Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang (Trang 26)

I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

3.1. Giao thông

Đường giao thông chính là Quốc lộ 4C đã được nâng cấp do Bộ giao thông vận tải quản lý chạy suốt chiều dài qua các xã của huyện theo hướng Nam- Bắc, từ thị xã Hà Giang đi lên qua xã Quyết Tiến qua trung tâm huyện lỵ đi xã Quản Bạ, Đông Hà, Cán Tỷ và đi đến huyện Yên Minh. Đường huyện lỵ trong phạm vị thị trấn có 4 km .Đường liên xã có 5 tuyến tổng chiều dài trên 120 km, trong đó tuyến dài nhất là 25 km, tuyến có chiều dài ngắn nhất là 6km, bình quân 15 km/tuyến. Ngoài ra còn mở mới được 187 km đường giao thông các loại, làm mới 15,3 km đường bê tông. Toàn huyện có 6 cầu bê tông qua sông suối, tổng chiều dài 118 m. Nhìn chung các tuyến đường liên xã đã xuống cấp và hiện nay

rất xấu, các công trình mang tính chất tạm thời, thời tiết khí hậu, địa hình phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đường, mùa mưa đi lại khó khăn khả năng mở rộng, duy tu cũng hạn chế về kinh phí và kỹ thuật. Giao thông vận tải đang là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến giao lưu trao đổi hàng hoá.

3.2. Thủy lợi

Trên địa bàn huyện có nhiều công trình thuỷ lợi : Có 2 đập bê tông quy mô tưới cho 100 ha. Có 3 kênh bê tông dẫn nước được bê tông hoá dài 15 km, có 2 công trình trung thuỷ nông, 100 công trình tạm và 1 trạm bơm điện. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu còn rất khó khăn, đặc biệt là không đảm bảo nước cho việc thâm canh cây trồng. Vì một số công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả thấp. Nhất là trạm bơm điện.

3.3. Về Điện lực :

Hiện nay toàn huyện đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã có đường trục chính tới tất cả trung tâm 12 xã, thị trấn. Các thôn bản vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới, nhân dân tự tạo thuỷ điện nhỏ để sinh hoạt. Tỷ lệ hộ được dùng điện chiếm tới 63,4 % trên tổng số hộ. Các hộ dân sống không tập trung thành cụm dân cư, việc đầu tư xây dựng đường dây tốn kém, tiêu thụ điện phụ tải phát triển còn chưa tương ứng với phát triển nguồn lưới điện nông thôn. Hiện nay nguồn điện chính đang sử dụng trong huyện nói riêng và tỉnh nói chung là nguồn điện 35 KV kéo từ Hà Giang lên Quản Bạ. Ngoài ra trên địa bàn đang được đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Thái An-Quản Bạ với tổng công suất là 80 MW. Công trình này có nhiều hứa hẹn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

3.4. Hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trong những năm qua với mục đích phục vụ cho KTNN. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành các mạng lưới như : Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, khuyến lâm, các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, các đại lý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm thôn bản. Ngoài ra trên địa bàn có 1 trung tâm giống cây trồng của tỉnh đặt tại xã Quyết Tiến. Đây là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong thời gian qua, đã tự nghiên cứu cung cấp các loại giống cây trồng và một số giống cá có giá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay. Hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện tại hoạt động dịch vụ mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư và sự hoạt động tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần rất lớn trong công tác dịch vụ cho nông dân vay vốn, hỗ trợ vốn không lãi để phát triển KTNN của huyện trong những năm qua.

4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

4.1. Những thuận lợi và nguồn lực phát triển

Với lợi thế vị trí địa lý của huyện là cửa ngõ của 4 huyện vùng cao, lại có cửa khẩu tiểu ngạch Nghĩa Thuận với nước bạn Trung Quốc vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức sản phẩm hàng hoá sản xuất ra phải có sức cạnh tranh lớn mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường. Xuyên suốt chiều dài của huyện lại có Quốc lộ 4C đi từ thị xã Hà Giang đi qua trung tâm Huyện nối với các huyện khác của tỉnh, và cách thị xã Hà Giang 40 km về phía nam, vừa là thị trường vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Cơ sở hạ tầng trong những năm qua luôn được chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, trực tiếp phục vụ sản xuất đời sống cho nhân dân trong đó đáng kể là giao thông và điện. Tài nguyên đất đai khí hậu cho phép phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và thâm canh, sinh thái bền vững, nông sản phẩm hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao, làm cơ sở cho công nghiệp chế biến nông sản, sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

4.2 Những khó khăn hạn chế

Là huyện có điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người/năm còn ở mức thấp và dưới mức trung bình của cả nước, nếu không khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có sẽ tụt hậu khá xa so với mặt bằng phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp, chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, quá trình chuyển dịch chậm, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ còn thấp và chậm phát triển các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp khai thác chưa đạt hiệu quả cao. Quỹ đất canh tác ít, sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ít, phân tán (nhất là đất ruộng). Tỷ lệ tăng dân số còn cao, mật độ dân số phân bố không đồng đều, địa hình chia cắt, việc đi lại của nhân dân và lưu thông vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn trở ngại, nguồn lao động trong nông nghiệp thừa song chất lượng lao động lại thiếu ...gây sức ép lớn về việc làm thu nhập và các vấn đề xã hội. Trình độ dân trí thấp, số ngựời mù chữ còn trên 15%, trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường còn nhiều, nhất là xã, bản vùng sâu, vùng xa. GDP bình quân đầu người thấp chưa cân bằng được thu chi ngân sách …vì vậy dẫn tới tình trạng luôn luôn ở thế bị động về vốn, thiếu vốn nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh hiện có, từ đó vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh, nâng cao được trình độ dân trí, nâng cao nguồn lực lao động có kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kinh tế nhất là KTNN, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền sở tại từ Huyện đến xã đề cao vai trò của bộ máy cơ sở thôn bản. Để làm được việc này khó khăn lớn nhất đó là về mặt thời gian, nguồn vốn lớn mới giải quyết được mà bản thân huyện không đáp ứng được.

II. Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ.

1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

Như ta đã biết : Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố quan trọng, chỉ có chuyển dịch cơ cấu mới tạo ra nhiều công ăn việc làm với nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Dẫn tới tăng thu nhập cho ngựời lao động và mặt bằng xã hội, chính vì lý do to lớn đó mà Đảng và Nhà nớc luôn chú ý quan tâm tới phát triển nông nghiệp. Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá đặc biệt, bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khoá IV, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI được triển khai, các Chỉ thị Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Trung ương các khoá V; VI; VII; VIII; IX. Đã đưa đến những thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp nước ta, từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu gạo thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, lương thực trong nước được đáp ứng thoả mãn. Từ các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh được HĐND và UBND huyện và các cấp các ngành trong huyện quán triệt thực hiện đưa nhanh vào đời sống của nhân dân.

Bên cạnh đó huyện cũng xây dựng đưa ra nhiều chương trình, đề án, nghị quyết kinh tế nhằm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong chăn nuôi thì đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 66,02% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm (2001 - 2005 ) KTNN phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,8% năm (cao hơn của tỉnh và cả nước) chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất ( trên 17,8%năm ). Song do điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mới chiếm 33,22% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển chiếm tỷ trọng rất thấp (0,76%). Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện thời kỳ 2000- 2005 nhìn tổng thể cả giai đoạn thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với quy luật chung của cả nước ( giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ ), song sự chuyển dịch còn diễn ra hết sức chậm, mặc dù giá trị sản phẩm của ngành tăng với tốc độ cao. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới huyện cần

phải tập chung phát triển lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của huyện. Kết quả chuyển dịch cơ cấu theo biểu số 4 như sau :

Biểu số 4: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Quản Bạ 2001 - 2005 Chỉ tiêu Đ.vị 2001 2001 2003 2004 2005 Tốc tăng Bq % 1. Giá trị sản phẩm : Tr.đồng 54.160 60.361 77.430 87.729 94.677 12,2 T. đó : Ngành trồng trọt Tr.đồng 32.371 36.936 53.109 61.382 62.503 17,8 Ngành chăn nuôi Tr.đồng 21.654 23.173 23.901 25.897 31.454 9,7 Ngành dịch vụ NN Tr.đồng 135 252 370 450 720 51,4

2. Cơ cấu giá trị sản phẩm : % 100 100 100 100 100

T. đó : Ngành trồng trọt % 59,76 61,19 68,58 69,96 66,02

Ngành chăn nuôi % 39,98 38,39 30,86 29,51 33,22

Ngành dịch vụ NN % 0,26 0,42 0,56 0,73 0,76

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quản Bạ)

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của huyện quan ba đã đạt được những kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng, một số cây trồng đều tăng.

- Về diện tích : Diện tích gieo trồng của huyện năm 2005 là 11.334 ha tăng so với năm 2001 là 2.230 ha, tăng khá cao 21,47%. Diện tích lúa vụ xuân trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tăng vụ xuân trên đất ruộng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa một số giống cây trồng có năng suất cao vào vụ xuân. Trong những năm gần đây do phong trào xây dựng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình nên diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng đáng kể. Cụ thể diện tích gieo trồng của từng nhóm cây trồng như sau:

+ Diện tích cây lương thực từ 5.787,0 ha ( năm 2001) lên 6.330,3 ha ( năm 2005)

+ Diện tích cây thực phẩm tăng từ 1.234 ha ( 2001) lên 1.737 ha ( 2005) + Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, loại cây trồng chính có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện tăng từ 678 ha năm 2001 lên 1.294 ha năm 2005. (Chủ yếu là đậu tương và lạc).

+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là chè, phát triển đến nay đạt 187 ha, tăng 20 ha so với năm 2001.

+ Diện tích cây ăn quả năm 2005 đạt 371,5 ha tăng 73 ha so với năm 2001. Cây ăn quả chủ yếu gồm : Cây hồng không hạt, cây lê.

- Về năng suất, sản lượng :Trong những năm qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường nên sản xuất các loại cây trồng có sự gia tăng đáng kể. Năng suất lúa năm 2005 tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất ngô bình quân toàn Huyện đạt 18,5 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất và diện tích tăng đã làm cho sản lượng các loại cây trồng tăng theo, đặc biệt là sản lượng lương thực tăng khá nhanh. Tổng sản lượng quy thóc năm 2005 đạt 15.160 tấn so với năm 2001 là 12.017 tấn ( tăng 3.143 tấn ), tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 2,5% năm, đưa lượng lương thực sản xuất bình quân trên đầu người từ 337 kg/người/năm lên 370 kg/người/năm. Đó là cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện Quản Bạ và nhân dân khắc phục dần tình trạng thiếu lương thực và đói thời kỳ giáp hạt.

Biểu số 5: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Quản Bạthời kỳ 2001- 2005 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % - Tổng diện tích 8.756 100 9.910 100 10.287 100 10.689 100 11.027 100 - Cây lương thực 5.787 66,09 5.983 60,37 6.328 61,51 6.288 58,82 6.330 57,40

- Cây công nghiệp NN 678 7,74 968 9,76 1.082 10,51 1.220 11,41 1.294 11,73

- Cây rau đậu 1.234 14,09 1.440 14,53 1.583 13,38 1.727 16,15 1.737 15,75

- Cây thảo quả 220 2,51 255 2,57 280 2,72 310 2,9 807 7,31

- Cây chè 167 1,90 186 1,87 186 1,80 186 1,74 187 1,69

- Cây ăn quả (hồng,lê) 204 2,32 250 2,52 237 2,30 259 2,42 271 2,45

- Các loại cây khác 466 5,32 824 8,31 843 8,19 699 6,53 401 3,67

( Tính toán theo số liệu niên giám thống kênăm 2005)

Xét về cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua biểu 5 cho thấy, chủ yếu vẫn là sản xuất lương thực tỷ trọng diện tích năm 2005 chiếm tới 57,4% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày( đậu, lạc) chiếm 11,73%, cây công nghiệp dài ngày thảo quả chiếm 7,31%, cây chè chiếm 1,69%, cây ăn quả chiếm 2,45%, các loại cây ngắn ngày, cây thực phẩm chiếm tỷ trọng 15,75%. Cây công nghiệp (thảo quả, chè, đậu tương) và cây ăn quả (hồng, lê) và cây thực phẩm (rau đậu), được coi là kinh tế mũi nhọn của huyện đã hình thành

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w