điểm về kinh tế xã hội ……… 25
3 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp……… 27
4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện………
28 II Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ ………
29 1 Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện………
29
Trang 22 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành…… 31
3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ………
III Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ………
35 1 Những thành tựu……… 35
2 Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân……… 26
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG
38 I Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang………
38 1 Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đến năm 2010………
38 2 Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện QUẢNBẠ đến năm 2010………
40 II Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ………
42 1 Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá………
42 2 Giải pháp về thị trường……… 43
3 Giải pháp về vốn……… 45
4 Giải pháp về ruộng đất……… 46
5 Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất………… 47
6 Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp………
47 7 Đẩy mạnh công tác khuyến nông……… 48
8 Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm giúp cho các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá………
49 9 Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn……… 50
10 Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương………
11 Sự liên kết 4 chủ thể………
50 III Kiến nghị……… 51
1 Đối với Nhà nước :
2 Đối với Tỉnh :
3 Đối với Ngành :
4 Đối với Huyện :
Kết luận……… 53
- Danh mục tài liệu tham khảo 56
Trang 3KTNN: Kinh tế nông nghiệp
CN- XD: Công nghiệp - Xây dựng
TM-DV DL: Thương mại- Dịch vụ du lịch
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
TN - KT - XH: Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội
KH - CN - KT: Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật
NN - CN - DV: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ
CN - XD - GTVT: Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tảilđ: Lao động
tr đồng: Triệu đồng
đvdt: Đơn vị diện tích
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tếnông nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Mấu chốt làtìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt
kết quả nhanh và có tính bền vững cao Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được
lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh xã hội phồn vinh”.Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới.Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần đặc biệtquan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế vàthực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp” (1) Việt
Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Năm 2000 “trongGDP tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 24,3%” (2), chiếm đến 80% dân số sống ởnông thôn và có khoảng trên 70% dân số sống, lao động làm việc trong ngành sảnxuất nông nghiệp Nên đây là một vấn đề đang được, các ngành các cấp quantâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông thôn.Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chủyếu vẫn là tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ trong nôngnghiệp vẫn còn chưa được chú trọng Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộmặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằmchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đây là một yêu cầu quan trọng và cótính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Quản Bạ trongnhững năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ bản nềnkinh tế của huyện còn mang nặng một nền sản xuất thuần nông, mang tính chất
cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp Theo số liệu nguồn niên giám thống kê huyện quan
ba năm 2005, trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 66,02%;ngành chăn nuôi chiếm 33,22% Trong nội bộ ngành trồng trọt: tỷ trọng câylương thực còn chiếm tới 57,4 %; cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm15,75%, cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày (chè, thảo quả,hồng ) chiếm15,70% Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thayđổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh
và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bànhuyện thì chuyển dịch nền cơ cấu KTNN là một vấn đề quan trọng mang tính cấpthiết Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện nhàtìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất Em
đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
Trang 5" Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang"
Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nôngnghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang nói riêng
Mục đích nghiên cứu đề tài là:
Trên cơ sở nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơcấu nông nghiệp, rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đềđặt ra cần giải quyết Từ đó đưa ra những quan điểm, phương hướng mục tiêu vàcác giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp củahuyện Quản Bạ trong những năm tới Nội dung chuyển dịch cơ cấu KTNN nôngthôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Quan Bạ vànguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo Vì vậy nhiệm vụ, phạm vi đề tài, từnhững căn cứ lý luận thực tiễn, tập trung nghiên cứu các nội dung cơ cấu kinh tếnông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2000-2005) để có phương hướng và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triểnKTNN của huyện Quản Bạ trong giai đoạn (2006-2010) Phương pháp nghiêncứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống;thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề cóliên quan đến chuyên đề ở các cơ quan Trung ương và địa phương
Với những kiến thức được trang bị, được sự giúp đỡ của PGS.Tiến sĩ: Phan
Kim Chiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài, các thầy cô trong Khoa
Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng chí lãnh đạo Uỷban nhân dân huyện Quản Bạ, cơ quan Văn phòng UBND huyện Quản Bạ nơithực tập và một số Phòng ban, cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã
tạo điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài
(1) Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn Tác giả TS Đinh Phi Hổ, Nhà XB Thống kê - 2003, tr 3 (2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tr 149
Trang 6Chương I : Những lý luận chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
“Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớntrong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển
ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên, ngay
cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nôngnghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn vàkhông ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sảnphẩm tối cần thiết đó là: lương thực, thực phẩm Những sản phẩm này cho dùtrình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa có ngành nào cóthể thay thế được Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyếtđịnh sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước” (1) Qua các vấn đề nêu trên đã chứng minh vai trò quan trọng của nông
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó là một ngành không thể thiếu trong cơ cấukinh tế của mỗi quốc gia và nhất là đối với các nước đang phát triển
Đúng như vậy : Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ trước đến nay vẫngiữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế của đấtnước, là một nước đi lên công nghiệp hoá từ nông nghiệp Nông nghiệp là mộtlĩnh vực rộng lớn của đời sống KTXH bao gồm nhiều ngành, nhiều hoạt độngkinh tế của nhiều thành phần kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nơi làm việc vàsinh sống của 4/3 dân số và 3/4 lao động của cả nước Do đó một trong những nộidung cốt lõi của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là phải xác địnhhoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp Những năm gần đây, nhờ chính sách đổimới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có những thay đổi đáng kể theochiều hướng tích cực, đáp ứng bước đầu những yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên đứng trên quan điểmtoàn diện cả nước thì cơ
cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi chưa nhiều, tốc độ chuyển dịch chậm, tỷ lệ đạtchưa thực hợp lý để tạo ra sự thay đổi đặc biệt trong cơ cấu kinh tế quốc dân vàphân công lao động xã hội
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thựctiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở đó để tìm ra nhữngphương hướng và giải pháp phù hợp nhằm góp phần làm cho cơ cấu kinh tế nôngnghiệp chuyển dịch đúng hướng nhanh hơn và hiệu quả hơn, đối với cả nước nóichung và từng địa phương vùng lãnh thổ nói riêng là rất quan trọng
I Khái niệm, đặc trưng vai trò, vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
1.1 Cơ cấu kinh tế :
“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và sốlượng tương đối ổn định của các yếu tố về kinh tế hoặc các bộ phận cấu thànhcủa nền sản xuất xã hội trong những điều kiện và thời gian nhất định.”
(1) Giáo trình chính sách kinh tế xã hội-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà XB KHKT-Hà Nội (tr273)
Trang 7“Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là hình thức cấu tạo bên trong củanền KTQD, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tươngđối ổn định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sảnxuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Nền KTQD dưới giác
độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu khác nhau, có mối quan hệ chiphối lẫn nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế Những loại cơ cấu kinh
tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền KTQD bao gồm: Cơ cấungành và nội bộ ngành sản xuất Loại cơ cấu này phản ánh số lượng và chấtlượng cũng như tỷ lệ giữa các ngành và sản phẩm trong nội bộ ngành của nềnKTQD Nền KTQD là một hệ thống sản xuất bao gồm những ngành lớn như : Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Trong mỗi ngành lớn lạihình thành ngành nhỏ hơn thường gọi là các ngành kinh tế – kỹ thuật Ví dụ trongnông nghiệp thì có lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ” (1)
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ giữacác mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế từ trạng tháinày sang trạng thái khác phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế xã hội Thựcchất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi lao động xã hội theo nhữnghướng nhất định”
Cơ cấu kinh tế không thể cố định lâu dài, mà phải có những chuyển dịch cầnthiết thích hợp với sự biến động của điều kiện TN- KT- XH Sự duy trì quá lâuhoặc sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào những biến đổicủa điều kiện TN- KT- XH đều gây nên những thiệt hại về kinh tế Việc duy trìhay thay đổi cơ cấu kinh tế không chỉ là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việctăng trưởng và phát triển kinh tế Vì vậy có nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế haykhông, chuyển dịch nhanh hay chậm, không phải là sự mong muốn chủ quan màphải dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội như thế nào Điều này cần thiếtcho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước và riêng cho cả các vùng, cácdoanh nghiệp trong đó có cơ cấu KTNN
2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
2.1.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
Cơ cấu KTNN là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tếquốc dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ởnước ta Cơ cấu KTNN là một tổng thể các quan hệ kinh tế đó là các mối quan hệ
tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộ phậncấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, các
vùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp.
Trang 8(1) Giáo trình Chính sách KT - Xã hội Trường ĐH Kinh tế quốc dân NXB KH kỹ thuật HN- 2000 tr 273
2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
“Là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về mặt lượng các thành phần, các yếu tố và các
bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp theo một xu hướng nhất định”
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không phải là bất biến
mà sẽ vận động phát triển và chuyển hóa từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tếmới Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậcthang nhất định của sự phát triển Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đãtích luỹ đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất Đó là quá trìnhchuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệuquả hơn Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN nhanh hay chậm còn tuỳthuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng
Do vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN là qúa trình làm thay đổi cấu trúc và các mốiquan hệ của hệ thống KTNN theo một chủ định và định hướng nhất định, nghĩa làđưa hệ thống KTNN đến trạng thái phát triển tối ưu đạt được hiệu quả, thông quacác tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhậnthức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan
Vai trò, vị trí của chuyển dịch cơ cấu KTNN nhằm đáp ứng sự phát triển củanền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm của xã hội, nhu cầutiêu dùng của dân cư Là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường, tạo cơ sởcho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng,đồng thời tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến vàcác ngành liên kết chặt chẽ với nhau hơn
3.Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nội dung của cơ cấu KTNN bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ,
cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kỹ thuật Sự phân công lao động theo ngành là
cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao,càng tỷ mỷ thì sự phân công chia ngành càng đa dạng và sâu sắc Trong lịch sửphát triển xã hội loài người trong thời gian dài kinh tế nông nghiệp chủ yếu làtrồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, những nước kém phát triển tỷ trọng trongtrồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân chủ yếu thamgia lao động trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp và chăn nuôi Cùng với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học- kỹ thuật đặc biệt sự phát triển củanông nghiệp hiện đại, cơ cấu KTNN được cải biến nhanh chóng theo hướng sảnxuất hàng hoá, CNH, HĐH
3.1.Cơ cấu ngành
Trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi nó còngồm cả ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp Do vậy trong cơ cấu ngànhcòn phải xét tới sự chuyển dịch của ngành lâm nghiệp và ngành dịch vụ Cơ cấunghành của KTNN bao gồm các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nôngnghiệp và lâm nghiệp Trong mỗi nhóm ngành lại được chia thành những ngànhhẹp hơn Trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, cây
Trang 9thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu Trong lĩnh vực chăn nuôi được phân chiathành: đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm Kinh nghiệm trong nước và thế giớicho thấy chuyển dịch cơ cấu KTNN mang tính qui luật: từ trồng trọt mở ra lâmnghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản xuất hàng hoá Trong một thời gian khu vựckinh tế nước ta chậm chuyển biến, nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, cơ cấu chậmchuyển dịch nguyên nhân chủ yếu là lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suấtlao động thấp, phân công lao động chưa cụ thể sâu sắc nên tình trạng thiếu lươngthực kéo dài Từ thập kỷ 90 trở lại đây sản xuất lương thực đạt được thành tựu tolớn, dư thừa lương thực để xuất khẩu, do vậy làm cho cơ cấu KTNN chuyển dịchnhanh chóng theo hướng có hiệu quả Những nước có trình độ kém phát triểnkém nông nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế thì sự phát triển của lựclượng sản xuất đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào làm cho cơ cấukinh tế chuyển dịch nhanh chóng theo hướng CNH, HĐH.
3.2.Cơ cấu vùng lãnh thổ :
Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùnglãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngànhtrong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thếtiềm năng to lớn ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyênmôn hoá và tập trung hoá hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung
có hiệu quả cao mở với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn cơ cấu của từng khuvực với cơ cấu kinh tế của cả nước Trong từng vùng lãnh thổ coi trọng chuyênmôn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng Để hình thành cơ cấu vùng lãnhthổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý, để khai thác đầy đủtiềm năng của từng vùng Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trênnhững lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuậnlợi, đường giao thông lớn và các khu công nghiệp
3.3 Cơ cấu thành phần kinh tế
Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyểnbiến chậm, chỉ tồn tại hai loại hình kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.Đến đại hội VI của Đảng với nội dung chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế phát triển đa dạng vànhiều thành phần Đáng chú ý trong qua trình chuyển dịch cơ cấu thành phầnkinh tế nổi lên các xu thế sau: đó sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trongđó: kinh tế hộ nổi lên thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tếnăng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú đa dạng cho xã hội Trongquá trình phát triển kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuấthàng hoá nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại (sản xuất hàng hóa lớn).Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh Nhà nước đang có biệnpháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển sang các chức năng khác cho phù hợp vớiđiều kiện hiện nay Thành phần kinh tế tập thể ( kinh tế HTX ) cũng chuyển đổichức năng của mình sang các HTX kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất
và công tác dịch vụ phục cho nguyện vọng của các hộ nông dân mà trước đâychức năng của HTX là trực tiếp điều hành sản xuất Như vậy sự phát triển đa
Trang 10dạng của các thành phần kinh tế cùng với việc chuyển đổi chức năng cuả nó làm
cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽtheo hướng phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế
3.4 Cơ cấu kỹ thuật :
Trong thời gian dài cũng giống như cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kỹthuật trong nông nghiệp nước ta mang nặng tính chất cổ truyền, nông nghiệptruyền thống lạc hậu, phân tán, manh mún và có tính bảo thủ, kỹ thuật mang tínhcha truyền con nối, tự đào tạo và truyền khẩu những kinh nghiệm trong phạm vitừng gia đình Vì vậy sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên, cơ cấu kỹ thuậtchậm chuyển biến Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ đã tác động vào nông nghiệp làm phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu và trì trệ, làmcho tính truyền thống giảm mạnh, công nghiệp hoà nhập vào nông nghiệp.KTNN có sự kết hợp của kỹ thuật truyền thống đan xem với kỹ thuật tiên tiếnhiện đại Từ đó làm cho cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp nước ta trong nhữngnăm qua chuyển biến mạnh mẽ
do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động chi phối ở trongmột trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ có một cơ cấu kinh tế
cụ thể tương ứng
4.2.Mang tính lịch sử và xã hội nhất định
Nó phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế xã hội, cơ cấunày ở mỗi nơi lại khác nhau Trong một nước thì ở mỗi vùng, địa phương lại cómột cơ cấu khác nhau, do đó ta thấy cơ cấu kinh tế mang tính “ vùng” rõ rệt.Xuất phát từ việc tôn trọng tính này để xây dựng cơ cấu kinh tế, nhất thiết khôngthể theo một khuôn mẫu chung mà phải có tính linh hoạt, mềm dẻo thì mới đảmbảo được hiệu quả kinh tế, phát huy tính vùng
4.3.Luôn luôn vận động và là cả một quá trình
Trong triết học Các Mác đã nêu : “Sự vật và hiện tượng luôn luôn vậnđộng và biến đổi không ngừng” Thực tiễn lịch sử của sự vận động và tồn tại của
xã hội, cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không thể cố định màphải có sự biến đổi, điều chỉnh thích hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh
tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ, để đảm bảo quy mô và nhịp độ pháttriển kinh tế, cơ cấu kinh tế Làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ của một nền
Trang 11kinh tế theo một mục đích và phương hướng nhất định, cũng có nghĩa là sự vậnđộng biến đổi của cơ cấu kinh tế từ giản đơn đến phức tạp Sự chuyển dịch phải
là một quá trình, nhưng không phải là tự phát mà con người có thể và nhất thiếtphải tác động, thúc đẩy, thậm chí can thiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của quátrình này Tất nhiên phải trên cơ sở nhận thức được quy luật khách quan củachúng để tác động đúng mục tiêu đã hoạch định Quan trọng ở chỗ phải bắt đầu
từ đâu, với những biện pháp nào, khâu nào để có thể gây phản ứng dây chuyền
tạo ra bước phát triển mới tổng thể nền kinh tế quốc dân.
II Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một yếu tố khách quan do bởi nôngnghiệp có một vị trí quan trọng, là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho nhucầu tồn tại và phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ có tác độngrất mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội nó gắnliền và chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tựcung tự cấp lực lượng sản xuất phân công lao động xã hội kém phát triển trì trệnên cơ cấu KTNN chậm chuyển biến, chỉ từ khi chuyển từ nền kinh tế thuầnnông sang sản xuất hàng hoá thì lực lượng sản xuất và phân công lao động mớiphát
triển ở trình độ cao làm cho cơ cấu chuyển dịch mạnh mẽ, mặt khác sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là một xu thế tất yếu kháchquan của sự phát triển xã hội, do đó chuyển dịch cơ cấu KTNN cũng là một tấtyếu khách quan Ngoài ra sự chuyển dịch cơ cấu KTNN còn bắt nguồn từ thựctrạng kém hiệu quả nhưng còn rất nhiều tiềm năng, vẫn mang nặng tính trồngtrọt, lĩnh vực chăn nuôi chưa được chú trọng, tỷ suất hàng hoá còn thấp, cơ cấucòn kém hiệu quả Trong điều kiện hiện nay nước ta với nguồn lao động dồi dào,điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng tất cả vẫn ở dạng tiềm ẩn chưa đượckhai thác một cách đầy đủ và hợp lý Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính
là nhằm giải quyết vấn đề này Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu là phải trên cơ
sở tiềm năng sẵn có hình thành cơ cấu mới nhằm khai thác hiệu quả các tiềmnăng đó tạo ra một tỷ suất hàng hoá hơn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao gópphần đắc lực vào quá trình tăng trưởng kinh tế của cả nước Bên cạnh đó quátrình chuyển dịch cơ cấu KTNN tất yếu lại chi phối bởi sự phát triển của thị trư-ờng Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng vàlãnh đạo, nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển và tác động mạnh mẽvào mọi lĩnh vực, mọi ngành kinh tế Trên địa bàn cả nước theo cơ chế đó thì mọikhu vực sản xuất, mọi thành phần kinh tế khi tiến hành sản xuất phải nắm vững
và bám sát thị trường Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu các quan hệkinh tế đều được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuất như: tài nguyên, sức lao động,công nghệ các sản phẩm dịch vụ tạo ra ngay cả chất xám đều được coi là đốitượng mua bán là hàng hoá Cơ cấu KTNN trong cơ chế thị trường cũng phải
Trang 12đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó Trong nền kinh tế thị trường giá cả điềutiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một thiết chế làm nảy sinh mối quan
hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế
Vấn đề đặt ra bằng nhận thức và hành động của các nhà quản lý, các cơ quanhoạch định chính sách phải có giải pháp điều chỉnh thông qua hệ thống các chínhsách kinh tế, định hướng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả cao nhất.Chúng ta không thể phó mặc để cơ chế thị trường tự phát điều chỉnh cơ cấu kinh
tế Những vấn đề có một cơ cấu kinh tế có hiệu quả trong nền kinh tế thị trườngthì cơ cấu đó phải thoả mãn được những yêu cầu của thị trường đặt ra Như vậychuyển dịch cơ cấu KTNN phải xuất phát từ những căn cứ mà thị trường đòi hỏi
và phải thoả mãn tốt mọi nhu cầu của thị trường
2 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Với mục đích cao nhất mà Đảng và Nhà nước là phải hướng tới, đó làCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta vì :
-“ Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có vị trí chiến lược, có vaitrò to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước
- Phát triển KTNN nông thôn là giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng tựcung tự cấp, đẩy mạnh được phân công lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động
- KTNN nông thôn vẫn còn nhiều mặt yếu kém, gây khó khăn, trở ngại lớncho CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi phải được khắc phục, giải quyết
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn để xoá dần khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, đưa nông thôn tiến lên con đường văn minh hạnh phúc” (1)
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh việc đưa công nghệ sinh họcvào sản xuất và đặc biệt là việc sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất
và chất lượng cao nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và giá trị sản lượng hànghoá cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Trong những năm qua để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấunông nghiệp được thuận lợi và nâng cao đời sống của các hộ nông dân, Đảng vàNhà nước đã ban hành chính sách đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp pháttriển sản xuất và các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, thực hiệnchuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao dân trí và điều kiệnsống trong nông thôn Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đời sống ởnông thôn, đồng thời để tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyên môn hoá, thâmcanh cao trong sản xuất nông nghiệp Nhà nước cũng đã có chính sách ruộng đấtđảm bảo cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, chính sách đầu tư hỗ trợphát triển và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng caotrình độ cho người lao động và chính sách hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong quá trình thực hiệnchuyển dịch cơ cấu KTNN
Trang 13(1) Tìm hiểu môn học KT chính trị Mác- LêNin của PGS.TS Vũ Văn Phúc, TS Mai Thế Hởn Nhà XB Lý luận chính trị - 2004 tr128
“ trong giai đoạn từ năm 1987 đến nay các Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII,
IX Đảng ta luôn nhấn mạnh thực hiện nhất quán, lâu dài chủ trương phát triểnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương đó trong nông nghiệp được cụ thể
và hoàn thiện trong các văn bản quan trọng mang tính lịch sử như: Nghị quyết 10của Bộ Chính trị khoá VI (5/4/1988), Nghị quyết 6 Trung ương khoá VI(03/1989), Luật Đất đai (1993), Nghị quyết 5 Trung ương khoá VII (6/1993),Luật Hợp tác xã (4/1996) ” (1)
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến nôngnghiệp coi đó là một nhiệm vụ mục tiêu phát triển hàng đầu, kinh tế nông thônvẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng
3 Yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá CNH và HĐH
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định nước ta muốn phát triển nhất thiếtphải thực hiện công cuộc hiện đại hoá Đại hội nhấn mạnh nội dung cơ bản củaCNH, HĐH giai đoạn hiện nay là; đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn Vì nó tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình CNH,HĐH nền kinh tế đất nước, là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức laođộng trong nông nghiệp hiện chiếm trên 70% lao động cả nước, tạo điều kiệnkhai thác tốt tiềm năng dồi dào về lao động đất đai CNH, HĐH nông nghiệp tạođiều kiện giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng ở nông thôn Tạođiều kiện để phát triển năng lực sản xuất khuyến khích mọi lực lượng lao độngtrong các thành phần kinh tế hướng vào việc sản xuất nông sản hàng hoá Giảiquyết tốt quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Quan hệ giữa việc hoạchđịnh phương hướng, mục tiêu sản xuất trong từng thời kỳ.Chính việc tạo điềukiện giải quyết các mối quan hệ trên là việc tác động vào quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện giải quyết các mốiquan hệ trên Do đó CNH- HĐH nông nghiệp là cơ sở để thực hiện quá trìnhchuyển dịch cơ cấu Chính vì vậy tại Văn kiện Đại hội IX của Đảng trong mụctiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 đã lại tiếp tục khẳngđịnh:
“Một là: đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nôngthôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầuthị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng…
Hai là: Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp…
Ba là: tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp….Bốn là: tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngănmặn giữ ngọt, kiểm soát lũ…
Năm là: phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn….” (2)
Qua những vấn đề trên có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng
về lĩnh vực ngành nông nghiệp của nước nhà
Trang 14(1) Giáo trình Kinh tế nông nghiệp Trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê HN- 2004, tr 52
(2) Văn kiện Đại hội IX của Đảng Nhà XB Chính trị quốc gia – 2001
III Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu KTNN là một khái niệm mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội,
nó không những vận động, mà luôn biến đổi và phát triển Sự chuyển dịch cơ cấuKTNN là một quá trình do vậy sự hình thành, vận động, biến đổi và phát triểncủa nó là kết quả của sự tác động thường xuyên và tổng hợp các nhân tố ảnhhưởng tới cơ cấu KTNN Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của
cơ cấu KTNN nhưng tựu chung lại thì có 3 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:
1 Nhân tố điều kiện tự nhiên
Nhân tố điều kiện tự nhiên bao gồm : vị trí địa lý của các vùng lãnh thổđiều kiện đất đai của các vùng: điều kiện khí hậu, thời tiết, các nguồn tài nguyênkhác cuả vùng lãnh thổ như nguồn nước, rừng, biển Nắm bắt được các nhân tốnày nó cho phép chúng ta tránh được hai khuynh hướng trong thực tiễn đó là :Quá đề cao sự lệ thuộc của cơ cấu kinh tế vào các nhân tố tự nhiên, hoặc là quácoi nhẹ sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên với sự hình thành và phát triển của
cơ cấu kinh tế Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp tới sự hìnhthành, vận động và biến đổi cơ cấu KTNN Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởngcủa điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu KTNN là không giống nhau.Trong các nội dung của cơ cấu KTNN thì cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổchịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều nhất, còn cơ cấu các thành phầnkinh tế và cơ cấu kỹ thuật chịu ảnh hưởng ít hơn Trong các điều kiện tự nhiênnêu trên các điều kiện tự nhiên về đất đai khí hậu vị trí địa lý có ảnh hưởng rất rõnét tới sự phát triển của nông nghiệp ( nghĩa rộng gồm: nông, lâm ngư, nghiệp)qua nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành khác Trong mỗi quốc gia cácvùng lãnh thổ có vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu (lượng mưa, độ ẩm,nhiệt độ ) điều kiện đất đai (nông hoá, thổ nhưỡng, địa chất ) các nguồn tàinguyên tự nhiên khác (nước, rừng biển, các loại tài nguyên mỏ ) và hệ sinh tháikhác nhau về số lượng và quy mô các phân ngành chuyên ngành sâu của nônglâm ngư nghiệp, giữa các vùng có sự khác nhau, dẫn tới sự khác nhau của cơ cấungành Điều này được thể hiện rõ rệt từng sự phân biệt về cơ cấu các ngành kinh
tế trong nông nghiệp giữa các vùng đồng bằng, trung du miền núi
Ngay giữa các vùng cơ cấu kinh tế các ngành cũng có sự khác nhau khá rõ,
do tính đa dạng và phong phú của tự nhiên nước ta và sự phát triển không đồngđều của nguồn lực Một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một
số ngành sản xuất tạo ra các lợi thế so với các vùng khác của đất nước Đây là cơ
sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế Ngoài sự tác động và ảnh hưởng nóitrên thì điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới các cơ cấu các thành phần kinh tế và
cơ cấu kỹ thuật trong kinh tế nông nghiệp Thông thường những vùng nào cóđiều kiện tự nhiên thuận lợi thì các thành phần kinh tế của các vùng đó phát triểnvới quy mô lớn hơn tốc độ lớn hơn Sự phát triển của các thành phần kinh tế tạođiều kiện làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ và các
Trang 15khoa học kỹ thuật tiến bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho ứng dụngcủa KH- CN- KT tiến bộ hiện đại ngày càng được nâng cao trong cơ cấu kỹthuật
2 Nhân tố về kinh tế - xã hội
Đây là nhân tố có tính chất quyết định đến cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệpbao gồm: thị trường (cả thị trường trong và ngoài nước) hệ thống các chính sáchkinh tế vĩ mô của nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khucông nghiệp và đô thị; kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất của dân
cư, dân số và lao động Trong nền kinh tế hàng hoá, nhân tố thị trường có ảnhhưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và biến đổi của cơ cấu kinh
tế nói riêng Bởi suy đến cùng cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nói riêng chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động của con người, như-
ng người sản xuất hàng hoá chỉ sản xuất và đem ra thị trường trao đổi những sảnphẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thoả đáng Như vậy thị trườngthông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu là giá cả hàng hoá thúc đẩy hay ngăncản người sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trường Với cơ chế đóngười sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể của mình vào thị trườngnhững loại sản phẩm hàng hoá có lợi nhất Do đó trên thị trường sẽ xuất hiện cácloai hàng hoá dịch vụ với quy mô và cơ cấu phản ánh cơ cấu kinh tế ở từng vùng,từng địa phương Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế, công cụ quản lý vĩ
mô khác để quản lý nền kinh tế Chính sách kinh tế là hệ thống các biện phápkinh tế được thực hiện bằng các văn bản quy định tác động cùng chiều vào nềnkinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã định Chức năng chủ yếu của các chínhsách kinh tế vĩ mô là tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích kinh tế của mình
mà tiến hành các hoạt động kinh tế phù hợp với các định hướng của Nhà nướctrong kế hoạch kinh tế hoạt động phù hợp với định hướng của Nhà nước đồngthời để đảm bảo lợi ích kinh tế của các chủ thể Nhà nước thông qua pháp luậtkinh doanh, xác lập hành lang và khuôn khổ cho các chủ thế kinh tế hoạt động
Để đạt được mục đích, một trong những hướng tác động quan trọng nhất của cácchính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là sự tác động đến cơ cấu kinh tế nóichung và cơ cấu KTNN nói riêng Nếu chỉ coi sự tác động của các quy luật thịtrường thì cơ cấu kinh tế chỉ hình thành và vận động một cách tự phát và tất yếudẫn đến sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực của đất nước Để thực hiện chứcnăng điều tiết của mình Nhà nước không còn cách nào khác phải ban hành một hệthống các chính sách kinh tế cùng với các công cụ quản lý vĩ mô khác thúc đẩyviệc hình thành một cơ cấu ngành kinh tế cơ cấu các vùng kinh tế, cơ cấu cácthành phần hợp lý và trình độ công nghệ, kỹ thuật ngày càng được nâng caonhằm khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực và các lợi thế của đất nước nóichung và khu vực nông nghiệp nói riêng Để hình thành hay chuyển đổi một cơcấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi phải có điều kiện vật chất nhất định Tương ứngvới yêu cầu hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đáp ứng đòi hỏi về cácđiều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư Các nguồnvốn đầu tư chủ yếu để hình thành và chuyển đổi cơ cấu KTNN gồm:
Trang 16Nguồn vốn của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp
Nguồn vốn ngân sách
Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng (kể cả ngân hàng tư nhân)
Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài
Các nguồn vốn trên có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sự hình thành vàphát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và nângcao trình độ công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới sự hìnhthành và chuyển dịch cơ cấu KTNN, kinh nghiệm bước đầu ở nước ta cho thấygiải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để pháttriển KTNN và xây dựng cơ cấu KTNN hợp lý và phù hợp với yêu cầu khai tháctốt các nguồn lực xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thônbao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc sở hữucủa nhiều thành phần kinh tế, khu vực trực tiếp hoạt động sản xuất, thương mạidịch vụ, văn hoá - xã hội của cộng đồng dân cư nông thôn Sự phát triển của cáckhu công nghiệp và đô thị cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấuKTNN Sự phát triển này tạo khả năng cung cấp kỹ thuật và công nghiệp ngàycàng tiên tiến, tạo ra các nguồn vốn đầu tư ngày càng dồi dào cho khu vựcKTNN, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấuKTNN Vấn đề dân số, lao động và trình độ của người lao động, người quản lýcũng là nhân tố có ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu Ngoài ra, kinh nghiệm,tập quán truyền thống của dân cư ở các vùng cũng có ảnh hưởng tới việc hìnhthành và phát triển của cơ cấu KTNN
3 Nhân tố quốc tế :
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cần chú trọng sự tác động và ảnhhưởng của thị trường quốc tế tới cơ cấu KTNN của mỗi nước Ngày nay, quátrình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng thì hầu hết các quốc gia đềuthực hiên các chiến lược kinh tế mở Thông qua quan hệ thương mại quốc tế, cácquốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác và phân công laođộng quốc tế Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi
cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng ở mỗi quốc gia.Việc tham gia ngày càng sâu vào quá trình hợp tác và phân công quốc tế sẽ làmcho các quốc gia khai thác và sử dụng mọi nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ
sở phát huy các lợi thế so sánh Mặt khác thông qua thị trường quốc tế mà mìnhtham gia thì mỗi quốc gia lại tăng thêm các cơ hội tiếp cận những thành tựu khoahọc, công nghệ và kỹ thuật mới cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằmphát triển các ngành kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật, đẩy mạnh quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4 Nhân tố về tổ chức - kỹ thuật
Bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Cơ cấu KTNN là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm hoạt động
Trang 17của con người Sự tồn tại, vận động và biến đổi và cơ cấu KTNN được quyết địnhbởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp là cở sở của
sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thànhphần kinh tế Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua cáchình thức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng Do vậy, các hìnhthức tổ chức trong nông nghiệp với các mô hình tương ứng là một trong nhữngyếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu KTNN Từ năm 1990 đến naytrong nông nghiệp nước ta, kinh tế hộ được thừa nhận hộ trở thành đơn vị kinh tế
tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện để phát triển, kinh tế quốc doanh vàkinh tế tập thể được cải biến theo nội dung mới Sự thay đổi về các mô hình sảnxuất nêu trên đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triểnmạnh mẽ tạo ra những thay đổi bước đầu đáng kể trong cơ cấu KTNN Trongnông nghiệp tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm xuống, tỷ trọng của ngành chănnuôi tăng lên Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm cây công nghiệp vàcây ăn quả tăng lên, dần dần hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung câycông nghiệp dài ngày Tỷ trọng kinh tế hộ và phát triển các trang trại ngày mộttăng kỹ thuật mới và công nghệ tiến bộ ngày càng được ứng dụng rộng rãi Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sựphát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào sản xuất có vai tròngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung, KTNN và cơ cấu KTNNnói riêng ở đây vai trò của khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất gópphần hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệuquả hơn các nguồn lực xã hội và khu vực nông thôn Đồng thời việc ứng dụngkhoa học kỹ thuật cũng làm tăng năng lực sản xuất trong nông nghiệp, qua đóthúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trong nông nghiệpđặc biệt những ngành, những vùng có nhiều lợi thế
Như vậy chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố, hơn nữa các yếu tố đó lại tác động theo hai chiều có thể tích cực( tốt) hoặc có thể tiêu cực ( xấu ) và thay đổi thường xuyên Do vậy cần phải nhậnthức đúng đắn các yếu tố, trên để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả caonhất phát huy lợi thế, giảm thiểu bất lợi, tránh sa vào chủ quan, duy ý chí
IV Hệ thống chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả
cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu kinh tế
Để phản ánh cơ cấu kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu như cơ cấu đầu vào,
cơ cấu đầu ra
Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu vào bao gồm :
- Cơ cấu đất đai
- Cơ cấu vốn đầu tư
- Cơ cấu lao động
- Cơ cấu kỹ thuật
Trang 18Nhóm các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu đầu ra.
- Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm
- Cơ cấu giá trị các loại sản phẩm hàng hoá
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế
Hiệu quả cơ cấu kinh tế chính là xem xét việc bố trí cơ cấu đầu vào (cơ cấu
sử dụng đất đai, cơ cấu vốn, cơ cấu lao động ) đã hợp lý chưa và biểu hiện của
nó chính là cơ cấu đầu ra (cơ cấu giá trị sản phẩm, cơ cấu giá trị hàng hoá)
Như vậy phản ánh hiệu quả cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sử dụng cácchỉ tiêu sau :
Năng suất đất đai
Hiệu quả sử dụng vốn
Năng suất lao động
Giá trị sản lượng/1 đơn vị diện tích (1 đvdt tạo ra bao nhiêu giá trị sảnlượng)
Giá trị sản lượng/1 lao động (1 lđ tạo ra bao nhiêu giá trị sản lượng)
Nhóm phản ánh hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế : dựa trên các chỉtiêu phản ánh hiệu quả của cơ cấu kinh tế nhưng có sự so sánh giữa các năm đểthấy được sự biến đổi của các chỉ tiêu này Sự biến đổi của hiệu quả cơ cấu kinh
tế chính là hiệu quả của quá trình chuyển dịch Hiệu quả này tốt hay xấu ta phảixem xét tới từng chỉ tiêu cụ thể như: năng suất đất đai tăng hay giảm Hiệu quả sửdụng vốn tốt hay xấu Năng suất lao động tăng hay giảm, giá trị sản lượng sảnphẩm hàng hoá /1 đvdt tăng hay không Ngoài ra sự chuyển dịch cơ cấu có làmcho lợi nhuận, thu nhập người dân tăng hay giảm Như vậy để phản ánh chuyểndịch hay hiệu quả chuyển dịch ta cũng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vàhiệu quả của cơ cấu nhưng xem xét chúng ở trạng thái động để thấy được sự thayđổi của cơ cấu chính là quá trình chuyển dịch và sự biến động là hiệu quả của quá
Trang 19trình chuyển dịch Việc sử dụng các chỉ tiêu trên để đo lường hiệu quả chuyểndịch cơ cấu KTNN xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu và phụ thuộc vào nội dung cơcấu kinh tế Để đánh giá hiệu quả của sự chuyển dịch cơ cấu KTNN có thể sửdụng phương pháp so sánh theo không gian và thời gian của các chỉ tiêu nói trên.Mức độ khác nhau về hiệu quả kinh tế sẽ phản ánh tính hợp lý hay không hợp lý
cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước, của từng vùng qua các thời gian khác nhau,với cơ cấu kinh tế khác nhau Các chỉ tiêu trên được sử dụng trên cả nước và ýnghĩa so sánh với từng khoảng cách 4-5 năm trở lên Ngoài những chỉ tiêu nóitrên xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp nước ta, việc phân tích đánh giáhiệu quả cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện đại còn dựa trên một số căn cứ:
Đánh giá hiệu quả của cơ cấu sản xuất trên cơ sở bình quân các loại nôngsản phẩm sản xuất trên đầu người so với nhu cầu tiêu dùng
Khả năng cung cấp nguyên liệu của sản xuất nông nghiệp cho công nghiệpchế biến
Cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và giảiquyết việc làm cho người lao động
Cơ cấu nông nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản lượng nôngsản trên 1 ha phải tăng so với trước, tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hoá cao
Cơ cấu nông nghiệp phải nâng cao thu nhập cho các nông dân và hiệu qủatrên một đồng vốn bỏ ra đạt tỷ lệ cao
Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu người tăng, đời sống sẽ dần đượcnâng cao, con người không chỉ hướng tới ăn no, ăn đủ mà còn có nhu cầu vuichơi….đó là tất yếu nhưng con người chỉ được hưởng phúc lợi xã hội vui chơikhi có nền kinh tế phát triển, còn nền kinh tế chậm phát triển thì con người mớichỉ lo đến đủ ăn đủ mặc….cũng đã là một nhu cầu cực kỳ khó khăn, sau nhữngnăm đổi mới đặc biệt là từ thập kỷ 90 trở lại đây thì đã thay đổi hoàn toàn, ngườidân không phải lo ăn mà có nhu cầu tăng lên về văn hoá tinh thần như: đi du lịch,tham quan nghỉ mát… Y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội được quan tâm phát triểnthêm nhiều cơ sở dịch vụ nâng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế
3 Những kinh nghiệm chung trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp ở mỗi vùng mỗi địa phương thường làkhông giống nhau nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗivùng mỗi địa phương, ở các nước đang phát triển, do lịch sử để lại cơ cấu nông nghiệp mang tính thuần nông độc canh là chủ yếu như xu hướng chung của thếgiới thì cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch từ thuần nông độc canh sang phát triển toàndiện Trên cơ sở nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của một số vùngtrung du miền núi bắc bộ nước ta Ta có thể rút ra một số xu hướng chung vềchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như sau :
Một là : Hầu hết các vùng không chỉ gói gọn trong sản xuất nông nghiệp,
mà mở ra những ngành có giá trị kinh tế cao như nông nghiệp và ngư nghiệpnhưng việc sản xuất khó khăn hơn và đòi hỏi trình độ sản xuất cơ sở vật chất kỹthuật nhất định và vốn đầu tư cao hơn Trong quá trình phát triển tỷ trọng của
Trang 20ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng lên trong khi đó tỷ lệ trong ngành nôngnghiệp giảm đi mặc dù ngành này vẫn tăng trưởng về giá trị sản lượng.
Hai là : Trong nông nghiệp theo nghĩa rộng, trên cơ sở phát triển trồng trọt
và trước hết là sản xuất thức ăn gia súc chăn nuôi sẽ phát triển nhanh hơn và tỷtrọng của nó lớn dần nhanh hơn và trong tương lai tỷ trọng ngành chăn nuôi sẽcao hơn tỷ trọng ngành trồng trọt, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dinhdưỡng trong khẩu phần của con người
Ba là : Tất cả các nước khu vực châu Á trên cơ sở phát triển lương thực
( nhất là khi vượt qua mức an toàn lương thực ) thì đều chuyển đổi cơ cấu từ nềnsản xuất lúa gạo tự cung tự cấp truyền thống sang sản xuất hàng hoá theo địnhhướng thị trường với việc sản xuất các loại rau đậu cao cấp, cây ăn quả, cây cảnh,cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao
Do đó xu thế của ngành trồng trọt là tỷ trọng cây lương thực giảm, ( tuy về giá trị tuyệt đối vẫn tăng ) tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây
ăn quả tăng dần
Bốn là : Trong cơ cấu sản xuất của mỗi ngành, xu hướng chung là tăng dần
tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi sản phẩm có chất lượng cao, những sản phẩmđặc sản….để tăng giá trị sản lượng, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và phùhợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường
Năm là : Phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Căn
cứ vào điều kiện và yên cầu thực tiễn, để cụ thể hoá bằng các chương trình, cácnhiệm vụ cụ thể ở từng thời kỳ, từng địa phương và từng lĩnh vực, để chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phù hợp Tích cực đổi mới phương pháplãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đảm bảo sâu sát cơ sở, cải cách hànhchính, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, những yêu cầu cấp thiết củathực tiễn; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá để tập trung chỉ đạothực hiện
Sáu là : Coi trọng việc phát huy tính sáng tạo của mọi tổ chức và cá nhân để
huy động tối đa nội lực; có cơ chế, chính sách đúng đắn để thu hút ngoại lực,đồng thời phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực; nắm chắc và khai thác triệt
để các lĩnh vực có lợi thế và thời cơ để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởngcủa nền kinh tế Phát triển kinh tế phải gắn với việc xây dựng và thực hiện tiến bộ
xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh
Bảy là : Phát hiện và xây dựng các mô hình tiên tiến, chú ý công tác tổng kết
thực tiễn để kịp thời ban hành, điều chỉnh các cơ chế, chính sách thúc đẩy pháttriển kinh tế -xã hội, tạo được sự đồng tình trong Đảng và quần chúng nhân dân
về nghĩa vụ và quyền lợi; gắn kết chặt chẽ giữa dân chủ và kỷ cương trong từngđơn vị cơ quan, thôn bản tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang.
Trang 21I Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
1 Đặc điểm về tự nhiên (1)
Quản Bạ là huyện vùng núi cao của Tỉnh Hà Giang có tiềm năng về đấtđai, tài nguyên phong phú, đa dạng có điều kiện phát triên kinh tế nhiều thànhphần góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế toàn Tỉnh Đây
là địa bàn cư trú 14dân tộc anh em với nhiều truyền thông văn hoá,vật chất tinhthần mang nét đặc trưng,nếu được xác định đúng đắn chiến lược đầu tư và giảipháp phát triển thích hợp thì sẽ khai thác tốt thế mạnh của vùng
Quản Bạ có 5 xã biên giới với 46 km đường biên giới có một cửa khẩu tiểungạch Nghĩa Thuận với nước bạn Trung Quốc là huyện có vị trí chiến lược quantrọng và có ý nghĩa to lớn cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội và giữ vị trí
về an ninh quốc phòng không chỉ đối với Hà Giang, mà đối với toàn quốc
Mặc dù có nhiều tiềm năng thế mạnh, song nền kinh tế xã hội của huyệnđang ở điểm xuất phát thấp, hàng năm thu không đủ chi, nhân dân còn thiếu đói,trình độ dân trí thấp và đây là trở ngại lớn trên con đường phát triển kinh tế - xãhội của huyện Quản Bạ
1 Vị trí địa lý:
Huyện Quản Bạ nằm trong khoảng từ 22o 57’ đến 23o 10’ vĩ độ bắc;
104o40’30” đến 105o kinh độ đông, toàn huyện nằm trên cao nguyên đá vôi ĐồngVăn Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Tam Sơn cách thị xã Hà Giang về phía namkhoảng 46km
Về địa giới của huyện:
- Phía bắc và phía tây giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc
- Phía đông và đông bắc giáp huyện Yên Minh
- Phía nam giáp huyện Vị Xuyên
2 Địa hình:
Huyện Quản Bạ nằm trong vùng núi cao của tỉnh Hà Giang, trên caonguyên Đồng Văn Địa hình phân cắt mạnh và rất khác nhau, nhưng nhìn chunghuyện Quản Bạ có ba dạng địa hình chủ yếu sau:
2.1 Địa hình núi cao: Được phân bố chủ yếu ở các xã Nghĩa Thuận, Cao
Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván với độ cao từ 900m đến 1.800m Địa hìng chia cắtmạng, có độ dốc lớn, phần lớn >25o, nhiều vùng có đá mẹ lộ đầu thành từng cụm
2.2 Địa hình núi thấp: Độ cao thay đổi dưới 900m, được phân bổ chủ yếu ởcác xã Quyết Tiến, Đông Hà, Quản Bạ, Thanh Vân Loại địa hình này có độ dốc
và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc >25o, còn ở những vùng
có độ dốc <25o thì có độ chia cắt yếu
2.3 Địa hình thung lũng: Huyện Quản Bạ có những thung lũng, xungquanh là núi thấp, cao khác nhau Loại địa hình này tuy diện tích không lớn,nhưng khá bằng phẳng, cho phép thâm canh được nhiều loại cây trồng như ởQuyết Tiến, Lùng Tám, Tùng Vài
Trang 22Ngoài ba địa hình chủ yếu trên huyện Quản Bạ còn có các loại địa hìnhCastơ, loại địa hình này không lớn được phân bổ ở các dãy núi đá vôi tronghuyện.
(1) Trích báo cáo quy hoạch đất đai Huyện Quản Bạ năm 2010)
Tóm lại: Quản Bạ có điểm thấp nhất là Đông Hà nằm dọc theo sông Miện,
có độ dốc cao trung bình khoảng <900m Nơi cao nhất tại Cao Mã Pờ là 2.150m.Địa hình phức tạp, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh gây rất nhiều khó khăn cho việc
đi lại, sản xuất và đi lại của nhân dân Tình trạng thiếu nước rất phổ biến đặc biệttrong những tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhìn chung địahình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
3 Khí hậu:
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Hà Giang cho thấy:
Huyện Quản Bạ có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng của chế
độ gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trong mùa hè
và gió mùa đông bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc đồng bằng bắcbộ
Chế độ gió có độ tương phản rõ: mùa hè có gió mùa đông nam, tây namkéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, gió mùa đông bắckéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lanh, khô, ít mưa
Các yếu tố đặc trưng về khí hậu như sau:
nhiệt độ trung bình :17-18oc
nhiệt độ cao trung bình :27oc
nhiệt độ thấp trung bình năm: 13oC
nhiệt độ thấp tuyệt đối: 1oC
Độ ẩm không khí bình quân năm 80%
Số giờ nắng trung bình năm :1500giơ
Số ngày có sương mù trong năm từ :43-58 ngày
Lượng mưa bình quân / năm cao : 2000- 2400mm tập trung chủ yếu từtháng 6 đến tháng 8 Do địa hình dốc , đá vôi nên khả năng giữ nước rất hạnchế ,nguồn nước ngọn rất khan hiếm
4 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
theo số liêụ nghiên cứu về đất đai của Viện Quy hoạch và thiết kế nôngnghiệp (1999) và một số tài liệu có liên quan cho thấy: Đất đai của quản bạđược hình thành do quá trình phong hoá từ đá vôi Trầm tích nâng lên phímthạch, nên đất ở đay thường có thành phần cơ giới nặng, độ phì khá ở nhữgnơi thấp hơn 25o như: Quản Bạ, Thanh vân, Quyết tiến còn những ở vùng cao
từ 26 – 45o bị sạt lở, quá trình sói mòn rửa trôi mạnh Huyện Quản bạ cónhững loại đất chính như sau:
a.1 Đất bồi tụ (D) diện tích 692 ha,thườngcó độ dốc <3o ,chiếm 1.5% tổngdiện tích tự nhiên, tầng đất dày, ít chua là loại đất tốt, thích hợp với cây lúa,hoa màu, cây công nghiệp hàng năm
Trang 23a.2 đất nâu đỏ vàng trên đá cát, đá mẹ sa thạch (Fq): Diện tích: 7698ha,chiếm 14% diện tích tự nhiên, đất có độ dốc 15o đến 25o, đất thường có đá lẫn,thành phần cơ giới thịt nặng, PHKCl từ 4,5 đến 5,5 đất thích hợp với cây ngô,các loại rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày Được phân bổ chủ yếu ở cácxã: Thái An, Quyết Tiến.
a.3 Đất nâu đỏ trên đá vôi (FV) diện tích 4241ha, chiếm 8% diện tích tựnhiên, có độ pHKCl 6 – 6,5 thích hợp với cây ăn quả, hoa màu, cây lương thực
và cà phê nhưng cần có biện pháp chống xói mòn để sản xuất lâu bền Đượcphân bổ chú yếu ở các xã Thanh Vân, Bát Đại Sơn
a.4 Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) diện tích 22001ha chiếm 32% diện tích tựnhiên Độ pHKCl 4,5 – 5,5 được phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện, trừ các
xã Thái An, Quyết Tiến, Lùng Tám đất thích hợp trồng cây ngô, màu, chè, cây
ăn quả
a.5 đất mùn đỏ vàng trên đá sét biến chất (Hs) diện tích 24822ha, chiếm45,14% diện tích tự nhiên, đất có tầng dầy và độ dốc cao, pHKCl từ 4,8 – 5,2thích hợp với cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp được phân bố dải trongcác xã của huyện Nhưng chủ yếu ở xã Thái An, Tả Ván, Quyết Tiến, ĐôngHà
Toàn huyện có 5 loại đất chính, chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng dốc Độ đốc
từ 15 – 25o chiếm trên 60% diện tích tự nhiên, độ dốc từ <15 chiếm 5%, cònlại là độ dốc >25o
Độ phì của đất thuộc loại trung bình, hàm lượng mùn trong đất từ nghèođến khá, các chất dễ tiêu trung bình, phản ứng của đất từ chua đến ít chua
b Tài nguyên nước:
Sông lớn nhất chảy qua địa phận huyện Quản Bạ là sông Miện bắt nguồn
từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua các xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lùng Tám,Đông Hà, Thái An, đây là nguồn nước rất quan trọng cho sản xuất, sinh hoạtcủa người dân trong vùng Các suối nhỏ tuy có nhiều nhưng đều cạn kiệt vàomùa đông
Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước sông Miện phục vụ sản xuất có nhiềuhạn chế vì mặt nước sông vào mùa khô có độ chênh lớn so với mặt đất sảnxuất nông nghiệp
Nước ngầm hiện chưa co kết quả thăm dò Do địa hình đồi núi dốc lớn,nênviệc đàu tư khai thác rất phức tạp cho đến nay còn nhiều khó khăn và kémhiệu quả
c Tài nguyên rừng
Cả 13 xã , thị trấn của Huyện Quản Bạ đều có rừng tự nhiên, chủ yếu làrừng phòng hộ, rừng đầu nguồn Ở núi đá rừng có nhiều loại gỗ quýnhư:Trai ,nghiến
Diện tích đất lâm nghiệp của toàn huỵên là 23727,35 ha,chiếm 43,15%tổng diện tích tư nhiên .Trong đó rừng tự nhiên là 22544,66 ha ,chiếm41,00%.Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là la gỗ tạp, kháo,dẻ và cây lùmbụi và các cây gỗ quý Trai, Nghiến, Thú rừng đã trở lên cạn kiệt do tệ nạn phárừng làm nương rẫy của những năm trước đây
Trang 24Tóm lại Quản Bạ có tài nguyên rừng rất lớn, đặc biệt là rừng tự nhiên, cần
có hướng tăng cường công tác bảo vệ rừng theo quy hoạch, có chính sách địnhcanh định cư thảo đáng để chấm dức hiện tượng chặt phá rừng, đốt nương làmdẫy, khoanh một phần diện tích rừng tự nhirn sang đặc dụng để bảo tồn quỹgen quý hiếm, bảo vệ rừng nguyên sinh
d Tài nguyên khoáng sản
Mặc dù chưa được thăm dò và khảo sát đầy đủ, nhưng Quản Bạ có một sốloại khoáng sản quý như: Quặng sắt ở Thái An, Quyết tiến
Quặng Antimon ở xã Nghĩe Thuận, Quyết tiến; Apatít ở xã Thái An; Mănggan; Chì; Kẽm ở Cao Mã Pờ…
Khai thác đã phục vụ cho dải đường xây dựng cơ sở hà tầng đáp ứng nhucầu tại chỗ
2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
2.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2000-2005
Cùng sự phát triển kinh tế của Nhà nước và các tỉnh phía Bắc, được sự đầu
tư hỗ trợ của Trung ương và của Tỉnh thông qua các chương trình dự án về pháttriển kinh tế - xã hội ở miền núi, với sự phấn đấu vượt khó của Đảng bộ và nhândân trong huyện, trong 5 năm qua Huyện Quản Bạ đã đạt được những kết quảkhả quan trên các lĩnh vực Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm tăng khá.Năm 2000 đạt 7.5%, đến 2005 đạt 11.0% Năm 2006 đạt 11.65% GDP bình quânđầu người năm 2005 đạt gần 2,5 triệu đ/người/ năm ( GDP bình quân chung củatỉnh đạt 3,2 triệuđ/người /năm ) So với bình quân chung của cả nước thì GDP/đầu người của huyện rất thấp Cơ cấu kinh tế của Huyện đã có sự chuyển dịch,tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọngnông - lâm nghiệp, kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóađây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọngcao trong GDP, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trìnhchuyển dịch còn chậm và chưa ổn định Cơ cấu tỷ trọng kinh tế như sau : tỷ trọngngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 5% năm 2000 lên 21,58% năm
2005, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 15,0% năm 2000 lên 30,3,7%năm 2005, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 80,0 % năm 2000 xuống còn48,05% năm 2005
Biểu số 1: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Quản Bạ giai đoạn
2000 – 2005 T
Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005
So sánh % 2005/2000
2 Tổng sản phẩm XH ( GDP) Tr.đồng 35.009 102.030 291,4
5 GDP bình quân đầu người triệuđồn
g
Trang 256 Sản lượng lương thực Tấn 12.000 15.160 126,3
8 Tổng thu thuế và phí trên địa bàn Tr.đồng 1.100 2.500 227,2
(nhiệm kỳ 2000-2005 và 2005 – 2010 )
2.2 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh
Trong những năm qua huyện Quản bạ đã có bước chuyển biến tích cực trongphát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên đặc trưng cơ bản của huyện vẫn là một địa bànthuộc vùng miền núi biên giới, địa hình phức tạp giao thông khó khăn, khí hậukhắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơcấu kinh tế còn diễn ra chậm.Giá tri sản xuất nông nghiệp so với tỉnh chiếm tỷ lệrất thấp So sánh một số chỉ tiêu cụ thể giữa huyện với tỉnh năm 2005 ở một sốlĩnh vực được thể hiện dưới biểu số 2 như sau:
Biểu số 2: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản bạ
với tỉnh Hà Giang 2005
Huyện Quản bạ
Tỉnh Hà Giang
So sánh (%) (Huyện/ Tỉnh)
( Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Huyện và tỉnh Hà Giang năm 2005)
2.3 Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê dân số huyện Quản bạ đến năm 2005 là 40.813người, mật
độ dân số bình quân 91,8 người/km2 và phân bố không đồng đều nơi tập trungđông là khu vực các Thị trấn, thị tứ, cụm trung tâm các xã, các xã ven đườngquốc lộ 4C Tại các xã vùng sâu, xa và vùng cao mật độ dân số thấp như :Xã
Trang 26Tùng Vài, Bát Đại Sơn,Cao Mã Pờ, Tả Ván, Thái An trung bình 40 đến 45 người/
km Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức là : 1,68% năm Dân số nôngnghiệp 35.954 người chiếm 88,1% dân số chung của huyện Trình độ dân trí thấp,
số người mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm 15-20%, số lượng lao động cótrình độ, kỹ thuật còn rất ít Qua số liệu khảo sát sự phân công lao động chưa phùhợp với yêu cầu của nền sản xuất Lao động Nông lâm nghiệp giản đơn là chủyếu, phân công lao động xã hội chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý Do
đó vấn đề cần quan tâm của huyện trong những năm tới đây là công tác đào tạonguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp bố trí sản xuất phù hợp với điều kiệncủa địa phương, đặc thù, bản sắc của từng dân tộc Thể hiện dưới biểu số 3 nhưsau:
Biểu số 3 : Lao động đang làm việc trong các ngành KTXH năm 2005
Lao động
Nhà nước
Ghichú
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 16.693 49
-4 Sản xuất phân phối điện khí đốt, nước 18 18
từ thị xã Hà Giang đi lên qua xã Quyết Tiến qua trung tâm huyện lỵ đi xã Quản
Bạ, Đông Hà, Cán Tỷ và đi đến huyện Yên Minh Đường huyện lỵ trong phạm vịthị trấn có 4 km Đường liên xã có 5 tuyến tổng chiều dài trên 120 km, trong đótuyến dài nhất là 25 km, tuyến có chiều dài ngắn nhất là 6km, bình quân 15km/tuyến Ngoài ra còn mở mới được 187 km đường giao thông các loại, làmmới 15,3 km đường bê tông Toàn huyện có 6 cầu bê tông qua sông suối, tổng
Trang 27chiều dài 118 m Nhìn chung các tuyến đường liên xã đã xuống cấp và hiện nayrất xấu, các công trình mang tính chất tạm thời, thời tiết khí hậu, địa hình phứctạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đường, mùa mưa đi lại khó khăn khảnăng mở rộng, duy tu cũng hạn chế về kinh phí và kỹ thuật Giao thông vận tảiđang là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến giao lưu trao đổi hàng hoá.
3.2 Thủy lợi
Trên địa bàn huyện có nhiều công trình thuỷ lợi : Có 2 đập bê tông quy môtưới cho 100 ha Có 3 kênh bê tông dẫn nước được bê tông hoá dài 15 km, có 2công trình trung thuỷ nông, 100 công trình tạm và 1 trạm bơm điện Nhìn chung
hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu còn rất khó khăn, đặc biệt làkhông đảm bảo nước cho việc thâm canh cây trồng Vì một số công trình thuỷ lợiphát huy hiệu quả thấp Nhất là trạm bơm điện
3.3 Về Điện lực :
Hiện nay toàn huyện đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã có đường trục chínhtới tất cả trung tâm 12 xã, thị trấn Các thôn bản vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới,nhân dân tự tạo thuỷ điện nhỏ để sinh hoạt Tỷ lệ hộ được dùng điện chiếm tới 63,4 %trên tổng số hộ Các hộ dân sống không tập trung thành cụm dân cư, việc đầu tưxây dựng đường dây tốn kém, tiêu thụ điện phụ tải phát triển còn chưa tương ứngvới phát triển nguồn lưới điện nông thôn Hiện nay nguồn điện chính đang sửdụng trong huyện nói riêng và tỉnh nói chung là nguồn điện 35 KV kéo từ HàGiang lên Quản Bạ Ngoài ra trên địa bàn đang được đầu tư xây dựng công trìnhthuỷ điện Thái An-Quản Bạ với tổng công suất là 80 MW Công trình này cónhiều hứa hẹn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nóichung
3.4 Hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trong những năm qua với mục đích phục vụ choKTNN Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹthuật phục vụ sản xuất nông nghiệp Đã hình thành các mạng lưới như : Trạm thú
y, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, khuyến lâm, các cửa hàng bán vật tưnông nghiệp, các đại lý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm thôn bản Ngoài ratrên địa bàn có 1 trung tâm giống cây trồng của tỉnh đặt tại xã Quyết Tiến Đây làđiều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện Trong thời gianqua, đã tự nghiên cứu cung cấp các loại giống cây trồng và một số giống cá cógiá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay Hướng dẫn chuyển giao một sốtiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đadạng hoá cây trồng vật nuôi Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của huyệnchưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghoá Hiện tại hoạt động dịch vụ mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư và sựhoạt động tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngânhàng chính sách xã hội đã góp phần rất lớn trong công tác dịch vụ cho nông dân
Trang 28vay vốn, hỗ trợ vốn không lãi để phát triển KTNN của huyện trong những nămqua.
4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh h ưởng đến
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
4.1 Những thuận lợi và nguồn lực phát triển
Với lợi thế vị trí địa lý của huyện là cửa ngõ của 4 huyện vùng cao, lại cócửa khẩu tiểu ngạch Nghĩa Thuận với nước bạn Trung Quốc vừa là lợi thế cũngvừa là thách thức sản phẩm hàng hoá sản xuất ra phải có sức cạnh tranh lớn mới
có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường Xuyên suốt chiều dàicủa huyện lại có Quốc lộ 4C đi từ thị xã Hà Giang đi qua trung tâm Huyện nốivới các huyện khác của tỉnh, và cách thị xã Hà Giang 40 km về phía nam, vừa làthị trường vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nóiriêng và tỉnh nói chung Cơ sở hạ tầng trong những năm qua luôn được chú trọngquan tâm đầu tư xây dựng, trực tiếp phục vụ sản xuất đời sống cho nhân dântrong đó đáng kể là giao thông và điện Tài nguyên đất đai khí hậu cho phép pháttriển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và thâm canh, sinh thái bền vững, nôngsản phẩm hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao, làm cơ sở cho công nghiệp chế biếnnông sản, sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởngkinh tế
4.2 Những khó khăn hạn chế
Là huyện có điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người/năm còn ở mứcthấp và dưới mức trung bình của cả nước, nếu không khai thác được tiềm năng vàlợi thế sẵn có sẽ tụt hậu khá xa so với mặt bằng phát triển chung của cả nước Cơcấu kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp, chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tựcấp, quá trình chuyển dịch chậm, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ còn thấp
và chậm phát triển các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp khai thác chưa đạt hiệuquả cao Quỹ đất canh tác ít, sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ít, phân tán(nhất là đất ruộng) Tỷ lệ tăng dân số còn cao, mật độ dân số phân bố không đồngđều, địa hình chia cắt, việc đi lại của nhân dân và lưu thông vận chuyển hàng hoágặp nhiều khó khăn trở ngại, nguồn lao động trong nông nghiệp thừa song chấtlượng lao động lại thiếu gây sức ép lớn về việc làm thu nhập và các vấn đề xãhội Trình độ dân trí thấp, số ngựời mù chữ còn trên 15%, trẻ em trong độ tuổi đihọc không được đến trường còn nhiều, nhất là xã, bản vùng sâu, vùng xa GDPbình quân đầu người thấp chưa cân bằng được thu chi ngân sách …vì vậy dẫn tớitình trạng luôn luôn ở thế bị động về vốn, thiếu vốn nghiêm trọng Cơ sở hạ tầngcòn thiếu và yếu, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phầnkinh tế còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềmnăng thế mạnh hiện có, từ đó vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh, nâng cao được trình
độ dân trí, nâng cao nguồn lực lao động có kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kinh tếnhất là KTNN, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền sởtại từ Huyện đến xã đề cao vai trò của bộ máy cơ sở thôn bản Để làm được việc