1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong quân đội nhân dân lào giai đoạn hiện nay tt

25 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 271 KB

Nội dung

Nhận thức rõ điều đó những năm qua, công tác xây dựng đội ngũgiảng viên ở các học viện thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạosát sao của Bộ Quốc phòng, của các đảng ủy, ban giám đốc

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Theo quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào, giáo dục, đào tạo

và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chiến lược xây dựng

và bảo vệ tổ quốc XHCN; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho pháttriển, chăm lo xây dựng đội ngũ các nhà giáo là hướng ưu tiên, là khâu thenchốt trong sự phát triển nền giáo dục của quốc gia và của quân đội

Các học viện Quân đội nhân dân Lào là nơi đào tạo cán bộ cấpchiến thuật, chiến dịch và chiến lược của quân đội, là trung tâmnghiên cứu khoa học quân sự của quốc gia đội ngũ giảng viên ở cáchọc viện là một bộ phận cán bộ của quân đội, là lực lượng nòng cốt

có vai trò quan trọng trong giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đường lối quanđiểm của Đảng Chất lượng đội ngũ giảng viên ảnh hưởng trực tiếpđến việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực của các họcviên mà là đội ngũ cán bộ cao cấp tương lai của quân đội và khoa họcquân sự của quốc gia Vì vậy, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên

-là yêu cầu khách quan, thường xuyên, -là nội dung cốt lõi khâu thenchốt trong xây dựng học viện không khi nào được coi nhẹ

Nhận thức rõ điều đó những năm qua, công tác xây dựng đội ngũgiảng viên ở các học viện thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạosát sao của Bộ Quốc phòng, của các đảng ủy, ban giám đốc học viện.Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện có nhiều chuyểnbiến tích cực; nhờ vậy, chất lượng đội ngũ giảng viên từng bước đượcnâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo

và nghiên cứu khoa học của các học viện Tuy nhiên, công tác xây dựngđội ngũ giảng viên ở các học viện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập

cả trong nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nộidung, biện pháp xây dựng như quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sửdụng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ giảng viên Thực tế, sốlượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục,đào tạo và nghiên cứu khoa học của các học viện có mặt còn chưa tươngxứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng các học viện vững mạnh toàn diện

và xây dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại trong giai đoạn mới

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biếnphức tạp khó lường Cuộc cách mạng Công nhiệp lần thứ tư bùng nổ,

Trang 2

tác động sâu sắc tới các quốc gia trên thế giới và trên tất các các lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, tới xây dựngquân đội và các học viện Quân đội nhân dân Lào trong điều kiện hộinhập quốc tế Bên cạnh đó Sự chống phá quyết liệt của kẻ thù với thủđoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, âm mưu “phi chính trị hóa”quân đội ngày càng thâm độc, đã làm cho một bộ phận không nhỏ độingũ giảng viên còn lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện, ngănchặn và đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của cácthế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị,

tư tưởng… Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội;nhiệm vụ ở các học viện Quân đội nhân dân Lào và sự nghiệp cải cáchgiáo dục, chấn hưng đất nước, có bước phát triển mới với yêu cầu ngàycàng cao, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trongQuân đội nhân dân Lào ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng là lực lượngnòng cốt trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực sự là chỗdựa tin cậy của Quân đội và quốc gia

Từ những lý do trên đã thôi thúc nghiên cứu sinh chọn đề tài:

“Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học chính

trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựngđội ngũ giảng viên và đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên

ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài vàxác định những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng độingũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

- Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân, tổng kết một sốkinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân độinhân dân Lào

- Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giảipháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dânLào giai đoạn hiện nay

Trang 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhândân Lào

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn, giải pháp xâydựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Làogiai đoạn hiện nay

Phạm vi đối tượng khảo sát: Khảo sát điểm ở một số học việntrong Quân đội nhân dân Lào Các tài liệu, tư liệu, số liệu được sửdụng trong luận chủ yếu từ năm 2015 đến nay

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Là hệ thống quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm ViHản và quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng nhân dân cáchmạng Lào, của Đảng ủy Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào

về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộquân đội; pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và xâydựng đội ngũ nhà giáo

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học vàcông tác xây dựng ĐNĐV ở các học viện trong Quân đội nhân dânLào, tình hình thực tế công tác xây dựng đội ngũ giảng viên; các báocáo sơ, tổng kết về công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học

và từ kết quả điều tra, khảo sát của chính tác giả là cơ sở thực tiễn đểthực hiện đề tài

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Mác - Lênin, đề tài sử dụngtổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành vàliên ngành, chú trọng các phương pháp, phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh, tổng kết thực tiễn, kết hợp logíc - lịch sử, điều tra xã hội học

và phương pháp chuyên gia

5 Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng và làm rõ quan niệm về xây dựng đội ngũ giảng

viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Trang 4

- Rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên ở cáchọc viện trong Quân đội nhân dân Lào.

- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, khả thi trong giảipháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân độinhân dân Lào giai đoạn hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lýluận, thực tiễn về xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quânđội nhân dân Lào; cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan, đơn vị cóliên quan nghiên cứu vận dụng, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhândân Lào Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho côngtác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các học việntrong Quân đội nhân dân Lào

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết), kết luận; các công trìnhkhoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài luận án;danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô (trước đây)

Tiêu biểu là các cuốn sách: “Công tác đảng, công tác chính trịtrong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918-1973” của A.A Êpisép;

“Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán

bộ quân đội” của A.M Ioblev; “Giáo trình công tác đảng, công tácchính trị trong các lực lượng vũ trang Xô - Viết” của P I Các - pen

- cô; “Phong cách nghề nghiệp của người cán bộ chính trị” của

M.V.Tretrekin

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc

Tiêu biểu là các cuốn sách: “Xây dựng Đảng cầm quyền - kinhnghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” tại hội thảo lýluận giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc; “Tăng cường xâydựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái,

Trang 5

sôi nổi, phấn đấu thành đạt” của Tống Hiểu Quần; “Phát huy đầy đủvai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ”của Giả Cao Kiến; “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắngxây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” của Chu Phúc Khởi;

“Giáo trình CTĐ, CTCT của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốcdùng trong các Học viện, nhà trường trong thời kỳ mới” của Trương

Tử Nghị “Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của ĐảngCộng sản Trưng Quốc” của Lý Triệu Văn; “Công tác xây dựng Đảngtrong giai đoạn hiện nay” của Nhiệm Khắc Lễ

1.1.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Tiêu biểu là các công trình, như: “Xây dựng và phát triển độingũ giảng viên và cán bộ quản lý Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chuẩnquốc tế ” của Lê Kim Long; “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo -

khâu then chốt của chất lượng giáo dục phổ thông” của bài viết

Nguyễn Thúy Hồng; “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: thực

trạng và giải pháp” của Đào Nguyên Phúc; “Thực trạng và giải pháp kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo Quân đội” của Phạm Đức Tú;

“Nâng cao năng lực phản biện khoa học của giảng viên khoa học xã

hội nhân văn ở nhà trường quân đội” bài bái của Nguyễn Thanh Hải

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về cán bộ

và xây dựng đội ngũ cán bộ

Tiêu biểu là các công trình, như: “Hội nghị công tác chính

trị-tư trị-tưởng toàn quân lần thứ IV” của Tổng cục Chính trị (Quân độinhân dân Lào); “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủtịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào” của BanTuyên huấn Trung ương (Đảng nhân dân cách mạng Lào); “Cán bộtrong các nhà trường” của Sổm Cốt Măng No Mệch; “Công tác tổchức cản bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”

của Un Kẹo Si Pa Sợt; “Đột phá về công tác cán bộ ” của Lit thi Si

Sou Vong; “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngàycàng vững mạnh và có chất lượng cao” bài báo của Bun Lon SaLuôi Sắc; “Đánh giá cán bộ diện Ban thường vụ thành ủy quản lý ở Thủ đôViêng Chăn, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiệnnay” của Môn thạ thíp Khun vi Han; “Một số giải pháp đào tạo và bồi

Trang 6

dưỡng cán bộ quân đội trong giai đoạn mới” của Cục khoa học-Lịch

sử quân sự BQP

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án

Tiêu biểu là các công trình: “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ mới” của

Tổng cục Chính trị; “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chính trị

của Quân đội nhân dân Lào” của Khăm Lạ Phăn Xay Nha Xúc; “Nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên quân đội theo quan điểm Chủtịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản trong giai đoạn cách mạng hiện nay” củaSúc Công Sảnh Xay Nha Lớt; “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũgiảng viên công tác đảng, công tác chính trị ở Học viện Hậu Cần KỹThuật Quân đội nhân dân Lào hiện nay” của Khăm Phết Thăm Mạ ThêVa; “Một số ý kiến về đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới” của PhănKhămVị pha văn; “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũgiảng viên ở Trường Chính trị-Hành chính quốc gia trong thời kỳ mới”của Khăm Phăn Phôm Ma Thắt; “Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm chogiảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội” bài báo của SổmPhon Xỉ Xụ Văn Nạ; “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu chuẩnhóa trong tình hình mới” bài báo của Bun Lon Xa Luôi Sắc

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Một là, những công trình nghiên cứu của các tác giả ở Liên Xô,

Trung Quốc, Việt Nam về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ,giảng viên đều khẳng định rằng: Công tác cán bộ là khâu then chốt của côngtác xây dựng Đảng; trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viênphải nắm chắc các nguyên tắc, các khâu, các bước của công tác cán bộ từtạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, sử dụng

Hai là, những công trình nghiên cứu của một số tác giả ở trong nước

về cán bộ và công tác cán bộ có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc Cáccông trình đều dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngChủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản gắn với đặc điểm của cách mạng Lào

Ba là, những công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây

dựng đội ngũ giảng viên liên quan trực tiếp đến đề tài luận án cho thấy rất

Trang 7

nhiều công trình nghiên cứu, luận bàn về đổi mới mục tiêu, mô hình,chương trình nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo đại học,củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảngviên các trường đại học.

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng,

nhiệm vụ các học viện trong Quân đội nhân dân Lào, về đội ngũ giảng viên,chỉ ra: quan niệm, chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò, yêu cầu về phẩmchất, năng lực, phương pháp tác phong của đội ngũ giảng viên ở các học việntrong Quân đội nhân dân Lào

Hai là, trên cơ sở khung lý luận về xây dựng đội ngũ giảng viên ở các

học viện, bám sát tiêu chí xây dựng, tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn, thuthập tài liệu để đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên ở các họcviện trong Quân đội nhân dân Lào

Ba là, dự báo những yếu tố cả khách quan và chủ quan tác động đến

xây dựng đội ngũ giảng viên, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng công tácgiáo dục và đào tạo, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướngxây dựng quân đội và các nhà trường quân đội giai đoạn mới

Bốn là, căn cứ vào kinh nghiệm, những tác động khách quan

và chủ quan đặt ra; trên cơ sở yêu cầu tăng cường xây dựng đội ngũgiảng viên, đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi tăng cườngxây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dânLào giai đoạn hiện nay

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoàinước về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung và trong quânđội nói riêng Các công trình được thể hiện dưới nhiều hình thức phongphú: từ các sách tham khảo, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ chođến các bài hội thảo và bài báo trên các tạp chí chuyên ngành Dướinhiều góc độ nghiên cứu, các công trình khoa học đã luận giải làm sáng

tỏ nhiều vấn đề liên quan đến đề tài, về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ,giảng viên; sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ giảng viên qua từng giaiđoạn cách mạng Trong mỗi giai đoạn cụ thể, xây dựng đội ngũ giảngviên có nội dung, yêu cầu cụ thể khác nhau; song đều thống nhất ở việcxác định nội dung cơ bản, quy trình, hình thức biện pháp xây dựng, từquy hoạch, tạo nguồn, đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thựchiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên; về cơ sở để đánh giá

Trang 8

thực trạng và đề xuất các giải pháp theo phạm vi nghiên cứu Dựa trênphương pháp luận Mácxít, phương pháp khoa học chuyên ngành và liênngành; trên cơ sở tham khảo nguồn tài liệu, tư liệu đã có, kết hợp vớiquá trình khảo sát, điều tra tình hình thực tiễn về xây dựng đội ngũ giảngviên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài:“ xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm đề tài

Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng vàChính quyền Nhà nước

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN

TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO

2.1 Các học viện và đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

2.1.1 Các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

* Quan niệm các học viện trong Quân đội nhân dân Lào Các học viện trong Quân đội nhân dân Lào là nằm trong hệ

thống các nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiêncứu khoa học ngành quân sự của quân đội và của quốc gia Nhiệm vụchính trị trung tâm của các Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉhuy tham mưu; cán bộ chính trị, cán bộ hậu cần, kỹ thuật; đào tạo giảngviên các chuyên ngành khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn

Biên chế tổ chức của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Tổ chức biên chế các học viện trong Quân đội nhân dân Làođược thực hiện theo quy định thống nhất của Bộ Quốc phòng Quânđội nhân dân Lào

Ngoài tổ chức biên chế của từng Học viện Ban giám đốc: gồm

có giám đốc, các phó giám đốc, thủ trưởng chính trị, phó thủ trưởngchính trị là tổ chức chỉ huy, quản lý, chỉ huy cao nhất ở các học viện;chịu trách nhiệm toàn diện trước Đảng ủy Bộ Quốc phòng

Cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là các

cơ quan tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành mọi hoạtđộng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của học viện; chịu sự lãnhđạo của đảng ủy học viện, sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc vàchỉ đọa nghiệp vụ của các cơ quan chức năng cấp trên

Trang 9

Các khoa giáo viên: là đơn vị tổ chức giảng dạy và nghiên cứukhoa học; chịu sự lãnh đạo của đảng ủy học viện, sự chỉ huy, chỉ đạo củaban giám đốc và hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan liên quan.

Các đơn vị quản lý học viên: là nơi trực tiếp quản lý học viên,được tổ chức biên chế và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của BộQuốc phòng; chịu sự lãnh đạo của cấp ủy cấp mình, cấp ủy cấp trên;

sự chỉ huy, chỉ đạo của giám đốc, thủ trưởng chính trị và các thủtrưởng đơn vị quản lý học viên

Hệ thống tổ chức đảng ở các học viện được thành lập tương ứngvới tổ chức hành chính của các học viện Các đảng bộ học viện trựcthuộc Đảng ủy Bộ Quốc phòng; cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội làcác đảng ủy học viện và ban thường vụ đảng ủy học viện; đảng ủy họcviện là đảng ủy cấp trên trực tiếp cơ sở

Chức năng, nhiệm vụ của các Học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Về chức năng: Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân

Lào đã xác định: các học viện trong quân đội có tư cách pháp nhân,thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựngnhà trường quân đội chính quy, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy địnhcủa Nhà nước và Bộ Quốc phòng Tổ chức các hoạt động giáo dục,đào tạo, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình,

kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tuyển chọn học viêntheo tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốcphòng và các bộ, ban, ngành để gửi đi đào tạo tại các nhà trường trong

hệ thống giáo dục quốc dân và nước ngoài

Về nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan chính trị, chỉ

huy tham mưu, kỹ thuật, hậu cần, y tá các cấp của quân đội; cán bộgiảng dạy, nghiên cứu khoa học có trình độ cao đẳng, đại học, sau đạihọc theo quy chế văn bằng của Nhà nước Đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự,khoa học xã hội và nhân văn quân sự, khoa học chuyên ngành phục vụquân sự; hợp tác trao đổi khoa học trong giáo dục - đào tạo Bồi dưỡngkiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ tỉnh, huyện và cơ quan chứcnăng; cho các cán bộ công chức trong hệ thống chính trị Huấn luyện sẵnsàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; chấp hành điềulệnh, điều lệ và các chế độ, quy định của quân đội Xây dựng các họcviện trong quân đội nhân dân Lào vững mạnh toàn diện

Trang 10

* Vai trò của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Một là, các học viện trong Quân đội nhân dân Lào có vai trò đặc

biệt quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho Quân đội

và Nhà nước Lào

Hai là, các học viện trong Quân đội nhân dân Lào là những

trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ba là, các học viện là lực lượng nòng cốt, then chốt, đi đầu

trong quán triệt, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Bộ Quốc phòng, nhiệm vụchính trị của Quân đội nhân dân Lào

Bốn là, các học viện có vị trí, vai trò then chốt nghiên cứu, ứng

dụng, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự của Đảng, Nhà nước vàQuân đội nhân dân Lào

Năm là, các học viện là lực lượng quan trọng xây dựng Quân

đội nhân dân Lào, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

2.1.2 Đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

 Quan niệm đội ngũ giảng viên ở các Học viện trong Quân đội nhân

dân Lào

Đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào là tậphợp những cán bộ của Đảng, Nhà nước có đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩmquyền lựa chọn, sắp xếp, bổ nhiệm các chức danh theo quy định của Bộ Quốcphòng và Bộ Giáo dục, đào tạo; trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu khoa họcthuộc chuyên ngành chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật, quân y ở các bộmôn, khoa giáo viên các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

* Phân loại đội ngũ giảng viên ở các học viện Quân đội nhân dân Lào

Đội ngũ giảng viên ở các học viện hiện nay, gồm có 4 nhóm chính:

Một là, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn gồm những

giảng viên giảng dạy các môn lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngànhnhư: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoahọc, Nhà nước pháp luật, Lịch sử Đảng nhân dân cách mạng Lào, Đạođức cách mạng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Tâm lý học, Giáodục học và Công tác đảng, công tác chính trị

Trang 11

Hai là, giảng viên quân sự gồm những giảng viên giảng dạy các môn:

Chiến thuật, Chiến dịch, Chỉ huy-Tham mưu, Quân sự địa phương, Quân sựchung, Tăng-thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Thông tin, Hóa học…

Ba là, nhóm giảng viên chuyên ngành hậu cần, kỹ thuật, quân

y ở Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật và Học viện Quân y, đây làgiáo viên chuyên ngành so với giảng viên khoa học xã hộ nhân văn

và giảng viên quân sự, văn hóa ngoại ngữ

Bốn là, nhóm giảng viên văn hóa, ngoại ngữ, tin học…gồm

những giảng viên giảng dạy các môn văn hóa, ngoại ngữ và tin học có

ở tất cả các học viện

* Cơ cấu đội ngũ giảng viên ở các học viện: bao gồm

- Cơ cấu về độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ

- Cơ cấu theo cấp bậc: một bộ phận giảng viên có quân hàm

đại tá - là những cán bộ cao cấp của Quân đội, số này không nhiềuthường gắn với chức danh (trưởng khoa) ở một số khoa thuộc Họcviện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn, Học viện Côm Mạ Đăm…;một bộ phận giảng viên mang quân hàm cấp tá từ thiếu tá đến trung

tá là những giảng viên đảm nhiệm chức danh phó chủ nhiệm, chủnhiệm bộ môn, phó trưởng khoa, trưởng khoa và một bộ phận giảngviên mang quân hàm cấp úy, họ là những sĩ quan trẻ cả về tuổi quân,tuổi đời và thâm niên giảng dạy

- Cơ cấu theo chức vụ: thường gắn điều kiện, tiêu chuẩn và độ

tuổi nhất định Trong đội ngũ giảng viên, có một bộ phận giảng viêngiữ chức vụ trưởng khoa, phó trưởng khoa - thường có độ tuổi từ 55-

60, chủ nhiệm bộ môn, phó chủ nhiệm bộ môn có độ tuổi từ 50-55 vàphần lớn là giảng viên có độ tuổi từ 49 trở xuống

 Chức trách, nhiệm vụ đội ngũ giảng viên ở các học viện

trong Quân đội nhân dân Lào

Về chức trách: trực tiếp truyền thụ kiến thức cơ bản, kinh nghiệm

chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo; tổ chức, chỉ đạo quá trình nhận thức pháttriển phẩm chất, năng lực tư duy, năng lực tổ chức thực tiễn nghề nghiệpquân sự cho học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo và thực hiện nhiệm

vụ nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạycủa các học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Về nhiệm vụ:

Một là, trang bị kiến thức khoa học quân sự, quốc phòng, rèn

luyện kỹ năng, truyển thụ kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, phát

Trang 12

triển năng lực của học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Nhiệm vụnày được thực hiện thông qua các hoạt động giảng bài, trao đổi, thảoluận, thực hành, thực tập, kiểm tra, đánh giá kết của Học viện.

Hai là, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển, hoàn thiện

phẩm chất, nhân cách của cán bộ, sĩ quan trong quân đội theo mụctiêu, mô hình đào tạo đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quânđội nhân dân Lào không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm, rèn luyện tay nghề hoạt động quân sự, quốc phòng chohọc viên mà còn có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống cho học viên

Ba là, nghiên cứu khoa học quân sự, biên soạn giáo trình, tài liệu

giảng dạy Nhiệm vụ này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các họcviện Cũng như các trường đại học khác, nghiên cứu khoa học là chức năng,nhiệm vụ của các học viện Nghiên cứu khoa học quân sự, biên soạn giáotrình, tài liệu giảng dạy là chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên

Bốn là, không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao

phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ lý luận chính trị, kiếnthức khoa học, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnhđạo, quản lý, tích lũy kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự - quốcphòng; nâng cao trình độ học vấn bậc đại học, sau đại học; đảm nhiệmcác chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị trong quân đội

Năm là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, phát luật

của Nhà nước; chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội; chỉ thị củacấp trên; các chế độ, quy định ở các học viện, cùng với các cơ quan,đơn vị xây dựng học viện vững mạnh toàn diện

Sáu là, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất, công tác, phòng

chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống “diễn biến hòa bình”, bảoloạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, suy thoái về tưtưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội

 Đặc điểm đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội

nhân dân Lào

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội

nhân dân Lào là những cán bộ, được đào tạo cơ bản, có trình độ họcvấn cao, chuyên sâu về các khoa học thuộc chuyên ngành giảng dạy;một bộ phận đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị

Thứ hai, đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội

nhân dân Lào thường đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học, giảngdạy ở nhiều bậc học, một số trở thành giảng viên ở độ tuổi đã cao

Ngày đăng: 09/10/2020, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w