I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của huyện quan ba đã đạt được những kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng, một số cây trồng đều tăng.
- Về diện tích : Diện tích gieo trồng của huyện năm 2005 là 11.334 ha tăng so với năm 2001 là 2.230 ha, tăng khá cao 21,47%. Diện tích lúa vụ xuân trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tăng vụ xuân trên đất ruộng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa một số giống cây trồng có năng suất cao vào vụ xuân. Trong những năm gần đây do phong trào xây dựng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình nên diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng đáng kể. Cụ thể diện tích gieo trồng của từng nhóm cây trồng như sau:
+ Diện tích cây lương thực từ 5.787,0 ha ( năm 2001) lên 6.330,3 ha ( năm 2005)
+ Diện tích cây thực phẩm tăng từ 1.234 ha ( 2001) lên 1.737 ha ( 2005) + Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, loại cây trồng chính có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện tăng từ 678 ha năm 2001 lên 1.294 ha năm 2005. (Chủ yếu là đậu tương và lạc).
+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là chè, phát triển đến nay đạt 187 ha, tăng 20 ha so với năm 2001.
+ Diện tích cây ăn quả năm 2005 đạt 371,5 ha tăng 73 ha so với năm 2001. Cây ăn quả chủ yếu gồm : Cây hồng không hạt, cây lê.
- Về năng suất, sản lượng :Trong những năm qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường nên sản xuất các loại cây trồng có sự gia tăng đáng kể. Năng suất lúa năm 2005 tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất ngô bình quân toàn Huyện đạt 18,5 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất và diện tích tăng đã làm cho sản lượng các loại cây trồng tăng theo, đặc biệt là sản lượng lương thực tăng khá nhanh. Tổng sản lượng quy thóc năm 2005 đạt 15.160 tấn so với năm 2001 là 12.017 tấn ( tăng 3.143 tấn ), tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 2,5% năm, đưa lượng lương thực sản xuất bình quân trên đầu người từ 337 kg/người/năm lên 370 kg/người/năm. Đó là cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện Quản Bạ và nhân dân khắc phục dần tình trạng thiếu lương thực và đói thời kỳ giáp hạt.
Biểu số 5: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Quản Bạthời kỳ 2001- 2005 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % DT (ha) trọng Tỷ % - Tổng diện tích 8.756 100 9.910 100 10.287 100 10.689 100 11.027 100 - Cây lương thực 5.787 66,09 5.983 60,37 6.328 61,51 6.288 58,82 6.330 57,40
- Cây công nghiệp NN 678 7,74 968 9,76 1.082 10,51 1.220 11,41 1.294 11,73
- Cây rau đậu 1.234 14,09 1.440 14,53 1.583 13,38 1.727 16,15 1.737 15,75
- Cây thảo quả 220 2,51 255 2,57 280 2,72 310 2,9 807 7,31
- Cây chè 167 1,90 186 1,87 186 1,80 186 1,74 187 1,69
- Cây ăn quả (hồng,lê) 204 2,32 250 2,52 237 2,30 259 2,42 271 2,45
- Các loại cây khác 466 5,32 824 8,31 843 8,19 699 6,53 401 3,67
( Tính toán theo số liệu niên giám thống kênăm 2005)
Xét về cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua biểu 5 cho thấy, chủ yếu vẫn là sản xuất lương thực tỷ trọng diện tích năm 2005 chiếm tới 57,4% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày( đậu, lạc) chiếm 11,73%, cây công nghiệp dài ngày thảo quả chiếm 7,31%, cây chè chiếm 1,69%, cây ăn quả chiếm 2,45%, các loại cây ngắn ngày, cây thực phẩm chiếm tỷ trọng 15,75%. Cây công nghiệp (thảo quả, chè, đậu tương) và cây ăn quả (hồng, lê) và cây thực phẩm (rau đậu), được coi là kinh tế mũi nhọn của huyện đã hình thành vùng tập trung và bước đầu có thâm canh, đã tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị kinh tế lớn cho huyện. Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất năm 2005 của cây lương thực đạt 31.864 triệu đồng chiếm 50,97%, nhóm cây công nghiệp đạt 4.013 triệu đồng chiếm 6,42%. Cây thực phẩm đạt 24.350 triệu đồng chiếm 37,07%, nhóm cây ăn quả đạt 1.020 triệu đồng chiếm 1,63%. Từ đó cho thấy tuy là một huyện miền núi song trong những năm qua sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong thời gian tới để tăng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt,
tăng sản phẩm hàng hoá và để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt một cách mạnh mẽ cần tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm, cây rau, hoa và cây ăn quả.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Dựa vào cơ sở tổng hợp số liệu thống kê về tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm của huyện Quản Bạ từ năm 2001 - 2005 và kết quả điều tra ở các tiểu vùng nhìn chung đàn vật nuôi chính có sự gia tăng đáng kể, trừ đàn ngựa phát triển không ổn định, ngày một giảm, điều này phù hợp với thực tại của huyện. Mạng lưới giao thông phát triển việc đi lại, vận chuyển được chuyển sang phương tiện cơ giới như xe máy, ôtô, do vậy trong cơ cấu chăn nuôi đàn Ngựa có xu hướng giảm mạnh. Tuy trong những năm qua chăn nuôi có phát triển nhanh hơn trồng trọt song hiện nay tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn ở mức 33,32%.
Biểu số 6: Đàn gia súc gia cầm huyện Quản Bạgiai đoạn 2000-2005 Chủng loại Con Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân - Đàn trâu 5.857 5.968 6.102 6.080 6.246 1,3 - Đàn bò 5.378 5.341 5.692 5.790 6.405 2,6 - Đàn ngựa 2.647 2.399 2.392 2.420 2.150 -5,2 - Đàn dê 3.034 2.810 3.975 4.200 4.843 4,2 - Đàn lợn 18.000 18.267 19.661 20.810 22.520 5,7 - Đàn gia cầm 73.582 80.450 95.840 110.300 122.100 34,9
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quản Bạ năm 2005)
Từ kết qủa tính về cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của huyện năm 2005 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản lượng gia súc ( trâu, bò, ngựa, dê, lợn ) chiếm 76,7%, đàn gia cầm chiếm 15,44% so với toàn ngành chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia súc là ngành chủ yếu trong chăn nuôi của huyện. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi lợn, bò và gia cầm, xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện. Ngoài các loại vật nuôi chính như: Trâu, bò, lợn, gà,… phát huy ưu thế của huyện, chăn nuôi dê cũng được chú trọng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi.
2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp
Giống như tình trạng chung ở các huyện miền núi hiện nay ngành dịch vụ nông nghiệp ở huyện quan ba mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện một số dịch vụ khác như: tiêm phòng dịch vật nuôi, tưới tiêu. Tuy nhiên những dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, do đó giá trị sản phẩm ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2005 của huyện mới đạt 720 triệu
đồng, tăng hơn năm 2000 khoảng 585 đồng, tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp mới chiếm dưới 0,76% so với tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp. Như vậy ngành dịch vụ nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng quá thấp. Trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp cần chú ý đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện vào hoạt động dịch vụ nông nghiệp, tham gia vào các HTX dịch vụ chuyển đổi theo luật….