1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP QUẢN lý ĐÁNH GIÁ học SINH THEO HƯỚNG đổi mới ở các TRƯỜNG TIỂU học HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH hải DƯƠNG

55 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 74,16 KB

Nội dung

mục tiêu giáo dục chung của nhà trường và các biện pháp xâydựng nhất thiết cũng cần được xây dựng trên cơ sở nhữngmục tiêu chung đó.- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển Nguyên tắc này yê

Trang 1

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Trang 2

- Nguyên tắc đề xuất biện pháp

- Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục

Việc đề xuất các biện pháp phải đảm bảo thực hiện theomục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học, vì thông qua các hoạt độngđánh giá HS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho

HS ở các trường tiểu học hiện nay

- Đảm bảo tính khoa học

Biện pháp đề xuất sẽ giải quyết các hạn chế và nguyênnhân trên cơ sở lý luận về quản lý, quản lý đánh giá HS theohướng đổi mới, đồng thời nghiên cứu thực trạng quản lý củahoạt động này ở các trường tiểu học huyện Kim Thành, tỉnhHải Dương

- Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Khi xây dựng các biện pháp phải căn cứ vào yêu cầu vềnội dung, phương pháp, quy trình đánh giá cho phù hợp thựctiễn Biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở đảm bảo các điềukiện về con người, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, thời gian…nhằm đảm bảo khả năng thực hiện được và có hiệu quả Mộtbiện pháp phù hợp với thực tế là biện pháp có tính khả thi cao

Trang 3

Biện pháp với chi phí (nhân lực, vật lực) ít nhất, lại đạt hiệuquả cao nhất trong điều kiện cho phép.

Biện pháp đề xuất cần phù hợp với hoàn cảnh, điều kiệnriêng của các trường tiểu học, của địa phương, phải nằm trongkhả năng huy động tài chính của nhà trường và phù hợp vớinăng lực quản lý của cán bộ quản lý, trình độ của GV ở cáctrường tiểu học

- Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất cần phải có mối liên hệ qua lại hỗtrợ cho nhau, phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đãđược trình bày ở chương 1 và chương 2 Tính hệ thống đồng

bộ cho thấy các nội dung của việc đánh giá HS có mối quan

hệ biện chứng với các biện pháp đề xuất Biện pháp quản lýhoạt động đánh giá HS theo hướng đổi mới phải phục vụ mụctiêu chung của hoạt động dạy và học trong thời kỳ mới

Mục tiêu đó được thực hiện cụ thể trong Luật giáo dụcsửa đổi năm 2009 Kết quả học tập và rèn luyện của HS làmột trong những mục tiêu lớn của hoạt động dạy học trongcác nhà trường Bởi vậy, việc làm tốt nhiệm vụ quản lý hoạtđộng đánh giá HS theo hướng đổi mới cũng nhằm thực hiện

Trang 4

mục tiêu giáo dục chung của nhà trường và các biện pháp xâydựng nhất thiết cũng cần được xây dựng trên cơ sở nhữngmục tiêu chung đó.

- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nguyên tắc này yêu cầu chúng ta phải thấy được nhữngvấn đề hiện tại của hoạt động đánh giá HS theo hướng đổimới và phải đề xuất được các biện pháp có tính mới để làmcho hoạt động này đạt được các mục tiêu đã đề ra của hoạtđộng dạy học Biện pháp mới phải được xây dựng dựa trên sự

kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của các biện pháp

đã và đang được thực hiện trong hoạt động đánh giá HS theohướng đổi mới

- Biện pháp quản lý đánh giá học sinh tiểu học theo hướng đổi mới ở các trường tiểu học huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

- Biện pháp 1 Tổ chức phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh tiểu học

về tầm quan trọng của đánh giá học sinh theo hướng đổi mới

*Mục đích biện pháp

Trang 5

- Thông qua tổ chức tuyên truyền giúp cho CBQL, GV

và cha mẹ HS nhận thức được vấn đề qua đó tiến hành hoạtđộng kiểm tra và đánh giá HS theo hướng đổi mới và theo quyđịnh của Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT

- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và đồng thờitạo động lực cho đội ngũ CBQL và GV

* Nội dung biện pháp

- Phổ biến các văn bản chủ trương, chính sách, đường lốicủa Đảng và Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành giáodục nói chung và đánh giá HS theo hướng đổi mới

- Hiệu trưởng trường tiểu học và CBQL có thái độnghiêm túc và kĩ năng trong việc xây dựng các kế hoạch, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạtđộng đánh giá HS theo hướng đổi mới

- Tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu nội dung cácvăn bản và định hướng đổi mới trong đánh giá HSTH màngành ban hành thu hút các đối tượng tham gia

- Bỗi dưỡng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của độingũ GVTH trong việc phối kết hợp với cha mẹ HS về việcđánh giá HS theo hướng đổi mới và tổ chức dạy học, giáo dục

HS Đồng thời quán triệt đội ngũ GV thực hiện đánh giá HS

Trang 6

theo hướng đổi mới phải đồng bộ với đổi mới mục tiêu, nộidung, chương trình dạy học trong giáo dục.

* Cách thực hiện biện pháp

- Mời các chuyên gia, chuyên viên, những người cóchuyên môn sâu và am hiểu quy định mới về đánh giá HS vềtập huấn cho GV để nâng cao nhận thức, lý luận, tư tưởngnhằm trang bị kiến thức cho CBQL, GV nhà trường về côngtác đánh giá HS theo hướng đổi mới trong nhà trường

- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng năng lực thực hiệnđánh giá HS theo hướng đổi mới quy định theo Thông tư22/2016/TT-BGD&ĐT

- Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cho đội ngũCBQL, đội ngũ GV, các đối tượng khác liên quan trongtrường tiểu học để phát huy hiệu quả các hoạt động đánh giá

HS theo hướng đổi mới

- Tổ chức buổi giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệmgiữa các trường tiểu học trong khu vực và trong cả nước vớinhau nhằm tạo ra sự thống nhất trách nhiệm và ý thức tự họchỏi trong việc đánh giá HS tiểu học theo hướng đổi mới

- Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tếnhằm tiếp thu các kinh nghiệm của nước ngoài về hoạt động

Trang 7

đánh giá HS tiểu học theo hướng đổi mới cũng như công tácquản lý hoạt động này.

- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS tự đánh giá,đánh giá lẫn nhau trên cơ sở lồng ghép với các hoạt độngngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi trong trường vàgiữa các nhà trường với nhau

- Kết hợp tuyên truyền phổ biến thông qua cuộc họp cha

mẹ HS định kỳ trong học kì và năm học, ngoài việc thông báotình hình học tập, ý thức kỷ luật của HS thì GV chủ nhiệm vàCBQL cần tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở và cho cha mẹ

HS học tập về Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, hướng dẫn cha

mẹ HS cách theo dõi, hỗ trợ HS học tập, cùng tham gia vàoviệc đánh giá HS theo hướng đổi mới, để phối kết hợp với

GV, nhà trường trong công tác giáo dục học sinh

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các trường tiểu học quán triệt quan điểmquản lý hoạt động đánh giá HS tiểu học theo hướng đổi mới làquyền lợi và trách nhiệm của mỗi CBQL và GV vì sự pháttriển bền vững của nhà trường

CBQL, BGH phải xây dựng được kế hoạch và thốngnhất thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng đánh giá HS theo

Trang 8

hướng đổi mới tới toàn thể cán bộ, GV, các đối tượng liênquan

CBQL cần tạo được sự đồng thuận giữa cán bộ trongnhà trường và đội ngũ GV - những người trực tiếp tiến hànhhoạt động đánh giá HS theo hướng đổi mới

Các trường phải tiến hành trang bị đầy đủ và cập nhậtcác quy định của ngành về tổ chức quá trình dạy học và cáchoạt động kiểm tra, đánh giá HS

- Biện pháp 2 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá học sinh theo hướng đổi mới ở các trường tiểu học cho phù hợp với quy định mới về đánh giá HS tiểu học.

* Mục đích

- Xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu, nội dung hoạtđộng, đề xuất các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêucủa hoạt động đổi mới dạy học theo hướng tích cực và kiểmtra đánh giá HS theo hướng đổi mới khi kết thúc mỗi giaiđoạn học tập và rèn luyện của học sinh

- Xây dựng quy trình các bước lập một kế hoạch đánhgiá HS theo hướng đổi mới cho GV và phù hợp với quy định

Trang 9

đánh giá HS tiểu học theo Thông tư 22/2016 của Bộ GD &

ĐT mới ban hành

* Nội dung

Lập kế hoạch là một hoạt động có liên quan mật thiết tớiviệc thiết lập các mục tiêu giáo dục phù hợp với đổi mới đánhgiá HS và theo đúng hướng dẫn tại Thông Tư của Bộ Giáodục và Đào tạo

Kế hoạch là những hình dung về lộ trình công việc tổngthể ban đầu, là bản phác thảo cho những lựa chọn theo lộ trìnhđổi mới của nhà trường, của tổ chuyên môn mà mỗi GV đềuphải tuân theo nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới đánh giá

HS theo hướng đổi mới

Trang 10

* Cách thực hiện biện pháp

Thực hiện các bước xây dựng một bản kế hoạch từ xácđịnh bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thời cơ vàthách thức để từ đó có những chỉ tiêu và cách thức thực hiệnphù hợp với từng trường tiểu học

Phân tích các bước đánh giá HS theo hướng đổi mới gắnliền với việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, vì cókiểm tra thì mới có dữ liệu để đánh giá Bởi vậy, việc phântích môi trường bao gồm nhiều yếu tố, từ việc xem xét các tácđộng của yếu tố kinh tế - xã hội đến việc đổi mới phươngpháp dạy học, kiểm tra và đánh giá HS theo tiếp cận năng lựctrong giai đoạn đổi mới của giáo dục hiện nay; so sánh kếtquả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm cùng các vấn đềcần điều chỉnh, bổ sung,… trong công tác quản lý của nhàtrường cũng như trong việc tổ chức các hoạt động với kết quảchung đạt được của cả thành phố hay cả nước

Xác định chỉ tiêu phấn đấu cần đạt được trong kế hoạchhoạt động đổi mới và quản lý đổi mới đánh giá HSTH Đíchđến của việc xác định các mục tiêu nhằm đưa ra những kì

Trang 11

vọng về sự đổi thay sau khi đã thực hiện kế hoạch hoạt độngđổi mới đánh giá HS theo hướng đổi mới

Mục tiêu thể hiện trong kế hoạch hoạt động và quản lýđánh giá HS theo hướng đổi mới của nhà trường phải thốngnhất với các mục tiêu định hướng chung về hoạt động đổi mớiđánh giá HS theo hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT được thểhiện rõ trong Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

Khi xác định mục tiêu, trước hết cần sắp xếp hợp lí các

mục tiêu ưu tiên (hay thứ tự ưu tiên) Bên cạnh đó, cần chú

trọng đặc biệt tới kết quả cuối cùng, cái đích cần đạt Mục tiêucần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được; có khả năngthực hiện được và định hướng, dự báo được kết quả với giớihạn nhất định về thời gian

Kế hoạch đánh giá HS theo hướng đổi mới là mộtchương trình đánh giá tổng thể gồm ba công đoạn chủ yếu:thu thập dữ liệu, phân tích các thông tin để đưa ra các nhậnxét và phán đoán về kết quả học tập của HS theo mục tiêu củachương trình môn học Bởi vậy, trong bản kế hoạch phải thểhiện đầy đủ các công việc cần hoàn thành để đạt được cácmục tiêu cùng với các chỉ tiêu đã đặt ra Kế hoạch hoạt động

Trang 12

đánh giá HS theo tiếp cận năng lực cần xác định cụ thể và chitiết về các hoạt động bao gồm các nội dung sau:

Với những nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần thiết,việc mô tả các hoạt động đánh giá sẽ được tiến hành thuận lợihơn Điều đó quyết định việc thực hiện thành công được từnghoạt động thành phần đơn lẻ trong tổng thể hoạt động đánhgiá HS theo hướng đổi mới

Thu thập thông tin về học sinh, rà soát và phân tích cácthông tin về thực trạng năng lực và phẩm chất cũng như khảnăng của học sinh, đồng thời chỉ nguyên nhân dẫn đến thựctrạng này của học sinh

Ra quyết định về việc HS có đạt mục tiêu về năng lực vàphẩm chất theo quy định của chương trình môn học haykhông

Trong từng hoạt động nói trên, cần chỉ định rõ cán bộphụ trách hay người chịu trách nhiệm về mỗi nhánh côngviệc Điều đặc biệt là cần theo dõi, kiểm tra xem người chịutrách nhiệm đó có đủ năng lực và quyền hạn để thực hiện hoạtđộng hay không

Trang 13

Chỉ định rõ thời điểm hoàn tất từng công việc nhỏ, từngnhiệm vụ thành phần và hoàn tất toàn bộ kế hoạch.

Xây dựng các giải pháp, các tiêu chuẩn và tiêu chí để đốichiếu đồng thời theo dõi, kiểm tra và đánh giá từng hoạt độngthành phần tiến tới toàn bộ hoạt động đánh giá HS theo tiếp cậnnăng lực

Sau khi xây dựng kế hoạch các hoạt động, cần thiết phảixác định những nguồn lực cần thiết và có khả năng huy độngđược để thực hiện tốt các hoạt động đánh giá HS theo hướngđổi mới của nhà trường Để xác định chính xác các nguồn lựccủa quá trình kiểm tra đánh giá cần trả lời được các câu hỏi:

Cần thiết phải huy động những nguồn lực nào (con người,

phương tiện, cơ sở vật chất, tài chính,…)? Những tiền đề mà

nhà trường đã có được là gì? Với những nguồn lực còn thiếuthì có thể khai thác và huy động được ở đâu? Huy động cácnguồn lực này bằng cơ chế, cách thức nào? Làm sao để sửdụng các nguồn lực đạt được hiệu quả tốt nhất?

Việc định ra những nguồn lực cần huy động để phục vụcho các hoạt động đánh giá HS theo hướng đổi mới cần phảimang phù hợp với thực tiễn, mang tính khả thi và có hiệu quả;

Trang 14

đồng thời có thể huy động được để phục vụ các hoạt độngđánh giá HS theo hướng đổi mới trong nhiều năm; tăng cường

cơ chế huy động xã hội hóa bằng các biện pháp phù hợp

Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên việc thựchiện kế hoạch đánh giá HS theo hướng đổi mới tạo ra các tiền

đề, các điểm tựa cho công tác rà soát và điều chỉnh nội dung

kế hoạch đánh giá HS Kết quả của việc đánh giá HS theohướng đổi mới là thước đo hành động chuẩn xác nhất quyếtđịnh việc có tiếp tục thực hiện hoạt động hay không hoặc cầnphải xem xét lại hoạt động đánh giá HS Hoạt động đánh giá

HS theo hướng đổi mới được phân tích theo chỉ tiêu đã đề ra

và chúng có vai trò điều chỉnh lẫn nhau Những kết quả củamục tiêu trước đó kết hợp với những phân tích về tính khả thicủa mục tiêu mới sẽ là tiền đề, là bàn đạp để mục tiêu mớiđược hình thành

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các trường tiểu học phải chỉ đạo thống nhất

từ BGH đến GV, phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhânphụ trách theo từng cấp độ quản lý và thực hiện nghiêm túctheo kế hoạch

Trang 15

Các trường tiểu học cần tập trung huy động tối đa nhiềunguồn lực để tăng cường hệ thống cơ sở vật chất và các trangthiết bị cần thiết cho hoạt động đánh giá HS theo hướng đổimới, có kế hoạch đầu tư, thời gian, kinh phí thỏa đáng và kịpthời cho công tác này.

Điều kiện cơ bản nhất của biện pháp này chính là sự đầu

tư chất xám của các CBQL, GV tham gia trực tiếp vào hoạtđộng đánh giá cũng như việc tham mưu, góp ý kiến của tất cảcác thành viên trong nhà trường

- Biện pháp 3 Tăng cường chỉ đạo, giám sát, đánh giá và điều chỉnh kịp thời việc thực hiện đánh giá học sinh theo hướng đổi mới

Trang 16

* Mục đích biện pháp

Giám sát, kiểm tra là trách nhiệm của cán bộ quản lýcác nhà trường nói chung và của hiệu trưởng nhà trường nóiriêng Việc thực hiện kế hoạch có đạt theo tiêu chuẩn tới kếtquả mong muốn không? Bên cạnh đó xem xét được chỉ số đođược hoặc đánh giá HS theo hướng đổi mới

* Nội dung biện pháp

Kiểm tra, giám sát trực tiếp các công việc giảng dạy vàgiáo dục HS của mỗi GV với mong muốn GV thường xuyênthực hiện đánh giá HS theo hướng đổi mới Nếu chưa đạtđược kết quả mong đợi cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao đổimới đánh giá HS theo hướng đổi mới chưa đạt hiệu quả ở

GV này, ở khối lớp kia

Trong quá trình kiểm tra, cán bộ quản lí cần dựa vào sựgiúp đỡ của các tổ trưởng chuyên môn hoặc lực lượng GVgiỏi có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hay các tổ chứcđoàn thể trong nhà trường để mỗi cá nhân cũng như mỗi bộphận có thể tự kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên

Trang 17

Thông qua việc kiểm tra để cán bộ quản lý nắm bắt đượctiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra và dựa vào đó để thông tinkịp thời tới GV giúp họ có thể nắm được những điểm mạnh,điểm yếu của bản thân và hướng phát huy hoặc những điềucần bổ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Cần cụ thể từng nội dung kiểm tra cũng như chuẩn đánhgiá để việc tổ chức kiểm tra được thuận lợi và sự đánh giáđược đầy đủ và chính xác (người kiểm tra có thước đo, có căn

cứ chuẩn để kiểm tra và đánh giá, đồng thời người được kiểmtra sẽ có cơ sở để điều chỉnh bản thân, từ đó thực hiện tốt hoạtđộng của mình);

Mỗi cán bộ, GV cần nhận thức sâu sắc rằng việc kiểmtra là một công việc không gò bó, không gây khó chịu và áplực nặng nề về tâm lý mà chính nhờ việc kiểm tra mới tạobước đà tích cực thúc đẩy người GV thực hiện tốt nhiệm vụcủa mình bằng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng

* Cách thực hiện biện pháp

- Tổ chức tiến hành dự giờ thăm lớp thường xuyên theo

kế hoạch định kì hoặc đột xuất Bởi thông qua việc dự giờthăm lớp, hiệu trưởng mới có thể tìm hiểu và nắm bắt được

Trang 18

việc thực hiện đánh giá HS theo hướng đổi mới cũng nhưnghiệp vụ tay nghề giáo viên mà mình quản lý như thế nào?Năng lực tổ chức các giờ học của GV ra sao? GV đã tích cựcchuẩn bị các điều kiện cho quá trình lên lớp đạt hiệu quả theoyêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS hay chưa?Hoạt động của HS được GV tổ chức hướng dẫn ra sao, hoạtđộng đó có đáp ứng được mục tiêu đổi mới hay không? Songsong với quá trình đó, người cán bộ quản lý còn có thể hiểu rõđược mức độ học sinh tiếp cận theo phương pháp học mới, sựchú ý, say sưa với bài học, hăng hái phát biểu ý kiến, mức độhiểu bài, nắm bắt kiến thức và khả năng tư duy sáng tạo củaHS.

- Thực hiện xem xét phân tích kết quả bài kiểm tra cácmôn học của HS: Thông qua các bài kiểm tra đó, có thể hiểuđược cách ra đề, nội dung đề kiểm tra có phù hợp với mụctiêu, chuẩn kiến thức của chương trình không, có đổi mới theohướng tiếp cận năng lực không Bài kiểm tra có thúc đẩy đượccác em tự học, tự đánh giá và tham gia đánh giá, nhận xét lẫnnhau trong quá trình họchay không

- Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện kếhoạch, hiệu trưởng cần thường xuyên đối chiếu hoạt động

Trang 19

đánh giá GV với chuẩn cần đạt để so sánh và đo lường kếtquả với chuẩn, nếu phát hiện, xem xét thấy có hành động nàochưa phù hợp thì cần phải uốn nắn điều chỉnh ngay, cần cóbiện pháp xử lí phù hợp, nếu có các hoạt động tích cực, phùhợp cần động viên, khích lệ nhằm phát huy kịp thời, nhânrộng điển hình.

- Để tạo động lực tích cực cho việc đánh giá học sinhtheo hướng đổi mới, hiệu trưởng cần có những biện pháp hiệuquả nhằm hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy họccủa thầy và động cơ học tập của trò Đối với mỗi GV, để tạonên động lực của việc đổi mới đánh giá kết quả học tập, hiệutrưởng cần chú trọng đến nhu cầu được tự khẳng định vị trímình, được tôn trọng, được tự do sáng tạo theo sở trường cánhân đồng thời có sự động viên, khuyến khích kịp thời vềtinh thần và bồi dưỡng vật chất thích đáng, tương xứng vớinăng lực và sự cống hiến của mỗi người Với học sinh, đểhình thành động cơ học tập đúng đắn, để đạt được kết quả họctập cao trước hết cần tìm hiểu và bồi dưỡng nhu cầu, hứng thúhọc tập và xa hơn nữa là những ước mơ, hoài bão… của mỗi

em Nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổchức dạy học cùng với từ truyền thống hiếu học của gia đình

Trang 20

dòng họ, từ phong trào học tập của địa phương… là điều kiện

để bồi dưỡng hứng thú học tập của các em Tuy nhiên, việcđánh giá kết quả học tập và mối quan hệ thầy trò mới có ảnhhưởng trực tiếp đến hứng thú học tập của HS và quan trọnghơn là yếu tố này lại nằm trong tầm tay điều khiển hoạt độngdạy học của người thầy Vì vậy việc hình thành các động cơhọc tập đúng đắn cho HS có mối quan hệ biện chứng với việcđổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra vàphương pháp đánh giá HS theo tiếp cận năng lực

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng trường tiểu học phải xây dựng được cơ chếkiểm tra rõ ràng, phù hợp với thực tiễn, thực tế của nhàtrường Khi đánh giá cần coi trọng thực chất và không chạytheo thành tích

Ban giám hiệu và GV cần hiểu được vai trò, tác dụngcủa công tác kiểm tra, đánh giá; nắm vững các tiêu chí, tiêuchuẩn đánh giá để thực hiện cho đúng

Nhà trường cần có hệ thống công cụ tiên tiến, khoa học

để theo dõi và tiến hành kiểm tra - đánh giá

Trang 21

- Biện pháp 4 Chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm đánh giá học sinh theo hướng đổi mới trong trường tiểu học hoặc theo cụm trường

* Mục đích biện pháp

- Để triển khai áp dụng đại trà, nhân rộng mô hình tốt vềđánh giá học sinh theo hướng đổi mới trong mỗi trường tiểuhọc;

- Phát động phong trào thi đua đổi mới đánh giá học sinhtheo hướng tiếp cận năng lực của CBQL, GV trong nhàtrường hoặc trong cụm trường Đồng thời có hình thức khenthưởng, động viên cá nhân thực hiện tốt việc đánh giá họcsinh theo hướng đổi mới

- Tạo lập thái độ học tập tích cực, xây dựng môi trường

học tập có nề nếp, kỷ cương để góp phần nâng cao chất lượngcác mặt giáo dục;

- Phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học, rènkỹ năng thực hành, có thái độ học tập tích cực, ứng xử cótrách nhiệm với môi trường sống, với cuộc sống xã hội luônthay đổi của GV và HS

Trang 22

* Nội dung biện pháp

Để hình thành động cơ học tập tích cực, tự giác cho mỗi

HS thì GV là người khéo léo dẫn dắt cho học sinh trong quátrình thực hiện các nhiệm vụ học tập trở thành nhu cầu, hứngthú của bản thân Thực hiện điều đó thì GV phải gây dựngđược lòng tin đối với học sinh, bằng lời nói, bằng những hànhđộng, bằng sự hiểu biết, bằng cách ứng xử với học sinh, giáoviên làm cho học sinh tin tưởng vào đạo đức, vào sự hiểu biết,vào lời nói của mình

Người giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến mọihoạt động của học sinh, chú ý đến những tiến bộ nhỏ nhất củatừng em, khuyến khích động viên kịp thời, tạo niềm vui, hứngkhởi cho HS trong các hoạt động học tập và rèn luyện

Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý nền nếp, kỷcương học tập trên lớp, tạo sự đổi mới về phương pháp học tậpcủa HS nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo,bồi dưỡng lòng ham thích tìm hiểu của HS

Trang 23

* Cách thực hiện biện pháp

- CBQL nhà trường chỉ đạo tốt công tác phối hợp các lựclượng, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xâydựng tiêu chuẩn để xếp loại giờ học, quy chế thi đua, khenthưởng, kiểm tra, đánh giá trong nhà trường

- Phát động các đợt thi đua trong năm học về việc thựchiện đổi mới đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc giáo viên thực hiện đổimới đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT vềQuy định đánh giá học sinh tiểu học

- Cuối học kì, cuối năm học BGH thành lập Hội đồngđánh giá kết quả thực hiện của giáo viên, bình chọn các cánhân điển hình, đồng thời tổng kết rút ra mô hình tiểu biểu đểnhân rộng trong nhà trường hoặc trong cum trường

- Nhà trường thường xuyên thông báo cho cha mẹ HS tìnhhình thực hiện nội quy học tập và rèn luyện của HS (bằng sổliên lạc định kì theo tháng), thông báo và trao đổi trực tiếp khi

có bất thường về việc thực hiện nề nếp HS

Trang 24

- Tổ chức tốt các hoạt động học tập trên lớp: Giáo viêntăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: tạotình huống có vấn đề, thảo luận theo nhóm, sử dụng tranh ảnh,

tư liệu từng bước bồi dưỡng năng lực phát hiện và giảiquyết vấn đề, năng lực phân tích, chứng minh, năng lực biểuđạt và năng lực hợp tác

- CBQL nhà trường chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, các hoạtđộng học tập khi về nhà của HS

* Điều kiện thực hiện

Phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa Hiệu trưởng, BGH vàCBQL các trường tiểu học cho đến đội ngũ GV trong việcthực hiện đổi mới

Đội ngũ CBQL của các trường tiểu học phải thườngxuyên cập nhật các thông tin về hoạt động đổi mới đánh giáhọc sinh theo tiếp cận năng lực cũng như các hoạt động đổimới nội dung, phương pháp dạy học để có hướng chỉ đạo GVthực hiện

Trang 25

Các trường tiểu học phải nghiêm túc thực hiện đổi mớiđồng bộ trong đánh giá HS theo tiếp cận năng lực và đổi mớinội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường theo đúng lộtrình đã đề ra.

- Biện pháp 5 Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh theo hướng đổi mới cho giáo viên tiểu học

* Mục đích

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giúp GVnắm được các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật đánh giá

HS theo hướng đổi mới

- Phải xây dựng những động lực giảng dạy cho giáo viên

Trang 26

trực tiếp đến chất lượng, uy tín của nhà trường Thực tế chothấy năng lực quản lý, trình độ GV của các trường tiểu họchuyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương chưa đồng đều, chưa thực

sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới hiện nay.Việc nâng cao phẩm chất, bồi dưỡng năng lực, trình độ chocán bộ quản lý và đội ngũ GV nhà trường là hết sức cần thiết,cần được chú trọng trong các biện pháp quản lý đánh giá HStheo tiếp cận năng lực của các trường tiểu học để nâng caochất lượng giáo dục - đào tạo Công việc này phải được thựchiện thường xuyên và lâu dài

* Cách thực hiện biện pháp

Trong kế hoạch của nhà trường hàng năm, cần xây dựngcác nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sưphạm nhằm nâng cao trình độ cho GV về phương pháp, kỹthuật, năng lực đánh giá HS tiểu học theo tiếp cận năng lực

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải là một nộichính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và được triển khaiđến mỗi GV, được thể hiện trong kế hoạch bồi dưỡng của cánhân

Trang 27

Mỗi GV cần lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung Ngoài chươngtrình bồi dưỡng chung, GV có kế hoạch tự bồi dưỡng riêngcho bản thân mình để nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, cụthể:

- Nâng cao hiểu biết về kiến thức chung và năng lực sưphạm

- Học tập và phát huy các phương pháp dạy học tích cực

- Tự học, tự rèn luyện, học hỏi qua sách vở, báo, tạp chí,qua dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp, qua hội thi thao giảngcủa trường

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡngchuyên môn, mời các chuyên gia nói chuyện chuyên đề, bồidưỡng phươn pháp giảng dạy cho GV

- Có kế hoạch cử GV đi học sau đại học để nâng cao dầnchuẩn đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán vững vàng,chú trọng bồi dưỡng đội ngũ GV có tay nghề chắc làm mũinhọn về chuyên môn cho nhà trường

Ngày đăng: 22/03/2019, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w