1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐA DẠNG TÔN GIÁO VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT MỚI VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO

4 288 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,84 KB

Nội dung

ĐA DẠNG TÔN GIÁO VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT MỚI VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO Khái niệm Đa dạng tôn giáo là một vấn đề được các nhà xã hội học và tôn giáo học trên thế giới tranh luận sôi nổi trong nhiều năm qua. Theo triết gia Nietshe, đa dạng tôn giáo bắt nguồn từ tôn giáo đa thần. Bởi vì, quá trình tạo dựng các vị thần linh, các đấng anh hùng cứu nhân độ thế, và đủ loại các “ngẫu tượng” khác trong lịch sử loài người cũng như của từng quốc gia, dân tộc đều phản ánh bản năng phóng khoáng và hình thái đa dạng của tư tưởng con người; nó cũng phản ánh khát vọng của các cá nhân hay của cả cộng đồng. Học thuyết đa dạng tôn giáo của nhà triết học và thần học John Hick (người Anh, sinh năm 1922) là một học thuyết về đa dạng tôn giáo được nhiều nhà triết học và thần học đánh giá cao. Ông cho rằng: Đa dạng tôn giáo là một hiện tượng phổ quát mang tính đặc điểm chung của tôn giáo các quốc gia trên thế giới. Ông cho rằng chuyển đổi là chức năng cần thiết và phổ biến của các tôn giáo lớn trên thế giới. Theo John Hick, đa dạng là bản tính tự nhiên của tôn giáo. Tôn giáo ngay từ khi ra đời đã hàm chứa những yếu tố của sự đa dạng. Như vậy, theo John Hick, không thể tồn tại một tôn giáo nào là đích thực, còn các tôn giáo khác là không đích thực. Trên cơ sở đó, các tôn giáo đều bình đẳng. Vì thế, các tôn giáo cần sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Tóm lại, quan điểm chủ đạo trong học thuyết đa dạng tôn giáo của John Hick là quan điểm bình đẳng giữa các tôn giáo trên thế giới về sự cứu độ con người từ một thực tại siêu việt. Vậy, khái niệm “Đa dạng tôn giáo” được hiểu như sau: Khái niệm “đa dạng tôn giáo” (Religious pluralism) thường đi kèm với “Tính đa dạng của tôn giáo” (Religious diversity) và “Tính thích nghi của tôn giáo”. Theo nghĩa rộng, đa dạng tôn giáo phản ánh ý tưởng của các thành viên với các nền tảng tôn giáo khác nhau có thể thực hành và phát triển niềm tin truyền thống của mình giữa những người chống lại trong môi trường bình thường của đời sống tôn giáo và xã hội. Theo nghĩa tổng quát thì “Đa dạng tôn giáo” là sự xác nhận và chấp nhận tồn tại một cái khác...

Trang 1

ĐA DẠNG TÔN GIÁO

VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT MỚI VỀ ĐA DẠNG TÔN GIÁO

Thiều Quang Thắng Chuyên viên cao cấp bậc 6/7

1 Khái niệm

Đa dạng tôn giáo là một vấn đề được các nhà xã hội học và tôn giáo học trên thế giới tranh luận sôi nổi trong nhiều năm qua

Theo triết gia Nietshe, đa dạng tôn giáo bắt nguồn từ tôn giáo đa thần Bởi

vì, quá trình tạo dựng các vị thần linh, các đấng anh hùng cứu nhân độ thế, và đủ loại các “ngẫu tượng” khác trong lịch sử loài người cũng như của từng quốc gia, dân tộc đều phản ánh bản năng phóng khoáng và hình thái đa dạng của tư tưởng con người; nó cũng phản ánh khát vọng của các cá nhân hay của cả cộng đồng

Học thuyết đa dạng tôn giáo của nhà triết học và thần học John Hick (người Anh, sinh năm 1922) là một học thuyết về đa dạng tôn giáo được nhiều nhà triết

học và thần học đánh giá cao Ông cho rằng: Đa dạng tôn giáo là một hiện tượng

phổ quát mang tính đặc điểm chung của tôn giáo các quốc gia trên thế giới Ông

cho rằng chuyển đổi là chức năng cần thiết và phổ biến của các tôn giáo lớn trên thế giới Theo John Hick, đa dạng là bản tính tự nhiên của tôn giáo Tôn giáo ngay

từ khi ra đời đã hàm chứa những yếu tố của sự đa dạng Như vậy, theo John Hick, không thể tồn tại một tôn giáo nào là đích thực, còn các tôn giáo khác là không đích thực Trên cơ sở đó, các tôn giáo đều bình đẳng Vì thế, các tôn giáo cần sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau Tóm lại, quan điểm chủ đạo trong học thuyết đa dạng tôn giáo của John Hick là quan điểm bình đẳng giữa các tôn giáo trên thế giới

về sự cứu độ con người từ một thực tại siêu việt

Vậy, khái niệm “Đa dạng tôn giáo” được hiểu như sau: Khái niệm “đa

dạng tôn giáo” (Religious pluralism) thường đi kèm với “Tính đa dạng của tôn giáo” (Religious diversity) và “Tính thích nghi của tôn giáo” Theo nghĩa rộng, đa

dạng tôn giáo phản ánh ý tưởng của các thành viên với các nền tảng tôn giáo khác nhau có thể thực hành và phát triển niềm tin truyền thống của mình giữa những người chống lại trong môi trường bình thường của đời sống tôn giáo và xã hội

Trang 2

Theo nghĩa tổng quát thì “Đa dạng tôn giáo” là sự xác nhận và chấp nhận tồn tại

một cái khác.

2 Một số lý thuyết tôn giáo liên quan đến đa dạng tôn giáo:

Để hiểu sâu hơn về nội hàm và ngoại diện của khái niệm “Đa dạng tôn giáo”, chúng ta cần tìm hiểu thêm một số lý thuyết tôn giáo liên quan về vấn đề này

2.1 Về “thế tục hóa tôn giáo”:

Từ điển Viktionary định nghĩa: Thế tục là cuộc sống phàm tục đối lập với

cuộc sống tu hành Từ điển Công giáo phổ thông định nghĩa: “Những gì thuộc về đời này, ngược lại với Thánh thiêng, là những gì thuộc về đời sau Như vậy, thế tục

là thuộc về hạ giới chứ không phải thượng giới, là của con người chứ không phải

là của Thiên Chúa, là cái được tạo dựng chứ không phải tự dưng mà có, là nằm trong giới hạn chứ không phải là vĩnh cửu, là hữu hình chứ không phải thiêng liêng, là hợp lý và có thể giải thích được chứ không phải là huyền nhiệm và không

tả, là tương đối, không phải là bất di bất dịch và có liên hệ với Thiên Chúa bất biến và trong mức độ có liên hệ với Người” (1)

Thế tục hóa làm xuất hiện định hướng giá trị đa dạng (pluralism) Bình diện tôn giáo thay đổi bởi trạng thái đa dạng Các tổ chức tôn giáo ứng xử với nhau trên tinh thần khoan dung và tự do cạnh tranh Do kết quả của thế tục hóa, các tổ chức tôn giáo còn phải chấp nhận sự cạnh tranh với các tổ chức phi tôn giáo trong xã hội Thế tục hóa kết hợp cùng đa dạng tôn giáo làm thay đổi nội dung tôn giáo Thế tục hóa tôn giáo tác động thúc đẩy đa dạng hóa tôn giáo phát triển Ngược lại, quá trình đa dạng hóa tôn giáo cũng sẽ tác động đẩy mạnh quá trình thế tục hóa tôn giáo

2.2 Về “Thị trường tôn giáo”:

Thị trường tôn giáo là một lý thuyết tôn giáo hiện đại gắn liền với sự đa

dạng tôn giáo Đa dạng tôn giáo làm thay đổi cấu trúc thị trường tôn giáo Luận đề

về thị trường tôn giáo là cách tiếp cận kinh tế học được áp dụng để lý giải những

1() Theo Nguyễn Quang Hưng: “Xu thế thế tục hóa trong đời sống tôn giáo – Trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức” – Thư viện Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội, 2012

Trang 3

thay đổi của các tổ chức tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa Theo hai học giả

Stak và Finke (người Mỹ) thì: Kinh tế tôn giáo bao gồm tất cả các hoạt động tôn giáo diễn ra trong mọi xã hội; một thị trường tín đồ hiện tại và tín đồ tiềm tàng, các tôn giáo đều tìm cách duy trì và thu hút tín đồ về phía mình

Từ đời sống tôn giáo Trung Quốc, Fenggang Yang chia thị trường tôn giáo

Trung Quốc thành 3 loại: Đỏ, Đen và Xám “Thị trường Đỏ” là thị trường hợp pháp (về tổ chức, tín đồ và hoạt động) Thị trường Đen” là thị trường bất hợp

pháp, bị pháp luật Nhà nước nghiêm cấm (về tổ chức, tín đồ và hoạt động tôn

giáo) Do đó họ hoạt động bí mật “Thị trường Xám” gồm các tổ chức tôn giáo và

tâm linh hoạt động với tư cách pháp lý không rõ ràng (có thể được coi là hợp pháp hoặc bất hợp pháp)

2.3 Về toàn cầu hóa và hiện đại hóa với Đa dạng tôn giáo:

Đa dạng tôn giáo diễn ra mạnh mẽ hơn trong điều kiện toàn cầu hóa và hiện đại hóa Toàn cầu hóa tôn giáo tác động tối đa dạng hóa tôn giáo trên hai bình diện

cơ bản: Một là, sự đa dạng hóa hệ thống tôn giáo ở mỗi quốc gia Và hai là, đa

dạng tôn giáo dưới sự tác động của sự chuyển dịch địa tôn giáo – Các sự thay đổi cấu hình tôn giáo dưới sự tác động của dị dân Xu thế đa dạng tôn giáo có mối

quan hệ biện chứng với các xu thế thế tục hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa Hiện đại hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng tôn giáo phát triển trong mọi quốc gia, dân tộc Bởi vì, sự hội nhập vào ngôi nhà chung sẽ làm xói mòn những khác biệt về văn hóa, dân tộc và tôn giáo Các phong trào di cư và nhập cư tự do làm cho sự đa dạng văn hóa và đa dạng tôn giáo diễn ra tại các khu vực, các quốc gia trên tinh thần khoan dung, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau

2.4 Về các hiện tượng tôn giáo mới với đa dạng tôn giáo:

Hiện tượng tôn giáo mới là một hiện tượng xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trên thế giới Sự xuất hiện và phát triển hiện tượng tôn giáo mới gắn liền với tiến trình thế tục hóa và đa dạng hóa tôn giáo ở mỗi quốc gia Phong trào tôn giáo mới cho thấy một hướng phát triển mới của đời sống tôn giáo nhân loại

trong thế kỷ XXI là: Trong nhiều tôn giáo mới, các yếu tố phi truyền thống được

chấp nhận Nhiều tôn giáo mới không phải là tôn giáo theo nghĩa truyền thống.

Trang 4

Một số lượng lớn các hiện tượng tôn giáo mới là sự cấy ghép văn hóa tâm linh từ tín ngưỡng với tôn giáo truyền thống (như tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo) hoặc

từ tín ngưỡng đã có với tâm thức con người hiện đại (như tín ngưỡng thờ người có

công với dân, với nước với tâm thức uống nước nhớ nguồn trong xã hội hiện đại) v.v

Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới có chung đặc điểm là coi trọng cá thể

trong quan hệ với tính hòa đồng Mục đích “Cứu thế” trong các tôn giáo mới

thường hướng thẳng vào nhu cầu cá nhân, trực tiếp, trần thế hơn thế giới phi trần thế như mục đích “Cứu thế” trong các tôn giáo truyền thống Đề cao cá nhân của các hiện tượng tôn giáo mới được biểu hiện rõ nét trên bình diện tổ chức sinh hoạt

và lề thức thực hành giáo lý Do vậy, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện làm đa dạng hóa tôn giáo trong từng dân tộc, vùng, miền, quốc gia Ngược lại, quá trình

đa dạng tôn giáo không thể không tạo điều kiện làm nảy sinh và thúc đẩy các hiện tượng tôn giáo mới phát triển

3 Tóm lại, để hiểu vấn đề Đa dạng tôn giáo – một vấn đề vô cùng phức tạp

về lý luận và thực tiễn trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nhân loại nói chung và

ở Việt Nam nói riêng – Chúng ta cần nắm được những vấn đề cơ bản trong một số

lý thuyết tôn giáo liên quan đến đa dạng tôn giáo như các lý thuyết về thế tục hóa tôn giáo, về thị trường tôn giáo, về toàn cầu hóa và hiện đại hóa, về các hiện tượng tôn giáo mới Đó là những cơ sở lý luận cần có để soi rọi quá trình xem xét vấn

đề đa dạng hóa tôn giáo ở Việt Nam nói chung và vấn đề đa dạng tôn giáo trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng

Ngày đăng: 23/03/2019, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w