Tác giả Trần Thị Thuỷ đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị -Hành chính khu vực I đó là: Coi trọng
Trang 1NGUYỄN ANH TUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
Trang 2BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN
Trang 31.1 Các khái niệm cơ bản 131.2 Những yếu tố tác động đến quản lý học viên đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị ở Học viện Chính tri - Hành chính khu vực I 261.3 Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm quản lý học viên
đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính tri
Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC VIÊN
ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
422.1 Yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý học viên đào tạo
Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính tri - Hành chính
2.2 Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính
trị ở Học viện Chính tri - Hành chính khu vực I hiện nay 452.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 73
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định: Cán bộ là nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng củađất nước và chế độ Quan điểm đó luôn được khẳng định trong các văn kiện củaĐảng: Cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành phải được đào tạo lý luận chính trịtheo tiêu chuẩn chức danh và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới; Phải đẩy mạnh,phát triển nâng cao chất lượng nguồn lực gắn với việc đổi mới toàn diện, pháttriển nhanh giáo dục, đào tạo nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ mới, coi đó
là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng công tác cán bộ, Người luônkhẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cáchmạng của dân tộc, Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc vì vậy huấnluyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [30, tập 5, tr.269] Người đặt ra yêu cầucao và chỉ rõ trách nhiệm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm củaĐảng, Nhà nước của Ngành giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục: “Đảng phải nuôidạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Phải trọng nhântài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”[30, tập 5, tr.273] Xuất phát từ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán
bộ nên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạng là gốccủa mọi công việc là công việc gốc của Đảng
Trải qua 60 năm xây dựng, trưởng thành, phát triển, Học viện chính trị Hành chính khu vực I đã có nhiều đóng góp to lớn trong công tác nghiên cứu khoahọc, tổng kết lý luận vào thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương Hàng chục vạn cán bộ lãnhđạo, quản lý trong các lĩnh vực công tác đảng, quản lý nhà nước, lãnh đạo các đoànthể quần chúng, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo chỉ huy lực lượng
Trang 5-vũ trang qua đào tạo, bồi dưỡng đều đã trưởng thành và phát triển, đóng góp cho
sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay.Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh vai tròkhông thể thiếu được của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của
hệ thống các trường Đảng và Học viện chính trị - Hành chính khu vực I Tuynhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng,quản lý học viên tại Học viện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế: Nội dunggiảng dạy vẫn nặng về lý thuyết, thiếu tính nâng cao chưa chú trọng quan điểm lýluận gắn với thực tiễn; nhận thức về vị trí vai trò công tác quản lý học viên, xâydựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch quản lý học viên của các chủ thểquản lý còn hạn chế; công tác quản lý học viên có nơi có lúc chưa được chú trọngđúng mức vẫn chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm và thiên về quản lý hành chính;năng lực công tác, trình độ chuyên môn, phương pháp quản lý của các lực lượngquản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp còn có mặt chưa đáp ứngđược so với yêu cầu và nhiệm vụ Một số học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị chưa thực sự chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện, nghiêncứu khoa học do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của Học viện
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo cán bộ của Họcviện, cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả ở tất cả các nội dung, các thành tố củaquá trình giáo dục, đào tạo; trong đó nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý họcviên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là một nhiệm vụ chính trị quan trọng củaHọc viện Hiện nay Học viện đang đứng trước những yêu cầu đổi mới và pháttriển mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao cả trên lĩnh vựcnghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các loại hình Việcnghiên cứu tìm ra những biện pháp đúng đắn, khoa học, phù hợp, để quản lý họcviên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực
I là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết Do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề:
Trang 6"Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I” làm đề tài Luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý giáo dục xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục và đào tạo,tuy nhiên phải đến những năm 60 của thế kỷ XX, xuất phát từ yêu cầu nâng caochất lượng giáo dục, quản lý đào tạo mới thực sự thu hút sự quan tâm của nhiềunhà giáo dục học, tâm lý học sư phạm cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễnquản lý
Ở Liên xô cũ những đóng góp to lớn cho sự phát triển lý luận và thực tiễngiáo dục nói chung phải kể đến các nhà giáo dục học nổi tiếng như A.X.Macarencô, P.P.Blônski, V.A.Xukhôlinxki, M.F.Sabaeva, L.N.Lutvin, M.I.Kônđucôp, V.V.Khuđôminski, và nhiều nhà giáo dục khác Trong lĩnh vực quản
lý đào tạo, vài thập kỷ gần đây ở nước ngoài cũng xuất hiện những nghiên cứu đisâu vào vấn đề quản lý đào tạo, quản lý sinh viên trong các nhà trường đại học.Như nghiên cứu về sự tương tác giữa người dạy - người học và môi trường trongquá trình đào tạo của J.M.Denomme và M.Roy (2000), về sinh viên bỏ học củaSheldon (1982), Tinto (1987) và của nhà quản lý đại học Beguin (1991) Đặc biệtnhững nghiên cứu về sự hoà nhập của Corifin (1989) và nghiên cứu về vấn đềquản lý đào tạo, tự quản lý của sinh viên trong học tập ở Khoa Tâm lý sư phạmtrường đại học Mons - Hainaut (Bỉ) đã có những đóng góp quan trọng cho lĩnhvực quản lý sinh viên trong các nhà trường hiện nay
Nhiều nhà khoa học về quản lý giáo dục ở nước ta đã nghiên cứu và công
bố những công trình khoa học về quản lý giáo dục trên các lĩnh vực; Quản lýnhà nước về giáo dục - đào tạo và Quản lý giáo dục - đào tạo trong trường học
Các công trình của các tác giả đã được công bố như: Nguyễn Minh Đạo
“Cơ sở của khoa học quản lý”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997; Nguyễn Ngọc Quang
“Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”, Trường cán bộ quản lý giáo dục
Trang 7và đào tạo, Hà Nội, 1998; Đặng Quốc Bảo “Một số khái niệm về quản lý giáo
dục”, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1997; “Giáo trình quản
lý giáo dục và đào tạo”, Hà Nội, 2002 của tập thể nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo; Trần Kiểm “Khoa học quản lý
giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục, 2004; Đặng Bá Lãm
“Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005;
Bùi Minh Hiền “Quản lý giáo dục”, Nxb Đại học Sư phạm, 2006; Nguyễn Thị Doan (Chủ biên), Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn “Các học thuyết quản lý”,
Nxb CTQG, Hà Nội, 1996
Nội dung các công trình nghiên cứu của các tác giả, tập trung luận giảinhiều vấn đề cơ bản như: Vai trò của quản lý, quản lý giáo dục; khái niệm vềquản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học; bản chất, chức năng, nguyên tắc
và phương pháp quản lý giáo dục; thông tin trong quản lý, quản lý giáo dục,công cụ quản lý giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý nhà nước vềgiáo dục; quản lý nhà trường; quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuậttrong giáo dục và trường học; quản lý chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng văn hoá trong quản lý giáodục, quản lý trường học; đổi mới quản lý giáo dục; các mô hình quản lý giáodục; phân cấp trong quản lý giáo dục; thực trạng công tác quản lý nhà nước vềgiáo dục; một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý giáo dục; quản lý giáo dụctrong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá
Đối với hệ thống Học viện chính trị - Hành chính khu vực I trong nhữngnăm qua đã có một số tác giả nghiên cứu về công tác đào tạo, công tác quản lý đàotạo và quản lý học viên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý như: Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
hệ tập trung ở Phân viện Hà nội của Nguyễn Bá Dương (1998); Đổi mới phươngpháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện chính trị khu vực I của
Trang 8Doãn Hùng (2006); Đổi mới công tác quản lý học viên của Trần Thị Thuỷ (2006);Những cơ sở pháp lý chủ yếu của công tác quản lý học viên ở Học viện chính trịkhu vực I của Cao Văn Thanh (2008) Đáng chú ý là đề tài Nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I giai đoạn 2011-2020của Ngô Ngọc Thắng (2012).
Theo tác giả Nguyễn Bá Dương công tác quản lý học viên gắn liền vớingười giáo viên Chủ nhiệm lớp tác động thông qua tổ chức lớp học và Ban cán sựlớp đến từng học viên trên cơ sở những Quy chế ban hành, nhằm đảm bảo chocác hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế và rèn luyện đạo đức, tính Đảng củangười học viên có chất lượng hiệu quả theo mục tiêu đào tạo đề ra Công tác quản
lý học viên được xác định ở các nội dung: Tham gia tổ chức lớp học khi học viênnhập học; tổ chức quản lý hoạt động học tập của học viên; tổ chức theo dõi quátrình học tập của học viên; tổ chức đôn đốc các hoạt động khác như nghiên cứuthực tế, hoạt động công ích xã hội của lớp; chỉ đạo theo dõi công tác Đảng củacác chi bộ lớp học viên
Theo tác giả Doãn Hùng: Đổi mới phương pháp dạy học
được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong Học viện hiện nay, đặcbiệt trong việc dạy học các môn Lý luận chính trị Việc dạy cácmôn học này phải gắn liền với thực tiễn, phù hợp với yêu cầuđổi mới ở nước ta hiện nay; vấn đề cơ bản phải kiên định vớichủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đi đôi với khôngngừng sáng tạo lý luận Để việc dạy học các môn học này cóchất lượng hiệu quả, cần phải dạy cho học viên cách tư duy,cách giải quyết vấn đề, nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệpcho học viên mà cốt lõi là kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý;phát hiện và giải quyết vấn đề mới luôn phát sinh; phát triển
kỹ năng học tập nghiên cứu của học viên; bồi dưỡng phương
Trang 9pháp, lòng quyết tâm, ý chí tự học, biết vận dụng những điều
đã học vào trong thực tiễn công tác
Tác giả Trần Thị Thuỷ đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chấtlượng quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị -Hành chính khu vực I đó là: Coi trọng xây dựng và củng cố chi bộ lớp học để thực
sự phát huy vai trò và hiệu lực của chi bộ trong quản lý, giáo dục và rèn luyệnđảng viên là học viên; cụ thể hoá mục tiêu đào tạo thông qua việc xây dựng cácchương trình hành động của các chủ thể quản lý, hoàn thiện các văn bản pháp quy,các quy định về quản lý học viên; phát huy vai trò tự quản lý của học viên trongquá trình đào tạo; phối hợp các lực lượng tham gia vào quá trình quản lý học viên
ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
Tác giả Cao Văn Thanh cho rằng: Quản lý là phương pháp chứ không phảimục đích Nhà quản lý hiện đại là người có khả năng linh hoạt chuyển từ kiểmsoát sang điều hành, phát huy tối đa các nguồn lực và luôn sáng tạo ra những giátrị mới Để quản lý học viên có hiệu quả, nhà quản lý không chỉ bằng nhiệt tình,bằng uy tín trách nhiệm, nhân cách, quyền hạn của mình mà phải căn cứ vào cơ
sở pháp lý Cơ sở pháp lý là toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và quản lý giáo dục, các chỉ thị,nghị quyết của cấp trên và các quy chế, quy định của Học viện
Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả Ngô Ngọc Thắng cho rằng:Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực là quá trình phát triển toàn diện con người, cả
về thể lực, trí lực và nhân cách, cả khai thác sử dụng, tái tạo và phát triển tiềmnăng, năng lực của mỗi người và cả cộng đồng người nhằm đóng góp nhiều nhấtvào sự nghiệp phát triển chung của con người và cộng đồng Đó cũng chính là quátrình tạo ra sự biến đổi phù hợp về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lựcđồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng chúng nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển của đất nước và xã hội Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Học viện
Trang 10chính trị - Hành chính khu vực I trước hết phải nâng cao chất lượng của các đơn vịgiảng dạy, chất lượng của đội ngũ giảng viên, chất lượng công tác nghiên cứu các
đề tài khoa học và chất lượng đào tạo học viên Cao cấp lý luận tại Học viện
Quản lý giáo dục và quản lý học viên là những vấn đề được nhiều nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, phương pháp nghiên cứukhác nhau Từ đề tài khoa học cấp cơ sở đến cấp bộ và cấp Nhà nước cũng nhưcác luận án, luận văn, các chuyên đề Song các tác giả đều tập trung làm rõ vị trí,vai trò bản chất của quản lý, quản lý giáo dục, thực trạng của quá trình giáo dục,
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục vàquản lý học viên
Những nghiên cứu về biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị trong hệ thống Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
và Học viện chính tri - Hành chính khu vực I còn ít, chưa có hệ thống và cơ sởkhoa học vững chắc Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay và Học viện chính trị - Hành chính khu vực
I đang đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn về lĩnh vực quản lý đào tạo,quản lý học viên Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phần nào đáp ứng yêu cầunâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý ở Học viện hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý học viênđào tạo Cao cấp lý luận chính trị; đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả công tác quản lý học viên ở Học viện chính trị - Hành chínhkhu vực I hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ củaHọc viện
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 11Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I.
Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những nguyên nhân
và rút ra những kinh nghiệm về quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chínhtrị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định yêu cầu và đề xuất các biện phápnhằm nâng cao chất lượng, công tác quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục - đào tạo học viên ở
Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý
luận chính trị hệ tập trung ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
đối tượng học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung ở Học việnchính trị - Hành chính khu vực I Thời gian khảo sát, điều tra số liệu từ năm 2007đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I hiện nayphụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó biện pháp quản lýcác hoạt động của học viên giữ vai trò rất quan trọng Nếu thực hiện quản lý cáchoạt động của học viên khoa học, chặt chẽ như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thốngcác văn bản quy định quản lý; thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý các hoạt động;thường xuyên nâng cao năng lực quản lý của các chủ thể, đồng thời phát huy tốtvai trò tự quản lý của học viên thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả tốt, góp phần
Trang 12trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng học tập của học viên, chất lượng dạy học,đào tạo của Học viện, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hìnhhiện nay.
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác - Lênin; quán triệt sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục Đồng thời, luậnvăn còn được thực hiện trên cơ sở quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quanđiểm lịch sử - lôgíc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, mô hìnhhóa, khái quát hóa các nội dung, tư tưởng trong các sách giáo trình, sách chuyênkhảo, sách tham khảo, các công trình khoa học, các tài liệu, tư liệu có liên quanđến đề tài luận văn
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát các mặt hoạt động: Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ; hoạt
động dạy học của giáo viên; hoạt động học tập, rèn luyện và các mặt hoạt động
xã hội khác của học viên để rút ra những kết luận có liên quan đến nội dungnghiên cứu của đề tài
Trao đổi với học viên, cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lý học
viên, để rút ra những kết luận, nhận định có cơ sở khoa học nhằm phục phụ chonhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Điều tra xã hội học đối với học viên, cán bộquản lý giáo dục, giáo viên, để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên
Trang 13nhân và đề xuất các biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trịcho phù hợp.
Tổng kết, rút ra kinh nghiệm về công tác quản lý học viên đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị
Sử dụng phương pháp điều tra đối với học viên, các lực lượng giảng dạy,
quản lý giáo dục để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề ra biện pháp nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả, quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tạiHọc viện chính trị - Hành chính khu vực I hiện nay
Sử dụng phương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, xin ý kiến
của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm về những vấn đề có liênquan trực tiếp đến đề tài luận văn
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán, xử lý các số liệu phục
vụ cho luận văn
7 Ý nghĩa giá trị của luận văn
Xây dựng và hoàn thiện các khái niệm; quản lý học viên và biện pháp quản
lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chínhkhu vực I
Đề xuất những biện pháp cơ bản nâng cao chất lượng, công tác quản lý họcviênđào tạoCao cấp lý luận chính trị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đàotạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
8 Cấu trúc của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm: Mở đầu, 2 chương, (6 tiết), kết luận, kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỌC VIÊN
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri Hành chính khu vực I
-Quan niệm về người học, Điều 83, Luật Giáo dục đã quy định: Người học làngười đang học tập tại các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân TheoQuy chế học viên và công tác học viên hiện hành ở Học viện chính trị - Hànhchính quốc gia Hồ Chí Minh xác định:
Học viên đến học tập ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I đều làcán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và quy hoạch thuộc diện; cán bộ cấp trưởngphòng, phó phòng và tương đương của các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra, cán bộthuộc các bộ, ngành của Trung ương
Cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận, huyện,ban ngành của tỉnh, cán bộ các cơ quan Trung ương theo địa bàn được phâncông
Tất cả các học viên đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có đủ điềukiện đầu vào, có đủ sức khoẻ để học tập
Học viên đến học tập ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I, thuộclớp người đã trưởng thành và hoàn thiện cả về thể chất và nhân cách: Về độ tuổi,đều từ 30 tuổi trở lên, là lứa tuổi có kinh nghiệm trong cuộc sống, công tác, nănglực quản lý nhất định, có đủ sức khoẻ để học tập và tham gia các hoạt động khác
Về nhân cách, họ là những người có trình độ nhận thức, hiểu biết mọi mặt củađời sống xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật và lòng tự trọng cao Học viên đến họctại Học viện đều đã tốt nghiệp đại học, trong đó nhiều người có trình độ thạc sĩ,tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư
Trang 15Về mặt chính trị, học viên đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã ítnhiều trải qua thực tiễn và công tác Đảng, là hạt nhân tiêu biểu ở các cơ quan,đơn vị, là những cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt ở cấp quận, huyện trở lên.Trong các lớp tại chức nhiều đồng chí là Giám đốc các sở, Tỉnh uỷ viên, thậm chícòn có cả Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh thành, Thứ trưởng đi học, đây làđiều kiện thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm, khả năng tự quản trong quátrình học tập, rèn luyện tại Học viện
Từ đặc điểm này cho thấy, học viên hoàn toàn có đủ điều kiện để tiếp thu nộidung kiến thức của các môn học, phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập Mặtkhác họ còn là những người có ý thức, sống có mục đích, có lý tưởng, có ý chí vànghị lực để vượt qua khó khăn Học viên còn là lớp người có sự chín muồi về mặttâm lý - xã hội, rất thuận lợi cho công tác quản lý học viên
Qua những luận giải trên chúng tôi quan niệm: Học viên đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị tại Học viện chính tri - Hành chính khu vực I là cán bộ, đảng viên đang học tập, rèn luyện tại Học viện nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp quận, huyện và cấp trên theo yêu cầu nhiệm vụ
Quan niệm trên đã chỉ rõ, học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại
Học viện chính tri - Hành chính khu vực I ngoài những đặc điểm chung còn có
những nét riêng so với học viên được đào tạo ở các Học viện và các nhà trườngkhác đó là: Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị được tuyển chọn chặt chẽtheo Quy chế của Bộ giáo dục - Đào tạo; Quy định của Ban chấp hành Trungương và Bộ Chính trị; sự tuyển chọn cán bộ của các địa phương, các bộ, banngành của Trung ương, có mục đích rõ dàng, được học tập trong môi trường sưphạm hệ thống trường Đảng, được tổ chức quản lý chặt chẽ với sự giúp đỡ hướngdẫn trực tiếp của đội ngũ giảng viên, cán bộ Quản lý giáo dục có kiến thức vànăng lực Tất cả các học viên đều là Đảng viên, có trình độ, kiến thức khá cao
Trang 16trên các lĩnh vực, có năng lực và sự trải nghiệm trong công tác ở các cơ quan,đơn vị, có ý thức tổ chức kỷ luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng pháttriển tốt.
Học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị có nhiệm vụ chung là: Học tập,nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Khoa học Lãnh đạo quản lý; Khoahọc Xã hội nhân văn; Khoa học chính trị hành chính Chấp hành nghiêm chỉnhchủ chương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiệnđầy đủ quy chế, quy định của Học viện; tích cực tham gia các hoạt động, phongtrào góp phần xây dựng lớp học tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết giúp đỡ nhau tronghọc tập và công tác Với mục tiêu đào tạo trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý chocác địa phương, các bộ, ban, ngành của Trung ương có khả năng phát triển lêncác chức vụ cao hơn trong tương lai Có đầy đủ phẩm chất chính trị, trình độ lýluận khoa học, năng lực công tác, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, vớinhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên cương vị được giao theo chức trách,góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh
1.1.2 Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I
Có rất nhiều khái niệm về quản lý đã được đưa ra do tiếp cận ở các góc độkhác nhau Theo quan niệm chung nhất trong Từ điển Giáo dục học, Quản lý là:
“Hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (ngườiquản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [19, tr.326] Trong từ điểnTiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên quan niệm: “Quản lý là trông coi, giữ gìntheo những yêu cầu nhất định Là tổ chức và điền khiển các hoạt động theo nhữngyêu cầu nhất định” [51, tr.161] Tác giả Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Hoạt độngquản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng
Trang 17quản lý qua con đường tổ chức là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hànhđộng của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mụctiêu nhất định của tập thể và xã hội” [6, tr.55].
Trong giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện chính trị quốcgia Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển của các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luậtđạt tới mục đích đề ra và đúng ý trí của người quản lý” [36, tr.772]
Hiện nay, thuật ngữ quản lý đang trở nên phổ biến, song trong thực tế vẫnchưa có một định nghĩa thống nhất Như vậy, có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉhuy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười nhằm đạt tới mục đích đã đề ra
Về quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội là hoạt động có ý thức củacon người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Có nhiều quan niệm khácnhau về Quản lý giáo dục Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là
hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thểquản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiệnđược các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dựkiến lên trạng thái về chất” [14, tr.7]
Tác giả Trần Kiểm, lại phân chia Quản lý giáo dục thành hai cấp là vĩ mô
và vi mô Quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô được hiểu là: “Những tác động tự giác(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thểquản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáodục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triểngiáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [37, tr.36-37]
Ở cấp vi mô là: “Hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
Trang 18công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trong vàngoài nhà trường, nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu giáo dụccủa nhà trường” [37, tr.37-38]
Thực chất của hoạt động Quản lý giáo dục là quản lý con người và đàotạo con người Đó là quá trình tác động có định hướng của ngành giáo dục, nhàquản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất củakhoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động đó thực chất là
sự tác động có mục đích, có tổ chức, có lựa chọn của các chủ thể quản lý đếnnhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch, bảođảm quá trình giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị
-Hành chính khu vực I cũng là một kiểu quản lý xã hội thu nhỏ, quản lý trường học,quản lý giáo dục ở cấp vi mô Một nội dung quản lý cơ bản của quá trình đào tạo tạicác trường Đảng là hoạt động quản lý học viên được tổ chức một cách chặt chẽ vừatheo Luật giáo dục vừa theo các Quy định của Ban chấp hành Trung ương và BộChính trị Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là quá trình tác độngcủa các lực lượng giáo dục, của người giáo viên Chủ nhiệm lớp thông qua tổ chứclớp học và Ban cán sự lớp đến từng học viên trên cơ sở những Quy chế, Quy địnhban hành nhằm đảm bảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế, rèn luyệnđạo đức, tác phong của người học viên theo mục tiêu đào tạo đã đặt ra Thực chất làquản lý các hoạt động như: Hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế, tự quản lý rènluyện và các hoạt động khác của học viên Đó là quá trình diễn ra những tác độngliên tiếp, nối tiếp nhau của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong mối quan hệthống nhất, biện chứng với các nhân tố của quá trình quản lý bao gồm:
Mục tiêu quản lý
Mục tiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể mong muốn đạtđược trong quá trình vận động của hệ thống tại thời gian và không gian xác định
Trang 19Mục tiêu quản lý phải được xác định trước để chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đốitượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động
Mục tiêu quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là cái đích phảiđạt tới của quá trình quản lý là cơ sở để thống nhất về nhận thức, tư tưởng vàhành động của chủ thể quản lý trong Học viện hiện nay (các tổ chức, các lựclượng giáo dục) và đối tượng quản lý Vì vậy việc xây dựng mục tiêu ngay từ đầucủa quá trình quản lý là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng, hiệu quả của kế hoạch quản lý giáo dục, nếu không có mục tiêu chủ thểquản lý giáo dục sẽ không biết hướng hoạt động của mình vào đâu, vào ai, mọihoạt động sẽ trở nên tự phát trước sự biến đổi của các nhân tố trong quá trìnhgiáo dục Có mục tiêu sẽ giúp các chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường hànhđộng đúng phương hướng, ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời, khắcphục khó khăn để đạt được mục tiêu đã đề ra
Mục tiêu quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chínhtrị là nhằm kịp thời nắm chắc tình hình mọi mặt của học viên, làm cơ sở đánhgiá đúng thực trạng kết quả học tập, rèn luyện, quản lý giáo dục của học viên;tiếp tục hoàn thiện quá trình giáo dục, đào tạo của Học viện, thực hiện tốtnhiệm vụ giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước giao cho Cụ thể; theo dõinắm chắc tình hình chất lượng học viên từ khi nhập học cho đến kết thúc khoáhọc về kết quả học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lốisống; kịp thời phát hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tậpcủa học viên; nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển phẩm chất nhân cách,trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn quản lý cho học viên; đồng thời, nângcao năng lực lãnh đạo, quản lý học viên của các chủ thể quản lý trong Học viện
Chủ thể quản lý
Trang 20Là nhân tố đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động quản lý và của mọi hệthống quản lý Chủ thể quản lý tồn tại ở nhiều quy mô, tạo ra các tác động quản lýđến các đối tượng quản lý, có năng lực, quyền hạn và phẩm chất nhất định.
Chủ thể quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện là các
tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp, lãnh đạo,chỉ đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên trong suốt quá trình đào tạo, bao gồm:Các cấp Ủy đảng trong Học viện trực tiếp nhất là Đảng bộ Học viện, Chi bộ các lớphọc viên; các cơ quan chức năng (ban Quản lý đào tạo, phòng Thanh tra, phòngKhảo thí; các đơn vị giảng dạy; đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp; Ban cán sự trongcác lớp học) Quá trình quản lý học viên được thực hiện trong một chỉnh thể thốngnhất; các chủ thể quản lý có mối quan hệ chặt chẽ tương tác với nhau, tạo thành hệthống tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý học viên có chất lượng, hiệu quả,
đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chocác cơ quan và đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng đất nước trong tình hìnhhiện nay
Trong quá trình quản lý học viên, đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp có vịtrí, vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định Giáo viên Chủ nhiệm lớp làngười trực tiếp quản lý học viên trong suốt quá trình đào tạo; vừa là người chỉđạo, theo dõi quản lý, vừa là người hướng dẫn học viên trong quá trình học tập,rèn luyện, nghiên cứu thực tế và công tác Do đó, đây là lực lượng quản lý toàndiện nhất đối với học viên trong suốt quá trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trịtại Học viện
Đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý là những các nhân, tập thể chịu sự tác động, điều khiểnquản lý của chủ thể quản lý trong suốt quá trình vận động Đối tượng quản lý lànhân tố quan trọng của hệ thống quản lý
Học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là đối tượng quảnlý; chịu sự tác động, điều khiển, quản lý của các chủ thể quản lý, mà thường
Trang 21xuyên, chủ yếu và trực tiếp là đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp, Ban cán sự lớp.Học viên vừa là khách thể (đối tượng chịu sự quản lý của chủ thể; ban Giám đốc,các cơ quan, khoa giáo viên, cán bộ trong các lớp Cao cấp lý luận chính trị trongHọc viện), vừa là chủ thể của quá trình tự quản lý, tự tổ chức thực hiện thông quahoạt động học tập, rèn luyện, công tác, phấn đấu vươn lên lĩnh hội kiến thức, pháttriển phẩm chất nhân cách người cán bộ lãnh đạo theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Để quản lý tốt các đối tượng quản lý; chủ thể quản lý giáo dục phải nắm chắc sốlượng, chất lượng từng học viên, tổ chức chỉ đạo học viên thực hiện theo kế hoạch,
tổ chức tốt các hoạt động tự quản lý của học viên, phối hợp chặt chẽ các lực lượng
giáo dục trong tổ chức quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy của Học viện
Ban Giám đốc
Các khoa
chuyên môn
Ban quản lý đào tạo
Văn phòng
Trang 22Nội dung quản lý
Nội dung quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu từ lập kế hoạch,
tổ chức phân công, điều khiển và kiểm soát; các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực, vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu
đề ra
Nội dung quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
là quản lý mọi hoạt động của học viên trong quá trình đào tạo; đó là quản lý việcthực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiên cứu thực tế, công tác của họcviên Nội dung quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trịphải đảm bảo toàn diện, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Quản lý nội dung chương trình, kế hoạch học tập, công tác của Học viện
đã ban hành và kế hoạch của từng học viên trong quá trình học tập;
Quản lý số lượng, chất lượng học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị;quân số học tập hằng ngày của học viên trên lớp, kết quả học tập, phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống, diễn biến tư tưởng và các mối quan hệ của học viên; các chế
độ giáo dục chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, rèn luyệnnăng lực cho học viên theo nội dung, mục tiêu đào tạo của khoá học;
Quản lý chặt chẽ các hoạt động và chất lượng học tập của học viên, baogồm: Hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện, hoạt động nghiên cứu khoa học,hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động đi thực tế tại cơ sở;
Quản lý chặt chẽ việc chấp hành các Quy chế, Quy định về học tập, rènluyện của Học viện; Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước, chế độ, nguyên tắc trongsinh hoạt đảng, xử lý nghiêm minh, kịp thời những biểu hiện vi phạm kỷ luật,quy định của Học viện;
Quản lý tốt cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho học tập, sinhhoạt và đời sống vật chất, tinh thần của học viên
Trang 23Các nội dung quản lý học viên cần được tiến hành thường xuyên, chặt chẽtheo chức năng của các lực lượng giáo dục trong Học viện, thông qua các chủ thểquản lý như: Các tổ chức trong Học viện, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cáccấp (nhất là đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm lớp, giáo viên của các khoa được phâncông theo dõi lớp), đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ các cơ quan chức năng,nhằm thường xuyên theo dõi, tìm hiểu và nắm chắc mọi diễn biến các hoạt độngcủa học viên trong quá trình đào tạo, kịp thời khắc phục những hạn chế trongquản lý học viên và không ngừng nâng cao năng lực của lực lượng quản lý giáodục các cấp
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý học viên tại Học viện
Ban Giám
đốc
Ban chấp hành đảng uỷ
Các khoa Ban quản lý đào tạo Văn phòng đảng uỷ
Tổ chiêu sinh Tổ kế hoạch Tổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên theo dõi lớp
Chi bộ Lớp học
viên
Trang 24Phương pháp quản lý
Phương pháp là cách thức, biện pháp, tác động, điều khiển của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống các công cụ quản lý nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý đã đề ra
Phương pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện
là hệ thống những cách thức, biện pháp tác động, điều khiển của các chủ thể quản
lý (các tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ giảng viên, giáo viênChủ nhiệm lớp) đến đội ngũ học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chínhtrị thông qua hệ thống công cụ quản lý, nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xácđịnh; đó là các Chỉ thị, Nghị quyết của tổ chức đảng các cấp; Hiến pháp, Phápluật của Nhà nước; các Quy chế, Quy định về giáo dục - đào tạo và Quản lý giáodục - đào tạo; Chương trình, kế hoạch của các cơ quan chức năng trong Học viện
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện hiện nay rất
đa dạng và phong phú, tùy vào việc sử dụng các biện pháp quản lý của các chủthể quản lý trong Học viện, nhất là đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm và cán bộ Kiêmchức trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; trên cơ sở vận dụng tổnghợp, linh hoạt, sáng tạo ba phương pháp quản lý cơ bản: Phương pháp hành
chính; phương pháp giáo dục - tâm lý; phương pháp kích thích bằng vật chất và
tinh thần
Từ khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và sự phân tích các nhân tố cơ bảncủa quá trình quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri
- Hành chính khu vực I hiện nay, chúng tôi quan niệm: Quản lý học viên trong các
lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I
là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý các cấp tác động đến học viên bằng hệ thống công cụ và phương pháp quản lý, nhằm làm cho học viên đạt được mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý.
Trang 251.1.3 Nội dung biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề
cụ thể Là cách thức chủ thể quản lý tiến hành sử dụng các công cụ quản lý,tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong mỗi quátrình quản lý, nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao
cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I là tổng hợp các cách thức quản lý của chủ thể quản lý tác động đến từng học viên, tập thể học viên một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, nhằm tạo điều kiện cho học viên thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Khái niệm trên chỉ rõ rằng, mục đích cơ bản của biện pháp quản lý họcviên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị là tập trung giải quyết những nội dung,nhiệm vụ quản lý nhằm: Nắm chắc học viên về mọi mặt, nâng cao nhận thức,thái độ, trách nhiệm trong quá trình học tập, rèn luyện và công tác; đồng thờihình thành và từng bước hoàn thiện tri thức, phẩm chất, năng lực lãnh đạo,quản lý theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; có bản lĩnh vững vàng để sẵn sàngnhận và hoàn thành nhiệm vụ sau khi ra trường trở về các cơ quan, các địaphương công tác tốt
Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị được coi làtổng hợp các cách thức, phương pháp, của chủ thể quản lý, tác động đến từng
Trang 26học viên và tập thể học viên với những hình thức thể hiện khác nhau Nó đượcđặc trưng bởi các hành động của chủ thể quản lý các cấp, trong đó nổi bật làvai trò của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giáo viên Chủ nhiệm trong các lớphọc viên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện vàhướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng Việc tác động tới học viên vàtập thể học viên bằng nhiều biện pháp quản lý, được thực hiện với nhiều cáchthức khác nhau, nhưng chủ yếu là thông qua hoạt động dạy học, giáo dục vàphát huy ảnh hưởng từ môi trường giáo dục - đào tạo ở Học viện cũng như vaitrò tự quản lý, tính tự giác trong việc học tập, rèn luyện của học viên.
Để biện pháp quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị đạt được mục đích đề ra, các chủ thể quản lý cần thực hiện tốt nhữngyêu cầu sau:
Một là, thống nhất nhận thức, trách nhiệm cho chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý về vị trí, vai trò, mục đích của công tác quản lý học viên trongquá trình đào tạo
Hai là, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý học
viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị đảm bảo chặt chẽ, khoahọc, sát đúng với thực tiễn có tính khả thi cao Quá trình thực hiện, kịp thờiđiều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý cho phù hợp với tình hình thực tiễn trongđơn vị, đáp ứng mục tiêu đào tạo
Ba là, xác định rõ các chuẩn đánh giá chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ
và quản lý các hoạt động của học viên theo các nội dung đã quy định
Bốn là, phát huy vai trò tự quản lý của từng học viên trong các lớp đào
tạo Cao cấp lý luận chính trị trong suốt quá trình đào tạo tại Học viện
Năm là, kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, công tác và
phát triển phẩm chất, nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý của học viên làmục đích, mục tiêu, yêu cầu của quá trình đào tạo
Trang 27Những tiêu chí trên có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau tạo thànhmột chỉnh thể thống nhất Do vậy các chủ thể quản lý cần giáo dục xây dựngđộng cơ, thái độ trách nhiệm, ý thức tự quản lý cho mọi học viên, tổ chức duytrì và thực hiện nghiêm các chế độ, nề nếp, quy định; đồng thời, tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho học viên trong tự học tập, tự quản lý và tự rèn luyện trongsuốt quá trình đào tạo
1.2 Những yếu tố tác động đến quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính tri - Hành chính khu vực I
1.2.1 Sự tác động từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
Với sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu
to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; kinh tế có sự tăng trưởng, văn hoá
-xã hội phát triển, giữ vững sự ổn định về chính trị, quốc phòng - an ninh đượctăng cường, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, đời sống nhân dân từng bướcđược nâng lên Từ đó đã củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên, giáo viên, họcviên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai tiền đồ của dân tộc, có quyết tâm caotrong học tập, rèn luyện
Tuy nhiên, đất nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ Nềnkinh tế tuy đạt được những thành tựu nhưng vẫn chưa thật vững chắc Năng suấtlao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực Năng lực cạnhtranh quốc gia chậm được cải thiện Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư cònthấp, còn thất thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước Bên cạnhmặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt trái, làm nẩy sinh những tiêucực và tệ nạn xã hội Tình trạng phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữathành thị và nông thôn; sự biến đổi đa dạng, phức tạp cơ cấu xã hội - giai cấp; sựphân hóa, phân tầng xã hội, tư tưởng thực dụng, sự xâm nhập của tư tưởng, vănhoá, đạo đức, lối sống tư sản vào nước ta; sự trỗi dậy của các hủ tục lạc hậu; đặcbiệt, tệ tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác tác động đến tâm tư tình cảm củamỗi cán bộ, học viên
Trang 28Một bộ phận cán bộ chạy theo lối sống thực dụng, vi phạm phẩm chất đạođức cách mạng của người cán bộ, đảng viên; một bộ phận khác lười học tập, ngại
tu dưỡng, rèn luyện, sống cơ hội hữu khuynh, cục bộ, thiếu trách nhiệm trong côngtác Tình hình trên đã và đang tác động hàng ngày, hàng giờ, đến nhận thức, tìnhcảm, niềm tin của cán bộ, giảng viên, học viên, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục và học viên ở Học viện
1.2.2 Sự tác động từ đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I được thành lập ngày 17
tháng 10 năm 1953, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng,Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn các tỉnh phía Bắc và cácban, ngành của Trung ương Học viện là một đơn vị được hợp nhất từ cácTrường đảng khu vực qua các thời kỳ lịch sử Trải qua 60 năm trưởng thành vàphát triển, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I đã có những đóng góp tolớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cácngành từ Trung ương đến địa phương Hàng chục vạn cán bộ lãnh đạo, quản lýtrong các lĩnh vực công tác Đảng, quản lý Nhà nước, lãnh đạo chỉ huy tronglực lượng vũ trang qua đào tạo, bồi dưỡng đều đã trưởng thành và phát triển,đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước trước đây và công cuộc đổimới hiện nay
Ngày nay do yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo đã có sự phát triển mới,
vì vậy nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở Học viện cũng có nhiều thay đổi
Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, vấn đề đổi mới công tác quản lýđào tạo, quản lý học viên ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết Nhu cầu được phản ánh rõtrong Nghị quyết 52-QĐ/TW của Bộ chính trị ngày 30/7/2005 về đổi mới, nâng
Trang 29cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Nhằm kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đào tạo,ngày 02/8/2005 Bộ chính trị ra quyết định số 149/QĐ - TW Ngày 06/03/2006Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ra quyết định
số 300/QĐ - GĐ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyđịnh về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Học viện Chính trị - Hànhchính khu vực I Trong các quyết định trên đều nhấn mạnh đến việc đổi mới nộidung, phương pháp đào tạo, đặc biệt là đổi mới cơ chế quản lý đào tạo nhằmnâng cao chất lượng đào tạo cán bộ
Tuy nhiên công tác quản lý học viên ở Học viện Chính trị - Hành chínhkhu vực I trong bối cảnh hiện nay cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâmgiải quyết
Những Quy chế với tư cách là cơ sở pháp lý cho việc quản lý học viêncòn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đối tượng học viên là đảng viên, là cán
bộ lãnh đạo, quản lý đi học Nhiều điểm trong Quy chế học viên; Quy chế thihọc phần, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, thi tốt nghiệp, công nhận tốtnghiệp; Quy chế chủ nhiệm lớp đang liên tục được bổ sung, thay đổi song vẫn
có điểm còn sơ cứng, chưa phù hợp với đặc trưng của cơ sở đào tạo cán bộlãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng
Quản lý đào tạo nói chung và quản lý học viên nói riêng ở loại hình đàotạo tập trung và loại hình đào tạo tại chức có nhiều vấn đề rất khác nhau Tuynhiên trong thực tế chỉ có Quy chế chung cho cả hai loại hình đào tạo này.Thậm chí có nhiều điểm trong Quy chế chỉ áp dụng cho loại hình đào tạo tậptrung Một số quy định về tổ chức thi hết học phần, thi tốt nghiệp ở các lớploại hình đào tạo tại chức thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức nên hiệu quảthấp
Trang 30Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa giáo viên Chủ nhiệm của Họcviện với giáo viên Chủ nhiệm ở cơ sở mở lớp chưa rõ và chặt chẽ; còn mang tínhđiều hoà lợi ích
Việc quán triệt trong nhận thức đối với cán bộ, học viên và thực hiện tất cảcác nội dung trong công tác quản lý học viên nói riêng và công tác quản lý đàotạo nói chung chưa đồng bộ
Công tác tư tưởng, tuyên truyền Quy chế thi, vận động học viên tuân thủquy chế chưa được chu đáo, đủ mức cần thiết nên còn tình trạng có một số họcviên mang tài liệu vào phòng thi đã bị phát hiện và xử lý kỷ luật
Công tác quản lý học viên hiện nay của giáo viên Chủ nhiệm lớp chủ yếutập trung vào thời gian học viên dự học trên lớp Việc học tập ở ký túc xá, ở nhàhoặc trên thư viện hoàn toàn dựa vào sự tự giác của học viên, cho nên việc nângcao chất lượng học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học viên còn có hạnchế, chưa quản lý học viên được một cách toàn diện cả trong và ngoài giờ lênlớp
1.1.3 Sự tác động từ đặc điểm học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
ở Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Đối tượng học viên đào tạo ở Học viện rất đa dạng, trong đó học viên đào tạoCao cấp lý luận chính trị là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Học viện từ khithành lập đến nay Mục tiêu đào tạo đối với đối tượng này là trang bị cho họ nhữngkiến thức khoa học, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;phẩm chất chính trị, lòng trung thành vô hạn với Đảng, với tổ quốc, với nhân dân đểtrở thành người cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực cho các bộ, ngành của Trungương và các địa phương theo địa bàn được phân công
Học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện đượclựa chọn ở các bộ, ngành của Trung ương và các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra,
có lịch sử của bản thân, lịch sử gia đình rõ ràng, họ đều là đảng viên Đảng cộng
Trang 31sản Việt Nam, đã ít nhiều trải qua thực tiễn và công tác Đảng, là hạt nhân tiêubiểu ở các đơn vị công tác Hơn nữa họ đều là những cán bộ lãnh đạo, quản lýchủ chốt cấp quận, huyện trở lên Trong các lớp tại chức nhiều đồng chí là Giámđốc các sở, tỉnh Ủy viên, thậm chí còn có cả Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thưcác tỉnh, thành, Thứ trưởng đi học Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy tinhthần trách nhiệm, khả năng tự quản trong quá trình học tập, rèn luyện của họcviên Song bên cạnh đó cũng còn không ít học viên xác định động cơ, tinh thầnthái độ, mục đích học tập, rèn luyện chưa rõ ràng, đúng đắn; với quan niệm, đihọc cốt sao cho có bằng Cao cấp lý luận để tiêu chuẩn hóa chức danh, có điềukiện sau này được đề bạt ở các vị trí cao hơn Đặc biệt là những khó khăn khiphải chuyển đổi trạng thái, từ đi làm sang đi học, từ vị trí lãnh đạo sang vị trí họcviên Hai sự chuyển đổi này hoàn toàn không phải dễ dàng đối với người họcviên khi đến học tập ở Học viện Việc đánh giá kết quả học tập đôi khi chưa thật
sự nghiêm túc, còn thiếu khách quan; tỷ lệ điểm thi quá cao, không có ai dướiđiểm trung bình nên là điều kiện để cho một số học viên thiếu cố gắng, nghiêmtúc trong học tập và rèn luyện
Công tác quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại Học việnChính trị - Hành chính khu vực I, chịu sự tác động nhiều chiều của các nhân tốkhách quan và chủ quan, vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp bao gồm cảmặt tích cực và mặt tiêu cực, chúng luôn đan xen và có thể chuyển hóa lẫn nhau Dovậy các chủ thể quản lý phải nhận thức, đánh giá đúng những tác động, có giải phápphù hợp để tận dụng, phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế thấp nhất nhữngnhân tố tiêu cực tác động để quản lý học viên đạt hiệu quả cao nhất
1.3 Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
1.3.1 Thực trạng quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Trang 32Công tác quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ởHọc viện Chính trị - Hành chính khu vực I những năm qua cơ bản đã đạt đượcmục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện
* Những ưu điểm
Một là, Cấp ủy tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp và đội ngũ giảng viên, cán
bộ quản lý trong Học viện đều ý thức đầy đủ trách nhiệm trong nhiệm vụ quản lýhọc viên Đảng ủy Học viện thường xuyên có chủ trương, biện pháp lãnh đạo vềcông tác giáo dục đào tạo trong đó công tác quản lý học viên luôn được xác định lànhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Cán bộ quản lý cáccấp thường xuyên quán triệt, kiểm tra các hoạt động của học viên thông qua các tổchức các lớp học
Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũcán bộ trong quản lý học viên Cao cấp lý luận chính trị có 17,00% đánh giá tốt,47,50% khá, 32,50% trung bình; về kinh nghiệm quản lý của cán bộ có 18,50%tốt, 45,00% khá; 36,50% trung bình; về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũcán bộ, giáo viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị có 84,50% đánhgiá tốt, 15,50% tương đối tốt; về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũcán bộ, giáo viên có 15,50% tốt, 53,00% khá, 31,50% trung bình
Hai là, công tác xây dựng Quy chế và tổ chức điều hành kế hoạch quản lý
học viên: Những năm gần đây, mặc dù số lượng và đối tượng đào tạo ngày càngtăng, đa dạng hơn, song Đảng uỷ - Ban Giám đốc Học viện đã hết sức coi trọng,tập trung chỉ đạo công tác xây dựng Quy chế và tổ chức điều hành kế hoạch quản
lý đã có bước tiến bộ trên nhiều mặt
Hệ thống công cụ quản lý học viên đã được các tổ chức trong học viện chútrọng xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn như: Quy chế giáo dục đào tạo, Quychế tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá học phần, viết luận văn và công nhận tốtnghiệp; Quy chế giáo viên Chủ nhiệm lớp; Chỉ thị, hướng dẫn về quản lý học
Trang 33viên nói chung, học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị nói riêng.
Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho quản lý học viên ngày càngđảm bảo tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong quản lý học viên đào tạoCao cấp lý luận chính trị tại học viện
Hệ thống văn bản Pháp quy về quản lý học viên ở Học viện nói chung vàcác chỉ thị, quy định của các cấp nói riêng được xây dựng và ban hành khá đầy
đủ và phù hợp, góp phần trực tiếp vào xác định quy trình, biện pháp và cách thứcquản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ngày càng phù hợp hơn, hiệuquả hơn như: Quy chế giáo dục đào tạo, quy định, chỉ thị về công tác quản lý họcviên Hệ thống công cụ đảm bảo cho quá trình quản lý học viên được các tổ chứctrong Học viện chú trọng và ngày càng hoàn thiện Cơ sở vật chất, phương tiệnphục vụ cho quản lý học viên ngày càng đảm bảo tốt hơn, cơ bản đáp ứng đượcyêu cầu trong quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ, học viên đánh giá về hệ thống vănbản Pháp quy quản lý học viên ở Học viện hiện nay: Có 68,00% cho rằng đầy đủ
và phù hợp; 30,00% cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp, có 2,00% cho rằng còn cóbất cập
Ba là; xây dựng và phát huy vai trò các tổ chức trong việc quản lý học viên
Cao cấp lý luận chính trị: Ngay từ đầu khoá học, học viên được biên chế ổn địnhthành các lớp, do các giáo viên Chủ nhiệm quản lý, chặt chẽ theo các quy định tổchức của Học viện Hệ thống tổ chức Đảng, được thành lập theo tổ chức hànhchính bảo đảm hợp lý Về biên chế tổ chức cán bộ quản lý giáo dục các cấp,nhất là đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị luôn được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Học viện đặc biệt quan tâm xâydựng, kiện toàn đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, phù hợp với khả năng, cơ bảnđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong quản lý học viên Đội ngũ cán bộ Kiêm chứctrong các lớp được lựa chọn, đã phát huy được tinh thần trách nhiệm trong quản
lý học viên theo chức trách
Trang 34Kết quả trưng cầu ý kiến về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên quản lý họcviên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho thấy, có 58,50% cho rằnghợp lý, 35,50% cho rằng tương đối hợp lý, 6,00% cho rằng chưa hợp lý
Bốn là, môi trường giáo dục - đào tạo tại Học viện những năm qua đã luôn
được Đảng ủy - Ban giám đốc, cấp uỷ, lãnh đạo các cấp chú trọng xây dựng, đảmbảo điều kiện tốt nhất cho học viên học tập, rèn luyện và công tác đạt hiệu quả.Thực tế cho thấy, môi trường sư phạm tại Học viện đã góp phần rất quan trọngvào quá trình đào tạo học viên Cao cấp lý luận chính trị, làm cho các chủ thểquản lý và đội ngũ học viên luôn xác định rõ ý thức trách nhiệm, xây dựng động
cơ phấn đấu, ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị, Họcviện vững mạnh, chính quy, tiên tiến, mẫu mực, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ, học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lýluận chính trị đánh giá về môi trường học tập, rèn luyện ở Học viện có 76,00% đánhgiá rất tốt, 23,50% đánh giá cơ bản tốt, 9,50% đánh giá trung bình
Mức độ hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý củahọc viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện những năm qualuôn có bước phát triển mới cao hơn, cơ bản đáp ứng được mục tiêu đào tạo Thực
tế ở các cơ quan thuộc các bộ, ban ngành ở Trung ương, các địa phương hiện nay,
có nhiều đồng chí phấn đấu phát triển tốt, đã và đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lýcác đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
Trang 35Học viện cho rằng: Công tác quản lý học viên là chức phận, nhiệm vụ của Banquản lý đào tạo và đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm trong các lớp đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị, nên chưa phát huy tính tích cực, vai trò trách nhiệm của mình
để quản lý học viên Một số giáo viên Chủ nhiệm lớp còn có mặt hạn chế vềkinh nghiệm, năng lực tổ chức quản lý lớp học; chưa thực sự sâu sát, nêu caotinh thần trách nhiệm trong quản lý học viên Việc lựa chọn, sắp xếp đội ngũcán bộ Kiêm chức trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị có thời gianchưa hợp lý, cán bộ Kiêm chức chưa thật sự là tấm gương sáng cả về phẩmchất và năng lực cho học viên noi theo
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ, học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lýluận chính trị về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác quản lý học viên đàotạo Cao cấp lý luận chính trị có 65,50% đánh giá rất quan trọng, 24,50% đánh giáquan trọng, 10,00% đánh giá không quan trọng Kết quả trên cho thấy vị trí vaitrò của các chủ thể quản lý trong công tác quản lý học viên là rất quan trọng dovậy phải nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản lý trong công tác quản lý họcviên
Hai là, hệ thống văn bản pháp quy về quản lý học viên nói chung, quản lý
học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị nói riêng chưa thực sựphù hợp với từng đối tượng đào tạo; các văn bản chưa được bổ sung, điều chỉnh
và kịp thời đổi mới cho phù hợp nên tính khả thi chưa cao Quá trình triển khaithực hiện trong quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị còn biểu hiệnbất cập giữa các loại hình đào tạo chưa thực sự thống nhất Việc tổ chức thựchiện quy trình quản lý học viên của đội ngũ cán bộ, giáo viên có lúc còn giảnđơn, chưa chặt chẽ, cụ thể
Kết quả trưng cầu ý kiến về hệ thống văn bản pháp quy về quản lý họcviên ở Học viện, có 30,00% đánh giá chưa đầy đủ và phù hợp; 2,00% đánh giácòn thiếu và nhiều bất cập Qua kết quả khảo sát cho thấy hệ thống văn bản pháp
Trang 36quy về quản lý học viên chưa thật đồng bộ và phù hợp với đối tượng học viên làcán bộ lãnh đạo, quản lý đi học.
Ba là, một số cán bộ, giáo viên Chủ nhiệm trong các lớp đào tạo Cao cấp lýluận chính trị còn hạn chế nhất định cả về kiến thức, nghiệp vụ, năng lực, phươngpháp, kinh nghiệm quản lý nói chung và quản lý học viên Một số cán bộ chưa tíchcực trong tự học tập, tự nghiên cứu và rèn luyện phong cách, năng lực quản lý.Bên cạnh đó, một số giáo viên Chủ nhiệm lớp chưa qua công tác giảng dạy nênkhông đáp ứng yêu cầu với vai trò là “người thầy thứ hai” của học viên; việc pháthiện và giải quyết các tình huống trong quản lý còn hạn chế, nhất là số cán bộKiêm chức Việc thường xuyên rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sốngcủa một số cán bộ trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị có lúc chưathường xuyên, chưa đặt yêu cầu cao đối với bản thân, còn biểu hiện thoả mãn dừnglại, thiếu tích cực
Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá: Về kiến thức và nghiệp vụ quản lý củađội ngũ cán bộ, giáo viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, có18,50% đánh giá trung bình; về năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ,giáo viên có 22,50% trung bình; về kinh nghiệm, quản lý của đội ngũ cán bộ,giáo viên có 26,50% trung bình; về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán
bộ trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị có 5,50% tương đối tốt; vềphương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các lớp đàotạo Cao cấp lý luận chính trị có 21,50% chưa tốt Từ kết quả khảo sát trên ta thấy;đội ngũ cán bộ, giáo viên Chủ nhiệm lớp với vai trò quan trọng trong việc nângcao chất lượng hiệu quả mọi mặt của công tác quản lý học viên đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị, vẫn còn có nhiêu hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm và nănglực công tác
Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong công tác
quản lý học viên chưa thực sự tốt Sự phối kết hợp quản lý học viên có lúc thiếu
Trang 37chặt chẽ khoa học, thiếu đồng bộ, nhất là công tác phối hợp trong quá trình quản lýhọc viên giữa cơ quan chức năng, khoa giáo viên, các lớp đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị chưa thật rõ dàng và hiệu quả, còn biểu hiện tư tưởng cho rằng công tácquản lý học viên là trách nhiệm của Ban quản lý đào tạo và của các giáo viên Chủnhiệm lớp Một số cán bộ, giáo viên chưa tích cực bám nắm, theo dõi sâu sát họcviên, chủ yếu còn giao công việc thực hiện kế hoạch tự quản lý của học viên chođội ngũ cán bộ Kiêm chức trong các lớp học Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lýhọc viên trong Học viện chưa thường xuyên; bồi dưỡng tại đơn vị còn hạn chế
Kết quả thống kê cho thấy hàng năm số giáo viên Chủ nhiệm lớp chỉ ở mứchoàn thành nhiệm vụ tỷ lệ còn cao Năm 2008 có (18, 20%); năm 2009 có(19,00%); năm 2010 có (17,40%); năm 2011 có (16,70%); năm 2012 có (12,50%).Điều đó cho thấy cơ chế phối hợp quản lý học viên còn bất cập, thậm chí còn cảntrở nhau dẫn đến hiệu quả còn thấp
Năm là; nhận thức về trách nhiệm, xây dựng động cơ, ý thức phát huy tính
tích cực, tự giác trong tự quản lý, tự học tập rèn luyện của một bộ phận học viênchưa cao, chưa quán triệt sâu sắc và nhận thức rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng vàyêu cầu của công tác quản lý, học viên còn có tư tưởng cho rằng về Học viện học
là chỉ học tập và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phương pháp kinh nghiệm Từ đóviệc học tập và rèn luyện của một số học viên còn hạn chế, chất lượng rèn luyệnchưa thực sự vững chắc
Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về tính tự giác, phát huy vai trò tự quản
lý, rèn luyện của học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị trong quá trình đàotạo, có 65,50% tốt, 26,00% tương đối tốt, có 8,50% trung bình Ý kiến đánh giá
về tình hình chấp hành kỷ luật, các chế độ, quy định của học viên có 78,00% tốt,17,500% khá, 4,50% trung bình Điều đó cho thấy ý thức tự giác trong học tập vàrèn luyện của học viên chưa thực chưa cao
Trang 38Tóm lại; Thực trạng quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở
Học viện chính trị - Hành chính khu vực I còn bộc lộ nhiều hạn chế và những vấn
đề đặt ra cần có các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động này
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện
1.3.2 Nguyên nhân và kinh nghiệm quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý
luận chính trị ở Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng
uỷ, Ban Giám đốc Học viện đã đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sángtạo, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình, phương pháp đào tạo; xây dựng nộidung, chương trình kế hoạch, phù hợp Đồng thời làm tốt công tác giáo dục nângcao nhận thức về sự cần thiết cũng như xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng củaviệc quản lý, đào tạo cán bộ Cao cấp lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Làmcho mỗi cán bộ, giảng viên, học viên có sự chuyển biến về nhận thức và tráchnhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo,hoàn thành mục tiêu yêu cầu đề ra
Hai là, các lực lượng quản lý giáo dục trong Học viện, đặc biệt là đội ngũ
giáo viên Chủ nhiệm, cán bộ Kiêm chức trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luậnchính trị, luôn đề cao trách nhiệm, tích cực, chủ động nỗ lực trong công tác tổchức và quản lý học viên, là chủ thể trực tiếp đã phát huy tính tích cực, chủ độnguốn nắn kịp thời những sai lệch trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo quản lýhọc viên Cao cấp lý luận
Ba là, đội ngũ học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị đa số
đã nhận thức xác định tốt nhiệm vụ, có động cơ thái độ học tập đúng đắn, nỗ lựcphấn đấu vươn lên, rèn luyện, phẩm chất chính trị và năng lực trong lãnh đạo quản
lý Chính sự tự học tập, tự rèn luyện là nhân tố chủ yếu, trực tiếp quyết định đến
Trang 39chất lượng hiệu quả công tác quản lý học viên, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu củađào tao
* Nguyên nhân của những hạn chế
Công tác quản lý học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Họcviện những năm qua bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn bộc lộ những hạnchế, khuyết điểm cần khắc phục, để trong những năm sau công tác quản lý học viên đạtđược kết quả tốt hơn Những hạn chế, yếu kém đó bắt nguồn từ những nguyên nhânkhách quan và chủ quan sau:
Một là, những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang phải chấp nhận để tập trung phát triểnkinh tế đã có sự tác động nhất định đến giáo dục - đào tạo Sự nghiệp đổi mới côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh những thành tựu, thuận lợi vẫn cònkhông ít những khó khăn trong phát triển kinh tế và tác động đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Bên cạnh đó, nền giáo dục nói chung của đất nước đang đứngtrước những khó khăn thách thức lớn cần phải giải quyết Kinh phí đầu tư cho giáodục và đào tạo của Nhà nước còn hạn chế Việc thực hiện chiến lược giáo dục, kếhoạch giáo dục tầm vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn Cơ sở vật chất phục vụ giáodục, hệ thống giảng đường, phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho giáo dục - đào tạocòn thiếu nhiều và xuống cấp Mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra ngày càng cao hơntrong khi các yếu tố đảm bảo cho giáo dục thì đáp ứng lại chưa đầy đủ và cònnhiều bất cập
Hai là, nhận thức và quán triệt về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công
tác quản lý học viên của cả chủ thể và học viên trong quá trình đào tạo còn cómặt hạn chế Hệ thống văn bản pháp quy, quy chế, quy định về quản lý họcviên ở Học viện chưa được kịp thời bổ sung, đổi mới đáp ứng yêu cầu của thựctiễn quản lý; quy chế, quy định quản lý có một số nội dung chưa phù hợp với
Trang 40đối tượng học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị Việc tổ chức xây dựng vàthực hiện kế hoạch quản lý chưa chặt chẽ, chưa thực sự thống nhất; trong quản
lý của cán bộ các cấp còn biểu hiện chồng chéo, còn thiên về quản lý hànhchính, thiếu tính thuyết phục, hiệu quả chưa cao Việc sử dụng các biện phápquản lý đạt kết quả chưa tốt; kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh trong quản lý chưathường xuyên, sâu sát Công tác phối kết hợp giữa các chủ thể trong quá trìnhquản lý học viên chưa đồng bộ, thiếu tính khoa học Việc quản lý các hoạtđộng của học viên chưa chặt chẽ; vai trò của cán bộ Kiêm chức trong quản lýcòn nhiều hạn chế
Ba là, đội ngũ giáo viên Chủ nhiệm trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận
chính trị chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, nghiệp vụquản lý giáo dục, quản lý học viên; năng lực, kinh nghiệm có giáo viên còn hạnchế, đặc biệt là số giáo viên mới làm Chủ nhiệm lớp Việc duy trì thực hiện cácquy chế, quy định, chế độ, nề nếp trong quá trình quản lý học viên còn hạn chế,chưa sâu sát trong quá trình quản lý học viên, nhất là đội ngũ ban cán sự lớp
Bốn là, một số học viên trong các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò công tác quản lý học viên trong quá trìnhđào tạo Một bộ phận học viên còn có tư tưởng cho rằng mình đã là cán bộ nênchủ yếu tự quản lý là chính, về Học viện chỉ để học tập, lĩnh hội kiến thức màthôi Vì vậy, trong quá trình thực hiện các chế độ, nề nếp, quy định của một sốhọc viên chưa tốt, chưa tự giác, còn biểu hiện giản đơn, xem nhẹ công tácquản lý và tự quản lý; cá biệt còn học viên có biểu hiện vi phạm quy chế trongcác kỳ thi Quá trình quản lý học viên, việc phát hiện và xử lý vi phạm của độingũ giáo viên Chủ nhiệm lớp chưa kịp thời, xử lý thiếu kiên quyết
* Một số kinh nghiệm quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị.