1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài học kì môn kĩ năng giao tiếp nghề luật phân tích kĩ năng thuyết trình trong giao tiếp liên hệ với thực tiễn bản thân

10 311 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 33,63 KB

Nội dung

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuyết trình như: Thuyết trình là một nghệ thuật khiến người khác làm một việc mà họ thường không làm nếu bạn không yêu cầu hay thuyết trình là trìn

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THUYẾT TRÌNH. 1 Khái niệm thuyết trình……….2

2 Vai trò của thuyết trình………2

II KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH. 1 Chuẩn bị bài thuyết trình……….3

2 Tiến hành thuyết trình……… 4

a Tạo ấn tượng tốt cho người nghe ……… 4

b Mở đầu bài thuyết trình……… 5

c Triển khai nội dung chính bài thuyết trình……… 6

d Kết thúc bài thuyết trình……… 6

III LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN BẢN THÂN. 1 Những điểm đã đạt được khi thuyết trình……… 6

2 Những hạn chế khi thuyết trình……… 7

3 Rút ra cách khắc phục cho bản thân………8

C KẾT LUẬN……… 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….9

Trang 2

A.MỞ ĐẦU.

Trong giao tiếp hàng ngày cũng như mọi hoạt động khác, thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu, nó đóng một phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể Có được kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải được R tưởng và mong muốn của mình đến người nghe Đặc biệt, đối với nghề luật, kỹ

năng thuyết trình có vai trò vô cũng quan trọng Vì vậy, em xin chọn đề bài: “Phân

tích kĩ năng thuyết trình trong giao tiếp Liên hệ với thực tiễn bản thân” làm đề tài cho

bài tập học kỳ

B NỘI DUNG.

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THUYẾT TRÌNH.

1 Khái niệm thuyết trình.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuyết trình như: Thuyết trình là một nghệ thuật khiến người khác làm một việc mà họ thường không làm nếu bạn không yêu cầu hay thuyết trình là trình bày bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe…Tuy nhiên, ta có thể hiểu một cách khái quát và đầy đủ về thuyết trình như sau: Thuyết trình là trình bày một nhận định, quan điểm nhằm thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo R muốn của mình

2 Vai trò của thuyết trình.

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải thuyết trình về các vấn

đề trong học tập, trong công việc, trong gia đình… Đặc biệt, với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, R kiến

cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh", mà đã trở thành một nghệ thuật

Trang 3

được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh Do đó, thuyết trình có vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp của con người

Thuyết trình mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọng hơn là sự tự tin khi đứng trước một đám đông, thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp mỗi người:

- Thể hiện, truyền đạt được những quan điểm, suy nghĩ của mình đến người nghe

- Thuyết phục được mọi đối tượng hiểu, ủng hộ hoặc thực hiện những R tưởng,

kế hoạch do mình đề xuất

- Giải thích, hướng dẫn, thuyết phục, thương lượng thành công với đối tượng giao tiếp

- Nâng cao chất lượng công việc, nâng cao uy tín của cá nhân và tổ chức

II KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH.

1 Chuẩn bị bài thuyết trình.

Để có một bài thuyết trình thành công, hiệu quả thì người thuyết trình cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cho bài thuyết trình của mình

Thứ nhất, xác định mục đích của bài thuyết trình Ví dụ: cái bạn muốn người nghe

hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện Bài thuyết trình cần xác định thông điệp cũng như nội dung rõ ràng, tránh trường hợp có quá nhiều thông điệp đan xen trong bài thuyết trình khiến cho người nghe không nắm bắt được bài thuyết trình Ngoài ra, việc xác định rõ mục đích giúp người nói dễ dàng triển khai được nội dung của bài thuyết trình và trên cơ sở mục đích đã đề

ra có thể đánh giá được mức độ thành công của bài thuyết trình Ví dụ: nhà cung cấp thuyết trình trước khách hàng về một chiếc xe máy thì mục đích của họ là mong muốn khách hàng sẽ mua chiếc xe máy đó

Trang 4

Thứ hai, phân tích người nghe Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ

thuộc đối tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp

bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình Do đó, bạn phải tìm

hiểu đối tượng nghe để trình bày những điều người nghe chờ đợi chứ không đơn giản chỉ là nói những gì mình muốn Bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe… Ví dụ: Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội

dung cần ngắn gọn, dễ hiểu; cách thể hiện cần phải sinh động, nhiều hình ảnh, dí dỏm

Thứ ba, chuẩn bị nội dung bài thuyết trình Trước hết, người nói cần xác định dàn R

cho bài thuyết trình Nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần:

Mở đầu, nội dung và kết thúc Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lR do thứ ba

là dễ nhớ Dàn R bài thuyết trình được chuẩn bị trước sẽ giúp cho người nói có một bài nói logic, đủ R…điều đó tạo được sự chủ động cũng như sự tự tin trong khi thuyết trình Bạn có thể thảo sẵn dàn R, đề cương chi tiết các R cần trình bày và những dẫn chứng, số liệu minh họa ra giấy trước Ngoài ra, bạn vì các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, qua tai là 12%, do đó người nghe dễ tập trung và thuyết phục hơn Ví dụ: để thuyết trình về chủ đề “sống thử” của sinh viên thì nội dung của bài thuyết trình có thể bao gồm các R sau: thực trạng, những điểm tích cực, hạn chế, nguyên nhân và thông điệp mà bạn muốn gửi gắm đến người nghe Để giúp cho bài thuyết trình tăng thêm tính thuyết phục nên sử dụng các số liệu thống kê, hình ảnh…về tình trạng này

2 Tiến hành thuyết trình.

Trang 5

a Tạo ấn tượng tốt cho người nghe

Khi tiến hành thuyết trình bạn cần chú R các điểm sau:

- Ăn mặc nghiêm túc, lịch sự và phù hợp với tính chất buổi thuyết trình Ví dụ: cán

bộ tư pháp tuyên truyền pháp luật trước quần chúng nhân dân nên ăn mặc lịch sự, giản

dị, kín đáo

- Đứng thẳng với tư thế tự nhiên Tuy nhiên, không nên đứng yên một chỗ mà cần phải uyển chuyển, linh hoạt theo vấn đề trình bày

- Trước khi thuyết trình cần giới thiệu về bản thân

- Giọng nói: Nói to, rõ ràng, đủ để người xa nhất cũng có thể nghe thấy Khi thuyết trình, tùy thuộc vào nội dung bài nói mà âm lượng của người nói cần có độ cao thấp, trầm bổng, không nên nói đều đều, làm cho người nghe buồn ngủ, không tập trung cho

dù vấn đề người nói quan trọng đến đâu Và nên nhấn mạnh những vấn đề quan trọng bằng cách tăng âm lượng hoặc thậm chí là nhắc lại Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm Tránh mắc phải một

số tật như nói lắp, nói ngọng

- Ánh mắt: Trong quá trình nói, thường xuyên đưa mắt nhìn xuồng người nghe, bao quát tất cả những người có mặt trong phòng Ánh mắt nhìn của người nói khi thuyết trình phải tự nhiên, nghiêm túc thể hiện phù hợp với ngôn từ biện, tránh đảo mắt quá nhanh, liếc ngang, liếc dọc điều này sẽ gây hiểu lầm là người không trung thực, một người tráo trở, thủ đoạn

- Tay: Khi thuyết trình không nên để tay thừa thãi Người nói phải nên để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm, đưa tay từ trong ra ngoài và từ dưới lên Làm như vậy, việc sử dụng tay sẽ đem lại cảm giác thoải mái, tự nhiên mà không bị gò bó,

đè nén Nên tránh những cử chỉ tay sau trong khi hùng biện như: Khoanh tay (một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét); cho tay vào túi quần (mang

Trang 6

cảm giác kênh kiệu, khó hòa nhập); trỏ tay (không ai muốn bị người khác trỏ tay vào mặt mình); cử chỉ tay tùy hứng (cử chỉ không phù hợp với nội dung nói)…

b Mở đầu bài thuyết trình.

Phần mở đầu bài thuyết trình có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú R của

người nghe Nếu phần mở đầu của bài thuyết trình hấp dẫn và lôi cuốn thì sẽ có tác động tích cực đến thái độ, tình cảm của người nghe đối với bài thuyết trình Do đó, bạn cần tận dụng sự tập trung chú R cao ở những phút đầu tiên để dẫn dắt người nghe Tùy theo tình huống cụ thể mà bạn có thể chọn các cách dẫn dắt phù hợp như: đặt ra những câu hỏi về chủ đề để kích thích tư duy của người nghe; kể lại một câu chuyện hài hước, gần gũi khiến người nghe cảm thấy thoải mái…Tuy nhiên, phần mở đầu cần ngắn gọn, tránh dài dòng dễ làm giảm hứng thú đối với người nghe, tránh mở đầu không ăn nhận với bài thuyết trình Ví dụ: khi thuyết trình về chủ đề R thức của người dân khi tham gia giao thông, ta có thể mở đầu bằng việc đặt các câu hỏi như: “bạn có biết năm 2012 nước ta có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông”, “mỗi giây qua đi có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông”… và đưa ra các dẫn chứng cụ thể

c Triển khai nội dung chính bài thuyết trình.

Triển khai bài thuyết trình, người nói nên diễn đạt theo dàn R đã lập sẵn từ trước để đảm bảo sự logic, không bị thiếu hoặc trùng R Tập trung thời gian của bài nói vào những vấn đề trọng tâm để giải quyết mục đích của bài cũng như tránh sự lan man Trong qua trình khai triển bạn phải đưa ra được các R chính, phân tích và chứng minh

để làm rõ vấn đề mà bạn muốn trình bày, qua đó thể hiện được R tưởng của bạn Để bài thuyết trình có sức thuyết phục, bạn không nên nói chung chung mà phải đưa ra các ví dụ, số liệu hoặc hình ảnh minh họa cho mỗi luận điểm của mình Xen lẫn nội dung chính của bài thuyết trình bạn có thể kể những câu chuyện vui để làm cho không khí đỡ căng thẳng và duy trì sự chú R của người nghe

Trang 7

d Kết thúc bài thuyết trình.

Bạn nên kết thúc bài nói chuyện đúng lúc, không nên kéo dài quá lâu Phần kết thúc bài thuyết trình nên nhắc lại tóm tắt các R chính đã trình, đưa ra những quan điểm cá nhân về chủ đề thuyết trình, nên đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời Ngoài ra, bạn nên giành một ít thời gian để lắng nghe nhận xét, đánh giá cũng như góp R và giải đáp những R kiến, câu hỏi của người nghe Cuối cùng là chúc người nghe sức khỏe và đạt được những gì mà họ mong đợi

III LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN BẢN THÂN.

1.Những điểm đã đạt được khi thuyết trình.

Thứ nhất, để chuẩn bị cho bài thuyết trình, đầu tiên em luôn xác định rõ yêu cầu của

đề bài, lập dàn R chi tiết các vấn đề cần trình bày và các số liệu, hình ảnh minh họa cho từng R và đọc thêm các tài liệu, sách tham khảo liên quan tới chủ đề cần thuyết trình

Thứ hai, trước buổi thuyết trình em đọc thật kĩ lại bài thuyết trình của mình Trong

khi đọc, gạch chân những vấn đề quan trọng cho là cần thiết cần phải trình bày trong buổi thuyết trình để làm rõ, nổi bật vấn đề Trước giờ thuyết trình em đến sớm để chủ động về thời gian và xem qua các tài liệu, sách tham khảo…liên quan đến chủ đề thuyết trình

Thứ ba, để chuẩn bị cho buổi thuyết trình em luôn chọn những bộ trang phục lịch

sự, phù hợp với không khí lớp học để tạo cảm giác thoải mái và tự tin

Thứ tư, trước khi thuyết trình nội dung chính em giới thiệu qua về chủ đề thuyết

trình, khái quát lại dàn R của bài thuyết trình đề người nghe cảm thấy dễ theo dõi Về nội dung nói luôn được sắp xếp theo trình tự logic từ mở bài (đưa ra luận điểm) đến

Trang 8

thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới kết luận (nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lR)

Thứ năm, Khi thuyết trình, giọng nói to, rõ ràng, tốc độ nói chậm rãi, vừa phải

nhưng không đều đều và biết nhấn vào những điểm quan trọng của vấn đề Ngoài ra,

em không mắc phải một số tật như nói lắp, nói ngọng

2 Những hạn chế khi thuyết trình.

Thứ nhất, khi thuyết trình em còn ít sử dụng các phương tiện hỗ trợ như

powerpoint, video…khiến cho buổi thuyết trình thường khô khan, không thu hút người nghe

Thứ hai, em vẫn còn phụ thuộc vào văn bản khi thuyết trình nên không thể chủ

động, tự tin trong khi thuyết trình

Thứ ba, không có sự giao lưu với người nghe, đa số các buổi thuyết trình đều từ một

phía, tức là em nói một mạch, người nghe chỉ ngồi nghe Điều đó khiến cho bài thuyết trình nhàm chán, không có tính tương tác cao

Thứ tư, đôi khi do chuẩn bị không tốt về nội dung của bài thuyết trình nên em còn

lung túng trước câu hỏi của các bạn hoặc của thầy cô giáo

Thứ năm, đặc biệt trong khi thuyết trình việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể của em còn

nhiều hạn chế:

- Khả năng dùng mắt để giao tiếp với người nghe của em còn kém Thông thường

em chủ yếu nhìn vào văn bản, mắt không bao quát hết lớp học, không được tự nhiên

- Em chưa sử dụng đôi bàn tay để minh họa cho những điều cần nói, dùng để biểu đạt cảm xúc của mình Trong khi thuyết trình, tay em còn để thừa thãi, không tự nhiên

- Nhiều khi do không tự tin nên khi thuyết trình tốc độ nói của em còn nhanh khiến cho người nghe không bắt kịp nội dung bài thuyết trình

3 Rút ra cách khắc phục cho bản thân.

Trang 9

Thứ nhất, trước khi thuyết trình nên chuẩn bị thật tốt nội dung chủ đề thuyết trình,

tập trung phân tích các R cơ bản quan trọng Nên tham khảo R kiến của thầy cô để nội dung bài thuyết trình được hoàn thiện hơn

Thứ hai, nên tập đứng trước gương để thuyết trình Chú R tới dáng đứng dáng đứng,

giọng nói, tay, ánh mắt khi thuyết trình đã đúng, thu hút người nghe chưa

Thứ ba, tích cực tham gia phát biểu trong giờ học để rèn luyện kỹ năng nói, tích cực

tham gia các hoạt động xã hội bổ ích giúp cho bản thân mạnh dạn, tự tin trước đám đông

Thứ tư, bản thân là sinh viên Luật em nên đi thực tế tại các tòa án, cơ quan điều tra,

văn phòng luật sư để trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng giao tiếp nghề luật

C KẾT LUẬN.

Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng 1 phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể Tuy nhiên để có

kỹ năng thuyết trình tốt thì đòi hỏi bản thân mỗi người phải luôn trau dồi, tiếp thu kiến thức Đồng thời, phải luôn rèn luyện, sử dụng đúng và linh hoạt các biểu cảm phi ngôn ngữ để giúp cho bài thuyết trình thêm thu hút và hấp dẫn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1 Tập bài giảng của tổ bộ môn Kỹ năng giao tiếp nghề Luật.

http://kenhtuyensinh.vn/cac-buoc-xay-dung-mot-bai-thuyet-trinh-thanh-cong

Ngày đăng: 22/03/2019, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w