Luận Văn :Phân tích định lượng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam-slide+word
Trang 1Lời nói đầu
Trải qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc Kinh tế phát triển nhanh và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới Có được những thành tựu đó là do: Ngay từ ngày đầu của công cuộc Đổi mới Đảng ta đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường tất yếu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ Đổi mới Mặt khác, để chủ trương đúng đắn đó đi vào thực tiễn phải kể đến vai trò trựctiếp của đầu tư phát triển.
Những tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam luôn được nhắc đến khi đánh giá các thành tựu của thời kỳ Đổi mới Nhưng những đánh giá đó chủ yếu là định tính Những đánh giá này có thể cung cấp cái nhìn tổng thể nhưng không đi sâu vào các căn cứ thực tế Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần những đánh giá định lượng.
Bởi vậy, đề tài này ra đời với mục đích cao nhất là phân tích định lượng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Trang 2Những vấn đề lí luận chung
A Các khái niệm chung về cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế
1 Cơ cấu kinh tế:
1.1 Khái niệm và bản chất:
-Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế.
-Về mặt bản chất: CCKT là kết quả của phân công lao động xã hội-Về mặt biểu hiện: CCKT có 2 đặc tính:
*Biểu hiện hình thức thông qua quan hệ tỉ lệ: tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu ngành.
*Biểu hiện nội dung thông qua quan hệ giữa các thành phần: các thành phần tươngtác với nhau như thế nào, quan hệ chặt hay lỏng.
1.2 Phân loại CCKT:
3 góc độ chủ yếu để phân tích CCKT
*Cơ cấu ngành kinh tế:
-Là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về mặt số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
-Vai trò: Là bộ phận quan trọng nhất trong phân tích CCKT vì nó phản ánh sự pháttriển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
-Dưới góc độ ngành, cơ cấu có thể xem xét dựa trên 3 hình thức:
Cơ cấu theo nhóm ngành lớn: công nghiệp-xây dựng;nông nghiệp; dịch vụ Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên phương thức và công nghệ sản xuất:
nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
Cơ cấu theo 2 nhóm ngành dựa trên tính chất sản phẩm cuối cùng: nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành dịch vụ
*Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
-Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ-Góc độ xem xét
CC lãnh thổ theo vùng kinh CC theo thành thị và nông thôn
CC giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triểnCC giữa lãnh thổ động lực và lãnh thổ còn lại
*Cơ cấu thành phần kinh tế:
-Là kết quả tổ chức kinh tế theo các hình thức sở hữu kinh tế
Trang 3-Góc độ xem xét:
Theo 5 thành phần kinh tế:kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể hộ gia đình, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo 2 nhóm:kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước
2 Chuyển dịch CCKT
2.1 Khái niệm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế do sựthay đổi các chính sách và các bién động về mặt xã hội gây nên, nó có thể được thực hiện một cách chủ động, có ý thức hoặc xảy ra trong điều kiện khách quan, cóthể không theo hoặc ngược lại dự kiến ban đầu.
CCKT không thể tự thay đổi nếu không có sự tác động từ bên ngoài Nếu CCKT chuyển dịch đúng, hợp lí thì đó là yếu tố thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội; ngược lại nó trở thành yếu tố kìm hãm Vì vậy CDCCKT là một vấn đề mang tầm quốc gia, đòi hỏi một chương trình hành động thống nhất trên phạm vi cả nước
2.2 Các nguyên tắc CDCCKT
-CDCCKT phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tức là phải phù hợp với các quy luật khách quan chứ không phải những mệnh lệnh hành chính chủ quan, duy ý chí Bởi vậy, CDCC phải đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, hài hoà giữa hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn bộ cũng như phải đem lại hiệu quả cho mọi người, cho toàn xã hội.
-CDCCKT phải dựa trên một chương trình hành động thống nhất mang tính quốc gia Đối với cơ cấu theo lãnh thổ, CCKT vừa phải phù hợp với lợi thế so sánh của vùng vừa phải hài hoà với tổng thể xã hội Đối với cơ cấu ngành, phải xuất phát từsự thay đổi các ngành chủ lực làm đầu tàu kéo nền kinh tế từ những thay đổi về lượng đến những chuyển dịch về chất Cơ cấu theo thành phần tuy không đóng vai trò chủ đạo nhưng phải tạo ra môi trường kinh tế cởi mở, linh hoạt cho sự chuyển dịch.
-CDCCKT có thể diễn ra một cách tuần tự, cũng có thể diễn ra một cách nhảy vọt tuỳ theo điều kiện cụ thể.
2.3 Xu hướng CDCCKT
CDCCKT có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau và còn phù thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội của từng quốc gia Tuy nhiên, đối với Việt Nam, để có một nềnkinh tế hợp lí và đồng bộ thì CDCCKT tốt nhất nên đi theo một xu hướng chung Đặc biệt, đối với CC ngành kinh tế: Tỉ trọng ngành phi nông nghiệp tăng lên, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Mục tiêu để đạt đến một nền kinh tế phát triển thì: tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 85%tổng lao động xã hội Khoa học công nghệ đóng góp khoảng 80% năng suất lao động xã hội Ngành công nghiệp chế tác có công nghệ cao chiếm khoảng 30-40% giá trị ngành công nghiệp Ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm hơn 80% tổng GDP quốc gia Nhóm
Trang 4ngành sản xuất vật chất tăng 1% thì nhóm ngành dịch vụ phải tăng 1,8-2% mới đủchất bôi trơn cho nền kinh tế phát triển tốt Trong điều kiện Việt Nam có thể tăng 1,3-2% là chấp nhận được.
B Đầu tư - Tác nhân tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế không thể tự chuyển dịch nếu không có những tác động từ bên ngoài (chủ quan và khách quan) Muốn cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo những định hướng kinh tế xã hội không thể chỉ sử dụng những mệnh lệnh hành chính Muốn đẩy mạnh một ngành hay phát triển một vùng, hay nói rộng hơn là thay đổi cơ cấu của cả nền kinh tế, trước hết phải có vốn, tức phải có đầu tư Bởi vậy đầu tư là nhân tố hàng đầu, thiết yếu đối với sự chuyển dịch cơ cấu của mỗi nền kinh tế Có thể chứng minh điều đó thông qua:
1 Những lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1 Mô hình của Rostow
Rostow đã chia quá trình phát triển của một quốc gia tư xã hội truyền thống đến xã hội phát triển cao thành 5 giai đoạn Mỗi giai đoạn đều có một cơ cấu kinh tế đặc trưng gắn với một yêu cầu riêng về tỉ lệ đầu tư và cơ cấu đầu tư:
Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống: Nền kinh tế bị thống trị bởi sản xuất nông nghiệp Tích luỹ gần như bằng 0, không có đầu tư.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh: Sự ra đời của ngân hàng và các tổ chức huy động vốn thúc đẩy hoạt động đầu tư Cơ cấu ngành kinh tế: Nông-công nghiệp
Giai đoạn 3: Cất cánh: Yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh: huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết; tỉ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần tuý Ngoài nguồn vốn đầu tư trong nước còn vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là: Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Giai đoạn 4: Trưởng thành: Cơ cấu kinh tế đặc trưng của giai đoạn này: Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp Tỷ lệ tiết kiệm chiếm hơn 20% thu nhập quốc dân thuần túy Đầu tư chiếm tỷ lệ cao.
Giai đoạn 5:Tiêu dùng cao
Có thể thấy trong mỗi giai đoạn đầu tư luôn là yếu tố tiên quyết đối với sự hình thành 1 cơ cấu kinh tế mới,tiến bộ và hợp lý hơn.
1.2 Mô hình 2 khu vực của Harry Oshima
Dựa trên nghiên cứu của 2 mô hình 2 khu vực của Athus Lewis và của trường phái Tân cổ điển và đặc điểm riêng của các nước châu Á gió mùa (nền nông nghiệp mang tính chất thời vụ cao nên lao động thất nghiệp cũng có tính chất thời vụ); Harry Oshima đã quan tâm đến việc đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn:
Trang 5 Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm trong thời gian nhànrỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Cụ thể là đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, mở rộng chăn nuôi Đồng thời để nâng cao năng suất lao động cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hàng hoá, hệ thống giáo dục và điện khí hoá nông thôn.
Giai đoạn 2: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng Bên cạnh việc tiếp tục phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, cần phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ cần nhiều lao động và các ngành thu hút nhiều lao động.Nhờ đó vừa giải quyết lao động dư thừa vừa mở rộng thị trường cho ngành công nghiệp.
Giai đoạn 3: Sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động Đẩy mạnh đầu tư đưa khoa học công nghệ vào nhằm thay thế lực lượng lao động đang dần trở nên thiếu hụt Các ngành sử dụng ít lao động đang dần thay thế các ngành sử dụng nhiều laođộng trong cơ cấu kinh tế
Mô hình của Oshima là mô hình tiến bộ nhất và cũng gần gũi nhất với điều kiện Việt Nam (một nước châu Á gió mùa) Bởi vậy những kết luận mô hình đưa ra rất đáng lưu tâm Theo đó, cơ cấu đầu tư biểu hiện những ưu tiên của nền kinh tế trong từng giai đoạn Chính nó quyết định cơ cấu kinh tế Do đó kiến nghị mà Oshima đưa ra là sử dụng sự thay đổi từng bước trong cơ cấu đầu tư để mang lại Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu (Moise Syrquin)
Có thể tóm tắt lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của M Syrquin gồm ba giaiđoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) công nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển.
Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khuvực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp Nếu xét ở mặt cung, thì trong giaiđoạn 1 có những đặc trưng chính là tỷ lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nêntỷ lệ đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động, và tốc độtăng trưởng tổng năng suất nhân tố (TFP) rất thấp, và nhân tố sau cùng nàytác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung hơn là yếu tố tỷ lệ đầutư thấp.
Giai đoạn 2 hay là giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầmquan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầmquan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tếchung ngày càng tăng lên Xét ở mặt cung, sự đóng góp vào tăng trưởngcủa nhân tố tích lũy tư bản vẫn được giữ ở mức cao trong hầu hết giai đoạn2 do có sự gia tăng mạnh của tỷ lệ đầu tư
Trang 6 Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển Sự chuyển tiếp từgiai đoạn 2 sang giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách Nếu xét vềmặt cầu, tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nhu cầu nội địa bắtđầu giảm xuống Khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất vàchiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP cũng như cơ cấu lao động Ở mặtcung, sự khác biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sự suy giảmtrong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và laođộng theo cách tính qui ước Như vậy, trong giai đoạn này, nhân tố đónggóp lớn nhất cho tăng trưởng là nhân tố tổng năng suất nhân tố (TotalFactor Productivity - TFP).
Có thế nói rằng, lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của M Syrquin là một bức tranh tổng thể khá chính xác về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới thời kỳ hiện đại Đặc biệt, lý thuyết này đi sâu hơn các lý thuyết trước trong việc phân tích tác động của từng nguồn lực trong đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn
1.6 Lý thuyết phát triển cân đối và Lý thuyết phát triển không cân đối hay “các cực tăng trưởng”
Những nhà kinh tế học ủng hộ lý thuyết phát triển cân đối (như R Nurkse,
Rosenstein - Rodan) cho rằng ngay từ đầu phải đầu tư phát triển đồng đều ởtất cả mọi ngành kinh tế quốc dân để nhanh chóng công nghiệp hóa vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế Luận cứ mà họ đưa ra là:
- Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau, "đầura" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia và như vậy, sự phát triển đồng đềuvà cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất.
- Sự phát triển cân đối giữa các ngành như thế giúp tránh được các ảnh hưởng tiêucực của thị trường thế giới và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tếkhác, qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ.
- Một nền kinh tế dự trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vữngchắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển.
Những nghiên cứu mà mô hình đưa ra chỉ phù hợp để định hướng cho một nềnkinh tế đóng Nó không phù hợp với điều kiện toàn cầu hóa hiện nay Đặc biệt vớicác nước đang phát triển nếu đi theo con đường này sẽ bị hạn chế trong việc tiếpcận với các nguồn lực do không tận dụng được các lợi ích mà môi trường bênngoài đem lại Mặt khác, việc đầu tư cho tất cả các ngành phải đối mặt với vấn đềnguồn lực khan hiếm Đặc biệt, với các nước đang phát triển, việc đầu tư vào tất cảcác ngành với nguồn lực nhỏ bé trong nước sẽ dẫn tới đầu tư dàn trải, kém hiệuquả
Bởi vậy hiện nay hầu hết các nước đều đi theo con đường phát triển
không cân đối Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết này (A Hirschman,
Trang 7F Perrons) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởngbền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia.Họ lập luận như sau:
- Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư Nếu cung bằng cầutrong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất.Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ramột "cú hích" thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theokiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trongnền kinh tế là không giống nhau Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khanhiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.
- Do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rấtthiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồngbộ tất cả các ngành hiện đại Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sựlựa chọn bắt buộc.
Rõ ràng, lý thuyết này phù hợp hơn với xu thế hội nhập nói chung và điều kiện củacác nước đang phát triển nói riêng Hiện nay hầu hết các nước đều định hướng đầutư trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên, để pháttriển bền vững nên kết hợp linh hoạt 2 lý thuyết này trong định hướng chuyển dịchcơ cấu kinh tế đất nước trong từng giai đoạn.
Kết luận chung được rút ra sau khi xem xét tất cả các lý thuyết trên là: Thứnhất, để phát triển kinh tế cần xác định một cơ cấu kinh tế phù hợp cho từng giaiđoạn (đây là nhiệm vụ của công tác định hướng, lập kế hoạch) Thứ hai, muốnnền kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu đã định ra, phải hướng đầu tư vào những lĩnhvực ưu tiên đã được xác định Vậy, các lý thuyết trên đều chứng minh rằng đầu tưcó vai trò là nhân tố thực hiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2 Những logic thực tế về vai trò của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1 Đối với cơ cấu ngành kinh tế:
Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêngvà của cả nền kinh tế nói chung Cụ thể, đầu tư sẽ góp phần tăng cường vật chất kĩ thuật, nâng cao hàm lượng công nghệ qua đó nâng cao năng suất lao động của ngành Nhờ đó sẽ tạo ra sản lượng cao hơn với giá thành thấp hơn Mặt khác, đầu tư là tiền đề tập trung các nguồn lực khác của nền kinh tế (lao động,tài nguyên,vốn dư thừa…) cho mục tiêu phát triển ngành Chính đầu tư chứ không phải các quyết định hành chính là nhân tố trực tiếp nhất có thể huy động tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của ngành Không những thế việc đầu tư còn tạo ra điều kiện vật chất cho sự ra đời của những ngành mới Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và sự ra đời của những ngành mới chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Trang 82.2.Đối với cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều cóđiều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình Những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia Những vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển Những vùng kém phát triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các vùng khác Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thànhthị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá Việc mởrộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân Các dịch vụ y tế, giáo dục… cũng cần được đầu tư cho phù hợp với sự phát triển của một đô thị.
2.3.Đối với cơ cấu thành phần kinh tế:
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phầnnào là chủ đạo; thành phần nào được ưu tiên phát triển; vai trò; nhiệm vụ của các thành phần trong nền kinh tế…Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.
Tóm lại, nhìn tư góc độ lý thuyết hay thực tiễn đều thấy được mối quan hệ và vai trò tất yếu của đầu tư phát triển đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế củamỗi quốc gia Đây là cơ cở lý thuyết quan trọng để thực hiện đề tài.
3.Vai trò đặc biệt của đầu tư trong điều kiện toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là xu hướng chung của cả thế giới mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu hướng chung đó Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, toàn cầu hoá luôn kèm theo những yếu tố loại trừ rất khắc nghiệt “Đổi mới hay tụt hậu?”câu hỏi đó phải được trả lời bằng quyết tâm của cả nền kinh tế Vậy nên, trong điều kiện toàn cầu hoá vai trò của đầu tư trở nên vô cùng quan trọng.Bởi lẽ, trước đòi hỏi cao của trình độ khoa học công nghệ thế giới, chúng ta phải không ngừng nâng cao công nghệ của mình Mà công nghệ không thể tự sản sinh nếu không có vốn bất kể đó là công nghệ nội sinh hay công nghệ ngoại sinh Hơn nữa, nền kinh tế trong nước là một bộ phận của kinh tế thế giới Vì vậy, cơ cấu kinh tế của chúng ta không những phải chuyển dịch mà còn phải chuyển dịch nhanh hơn để phù hợp nhu cầu của thế giới Với điều kiện nước ta hiện nay những bất hợp lý làkhông thể tránh khỏi Nhưng chúng ta phải nhanh chóng xoá bỏ những điều đó để hội nhập Muốn vậy phải đầu tư nhiều hơn nữa.
Mặc dù những thách thức là rất lớn nhưng toàn cầu hoá cũng mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước Đó là
Trang 9đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và thương mại quốc tế Với việc mở cửa nền kinh tế, chúng ta đang thu hút những nguồn vốn vô cùng quan trọng cho sự pháttriển toàn diện Chuyển giao công nghệ tuy có những khó khăn, phức tạp nhưng đó là hướng đi chung của các quốc gia đang phát triển hiện nay để thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Thương mại quốc tế là cơ hội rất lớn để chúng ta mở rộng thị trường đồng thời tạo môi trường cạnh tranh trong nước Nhưng để cạnh tranh hiệu quả chúng ta cần biết thị trường thế giới đang cần gì để xây dựng cơ cấu đầu tư vào những nhóm ngành sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp.
Toàn cầu hoá đang đưa Việt Nam ra gần hơn với thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
4 Những chỉ số đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1.Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế
SXVC (t) = NN (t) + CN (t) Ý nghĩa hệ số
Cho biết đóng góp về mặt lượng của mỗi ngành vào tổng sản lượng của nền kinhtế trong mỗi thời kỳ Nếu xét trong một thời kỳ, chỉ số này thể hiện vai trò của mỗingành trong nền kinh tế Nếu xét nhiều thời kỳ liên tiếp, chỉ số này biểu hiện sựthay đổi vai trò của các ngành qua thời gian
Công thức tính tỷ trọng này cũng áp dụng để tính tỷ trọng GDP, tỷ trọng đầu tưcủa các vùng, các thành phần kinh tế Khi đó, nó được dùng để đánh giá chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.
4.1.2 Độ lệch tỉ trọng ngành – d
Công thức tính
Trang 10dNN = NN(t1)NN(t)
Ý nghĩa: Độ lệch tỷ trọng ngành phản ánh sự thay đổi tỷ trọng ngành đógiữa năm đầu và năm cuối của giai đoạn nghiên cứu Nhờ đó ta có thể đánhgiá được hướng chuyển dịch của ngành đó cũng như hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế giữa các ngành.
4.1.3 Hệ số chuyển dịch k của 2 ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
Công thức tính Cos o =
Điều kiện áp dụng: trong công thức đưa ra; vai trò của 2 thành phần tỷtrọng nông nghiệp và phi nông nghiệp là hoàn toàn bình đẳng Bởi vậy,việc sử dụng k để đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ áp dụngkhi sự chuyển dịch là đúng hướng (tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, tỷtrọng khu vực phi nông nghiệp tăng Vì vậy, chỉ đánh giá k trong giai đoạndNN <0)
4.2 Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tếngành (H1)
Công thức
Trang 11H1 =
với I(t1) là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ nghiên cứu
là tỷ trọng đầu tư ngành thời kỳ trước
(t1) là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ nghiên cứu (t) là tỷ trọng đóng góp GDP của ngành đó thời kỳ trước
Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trongtổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì cần phải đầu tư cho ngành tăng thêmbao nhiêu Bởi vậy, nó là thước đo đánh giá độ nhạy cảm giữa tỷ trọngGDP của mỗi ngành và tỷ trọng đầu tư của ngành đó Qua đó có thể đánhgiá mức độ ảnh hướng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.Nếu hệ số này mang giá giá trị dương tức là khi tỷ trọng đầu tư vào ngànhtăng hoặc giảm thì tỷ trọng GDP cũng tăng giảm tương ứng Nếu hệ số nàyâm, tức là trong giai đoạn đo đầu tư không tác động thuận chiều đến thayđổi tỷ trọng ngành.
2 Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP (H2)
Công thức tính
H2 =
Chương II
Trang 12Thực trạng của đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếViệt Nam giai đoạn sau đổi mới kinh tế 1986
Phần A Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế I.Khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam sau Đổi mới
Đổi mới kinh tế đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam Với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài (1987) và Luật Doanh nghiệp(2000) tình hình thu hút vốn đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực Tổng vốn đầu tư tăng nhanh Chỉ xét giai đoạn từ 1995-2007, tổng vốn đầu tư đã tăng hơn 7 lần Từ năm 1990 đến nay tổng vốn đầu tư phát triển của Việt Nam tăng khá nhanh và tỷ lệ đầu tư so với GDP đã tăng lên đến 41% năm 2006, 41,7% năm 2007
Vốn đầu tư ở Việt Nam
0100000200000300000400000500000600000
Trang 13chính phủ, trái phiếu đô thị , tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển Bên cạnh đó,chúng ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cả ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển, coi đólà yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Số dự án FDI được cấp giấy phép đã tăng nhanh về số lượng Từ 37 dự án năm 1988 lên 987 dự án năm 2006 và sơ bộ đạt 1544 dự án năm 2007 Nguồn vốn ODA được giải ngân đạt 4.6 tỷ USD trong 3 năm qua Góp phầnvào sự gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển là sự phát triển mạnh của thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chúng khoán trong thời gian gần đây đã tạo ra một kên huy động vốn mới, hiệu quả.
II Đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam sau Đổi mới
Phần này chủ yếu nêu ra các đánh giá định lượng về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam thông qua hệ thống các chỉ số đã nêu ở chương I
1 Mức độ chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành
Sự thay đổi vai trò của từng ngành qua các thời kỳ được xem xét thông qua tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế.
Tỷ trọng ngành kinh tế của VN thời kỳ 1986-2007 được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1
Đóng góp GDP của các ngành (tỷ đồng)
NN 228 16252 101723 108356 175984 198797 232188CN 173 9513 137959 162220 344229 404696 475680DV 198 16190 160260 171070 319004 370771 436146
Tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế (%)
NN 38.06 38.74 25.43 24.53 20.05 18.74 17.86CN 28.88 22.67 34.49 36.73 41.00 40.97 41.77DV 33.06 38.59 40.08 38.73 38.50 40.29 40.37
(nguồn:TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
Có thể thấy vai trò của các ngành kinh tế không ngừng thay đổi theo thờigian Trong đó, ngành nông nghiệp từ chỗ là ngành quan trọng nhất (chiếm tỷtrọng cao nhất trong giai đoạn 1986-1990) đã dần nhường chỗ cho các ngành côngnghiệp và dịch vụ Tỷ trọng của ngành dịch vụ nhìn chung không ngừng gia tăngtrong các thời kỳ Hiện nay, công nghiệp đang là ngành chiếm tỷ trọng cao nhấttrong GDP Đồng nghĩa với việc là ngành kinh tế quan trọng nhất Tỷ trọng ngànhdịch vụ cũng tăng liên tục qua các năm Có những thời kỳ dịch vụ đã là ngành
Trang 14kinh tế lớn nhất (1999-2005) Hiện nay, đó là ngành kinh tế lớn thứ hai sau côngnghiệp.
Nếu so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm, còn có thể thấy:
Chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000: Cơ cấu ngành kinh tế năm cuối(2000) Nông-lâm-ngư nghiệp:19-20%; Công nghiệp-xây dựng: 34-35%; Dịch vụ:45-46% Nếu nhìn vào giá trị đạt được của Việt Nam trong năm 2000 với các sốliệu tương ứng là 24.53%-36.73%-38.73% thì chuyển dịch cơ cấu ngành nôngnghiệp, dịch vụ đã không đạt được chỉ tiêu đề ra Tuy nhiên, nguyên nhân ở đây làdo chính các chỉ tiêu thời kỳ này là không hợp lý khi kỳ vọng quá cao vào sự pháttriển của ngành dịch vụ trong điều kiện bấy giờ của đất nước.
Chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005: Cơ cấu kinh tế năm 2005: Tỷtrọng các ngành: Nông nghiệp: 20-21%; Công nghiệp-xây dựng: 38-39%; Dịch vụ41-42% Các chỉ tiêu này rõ ràng đã được điều chỉnh phù hợp hơn Tuy nhiên, việcđặt mục tiêu tỷ trọng dịch vụ cao hơn công nghiệp là chưa hợp lý Trong thực tếnăm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ (38.05%) vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 là: nông-lâm-ngưnghiệp: 15-16%; công nghiệp-xây dựng: 43-44%; Dịch vụ: 40-41% Chỉ tiêu đặt racho giai đoạn này đã thực sự định hướng được cho sản xuất và là chỉ tiêu tốt để sosánh Và nếu nhìn vào cơ cấu ngành năm 2007, ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởngcác chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành vao năm 2010.
2 Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Số liệu thực tế của Việt Nam Độ lệch tỷ trọng các ngành các giai đoạn :
Bảng 4
Đơn vị:%Giai đoạn 1986-1989 1990-1994 1995-1999 2000-2004 2005-2007Độ lệch tỷ
Trang 15nông nghiệp luôn mang giá trị âm cho thấy hướng chuyển dịch từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.
Nhưng nếu xét cho từng nhóm ngành thì sự chuyển dịch chưa mạnh mẽ và chưathể hiện một xu thế liên tục trong mọi giai đoạn Cụ thể, giai đoạn 1986-1989, nềnkinh tế chưa chuyển dịch đúng hướng Điều này có thể lý giải do những bỡ ngỡban đầu của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ trọng nông nghiệp đã đi theo xu hướng chung làluôn giảm Độ lệch tỷ trọng ngành nông nghiệp có giá trị tuyệt đối cao nhất vàogiai đoạn 1990-1994 (11.33%) Từ 1995, giá trị này thấp hơn hẳn giai đoạn trướcnhưng luôn tăng đều qua các năm Tỷ trọng công nghiệp tăng nhưng mức tăng cóxu hướng chậm lại Điều đó là phù hợp nếu công nghiệp nhường bước cho dịch vụphát triển Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực dịch vụ lại không đi theo một xuhướng như mong muốn Giai đoạn 1995-2000, độ lệch tỷ trọng nhóm ngành dịchvụ mang dấu âm trong khi chủ trương chung của chúng ta trong thời kỳ này làkhông ngừng gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ Điều đó có nghĩa là những chủtrương của Đảng chưa được thực sự đi vào thực tiễn Tuy nhên, hiện nay, xuhướng chung đã được lập lại Độ lệch tỷ trọng dịch vụ lại mang giá trị dương tronggiai đoạn 2005-2007 Có thể lạc quan rằng kế hoạch 5 năm 2006-2010 đang đượctriển khai đúng hướng trong thực tế.
3 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu giữa 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đượcđánh giá thông qua hệ số chuyển dịch k.
Số liệu thực tế của Việt Nam
Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế Việt Nam
Bảng 2
Đơn vị: %
Tỷ trọng NN 38.06 42.07 38.74 27.43 27.18 25.44 24.53 21.76 20.9 17.86Tỷ trọng PNN 61.94 57.93 61.26 72.57 72.82 74.56 75.47 78.24 79.1 82.14
Chuyển dịch cơ cấu ngành NN và phi NN
Trang 16Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải quanhiều giai đoạn lịch sử khác nhau Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong nhữngkhiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, baocấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bấtchấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, không đem lại hiệuquả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất tích cực.Từ các chỉ số đã phântích ở trên có thể thấy nền kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độchuyển dịch cơ cấu còn chậm và hàm chứa những yếu tố bất hợp lý và không bềnvững.
III Đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1 Đánh giá thông qua hệ số co giãn
1.1.Đánh giá tác động của đầu tư đến thay đổi tỷ trọng ngành
Bảng:Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tếcủa ngành (H1)
Sơ bộ2007
Trang 17Tổng vốn ĐT ngành NN 15938 12945 14130 14706 15962 18412 20472Tỷ trọng ĐT ngành NN
Tỷ trọng GDP ngành
Tổng vốn ĐT ngành DV 54018 72242 83359 94225 107452 120319 149987Tỷ trọng ĐT ngành DV(%) 46.926 48.815 49.971 49.77 50.228 49.452 48.999
Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, để thích ứng với vấn đề độ trễ của đầutư (do đặc trưng của 2 ngành này là các công trình đẩu tư thường lớn hơn và cóthời gian kéo dài hơn đầu tư cho nông nghiệp) xét hệ số co giãn theo giai đoạn.Khi đó, đối với ngành công nghiệp, giai đoạn 2000-2004, H1=0.909, Giaiđoạn 2005-2007, H1=2,519 H1(CN) >0 Kết luận đầu tư các tác động đến thayđổi tỷ trọng công nghiệp và giai đoạn mức độ tac động giảm trong 2 giai đoạn.Đối với ngành dịch vụ, H1(2000-2004)= -3.979; H1(2005-2007) = -0.691.H1<0 tức là mặc dù tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ không ngừng gia tăng,tỷ trọng GDP của ngành lại giảm Điều đó có nghĩa là việc đầu tư cho khu vựcdịch vụ không mang lại hiệu quả cho việc nâng cao tỷ trọng ngành.
1.2.Đánh giá hiệu quả của việc tăng tỷ trọng đầu tư của ngành tăng trưởngkinh tế
Bảng: Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế
Trang 18Theo bảng số liệu trên có thể thấy việc phân bổ đầu tư vào hai khu vực nôngnghiệp và phi nông nghiệp tuân thủ theo đúng đòi hỏi của chuyển dịch cơ cấukinh tế Cụ thể, H2(NN)<0 Điều đó có nghĩa là để đẩy nhanh tốc độ của tăngtrưởng kinh tế, tỷ trọng đầu tư vào khu vực nông nghiệp giảm qua các năm.Trong đó năm 2002, để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 1%, tỷtrọng đầu tư của khu vực nông nghiệp đã giảm 8.6% Đây là mức giảm mạnhnhất trong cả thời kỳ.
Xét theo cơ cấu 3 ngành kinh tế, tương tự phần trên, tính hệ số của côngnghiệp và nông nghiệp theo giai đoạn Đối với ngành công nghiệp, H2(2000-2004)=0.56 H2(2005-2007) = 9.984 H2>0 cho thấy sự gia tăng tỷ trọng củađầu tư đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Đối với ngành dịch vụ, H2(2000-2004) = 0.412 H2(2005-2007) = - 5.162 <0 Giữa đầu tư vào ngành dịch vụ vàtăng trưởng kinh tế chưa có mối quan hệ thuận chiều mạnh mẽ Nói cách khácđầu tư vào khu vực dịch vụ chưa thu được những hiệu quả tương xứng vớiphần bỏ ra.
III.2 Đánh giá chung
Trong chủ trương phát triển đất nước ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã luôn coichuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là giải pháp để tăng trưởng và phát triển đất nước Phục vụ thiết thực cho chủ trương đó, trong thời gian qua cơ cấu vốn đầutư đã thay đổi theo hướng đầu tư có tọng tâm, trọng điểm Trong đó tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ là cao nhất và tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệplà thấp nhất Điều đó đã mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế Cơ cấu kinh tế nhìn chung có những chuyển biến tích cực Tỷ trọng khu vực nông nghiệp liên tục giảm qua các năm Tương đương với đó là sự tăng lên không ngừng của khu vực phi nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì caoqua các năm Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trước đổi mới, thời kỳ 1977-1980 chỉ có gần 0,2%, thì từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế luôn có mức tăng trưởng cao Cụ thể: Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1986-1990 đạt xấpxỉ 4,5%; thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%, thời kỳ 1996-2000 đạt 7%, thời kỳ 2001-2005 là 7,5% Giải quyết tốt hơn vấn đề công ăn việc làm Nâng cao thu nhập
Trang 19Cải thiện đời sống nhân dân Tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy các tiềm năng vốn có Có thể thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã và đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng đề ra Tuy nhiên, chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cao Cụ thể: Thứ nhất, tốc độ chuyển dịch chậm Điều này tuy không tạo ra những thay đột ngột cho nền kinh tế Nhưng trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay chuyển dịch chậm kéo theo nguy cơ tụt hậu Thứ hai, trong khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ liên tục giảm trong một thời gian dài trong khi tỷ trọng đầu tư cho khu vực nay luôn tăng và chiếm mức cao nhất Điều đó cho thấy đầu tư vào ngành này chưa hiệu quả Có thể kết luận thực trạng phát triển đói với mỗi ngành là: Trong ngành dịch vụ, các loại dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng lớn chưa phát triển mạnh Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết có hiệu quả với thị trường; việc đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn còn lúng túng Trong công nghiệp, ít sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm; một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng lớncòn mang tính gia công, lắp ráp, giá trị nội địa tăng chậm; công nghiệp bổ trợ kém phát triển; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm
Phần B: Thực trạng tác động của đầu tư tới dịch cơ cấu vùng,lãnh thổI.Vài nét khái quát về cơ cấu vùng lãnh thổ Việt Nam
Vào những năm đầu thế kỷ XXI lãnh thổ Việt Nam được các cơ quan chức năngchia thành 6 vùng kinh tế -xã hội: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Ở mỗi miền,có một vùng kinh tế trọng điểm đóng vai trò là hạt nhân thúc đẩy các vùng xung quanh cùng phát triển Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc BộVùng kinh tế trọng điểm Trung BộVùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ
Phân tích cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế người ta thường xem xét cơ cấu lãnh thổ cả nước,cơ cấu lãnh thổ vùng lớn, cơ cấu lãnh thổ của tiểu vùng trong vùng lớn,cơ cấu lãnh thổ của tỉnh và của huyện.Trong giới hạn nghiên cứu,xin phép được trọngtâm vào 6 vùng kinh tế lớn mà trong đó hạt nhân là các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
1.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh,thành phố: Hà Nội – Hưng Yên - Hải Dương – Hải Phòng - Quảng Ninh – Vĩnh Phúc –Hà Tây - Bắc NinhĐây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế này là nhân lực cóđào tạo tốt, có điểm thi vào các trường đại học cao đẳng cao nhất nước và tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất nước.
Trang 202.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) bao gồm các tỉnh: Huế, Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Ngãi,Quảng Nam,Bình Định,Phú Yên và Khánh Hòa.Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội và khu vực Cam Ranh - Vân Phong So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam) Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải
3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VKTTĐPN nằm ở vị trí độc đáo.Bao gồm các tỉnh : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ).
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước) Đây là một vùng kinh tế năng động, tập trung nhiều nguồn lực phát triển.
II.Thực trạng đầu tư phát triển tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng,lãnh thổ
1 Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế
Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian,phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ , tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành.
Ta có bảng số liệu cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế trong giai đoạn 1996-2004 nhưsau:
Trang 21Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế
Phân theo lãnh thổ phát triển và kém phát triển:
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ phát triển và kém phát triển
Bảng 7 cho ta thấy,đầu tư tập trung chủ yếu vào vùng lãnh thổ có tính chất động lực đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm với lượng vốn lên tới hơn 60%.Trong khi đó các vùng kém phát triển trải rộng trên phạm vi khoảng hơn 2700 xã,chủ yếu thuộc các vùng miền núi,dân số khoảng 15 triệu người với tỷ lệ vốn đầu tư lại chỉ chiếm hơn 1/3 lượng vốn đầu tư cả nước
Đối với các vùng lãnh thổ, chúng ta đã thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cơ sở hạ
Trang 22tầng giao thông thuỷ lợi, điện nước, còn yếu kém nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư.
Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khácngoài vùng phát triển Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ởcác tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư Đến nay tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước ngoài
Bên cạnh đó, chúng ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài,cả ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầutư phát triển, coi đó là yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tưphát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phươngnghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đãđóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trựctiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giaocông nghệ
Cùng với việc giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, giảm chi phí đầu tư,giải quyết những vướng mắc cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước và ngoàinước, trong những năm gần đây đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sáchmang tính khuyến khích cao , từng bước hạn chế và xoá bỏ các rào cản; đã tạora nhiều khả năng huy động tốt hơn nguồn vốn từ khu vực dân cư, từ doanhnghiệp nhà nước, từ tín dụng nhà nước và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2 Những kết quả chuyển dịch
Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa
phương,các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền được hình thành nhờ đầu tư phát triển Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát triển đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích thích các vùng khác cùng phát triển Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huyđược thế mạnh và tiềm năng của vùng Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm sản xuất khoảng trên 60% GDP, trên 2/3 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuấtkhẩu Các vùng kinh tế trọng điểm này cũng đảm bảo khối lượng vận chuyển và luân chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải đạt tốc độ cao.Với những lợi thế phát triển của từng vùng, và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những vùng khó khăn, mức độ đóng góp vào GDP của cả nước trong các vùng nhưsau:
Trang 23Bảng 8: Mức độ đóng góp vào GDP của từng vùng
Đơn vị: %
Cơ cấu vùnglãnh thổ GDP
Chuyển dịch cơcấu vùng 10năm 1991-2000
Chuyển dịch cơcấu vùng 5 năm
Chuyển dịchcơ cấu vùng 5
năm 2000
Các vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh.Kinh tế vùng ngày càng thể hiện một vai trò rất lớn trong nền kinh tế.Đóng góp vào tăng trưởng mỗi vùng đã có nhiều cải thiện.Ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm nănglợi thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Được sự hỗ trợ của nhà nước với nguồn vốn đầu tư phát triển các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn
Trang 24lên,tiếp tục có những bước phát triển khá,đời sống kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể.Sau đây là những con số đáng được kể đến:
Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở ven biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê,
Trang 25cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi ở Trung Dumiền núi Bắc Bộ Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư
Gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng và đi vào vận hành theo quy hoạch Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng Hiện tại số khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ngày càng cao Nhìn chung các khu công nghiệp triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng, nổi bật là 16/17 khu công nghiệp được ưu tiên sớm tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một số khu được triển khai ở vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc và miền Trung có chậm hơn Các khu công nghiệp của các tỉnh còn lại nói chung đều dành cho cả công nghiệp trong nước và nước ngoài, hình thành ban đầu như những điểm tập trung công nghiệp Xu thế phân bố công nghiệp đang được quy hoạch theo hướng mở rộng quy mô và địa bàn, tăng năng lực và nâng cao hiệu quả trên các vùng: cả vùng phát triển và một số nơi ở vùng chậm phát triển, ở cả đô thị và một số vùng nông thôn Ngoài các xí nghiệp quy mô nhỏ gắn với cơ sở nguyên liệu nông lâm ngư nghiệp, vật liệu xây dựng và khai khoáng ở địa phương, công nghiệp được tập trung hơn vào các ngành then chốt, hướng tới sự phân bố trải rộng và liên kết theo quy mô toàn quốc và khu vực, rõ nhất là các ngành điện, xi măng và vật liệu xây dựng, sắt thép, dầu khí, sản xuất một số hàng tiêu dùng
Khoáng sản được chú trọng nhiều ở những địa phương nào có thế mạnh về nó.Nhưthan ở quảng Ninh thì ở đó được đầu tư xây dựng các hầm mỏ,nhà máy để khai thác chế biến.Gang thép ở Thái Nguyên ,….và rất nhiều những lợi thế về tài nguyên ở mỗi vùng mang lại lợi ích kinh tế lớn.Đầu tư phát triển giúp mỗi vùng cóthể phát triển kinh tế bền vững,liên kết với các vùng miền địa phương khác tạo thành một chỉnh thể đồng nhất cùng phát triển
1.2 Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng trưởng” của nền kinh tế
Trong thời gian qua,ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi
thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước thời kỳ 1996-2000 và tăng lên 63,16% vào năm 2005.đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 73% về thu ngân sách nhà nước,75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăngkhu vực dịch vụ.
Ta có thể thấy rõ sự phát triển của 3 vùng kinh tế trọng điểm qua bảng sau:
Trang 26Bảng : Tỷ trọng đóng góp vào GDP của 3 vùng kinh tế trọng điểm
1.3 Tạo điều kiện phát triển các vùng khó khăn:
Đầu tư trong những năm qua đã góp phần giải quyết phần nào sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng miền.Một điều rất rõ ràng đồng bằng có lợi thế phát triển kinh tế xã hội hơn nên thu hút được lượng vốn đầu tư lớn.Phát triển kinh tế rất nhanh Các vùng miền núi với địa hình phức tạp,điều kiện tự nhiên không ưu đãi rất khó khăn trong phát triển kinh tế do đó việc cung cấp vốn hay thu hút đầu tư là tương đối khó.Song hoạt động đầu tư trong những năm qua đã đến với từng vùng miền,từng địa phương trong cả nước.Ở mỗi nơi dù với lượng vốn ít hay nhiều cũng đã góp phần làm tăng thu nhập của vùng và phát triển kinh tế.Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu,những con đường như những cầu nối huyết mạch giúp giao lưu kinh tế giữa các địa phương.Các vùng miền núi,hải đảo là những vùng với vị trí địa lý phức tạp do đó phát triển những ngành thế
mạnh,những ngành với nguồn lực tự nhiên sẵn có.Kết hợp với một chiến lược pháttriển đúng đắn sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi đầu tư.Các dự án đầu tư đến lượt nó sẽ giải quyết được phần nào vấn đề việc làm cho những lao động trong vùng,sẽ tạo nên những cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho nền kinh tế,từng bước đưa địa phương phát triển.
Theo số liệu thống kê từ năm 1991 đến 2005 lượng vốn đầu tư cho những tỉnh miền núi tăng và đóng góp vào GDP của các tỉnh này cũng tăng đáng kể.Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự chuyển dich đáng kể,những vùng miền núi không còn là gánh nặng của đất nước mà đã có đóng góp đáng kể vào Tổng sản phẩm quốc gia.
2.Những tác động tiêu cực
2.1 Làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng