1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy trình tín dụng tại ngân hàng

6 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quy

Trang 1

Phân tích quy trình tín dụng tại Ngân hàng

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng

Quy trình tín dụng là gi?

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

Ý nghĩa của quy trình tín dụng

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

Một quy trình tín dụng

Bước 1 : Lập hồ sơ vay vốn ( Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng)

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/

dự án cán bộ tín dụng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng, Giám đốc ngân hàng

Bước 2 : Phân tích tín dụng (Thẩm định dự án)

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ

Trang 2

Mục tiêu : Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay

Lãnh đạo ngân hàng xem xét chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng thẩm định kiểm tra hồ sơ:

Hồ sơ thẩm định dự án:

1./ Văn bản của chủ đầu tư đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

để thực hiện dự án;

2./ Hồ sơ dự án:

a) Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện hành;

b) Giấy chứng nhận đầu tư (trong trường hợp dự án bắt buộc phải có chứng nhận đầu tư theo quy định);

c) Quyết định đầu tư (đối với dự án đã có Quyết định đầu tư);

d) Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án (đối với dự án đang thực hiện) e) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự

án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;

f) Các văn bản khác do chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án;

3./ Hồ sơ chủ đầu tư:

a) Hồ sơ pháp lý:

- Quyết định thành lập của cơ qian có thẩm quyền và Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh đối với chủ đầu tư được thành lập theo luật doanh nghiệp Nhà nước;Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chủ đầu tư được thành lập theo luật doanh nghiệp;

- Điều lệ hoạt động;

Trang 3

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị; Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán;

- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện chủ đầu tư dự án) thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền

- Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có)

b) Hồ sơ tài chính:

- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 02 năm gần nhất và báo cáo nhanh tình hình tài chính đến quý gần nhất ( đối với chủ đầu tư đã hoạt động sản xuất kinh doanh) Trường hợp báo cáo tài chính của chủ đầu tư đã đượckiểm toán thì phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập

Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tìa chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty

Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa

vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công

ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty

- Hồ sơ liên quan đến việc góp vốn điều lệ bảo đảm tính khả thi (đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập);

c) Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng với Ngân hàng và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất;

d) Hồ sơ bảo đảm tiền vay thế chấp với ngân hàng

Bước 3 : Ra quyết định tín dụng

Sau khi thẩm định dự án, Giám đốc ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng

Trang 4

Hợp đồng tín dụng được ký giữa Ngân hàng và chủ đầu tư dự án theo mẫu

do Ngân hàng ban hành Các nội dung của hợp đồng tín dụng phải phù hợp với thông báo cho vay và thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các cam kết khác được các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật

Nếu phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, ngân hàng đình chỉ việc ký kết hợp đồng tín dụng

Bước 4 : Giải ngân

Sau khi chủ đầu tư và Ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư

dự án, ngân hàng thông báo kế hoạch giải ngân cho dự án trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và khả năng cân đối nguồn vốn của ngân hàng

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên bộ phận tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ gốc và lãi của dự án tín dụng

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi chủ đầu tư trả hết nợ gốc và lãi của khoản vay tín dụng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng Nếu chủ đầu tư không trả hết được nợ gốc và lãi ngân hàng có quyền phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ gốc và lãi của dự án

Trên đây là quy trình tín dụng hoàn thiện đầy đủ về cho vay vốn của ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư Ngân hàng muốn phát triển bền vững thu hút khách hàng phải có chính sách về quản trị chất lượng cùa sản phẩm tốt, đặc biệt ưu tiên khách hàng truyền thống đã được giới thiệu trong môn học Quản trị hoạt động phải biết vận dụng vào công việc Nhu cầu của khách hàng có rất nhiều nhu cầu : nhu cầu bộc lộ, nhu cầu tiềm ẩn, nhu cầu ẩn Phải phân tích kỳ vọng khách hàng để tiết kiệm thời gian, sức lực đàm phán, dự đoán sự thỏa mãn khách hàng khi thay đổi thuộc tính, cho biết xu hướng kỳ vọng của khách hàng

Ngân hàng cũng phải đạt tiêu chuẩn ISO : đòi hỏi phải tham gia hội nhập quốc tế, đảm bảo sự tương đồng trong quản lý, nâng cao mức thỏa mãn của khách

Trang 5

hàng, giảm chi phí tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng Đó là sự cần thiết để áp dụng ISO Muốn đạt ISO ta phải quản lý chi phí chất lượng

Đây chỉ là một số vấn đề của môn học quản trị hoạt động có thể áp dụng vào trong công việc, vẫn còn nhiều điều mà ta vẫn chưa nghiên cứu hết áp dụng vào công việc cần phải học tập nghiên cứu kĩ hơn để áp dụng vào thực tế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị hoạt động ( tài liệu lưu

hành nội bộ) – Hà Nội năm 2009

Trang 6

2 Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị hoạt động ( tài liệu lưu

hành nội bộ) – 9/2009

3 Các tạp chí liên quan.

Ngày đăng: 22/03/2019, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w