I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh
Nếu như công nghiệp sản xuất theo phương pháp cơ lý hoá thì ngược lại sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng của nó, là chỉ sản xuất theo phương pháp sinh học. Cho nên cơ cấu sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối, lệ thuộc lớn và rất nghiêm ngặt của các yếu tố tự nhiên, tập quán sản xuất và điều kiện sản xuất (đất đai, dân tộc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trình độ dân trí…). Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp thường gắn liền với bố trí sản xuất và chuyên môn hoá. Những vấn đề này lại phụ thuộc vào các điều kiện TN-KT-XH trong từng không gian cụ thể. Chỗ nào phù hợp thế mạnh loại cây trồng nào, nuôi con vật gì thì tập trung đầu tư chuyển dịch vào đó, thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả.
3.1. Khái quát về các vùng lãnh thổ của huyện Quản Bạ :
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, đáp ứng với khả năng thích nghi của hệ thống cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hệ sinh thái trên địa bàn Quản Bạ hình thành 3 vùng sau :
* Tiểu vùng sinh thái thứ nhất : Là vùng động lực của huyện, gồm 4 xã nằm ở phía nam Sông Miện, đó là xã Đông Hà, Quyết Tiến, Quản Bạ, Tam Sơn. Tổng diện tích đất tự nhiên 29.330 ha chiếm 53,33 % đất tự nhiên của huyện. Trong đó tiềm năng đất nông nghiệp khoảng 834,76 ha chiếm 2,85% diện tích của vùng. Đây là vùng có ưu thế về đất đai, khí hậu ôn hoà, trình độ dân trí cao hơn các vùng khác. Vùng này tập trung trồng các loại cây lương thực, cây rau đậu, hoa xuất khẩu, có điều kiện phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò và gia cầm. Đây là vùng có giá trị sản lượng nông nghiệp đạt mức cao nhất huyện. Cơ cấu giá trị sản lượng năm 2005 ngành trồng trọt đạt 76,5% chăn nuôi chiếm 29,3, dịch vụ chiếm 1,2%. Nhưng năm 2003, 2005 vùng này đang tích cực đẩy mạnh sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi-dịch vụ.
* Tiểu vùng sinh thái thứ 2 : Diện tích đất tự nhiên 4.699 ha bằng 8,54 % diện tích toàn huyện; Trong đó diện tích canh tác lúa mùa chỉ có 28,5 ha bằng 0,6%, gồm các xã phía đông bắc của huyện như Thanh Vân, Lùng Tám, Cán Tỷ, Bát Đại Sơn. Vùng này nhiều núi đá, điều kiện canh tác khó khăn, đặt biệt là trồng cây lúa nước, cây lương thực, chủ yếu là trồng ngô; các loại cây công nghiệp : Đậu tương, cây ăn quả, hồng không hạt... Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi bò. Dịch vụ phát triển mạnh là chế biến nông sản nấu rượu, dệt thổ cẩm... Do điều kiện đất đai canh tác ít, dân tộc chính là người Mông chiếm 99%. Vì vậy
trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại vùng này đang từng bước giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt chuyển mạnh sang chăn nuôi đại gia súc (nuôi bò, dê...) và mở rộng việc chế biến ngô nấu rượu, dệt lanh làm thổ cẩm. Cơ cấu nông nghiệp vùng này đạt tỷ trọng : trồng trọng 70%, chăn nuôi 28%, dịch vụ 2%.
* Tiểu vùng sinh thái thứ 3 : Gồm các xã nằm phía Tây tây bắc của huyện như Tả Ván, Tùng Vài, Cao Mã Pờ và xã Nghĩa Thuận. Diện tích đất tự nhiên 20.065 ha chiếm 36,48% diện tích toàn huyện; trong đó đất nông nghiệp 2.692 ha = 13,4% so với diện tích của vùng. Mật độ dân số vùng này thấp bình quân 45 người/km2. Dân tộc chủ yếu là dân tộc Mông, trình độ dân trí còn hạn chế. Với điêu kiện đất đai khó khăn, vùng này chủ yếu là vùng đầu nguồn và giao trồng một số cây công nghiệp như chè, đậu tương, thảo quả, hồng và cây lương thực chính là cây ngô, chăn nuôi bò, dê, gia cầm. Nhìn chung là vùng sản xuất nông nghiệp kém phát triển, nặng về tự cung tự cấp, cơ cấu nông nghiệp hiện tại là 85,2% trồng trọt, 14,5% là chăn nuôi, dịch vụ 0,3%.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng