định kinh tế tư nhân là chủ lực. Có chủ đạo phải có chủ lực. Bởi vậy cần tạo điều kiện cho cả 2 khu vực phát triển một cách hài hòa thông qua 2 nhiệm vụ chủ yếu sau:
I. Phân định rõ lĩnh vực đầu tư của khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nước
1. Kinh tế nhà nước đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công:
Kinh tế nhà nước cần phải thu hẹp phạm vi đầu tư so với hiện nay. Nhà nước nên rút vốn tư những lĩnh vực đầu tư không cần thiết. Thay vì đầu tư theo bề rộng, dàn trải nên tập trung vào hiệu quả thực chất.
Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nào có quyền làm (do yêu cầu đảm bảo an ninh-chủ quyền đất nước) và muốn làm (do không đem lại lợi nhuận). Ví dụ như: quốc phòng, an sinh xã hội, các dịch vụ công…Rút vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực không cần thiết sẽ giúp chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề kinh tế vĩ mô, giúp hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng, tăng năng lực thích nghi với kinh tế quốc tế. Nhà nước sẽ tập trung vào nhiệm vụ quy hoạch còn đầu tư là quyền của các chủ thể kinh tế.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước cần tập trung vào các việc chính. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều vươn ra kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt các tập đoàn này đang tham gia một cách mạnh mẽ vào các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Đây
đều là các lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lợi rất cao nhưng cũng hàm chứa rủi ro lớn. Bởi vậy nó yêu cầu rất nhiều sự tập trung và nguồn lực của các đối tượng tham gia. Nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia quá sâu vào lĩnh vực này không tránh khỏi sẽ xao nhãng các lĩnh vực chính. Đặc biệt là đầu tư cho công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong khi đó các tập đoàn này đang nắm giữ các lĩnh vực huyết mạch của quốc gia, việc phát triển không theo hướng chính sẽ làm ảnh hưởng đến hướng phát triển chung của đất nước. Mặt khác sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế nhà nước làm hạn chế việc giải phóng các nguồn lực do năng lực đầu tư kém hiệu quả. Không những thế, các tập đoàn lại chiếm thêm thị phần, các nguồn lực vật chất và cơ hội kinh doanh vốn đã khiêm tốn cho khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khiến khu vực này càng khó có điều kiện phát triển.
2.Kinh tế ngoài nhà nước được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực nhà nước không cấm
Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích tham gia ngày một đa dạng vào các hoạt động kinh tế. Để chủ trương này phát huy hiệu quả tích cực hơn trong thực tiễn, trong thời gian tới nên xem xét mở rộng các lĩnh vực hoạt động của khu vực ngoài nhà nước. Cụ thể nên tư nhân hóa một số lĩnh vực mà đến nay nhà nước vẫn nắm giữ như điện, đường sắt…
II. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả cac doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân)
Việc tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài chứ không phải là những giải pháp mang tính chất tình thế. Chính vì thế, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các thành phần kinh tế. Quán triệt quan điểm này việc quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển các thành phần kinh tế cần chú ý các vấn đề sau:
• Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả là những tiêu chí hàng đầu để xác lập quy mô, hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh cũng như phạm vi hoạt động của mọi thành phần kinh tế.
• Nhà nước tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm: Sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng; Ổn định về kinh tế vĩ mô; Một hệ thống thi trường đồng bộ, hoàn thiện; Môi trường pháp lý thông thoáng và minh bạch; Bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, trong sạch; Một môi trường khuyến khích và tôn vinh các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giàu chân chính;
Môi trường thông tin đa dạng, đầy đủ, chính xác và kịp thời, đặc biệt là các thông tin chính sách và thị trường; Cải cách các thủ tục hành chính về cấp đất xây dựng, về vay vốn để mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế, nhất là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực nhà nước không cấm được nhanh chóng, thuận lợi.
Môi trường kinh doanh thuận lợi này sẽ tác động tới các chủ thể kinh tế, thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn các chủ thể phát huy tối đa sự năng động sáng tạo, khai thác các tiềm năng, phát triển sản xuất kinh doanh.
• Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, đảm bảo cơ hội và lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế.
• Phát triển các mối quan hệ liên kết giữa kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác thông qua hoạt động hợp tác, liên doanh giữa các doanh nghiệp: tiếp tục triển khai và hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ không cổ phần hóa được; sát nhập, giải thể hoặc phá sản các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Cương quyết cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vưc mà khu vực tư nhân có thể sản xuất một cách tối ưu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
• Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, củng cố kinh tế tập thể theo hướng phát triển các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Hoàn thành quá trình chuyển đổi các hợp tác xã, khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
• Riêng đối với khu vực kinh tế tư nhân:Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ về vốn, mặt bằng kinh doanh, công nghệ.Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân.Tạo môi trường kinh doanh thận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
• Rà soát lại các doanh nghiệp hoạt động công ích đảm bảo các doanh nghiệp này cùng thực hiện hạch toán. Nhà nước có chính sách ưu đã đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế.
• Ngoài ra, nhà nước có thể sử dụng phương thức tác động gián tiếp thông qua việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục y tế.
• Chính sách thuế phải phù hợp với các nguyên lý kinh tế, vừa đảm bảo thu ngân sách vừa khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất tối đa. Việt Nam nên cùng với các tổ chức quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các nước để xây dựng một chính sách thuế: mở rộng phạm vi thu thuế xong áp dụng mức thế thấp để khuyến khích sản xuất.
Thưa thầy, trên đây là tất cả những vấn đề mà nhóm 6 muốn trình bày với đề tài “Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế”
Nhìn chung việc thực hiện đề tài đã hoàn thành một cách cơ bản mục tiêu ban đầu đặt ra. Đó là phân tích định lượng vai trò của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, nội dung đề tài còn nhiều thiếu sót. Một mặt là do những hiểu biết còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm xử lý số liệu nên việc tính toán và đánh giá số liệu còn chưa đầy đủ. Mặt khác, do khó khăn trong việc sưu tầm dãy số liệu nên trong nhiều trường hợp phải đánh giá các vấn đề trong khoảng thời gian ngắn.
Bởi vậy, chúng em mong thầy hiểu và thông cảm cho chúng em. Chúng em mong nhận được những góp ý của thầy để đề tài hoàn thiện hơn.
Cuối cùng chúng em xin cảm ơn thầy đã định hướng và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài. Nhờ đó chúng em có cơ hội tiếp cận nhiều vấn đề rất mới mẻ trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2008. Nhóm 6
• Giáo trình kinh tế đầu tư
• Những vấn đề cơ bản về kinh tế phát triển • Số liệu: Tổng cục thống kê
• Báo cáo phát triển kinh tế xã hội 5 năm (các giai đoạn) • Wikipedia
• Giáo trình Lịch sử học thuyết kinh tế