Từ những lý do trên đã thôi thúc nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Khon Xạ Vẳn Phim Ma Sỏn
Trang 2Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đềtài luận án 91.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đếnđề tài luận án 221.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đãcông bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 30
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN
2.1 Các học viện và đội ngũ giảng viên ở các học viện trongQuân đội nhân dân Lào 342.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ giảng viên ởcác học viện trong Quân đội nhân dân Lào 64
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN
3.1 Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học việntrong Quân đội nhân dân Lào 823.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảngviên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào 97
Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
4.1
Những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng đội ngũ giảngviên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai
4.2 Giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trongQuân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 122
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
5 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
10 Học viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản HVQPCXPVH
11 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Theo quan điểm của ĐNDCM Lào, giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốcXHCN; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, chăm lo xâydựng đội ngũ các nhà giáo là hướng ưu tiên, là khâu then chốt trong sự pháttriển nền giáo dục của quốc gia và của quân đội
-Các học viện QĐND Lào là nơi đào tạo cán bộ cấp chiến thuật, chiếndịch và chiến lược của quân đội, là trung tâm nghiên cứu khoa học quân sựcủa quốc gia ĐNGV ở các học viện là một bộ phận cán bộ của quân đội, làlực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong giáo dục truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đường lối quan điểmcủa Đảng Chất lượng ĐNGV ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất, năng lực của các học viên mà là đội ngũ cán bộ cao cấptương lai của quân đội và khoa học quân sự của quốc gia Vì vậy, chăm lo xâydựng ĐNGV là yêu cầu khách quan, thường xuyên, là nội dung cốt lõi khâuthen chốt trong xây dựng học viện không khi nào được coi nhẹ
Nhận thức rõ điều đó những năm qua, công tác xây dựng ĐNGV ở cáchọc viện thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Quốcphòng, của các đảng ủy, ban giám đốc học viện Công tác xây dựng ĐNGV ởcác học viện có nhiều chuyển biến tích cực; nhờ vậy, chất lượng ĐNGV từngbước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu giáo dục,đào tạo và nghiên cứu khoa học của các học viện Tuy nhiên, công tác xâydựng ĐNGV ở các học viện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cả trongnhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung, biện phápxây dựng như quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiệnchính sách đối với ĐNGV Thực tế, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ sovới yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của các họcviện có mặt còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng các học
Trang 5viện vững mạnh toàn diện và xây dựng QĐND Lào cách mạng, chính quy,tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn mới.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp khólường Cuộc cách mạng Công nhiệp lần thứ tư bùng nổ, tác động sâu sắc tới cácquốc gia trên thế giới và trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó cólĩnh vực quốc phòng, tới xây dựng quân đội và các học viện QĐND Lào trongđiều kiện hội nhập quốc tế Bên cạnh đó Sự chống phá quyết liệt của kẻ thù vớithủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, âm mưu “phi chính trị hóa” quânđội ngày càng thâm độc, đã làm cho một bộ phận không nhỏ ĐNGV còn lơ là,mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện, ngăn chặn và đấu tranh, phản bácnhững luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động,phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị, tư tưởng… Trong bối cảnh đó, nhiệm vụcách mạng, nhiệm vụ quân đội; nhiệm vụ ở các học viện QĐND Lào và sự nghiệpcải cách giáo dục, chấn hưng đất nước, có bước phát triển mới với yêu cầu ngàycàng cao, đòi hỏi phải xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào ngangtầm nhiệm vụ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, đào tạo và nghiêncứu khoa học, thực sự là chỗ dựa tin cậy của Quân đội và quốc gia
Từ những lý do trên đã thôi thúc nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và xác địnhnhững vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Trang 6- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng ĐNGV ởcác học viện trong QĐND Lào.
- Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân, tổng kết một số kinhnghiệm xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
- Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải phápxây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng ĐNGV ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Là hệ thống quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản và quanđiểm, đường lối, nghị quyết của ĐNDCM Lào, của Đảng ủy Bộ Quốcphòng QĐND Lào về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng và xây dựng độingũ cán bộ quân đội; pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo và xâydựng đội ngũ nhà giáo
-Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học và côngtác xây dựng ĐNĐV ở các học viện trong QĐND Lào, tình hình thực tế côngtác xây dựng ĐNGV; các báo cáo sơ, tổng kết về công tác giáo dục đào tạo vànghiên cứu khoa học và từ kết quả điều tra, khảo sát của chính tác giả là cơ
sở thực tiễn để thực hiện đề tài
Trang 7Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú trọng cácphương pháp, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, kết hợplogíc - lịch sử, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia
5 Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng và làm rõ quan niệm về xây dựng ĐNGV ở các học viện
trong QĐND Lào
- Rút ra một số kinh nghiệm xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, khả thi trong giải pháp xâydựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận,thực tiễn về xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào; cung cấpluận cứ khoa học cho các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu vậndụng, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNGV ởcác học viện trong QĐND Lào Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệutham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT
ở các học viện trong QĐND Lào
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết), kết luận; các công trình khoahọc của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô (trước đây)
A.A Êpisép (1976), Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918-1973, [38] Với dung lượng 604 trang, tác giả đã
phân tích khá sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ trong quân độitrong các thời kỳ cách mạng, theo đó, chỉ ra quá trình đào tạo, nâng cao trình độcho đội ngũ cán bộ chính trị và chỉ huy được tiến hành bằng hai phương pháp cơ bản
là học tập tại các nhà trường quân sự và trực tiếp ở đơn vị bằng nhiều hình thức, biệnpháp.Vì vậy trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội Liên Xô đều coi trọngcông tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội
A.M Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội, [55] Công trình đề cập khá toàn diện hoạt động
lãnh đạo của Đảng Cộng sảng Liên Xô trong các giai đoạn phát triển của lựclượng vũ trang đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quân ngũ đối với sĩquan quân đội Công trình khẳng định vai trò to lớn trong tổ chức, lãnh đạo,giáo dục, rèn luyện của Đảng đối với quân đội; coi trọng công tác bồi dưỡng,tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh để có một quân đội mạnh.Tác giảcủa công trình khẳng định rõ: Muốn xây dựng một quân đội mạnh phải xâydựng được đội ngũ cán bộ mạnh, để có đội ngũ cán bộ mạnh phải tiến hànhđồng bộ tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, trong
đó, đặc biệt chú trọng khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
P I Các - pen - cô (1981), “CTĐ - CTCT trong các lực lượng vũ trang
Xô - Viết”, [9] Trong Chương III Các cơ quan chính trị, bộ máy Đảng và bộ
máy chính trị, các tổ chức đảng và đoàn trong Quân đội và Hải quân Xô - viết,
Trang 9Mục 2 Cán bộ chính trị là những người trực tiếp tổ chức CTĐ, CTCT, đã xácđịnh: “Trong thời bình và thời chiến, đồng chí phó chỉ huy về chính trị chịu tráchnhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị trong trung đoàn (tàu chiến); vềcông tác giáo dục chính trị, giáo dục quân nhân, củng cố trạng thái chính trị - tinhthần và kỷ luật quân nhân, về hiệu lực của công tác chính trị trong thực hiện cácnhiệm vụ huấn luyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì sự sẵn sàng chiếnđấu cao của trung đoàn (tàu chiến) và cả trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu”[9, tr 80] Đồng thời, chỉ rõ: “Một trong những nhiệm vụ cơ bản của người phóchỉ huy về chính trị là tổ chức và tiến hành công tác chính trị nhằm đoàn kếtmọi người xung quanh Đảng và Chính phủ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấnluyện chính trị và huấn luyện chiến đấu, duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấuthường xuyên, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, củng cố chế độ một thủ trưởng, kỷluật quân nhân và trạng thái chính trị - tinh thần của mọi người” [9, tr 80], “Trongphạm vi công tác đảng, nhiệm vụ của phó trung đoàn trưởng về chính trị cũngphong phú Phó trung đoàn trưởng đi sâu vào hoạt động thực tiễn của các tổ chức
cơ sở đảng và tổ chức đảng ở các phân đội, huấn luyện và giáo dục có hệ thống bộphận cán bộ đảng, cùng với ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy) và các bí thư tổ chứcđảng thực hiện các nghị quyết và những nhiệm vụ của tổ chức đảng” [9, tr 80]
M.V.Tretrekin (1990)“Phong cách nghề nghiệp của người cán bộ chính trị”[116] Công trình đã đưa ra nhiều kết luận khoa học quan trọng về sự hình
thành và phát triển phong cách trong hoạt động, bản chất, cấu trúc và nhữngquy luật của nó.M.V Tretrekin viết: “Quy luật quan trọng nhất của phongcách là tính quy định hình thành và phát triển phong cách hoạt động nghềnghiệp của chính trị viên bởi chính những đặc trưng hoạt động nghề nghiệpcủa nó” Những luận cứ khoa học của M.V.Tretrekin có giá trị định hướngcao trong nghiên cứu phong cách hoạt động nghề nghiệp của người cán bộchính trị trong quân đội Tuy nhiên, trên cơ quan điểm triết học và đối tượng
Trang 10nghiên cứu của tác giả cho nên công trình chưa đi sâu nghiên cứu những vấn
đề cơ bản về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của ngườicán bộ chính trị trong quân đội
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc
Tại hội thảo lý luận giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc (2004), “Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề cập đến kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ cải cách, mở
cửa ở Trung Quốc Tham luận của tác giả Hạ Quốc Cường về “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [17] đã chỉ rõ phải nắm chắc khâu
quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao, xây dựng đội ngũ nhân tài
Tống Hiểu Quần “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” [100], tác giả cho rằng
phải thông qua việc kiên trì học tập lý luận và rèn luyện thực tế, chọn người vàdùng người theo tiêu chuẩn khoa học, cải tiến tác phong, thắt chặt liên hệ máu thịtvới nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa hình thức, quan liêu
Bàn về vai trò của các trường Đảng trong công tác đào tạo cán bộ, tác giả
Giả Cao Kiến có bài “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” [60] Tác giả cho rằng cần phải đào tạo theo
phân tầng cương vị lãnh đạo
Trong tham luận của Chu Phúc Khởi “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao ” [59], tác giả
cho rằng phải xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng độingũ cán bộ dự bị có tố chất cao là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài, bảo đảmcho đường lối của Đảng “100 năm không lay chuyển”.Về công tác xây dựngđội ngũ cán bộ kế cận, tác giả Chu Phúc Khởi cho rằng nội dung của công tácnày bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý Theo tác giả, để thực
Trang 11hiện các nội dung ấy cần nắm vững và thực hiện tốt các việc: xây dựng quyhoạch thiết thực, khả thi; chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn,quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ; mở rộng dân chủtrong tuyển chọn; đào tạo đa dạng theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; quản lýđộng thái, bảo đảm số lượng và chất lượng cán bộ; kiên trì dự trữ và kết hợpvới sử dụng, kịp thời tuyển chọn những cán bộ chín muồi vào ban lãnh đạo;nắm đầu nguồn tuyển chọn từ sinh viên tốt, giỏi ở các trường đại học và caođẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch Những ý kiếncủa tác giả về công tác tạo nguồn, rèn luyện và sử dụng cán bộ dự bị có thểxem là kinh nghiệm để tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu xây dựng ĐNGV ởcác học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay.
Trương Tử Nghị (1997) (chủ biên): “Giáo trình CTĐ, CTCT của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các Học viện, nhà trường trong thời kỳ mới”[93] đã đề cập quá trình xây dựng và phát triển chế độ chính ủy
trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, bàn khá sâu sắc về nhiệm vụ, nộidung chủ yếu của công tác chính ủy Trong đó đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản củachính ủy là bảo đảm sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội ta về tư tưởng, chínhtrị và tổ chức, bảo đảm quán triệt thực hiện đường lối, phương châm, chính sáchcủa đảng, bảo đảm cho bộ đội thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ màđảng giao phó trong bất kỳ điều kiện khó khăn gian khổ nào”
Đồng thời đề cập 7 nội dung chủ yếu của công tác chính ủy là:
1- Phải lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết quán triệt thực hiện đườnglối, phương châm, chính sách của Đảng và hiến pháp pháp luật của Nhà nước,bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ đội
2- Phải tích cực lãnh đạo bộ đội học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngMao trạch Đông, xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩaMác - Lênin làm chỉ đạo
3- Lãnh đạo công tác xây dựng đảng của quân đội và xây dựng ĐoànThanh niên Cộng sản
Trang 124- Quán triệt và nắm vững chính sách cán bộ của Đảng, tích cực chấphành đường lối cán bộ dùng người phải căn cứ vào đức tài; phải tăng cườngcông tác giáo dục lối sống và khảo sát cán bộ, tăng cường xây dựng cán bộchuyên môn hoá, trí thức hoá, trẻ hoá, cách mạng hoá, coi trọng công táctuyển chọn đề bạt bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo thứ 3.
5- Phải lãnh đạo và bảo đảm bộ đội kiên quyết chấp hành mệnh lệnh chỉ thịcấp trên, hoàn thành mọi nhiệm vụ, cùng với người chỉ huy quân sự cùng cấp phụtrách chế định bộ đội về công tác hậu cần huấn luyện, tác chiến và xây dựng quânđội, về kế hoạch xây dựng dân quân tự vệ, và ký tên vào mệnh lệnh ban bố
6- Phải chỉ đạo bộ đội mở rộng dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dânchủ quân sự Phải quan tâm phúc lợi của cán bộ, chiến sĩ, phải chú ý cải thiệnvật chất, đời sống văn hoá của bộ đội
7- Phải lãnh đạo công tác của cơ quan chính trị đồng cấp, tăng cường xâydựng cơ quan chính trị, phát huy đầy đủ vai trò tác dụng cơ quan chính trị,nâng cao năng lực nghiệp vụ và tố chất chính trị quân sự của những ngườilàm công tác chính trị
Để làm tốt công tác đó, chính ủy cần phải cố gắng hết sức, đem hết tinhlực nắm chắc đường lối phương châm, chính sách của Đảng và quán triệt, chấphành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; cố gắng làm tốt công tác đoàn kết; phảikiên trì nguyên tắc có tính Đảng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ với ngườichỉ huy quân sự; phát huy đầy đủ vai trò của cơ quan chính trị; không ngừngthay đổi và hoàn thiện tác phong làm việc
Lý Triệu Văn “Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của Đảng Cộng sản Trưng Quốc” [128], trong bài viết đã khái quát năm nguyên tắc GD-
ĐT: Lấy con người làm gốc, đào tạo theo nhu cầu; đào tạo cán bộ đảm bảo chấtlượng; phát triển toàn diện, chú trọng năng lực; liên hệ thực tế, học để sử dụng;tiến tới cùng thời đại, cải cách sáng tạo Chương trình giảng dạy phải bao quát
Trang 13bốn mặt: Nền tảng lý luận; nhãn quan thế giới; tư duy chiến lược và tu dưỡngtính đảng Định hướng tư duy giảng dạy: chia loại, tùy theo tính chất GD-ĐT vàtầng nấc cán bộ để bố trí lớp và xác định nội dung; đào tạo theo nhu cầu; họcviên là chủ thể Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến cải cách nội dung giảngdạy, đặc biệt coi trọng bồi dưỡng năng lực cho cán bộ gắn với nhu cầu cải cách,
mở cửa của Trung Quốc Những khái quát nói trên là kinh nghiệm đúc rút từ quátrình tiến hành công tác GD - ĐT cán bộ của Trung Quốc mà tác giả luận án cóthể chắt lọc, kế thừa để thực hiện mục đích, nội dung nghiên cứu
Những nghiên cứu của cán bộ lý luận ĐCS Trung Quốc cho thấy các tácgiả đều thống nhất quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công củacải cách mở cửa Công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng ban lãnh đạo các cấp
là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng Định hướng, giải pháp xâydựng đội ngũ cán bộ của ĐCS Trung Quốc tập trung vào các vấn đề: Kiên trìđường lối chính trị; đấu tranh chống tham nhũng Nắm chắc các nguyên tắc,các khâu, các nội dung của công tác cán bộ Coi trọng, tăng cường lãnh đạo,chỉ đạo đối với các khâu quan trọng nhất như đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, tạonguồn, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược; xác định yêu cầu, quy trình xây dựngđội ngũ cán bộ dự bị của ĐCS Trung Quốc Trên phương diện khác, một sốcông trình lại bàn về vấn đề quy hoạch xây dựng, thực hiện chính sách thu hútnhân tài vào đội ngũ cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, thử thách, rènluyện đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm quản lý, đánhgiá đội ngũ cán bộ Đây là những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng độingũ cán bộ của ĐCS Trung Quốc để tác giả nghiên cứu, học tập, kế thừa, vậndụng xây dựng luận án
Nhiệm Khắc Lễ (1995), “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay”, [64] Trong Chương V: Xây dựng đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng người
kế tục sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, Mục I Giải phóng tư tưởng, đi sâu tìmhiểu và nắm chắc tiêu chuẩn cán bộ “vừa có đức vừa có tài”, đã chỉ rõ nội
Trang 14dung cụ thể về đức - tài của người cán bộ Trong đó, nội dung của đức gồm cóbốn mặt:“Kiên trì chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Mao TrạchĐông, kiên trì lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội màu sắc riêng Trung Quốc;kiên trì tôn chỉ một lòng một dạ phục vụ nhân dân, làm đầy tớ của nhân dân,gắn bó với nhân dân, tự giác tiếp thu tự phê bình, giám sát của Đảng và quầnchúng, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức; cần phải kiên trìđường lối tư tưởng thực sự cầu thị, có tác phong điều tra nghiên cứu, có tấmlòng nồng cháy đối với sự nghiệp cách mạng và tinh thần trách nhiệm, có khảnăng dùng phương pháp tư tưởng mácxít vũ trang cho mình; cần phải gươngmẫu giữ gìn kỷ luật và pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tác phong tư tưởngcộng sản chủ nghĩa tốt đẹp” [64, tr 271 - 273].
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đã chỉ ra các yêu cầu cụ thểđối với cán bộ:
“Một là, cần phải có năng lực kết hợp đường lối, phương châm, chính
sách của Đảng với khu vực mình, ngành mình; xuất phát từ thực tế, định raphương án công tác cụ thể
Hai là, vừa có trình độ tri thức phù hợp với công tác, vừa có năng lực
giải quyết vấn đề thực tế, có thể mở ra tình hình mới cho công tác
Ba là, cần có năng lực tổ chức khá vững vàng, có gan và khí phách tìm tòi,
khai thác sáng tạo cái mới, gian khổ lập nên sự nghiệp” [64, tr 274 - 278] Đây
là những vấn đề tác giả luận án có thể kế thừa, vận dụng vào làm rõ, kháiquát yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác củaĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
1.1.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam,những nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quantâm Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vềĐNGV và xây dựng ĐNGV được công bố trên các góc độ, phạm vi khác nhau
về những nội dung trực tiếp liên quan đến đề tài
Trang 15Lê Kim Long (2008), “Xây dựng và phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chuẩn quốc tế ”[69] Tác giả đã lập luận sâu sắc
tầm quan trọng của ĐNGV, nhất là trong điều kiện nền giáo dục hiện đại đang
là xu hướng vận động tất yếu của mỗi quốc gia Đồng thời trong chiến lượcphát triển ĐNGV, đề án này xác định hệ thống những luận cứ khoa học chứngminh cho sức mạnh của công nghệ giáo dục trong thời kỳ mới; tác giả cũng đềcập đến sự gắn kết các khâu, các bước trong quá trình xây dựng ĐNGV, xácđịnh phương hướng, mục tiêu và giải pháp xây dựng ĐNGV, trong đó có xácđịnh tiêu chuẩn làm căn cứ để đào tạo ĐNGV Trong việc bố trí, sử dụnggiảng viên, tác giả cho rằng cần có chính sách đúng để thu hút những người
có tâm huyết, có tài năng vào công tác trong ngành giáo dục
Nguyễn Thúy Hồng (2012), “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo khâu then chốt của chất lượng giáo dục phổ thông” [51].Trong bài viết này, tác giả, đã đánh giá về thực trạng đội ngũ nhà giáo: hầu hết các nhà giáo đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhưng còn một bộ phận chưa đạt yêu cầu
-về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sư phạm; đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu hụt ở các vùng núi, vùng khó khăn, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn; trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường, các nhà giáo còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, chưa thật sự đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá, chưa gắn kết hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống, chưa tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục; đáng chú ý, một bộ phận nhà giáo có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, thậm chí lối sống suy thoái về đạo đức, ảnh hưởng xấu tới uy tín của nhà giáo trong xã hội
Về những nguyên nhân tạo nên bất cập về chất lượng nhà giáo, theo tácgiả là do hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chưa theo kịp những yêucầu đổi mới giáo dục của đất nước và thế giới, hoặc do những bất cập về chế
độ, chính sách, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động
Trang 16nghề nghiệp Những năm gần đây, không ít học sinh phổ thông có thành tíchcao không lựa chọn nghề giáo, dẫn đến tình trạng là đầu vào các trường sưphạm luôn thấp hơn các ngành khác Để cải thiện tình hình và nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo, cần đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, chươngtrình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để từng bước đáp ứngcác yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 vềphương châm đổi mới, tác giả khẳng định rằng, cần tiếp tục quan điểm, chủtrương của Đảng, đẩy mạnh đổi mới giáo dục ở một tầm cao mới, mạnh mẽhơn, quyết liệt hơn và triệt để hơn nhằm tạo ra những chuyển biến mới, thật
sự hiệu quả và thiết thực về chất lượng giáo dục cần có chính sách ưu tiên đốivới nhà giáo, nhất là chế độ ưu đãi đào tạo, những chính sách mạnh mẽ hơnnữa để thật sự đề cao nghề dạy học và có chính sách tôn vinh nghề dạy học vàđội ngũ nhà giáo Cụ thể là tôn vinh nghề giáo và nhà giáo bằng nêu gương vàkhen thưởng xứng đáng cho những nhà giáo và các cơ sở giáo dục có thànhtích Tăng lương và có những chính sách ưu đãi xứng đáng cho những ngườilàm công tác giáo dục, nhất là các nữ nhà giáo và những người công tác ởvùng khó khăn Thực hiện chế độ chức danh nhà giáo và có chế độ lương lũytiến theo chức danh, thâm niên và thành tích để khuyến khích các nhà giáo đạtchuẩn và đạt các mức chuẩn cao trong nghề nghiệp Đổi mới quản lý nhàtrường theo hướng các nhà trường và các giáo viên được trao quyền tự chủ,chịu trách nhiệm cao hơn và được chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong tổchức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục Trong đó, trọng tâm
là đổi mói chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo Để làmtốt công tác này, cần làm rõ trách nhiệm đổi mới ở hai khâu chi phối trực tiếpđến chất lượng đội ngũ nhà giáo là khâu đào tạo của các trường sư phạm vàkhâu bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục phổ thông Chất lượng đầu vào củacác trường sư phạm cần được nâng cao bằng các cơ chế tuyển sinh riêng Nhànước cần có chính sách hỗ trợ và các ưu đãi về điều kiện học tập cho các sinh
Trang 17viên Khâu bồi dưỡng lực lượng nhà giáo là công việc của các cơ sở quản lýgiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Khâu này cần được quan niệm là hoạtđộng thường xuyên, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi của nhàgiáo theo phương châm học suốt đời.
Đào Nguyên Phúc (2014), “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp ”[96], đã đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 40-
CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc xây dựng, nângcao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Về ưu điểm, tácgiả cho rằng, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ bản đáp ứngđược yêu cẩu phát triển quy mô giáo dục Nhìn chung, phương pháp giáo dụccủa giáo viên, phương pháp đào tạo của giảng viên và phương thức quản lýcủa cán bộ quản lý đang có chuyển biến tích cực, tạo ra những nét mới, làmtiền đề để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sâu sắc phương pháp, quy trình GD - ĐT
ở tất cả các cấp, bậc học Đa số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn giữđược phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường Trong cơ chế thịtrường, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn thực sự là lực lượng nòng cốttrong ngành giáo dục, là nhân tố quyết định cho những thành công của giáo dụcnước nhà, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Bên cạnh những mặt ưu điểm, mặt tích cực, theo tác giả đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục để đápứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước trong thòi kỳ đổi mới để hộinhập quốc tế Chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo, chưa theokịp yêu cầu đổi mới giáo dục Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáocòn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa thực sự thay đổi cáchdạy theo hướng “dạy cho người học biết cách học” mà vẫn nặng về “dạy kiếnthức cho người học”; chưa chú trọng việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ
Trang 18năng sống theo nếp sống có văn hóa cho học sinh, sinh viên, số nhà giáo cốtcán, đầu ngành còn quá ít, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung chưađáp ứng được thực tế Số nhà giáo trong các trường đại học có khả năng sử dụngthành thạo ngoại ngữ và tin học còn chiếm tỷ lệ thấp Do đó, ảnh hưởng nhất địnhtới việc khai thác tài liệu nước ngoài, nghiên cứu khoa học Tình trạng thừa, thiếucục bộ về đội ngũ nhà giáo vẫn tồn tại ở cao đẳng, đại học đang có tình trạng hụthẫng về đội ngũ, với quy mô đào tạo như hiện nay thì đại học chưa bảo đảm quyđịnh tỷ lệ giảng viên, sinh viên Xuất hiện hiện tượng xuống cấp về phẩm chất đạođức nhà giáo Một bộ phận cán bộ quản lý còn thiếu công tâm trong đánh giá, xếploại giáo viên, dẫn đến tình trạng bè phái, mất đoàn kết Công tác quy hoạch, bổnhiệm cán bộ ở các cấp, các cơ sở còn gây dư luận bất bình, bất mãn trong giáoviên, giảng viên và cán bộ công chức của ngành giáo dục…
Theo tác giả, những hạn chế trên là do nguyên nhân chủ yếu sau: Việctriển khai một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng, một số chính sách của Nhànước đối với nhà giáo còn chậm, thiếu quyết liệt, nên kết quả chưa đạt yêucầu, chưa đưa chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, chưa phát huy tối ưunăng lực, phẩm chất nhà giáo, chưa đủ sức xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý thành nòng cốt của sự nghiệp giáo dục Việc rà soát, sắp xếp lạiđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chưa kịp thời và chưahiệu quả Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sửdụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng đúngmức, dẫn đến tình trạng thừa tổng thể, thiếu cục bộ, hụt hẫng giữa các thế hệ
Hệ thống văn bàn pháp luật cũng như những quy chuẩn về số lượng, trình độchuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo được xây dựng khá chi tiết, nhưngtác dụng điều chỉnh đối với nhà giáo và cán bộ quản lý lại kém hiệu quả.Công tác thanh tra, giám sát hoạt động của nhà giáo và cán bộ quản lý chưathường xuyên, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự nghiêm minh trong xử lý những
Trang 19hiện tượng, vụ việc vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo.
Các trường, khoa sư phạm chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mức,nhất là việc phát triển các trường sư phạm trọng điểm Công tác đào tạo, bồidưỡng nhà giáo đạt chuẩn, trên chuẩn (theo văn bằng) còn nặng về số lượng chưađược quan tâm nhiều đến chất lượng Chương trình, nội dung, phương pháp đàotạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị cho ngườihọc những kỹ năng cần thiết cho công tác dạy học, giáo dục Công tác đào tạo, bồidưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo tại các trường, khoa sư phạm cònchưa được quan tâm đúng mức, đôi khi còn bị xem nhẹ, thả nổi
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tácgiả đề xuất các giải pháp:
Một là, cần bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
nhà giáo và cán bộ quàn lý giáo dục Nhằm phát triển, ưu đãi, tôn vinh nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục, khuyến khích họ toàn tâm, toàn trí cho sựnghiệp giáo dục
Hai là, nhận thức đúng vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT Để phát triển giáo dục,cần phải có sự tương hỗ của nhiều yếu tố: nguồn tài chính, nguồn lực con người,
cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội
Ba là, đổi mới căn bàn công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý Bốn là, tập trung quy hoạch, nâng cấp các trường, khoa sư phạm, các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý
Năm là,xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt đối với nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục Xây dựng chế độ lương và phụ cấp ưu đãi hợp lý và thỏa đángcho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chế độ lương và phụ cấp được tínhtrên cơ sở hiệu quả công việc nhằm tạo ra tính nỗ lực phấn đấu hết mình củanhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với công việc đảm nhiệm Xây dựngqui trình tuyển dụng giáo viên, giảng viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục
Trang 20phù hợp với đặc trưng từng cấp, bậc học, sát thực tế vùng, miền Rà soát, sửađổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng các chính sách ưu đãi và chế độ nhà công
vụ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các vùng có điềukiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và ở các trường chuyên biệt
Phạm Đức Tú, “Thực trạng và giải pháp kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo Quân đội” [121] Từ nghiên cứu thực trạng đội ngũ nhà giáo quân
đội, tác giả đã đề xuất các giải pháp kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáoquân đội về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, phong cách, văn hóa sưphạm Để nâng cao chất lượng xây dựng ĐNGV, tác giả cho rằng phải nângcao chất lương đào tạo, bồi dưỡng coi đó là một giải pháp cơ bản
Nguyễn Thanh Hải (2018), “Nâng cao năng lực phản biện khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội”[43] Trong bài báo
khoa học này tác giả đã đề cập, phân tích, luận giải rõ những vấn đề cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở
nhà trường quân đội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của năng lựcphản biện khoa học đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ Bồi dưỡngcho giảng viên nhận thức được năng lực phản biện khoa học là nội dungkhông thể thiếu đối với bản thân trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo,nghiên cứu khoa học, trong công tác đấu tranh tư tưởng lý luận và trong bồidưỡng, giáo dục, rèn luyện, nghiên cứu khoa học
Hai là, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho giảng viên khoa
học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội, giúp họ phát triển về trình độnhận thức, tri thức khoa học, tri thức quân sự, chuyên môn, phẩm chất tâm lý,
tố chất cá nhân, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sư phạm quân sự, ý chí, nghịlực, bản lĩnh, niềm tin khoa học; giúp họ hoàn thiện phẩm chất và năng lựccủa người quân nhân cách mạng, của nhà giáo, nhà khoa học
Ba là, đa dạng hóa và tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn phản biện khoa học
để đưa giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội vào rèn luyện
Trang 21năng lực phản biện khoa học như: giảng dạy, trao đổi, xêmina, đánh giá, chấm thi,sinh hoạt học thuật, tọa đàm khoa học, đóng góp ý kiến bài giảng…
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng ở nhà
trường quân đội trong việc nâng cao nhận thức phản biện khoa học của giảngviên khoa học xã hội nhân văn
Năm là, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, mỗi giảng viên khoa học
xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội trong việc tự nghiên cứu, tự học tập, tự rènluyện để nâng cao năng lực, trình độ, thực sự là người có tri thức khoa học, trithức quân sự, có bản lĩnh vững vàng, có năng lực phản biện khoa học tốt
Các công trình khoa học nói trên đã đề cập một cách cơ bản, hệ thốngnhững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của ĐCSViệt Nam về ĐNGV, xây dựng ĐNGV Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu
về từng loại giảng viên cụ thể, chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm, yêu cầu về phẩmchất năng lực của từng loại giảng viên Xác lập, luận giải khái niệm, chủ thể, lựclượng, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng ĐNGV phù hợpvới từng loại giảng viên, từng cấp, từng ngành trong và ngoài quân đội Đánh giáthực trạng, rút đúc kinh nghiệm xây dựng ĐNGV ở từng cấp, từng ngành, từngđịa phương, từng cơ quan, tổ chức, nhất là ĐNGV trong QĐND Việt Nam.Nhiều công trình dự báo những yếu tố tác động đến xây dựng ĐNGV Hầu hết,các công trình nghiên cứu nói trên đều đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng
bộ, khả thi xây dựng ĐNGV ở từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, tổ chức, đơn
vị, địa phương Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lý luận, thực tiễngiúp cho tác giả nghiên cứu, tham khảo, học tập, kế thừa, vận dụng trong xâydựng ĐNGV ở các Học viện QĐND Lào giai đoạn hiện nay
1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ
Tổng cục Chính trị (QĐND Lào), (2003) “Hội nghị công tác chính trị-tư tưởng toàn quân lần thứ IV”98 Hội nghị đề ra và lý giải tương đối đầy đủ,
Trang 22sát thực phương hướng nhiệm vụ chủ yếu và biện pháp chung giáo dục chínhtrị -tư tưởng; về quy hoạch đào tạo, phát triển nhân lực và chiến lược pháttriển nhân lực từ năm 2006 đến năm 2020; về công tác cán bộ và phát triểnđội ngũ giáo viên trong quân đội, đi sâu đánh giá thực trạng đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, ĐNGV và trên cơ sở đó đề ra các chỉ thị, nghị quyết vềxây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong giai đoạn mới của cách mạng
Ban Tuyên huấn Trung ương (ĐNDCM Lào) (2005),“Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào”1 Tư tưởng xuyên suốt của cuốn sách đã đề cập các phẩm chất
năng lực, đạo đức cách mạng, nhân cách, phương pháp, tác phong công tácgần gũi trong vận động tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng nhândân của Người Đồng thời, khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng củaNgười là sự nghiệp từng vượt qua những thử thách, chịu nhiều hy sinh vìnước, vì dân, vượt qua muôn vàn khó khăn, để đổi lấy độc lập tự do của Tổquốc…và cuốn sách đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễnlãnh đạo của ĐNDCM Lào từ năm 1975-1989, trong đấu tranh chống bọnphản động tay sai, lưu vong trong và ngoài nước, xây dựng, củng cố hệ thốngchính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân và lãnh đạo sự nghiệp đổimới từ năm 1990-2005
Sổm Cốt Măng No Mệch (2010), “Cán bộ trong các nhà trường”101.
Cuốn sách này trình bày khá chi tiết những vấn đề cơ bản về cán bộ trongcác nhà trường của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Trong mỗi vấn đềlớn, tác giả đều cố gắng kết hợp phân tích thực tiễn sôi động với vận dụng
lý luận để chứng minh, và trên cơ sở đó, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lýluận về cán bộ trong các Nhà trường Vì vậy, đây là một cuốn sách quý, cóvai trò quan trọng hàng đầu mà đội ngũ cán bộ trong quân đội phải học hỏi,
Trang 23cuốn sách này có thể vận dụng vào công tác GD - ĐT ở các học viện, nhàtrường trong Quân đội nhân dân Lào.
Un Kẹo Si Pa Sợt (2009),“Công tác tổ chức cản bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [127] đã khẳng định: Yếu tố quyết định để tổ chức
thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách là công tác tổ chức, cán bộ Đào tạocán bộ lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường vừa phải có tinh thần đổimới, vừa phải giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc như: phải quán triệtquan điểm giai cấp, tạo sự bình đẳng cho tài năng nảy nở và phát huy, nhất làđối vớỉ cán bộ xuất thân từ công nhân, con em nông dân, gia đình có công vớicách mạng, dân tộc thiểu số, phụ nữ Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc
tế, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão phải nâng cao chất lượng đàotạo trong nước, vừa phải quan tâm việc đưa cán bộ đi nước ngoài học tập
Lit thi Si Sou Vong (2011), trong bài viết “Đột phá về công tác cán bộ ”
[68], đã bàn về một trong bốn chính sách đột phá để hoàn thành kế hoạch xóađói, giảm nghèo đưa nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thoát khỏi tìnhtrạng nghèo và kém phát triển Theo tác giả, cần phải đột phá về phát triểnnguồn nhân lực, đặc biệt là bồi dưỡng cán bộ cần phải bảo đảm đủ về số lượng
và chỉ tiêu biên chế trong cơ quan hệ thống chính trị và các ngành Từng bướcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tập trung vào bốn vấn đề quan trọng: đánhgiá cán bộ; xây dựng kế hoạch cán bộ tổng thể; bố trí, luân chuyển cán bộ; đàotạo bồi dưỡng cán bộ; kế thừa, thay thế cán bộ; chế độ, chính sách đối với cán
bộ Công tác đánh giá cán bộ phải khách quan, công tâm Ngăn chặn và từngbước khắc phục tình trạng lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ theo dòng họ, cục
bộ, địa phương Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch phải tham vấn rộng rãi,sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Nghiên cứu và thực hiện chínhsách bố trí sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề về
cơ sở nhằm bổ sung lực lượng lao động, đồng thời tạo nguồn nhân lực trẻtrưởng thành từ thực tế Đặc biệt, coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
Trang 24độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị tronggiai đoạn phát triển mới của nước Lào.
Bun Lon Sa Luôi Sắc (2014),“Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao”[5] Tác giả
khẳng định đội ngũ cán bộ giữ các cương vị, trọng trách lãnh đạo, chỉ huy,quản lý các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; là lực lượng nòng cốt trong tổchức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; có vai trò quyếtđịnh trong tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiếnđấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và trong các mặt công tác, thựchiện nhiệm vụ khác của quân đội Vì vậy, Đảng nhân dân cách mạng Làoluôn coi trọng lãnh đạo công tác cán bộ, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ thực
sự là lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội,làm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậycủa Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào Đây là một trong những vấn
đề có ý nghĩa quyết định đến thành công của cách mạng Nhận thức rõ vị trí,vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ những năm qua, Đảng ủy BộQuốc phòng Quân đội nhân dân Lào đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnhđạo, chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo cho lựclượng này ngày càng trưởng thành, tiến bộ về mọi mặt
Trong nội dung, biện pháp 3, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo,chỉ huy, quản lý đơn vị của đội ngũ cán bộ đã nêu rõ Thực hiện các nội dungtrong công tác cán bộ, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ phải gắnvới trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chỉ huy đơn vị; lấy kết quả thực hiện chứctrách, nhiệm vụ được giao của cán bộ mà đánh giá chất lượng công tác xâydựng đội ngũ cán bộ Mặt khác, cũng căn cứ vào tình hình thực tế, chất lượng,hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị mà tiến hànhcác nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; gắn quy hoạch với đàotạo, bồi dưỡng quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ Đấu tranh khắcphục hiện tượng tiêu cực, sai trái trong công tác cán bộ; không dựa chắc vào
Trang 25kết quả thực hiện nhiệm vụ theo cương vị, chức trách được giao để đánh giácán bộ và thực hiện các mặt của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
Môn thạ thíp Khun vi Han (2010), “Đánh giá cán bộ diện Ban thường
vụ thành ủy quản lý ở Thủ đô Viêng Chăn, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay " [92], cho rằng có đánh giá đúng cán bộ mới có
cơ sở quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cánbộ.Những nghiên cứu của một số tác giả nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào, đều khẳng định: công tác cán bộ là một nội dung quan trọng của công tácxây dựng đảng mà Đảng nhân dân cách mạng Lào phải nắm chắc Ở nhiềuphương diện, các tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của cán bộ, tạo nguồn cán
bộ, quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sử dụng cán bộ và coi đónhư những giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầunhiệm vụ chính trị của Đảng trong thời kỳ mới
Cục khoa học-Lịch sử quân sự BQP (2000), “Một số giải pháp đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ quân đội trong giai đoạn mới”16 Bài viết đã đề cập
đến tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong quânđội, đồng thời đã nêu lên 8 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng củađội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Tổng cục Chính trị (2011), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ mới” [111] Cuốn
sách đã bàn khá sâu sắc về nhiều nội dung lý luận như: nêu lên mô hìnhnhân cách người giáo viên; những vấn đề có tính quy luật trong đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên; thực trạng chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên trong thời gian qua; những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên trong thời kỳ mới
Trang 26Khăm Lạ Phăn Xay Nha Xúc (2013),“Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên chính trị của Quân đội nhân dân Lào”[56] Tác giả đã nghiên cứu
vị trí, vai trò của ĐNGV về chính trị và đội ngũ cán bộ trong quân đội Trên
cơ sở đó tác giả đã phân tích rõ thực trạng ĐNGV về chính trị trong QĐNDLào hiện nay, vạch rõ những mâu thuẫn bất cập trong thực hiện chức trách,nhiệm vụ, và những nguyên nhân của tình hình, khẳng định việc xây dựng,nâng cao chất lượng ĐNGV về chính trị hiện nay là vấn đề cơ bản và cấpbách, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV vềchính trị của quân đội trong tình hình hiện nay
Súc Công Sảnh Xay Nha Lớt (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên quân đội theo quan điểm Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [104] Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản về công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ
giảng viên, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viênhiện nay, từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ giảng viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vàphát triển tổ quốc trong tình hình mới
Khăm Phết Thăm Mạ Thê Va (2012), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên công tác đảng, công tác chính trị ở Học viện Hậu Cần Kỹ Thuật Quân đội nhân dân Lào hiện nay”58 Trong công trình này tác giả đã đề cập
đến một số vấn đề quan niệm, vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm củaĐNGV CTĐ,CTCT ở Học viện Hậu Cần Kỹ Thuật Quân đội nhân dân Lào Tácgiả vấn nêu cao thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm vềcông tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV CTĐ,CTCT ở Học viện Hậu cần kỹ ThuậtQĐND Lào hiện nay Trên cơ sở luận giải những yếu tố tác động các đề tài đã đềxuất yêu cầu và đưa ra các giải pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVCTĐ,CTCT ở Học viện Hậu cần-kỹ thuật QĐND Lào hiện nay
Trang 27Phăn KhămVị pha văn (2008), “Một số ý kiến về đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới”95 Bài viết cho rằng, đội ngũ giáo viên là một đội ngũ rất quan
trọng trong các nhà trường để thực hiện công việc giảng dạy, là công việc thựchiện trực tiếp đối với người học mà có sự hiểu biết và có thái độ khác nhau Theotác giả yêu cầu những người làm công tác giảng dạy phải là người có ý thức sâusắc và khách quan, điều quan trọng phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, khôngngừng nâng cao trình độ kiến thức trong công việc giảng dạy của mình
Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2012), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên ở Trường Chính trị-Hành chính quốc gia trong thời
kỳ mới”57 Bài viết đã nhấn mạnh rằng, ĐNGV có vai trò rất quan trọng
trong mọi công việc, chủ yếu là về việc dạy học của mình và có tính quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại trong tổ chức thực hiện đường lối củaĐảng Bài viết đã nêu lên những mặt ưu điểm, khuyết điểm và những vấn đềcần chú ý để Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo ĐNGV ở trường chínhtrị-hành quốc gia trong thời kỳ mới đạt được kết quả cao trong những năm tới
Sổm Phon Xỉ Xụ Văn Nạ (2017), “Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội”[102] Trong bài báo
khoa học này, tác giả đã đề cập, trình bày và phân tích rõ những vấn đề cơbản như: Một là, tăng cường giáo dục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức,trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong từng nhà trường đối với bồidưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ.Cấp ủy, tổ chức Đảng, người chỉhuy, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên và ĐNGV cần nhận thức vàquán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, của Bộ Quốc phòng về giáo dục, đàotạo, về xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ nhà giáo quân đội Hai là, xácđịnh đúng nội dung, vận dung linh hoạt các hình thức, phương pháp bồidưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ Quá trình bồi dưỡng các chủ thểcần tăng cường giáo dục lý luận Mác-lênin, tư tưởng chủ tịch Cay Xỏn Phôm
Vi Hản, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình
Trang 28nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội và nhà trường cho giảng viêntrẻ Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trongbồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ Cấp ủy Đảng trong đảng bộ,đội ngũ cán bộ chủ trì và các tổ chức, các lực lượng, các khoa giáo viên xâydựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ khoa học, cụthể, phù hợp,khả thi, đối với cơ quan chức năng phải nắm chắc tình hìnhnhiệm vụ của các khoa giáo viên, trình độ, năng lực sư phạm của từng giảngviên trẻ Bốn là, phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên trẻ trong tự bồidưỡng kỹ năng sư phạm Đây là ý thức tự giác, là khâu tiếp nối và kết quả củaquá trình bồi dưỡng đã được chuyển hóa thành nhu cầu, động cơ học tập,nghiên cứu của từng giảng viên trẻ Năm là, quan tâm thực hiện tốt chính sáchđối với giảng viên trẻ.
Bun Lon Xa Luôi Sắc (2017), “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trong tình hình mới” [6] Trong bài báo khoa học này tác giả đã
phân tích trước yêu cầu mới về xây dựng ĐNGV nói chung, giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn nói riêng, đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng ĐNGV khoahọc xã hội và nhân văn ở các học viện, nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầuchuẩn hóa, nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chấtlượng giáo dục-đào tạo trong quân đội Tác giả vấn còn nêu rõ một số giải phápnhư:
Một là, xây dựng tiêu chuẩn giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
ở các học viện, nhà trường quân đội trong việc này cần đạt được như: sựkiên định, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, với tổ quốc, với nhândân, với Quân đội
Hai là, thực hiện tốt các khâu, các bước trong tuyển chọn nguồn giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn theo yêu cầu chuẩn hóa Cần thực hiện
Trang 29đúng phương thức và có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụngnhân tài, người có bản lĩnh chính trị, đạo đức…
Ba là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV khoa
học xã hội và nhân văn Hàng năm từng học viện, từng trường phải cử một sốgiảng viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn trong vàngoài Quân đội tổ chức
Bốn là, thực hiện tốt công tác quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng ĐNGV khoa
học xã hội và nhân văn Quản lý theo sự phân công, phân cấp rõ ràng, toàn diện.Đánh giá phải đúng nguyên tắc, có tính khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể
Năm là, thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối với ĐNGV khoa học xã
hội và nhân văn
1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
Một là, những công trình nghiên cứu của các tác giả ở Liên Xô, Trung
Quốc, Việt Nam về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đềukhẳng định rằng: Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng;trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên phải nắm chắc các nguyên tắc,các khâu, các bước của công tác cán bộ từ tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, đánh giá, luân chuyển, sử dụng Những luận bàn của các tác giả các nước
về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, luân chuyển, đánh giá cán bộ, giảng viên lànhững gợi ý có giá trị mà luận án có thể tham khảo, chắt lọc, kế thừa để nghiêncứu vấn đề xây dựng ĐNGV ở các Học viện trong QĐND Lào giai đoạn hiện nay
Hai là, những công trình nghiên cứu của một số tác giả ở trong nước về cán
bộ và công tác cán bộ có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc Các công trình đềudựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay XỏnPhôm Vi Hản gắn với đặc điểm của cách mạng Lào Nhiều công trình nghiên cứuchuyên sâu về từng loại cán bộ cụ thể, nội dung, hình thức, biện pháp, quy trình
Trang 30công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ QĐND Lào Các công trìnhnày đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học có giá trị cả về lý luận thực tiễn và khảnăng ứng dụng, nghiên cứu sinh đã trân trọng kế thừa trong xây dựng luận án.
Ba là, những công trình nghiên cứu về ĐNGV và xây dựng ĐNGV liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án cho thấy rất nhiều công trình nghiên cứu,luận bàn về đổi mới mục tiêu, mô hình, chương trình nội dung, hình thức,phương pháp giáo dục, đào tạo đại học, củng cố, kiện toàn, đổi mới, pháttriển, nâng cao chất lượng ĐNGV các trường đại học Một số công trình bàn
về hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo, đánh giá chất lượng giáo dục, đàotạo đại học ở Lào Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiêu chuẩn, tiêuchí đánh giá chất lượng, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, đề xuất nhiều giảipháp có tính khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, kiểmtra, thanh tra chất lượng giáo dục, đào tạo đại học Một số công trình đề xuấtnhững giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trường đại học.Tác giả tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình này để xâydựng luận án tiến sĩ, đặc biệt là vấn đề xây dựng ĐNGV
Một số công trình đã đề cập đến phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung
và ĐNGV các nhà trường quân đội nói riêng Các công trình này thường đềcập đến một mặt, một khâu, một nội dung của xây dựng ĐNGV ở các trườngđại học và một số học viện, nhà trường quân đội như vấn đề đào tạo bồidưỡng, nâng cao chất lượng ĐNGV và cán bộ quản lý; bồi dưỡng năng lực sưphạm của ĐNGV; các chính sách đối với ĐNGV Đó là những tài liệu quý cógiá trị khoa học giúp nghiên cứu sinh trong chọn lọc, kế thừa để giải quyếtcác vấn đề trong thực hiện nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu đề tài luận án
Có thể khẳng định, các công trình của các nhà khoa học ở nước ngoài
và trong nước liên quan đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ,giảng viên trong quân đội Những công trình trên đã được tiếp cận, nghiêncứu ở các góc độ khác nhau và luận giải khá sâu sắc về lý luận và thực tiễn;khẳng định tầm quan trọng và phân tích cấu trúc của đội ngũ cán bộ, giảng
Trang 31viên; chỉ ra con đường hình thành, phát triển, xây dựng ĐNGV; xác định nộidung, hình thức, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung
và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quân đội nói riêng Tóm lại, các công trìnhkhoa học nói trên có giá trị về lý luận, thực tiễn, có sự đóng góp về khoa học Tuynhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống,
chuyên sâu về vấn đề: “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”
1.3.2.Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Trên cơ sở khảo cứu và tổng quan các công trình nghiên cứu liên quanđến xây dựng ĐNGV ở các học viện QĐND Lào giai đoạn hiện nay, đặt ranhững vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ các học viện trong QĐND Lào, về ĐNGV, chỉ ra: quan niệm, chứctrách, nhiệm vụ, đặc điểm, vai trò, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháptác phong của ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
Nghiên cứu, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng ĐNGV,đặc biệt là xác lập và luận giải quan niệm, mục đích, chủ thể, lực lượng, đốitượng, nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá xây dựngĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
Hai là, trên cơ sở khung lý luận về xây dựng ĐNGV ở các học viện, bám
sát tiêu chí xây dựng, tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn, thu thập tài liệu đểđánh giá thực trạng xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào, làm rõnhững kết quả, ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm; từ đó rút ra nguyênnhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm và khái quát một số kinhnghiệm xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào
Ba là, dự báo những yếu tố cả khách quan và chủ quan tác động đến
xây dựng ĐNGV, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng công tác giáo dục vàđào tạo, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướng xây dựng quânđội và các nhà trường quân đội giai đoạn mới…xác định mục tiêu, yêu cầu
Trang 32tăng cường xây dựng ĐNGV ở các học viện trong QĐND Lào đáp ứng yêucầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
Bốn là, căn cứ vào kinh nghiệm, những tác động khách quan và chủ
quan đặt ra; trên cơ sở yêu cầu tăng cường xây dựng ĐNGV, đề xuất hệ thốnggiải pháp đồng bộ, khả thi tăng cường xây dựng ĐNGV ở các học viện trongQĐND Lào giai đoạn hiện nay
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về xâydựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung và trong quân đội nói riêng Cáccông trình được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú: từ các sách thamkhảo, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ cho đến các bài hội thảo và bàibáo trên các tạp chí chuyên ngành Dưới nhiều góc độ nghiên cứu, các côngtrình khoa học đã luận giải làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến đề tài, về
vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên; sự cần thiết phải xây dựngĐNGV qua từng giai đoạn cách mạng Trong mỗi giai đoạn cụ thể, xây dựngĐNGV có nội dung, yêu cầu cụ thể khác nhau; song đều thống nhất ở việcxác định nội dung cơ bản, quy trình, hình thức biện pháp xây dựng, từ quyhoạch, tạo nguồn, đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và thực hiện chínhsách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên; về cơ sở để đánh giá thực trạng và đềxuất các giải pháp theo phạm vi nghiên cứu…Kết quả của các công trình đó
có giá trị cả lý luận, thực tiễn, nghiên cứu sinh đã tiếp thu có chọn lọc trongquá trình nghiên cứu đề tài luận án
Dựa trên phương pháp luận Mácxít, phương pháp khoa học chuyên ngành
và liên ngành; trên cơ sở tham khảo nguồn tài liệu, tư liệu đã có, kết hợp vớiquá trình khảo sát, điều tra tình hình thực tiễn về xây dựng ĐNGV ở các họcviện trong Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay Nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài:“ xây dựng ĐNGV ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Trang 33giai đoạn hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên
ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Đề tài phù hợp với mã sốchuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc không trùng lặpvới bất kỳ đề tài khoa học nào đã được công bố
Trang 34Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 2.1 Khái quát về các học viện và đội ngũ giảng viên ở các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
2.1.1 Khái quát về các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
* Tổ chức biên chế và chức năng, nhiệm vụ của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Các học viện Quân đội nhân dân Lào là nằm trong hệ thống các nhà
trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học ngànhquân sự của quân đội và của quốc gia Từ khi ra đời, phát triển, đến nay cáchọc viện đã đào tạo hàng ngàn cán bộ chính trị, quân sự, quân y, hậu cần-kỹthuật thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực, phương pháp tácphong công tác, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiếnthắng của Quân đội nhân dân Lào trong kháng chiến giải phóng dân tộc cũngnhư trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Hiện nay, trong QĐND Lào có 05 Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, đó là:Học viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Học viện Côm Mạ Đăm, Học việnHậu cần, Học viện Kỹ thuật và Học viện Quân y Mỗi học viện có nhiệm vụ cụ thểkhác nhau, song đều có chức năng cơ bản là giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa họctheo quy định của Luật Giáo dục của Nhà nước và các quy định của Bộ Quốc phòng
Nhiệm vụ chính trị trung tâm của các Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ chỉ huy tham mưu; cán bộ chính trị, cán bộ hậu cần, kỹ thuật; đào tạo giảngviên các chuyên ngành khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, các cán
bộ nghiên cứu khoa học quân sự, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chínhquy, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Đào tạo thạc
sĩ khoa học quân sự, các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự;nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng các học viện
Trang 35vững mạnh toàn diện, có môi trường văn hóa quân sự lành mạnh Xây dựngĐNGV học viện đủ về số lượng, có cơ cấu cân đối, hợp lý về cơ cấu trình độ họcvấn, ngành nghề; quản lý giảng viên, cán bộ học viên, quân nhân chuyên nghiệp,
hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Tổ chức tuyển sinh và quản lý,
sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của Bộ Quốcphòng Tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tưtưởng của Đảng, đường lối đổi mới, phòng chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” quân đội Đồng thời, thực hiện sẵnsàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác được giao
Tổ chức biên chế của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Tổ chức biên chế các học viện trong Quân đội nhân dân Lào được thực hiệntheo quy định thống nhất của Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Lào Tùy theotính chất nhiệm vụ, tổ chức biên chế của các học viện có sự khác nhau Cụ thể:
Học viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản có Ban Giám đốc và cáccác cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm: Cục Chính trị, Cục Huấn luyện - Đàotạo, Cục Nghiên cứu khoa học, Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Văn phòng; trongHọc viện Quốc phòng Cay Xỏn Phôm Vi Hản có 16 khoa giáo viên (6 khoakhoa học xã hội và nhân văn, 5 khoa quân sự, 4 khoa binh chủng, 1 khoa tiếngNga và 3 tiểu đoàn quản lý học viên)
Học viện Côm Mạ Đăm có Ban Giám đốc và các cơ quan, đơn vị trựcthuộc: Phòng Chính trị, Phòng Huấn luyện, Phòng nghiên cứu khoa học vàlịch sử, Phòng Hậu cần, phòng Kỹ thuật-Quân sự, Văn phòng Học viện, 15 tổ
bộ môn thuộc 8 khoa giáo viên, 7 tiểu đoàn quản lý học viên
Học viện Hậu cần có Ban Giám đốc học viện và các cơ quan, đơn vịtrực trực thuộc, gồm: Phòng Chính trị, Phòng Huấn luyện, Phòng nghiên cứukhoa học - lịch sử, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật, Văn phòng, có 12 khoagiáo viên, 2 tiểu đoàn quản lý học viên
Trang 36Học viện Kỹ thuật quân sự có Ban giám đốc và các cơ quan, đơn vịtrực thuộc, gồm: Phòng Huấn luyện, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng
Kỹ thuật, Phòng Nghiên cứu khoa học; Văn phòng học viện; có 4 khoa: Khoa
Lý luận (có 2 tổ bộ môn), Khoa Quân sự (có 4 tổ bộ môn), Khoa xe ô tô quân
sự (có 3 tổ bộ môn), Khoa Quân khí (có 3 tổ bộ môn) và Trung tâm thửnghiệm và thực tập và 2 tiểu đoàn quản lý học viên
Cơ cấu tổ chức biên chế của Học viện Quân y có Ban giám đốc và các
cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Chính trị, Phòng Huấn luyện, PhòngHậu cần-Kỹ thuật, Phòng Nghiên cứu khoa học và Văn phòng học viện; Họcviện quân y có 9 khoa và 2 tiểu đoàn quản lý học viên
Ban giám đốc: gồm có giám đốc, các phó giám đốc, thủ trưởng chínhtrị, phó thủ trưởng chính trị là tổ chức chỉ huy, quản lý, chỉ huy cao nhất ở cáchọc viện; chịu trách nhiệm toàn diện trước Đảng ủy Bộ Quốc phòng, Bộ Quốcphòng, các cơ quan cấp trên, cấp ủy cấp mình về mọi mặt hoạt động của họcviện; thực hiện quản lý, chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của các họcviện thông qua các cơ quan chức năng và đơn vị cơ sở trực thuộc học viện
Cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là các cơquan tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành mọi hoạt độnggiáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của học viện; chịu sự lãnh đạo củađảng ủy học viện, sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và chỉ đọanghiệp vụ của các cơ quan chức năng cấp trên
Các khoa giáo viên: là đơn vị tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoahọc; chịu sự lãnh đạo của đảng ủy học viện, sự chỉ huy, chỉ đạo của ban giámđốc và hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan liên quan
Các đơn vị quản lý học viên: là nơi trực tiếp quản lý học viên, được tổchức biên chế và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ Quốc phòng; chịu
sự lãnh đạo của cấp ủy cấp mình, cấp ủy cấp trên; sự chỉ huy, chỉ đạo củagiám đốc, thủ trưởng chính trị và các thủ trưởng đơn vị quản lý học viên
Trang 37Hệ thống tổ chức đảng ở các học viện được thành lập tương ứng với
tổ chức hành chính của các học viện Các đảng bộ học viện trực thuộcĐảng ủy Bộ Quốc phòng; cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội là các đảng
ủy học viện và ban thường vụ đảng ủy học viện; đảng ủy học viện là đảng
ủy cấp trên trực tiếp cơ sở Các đảng ủy học viện trong Quân đội nhân dânLào thường có số lượng từ 7 - 11 đảng ủy viên Các thủ trưởng chính trị ởcác học viện trong Quân đội nhân dân Lào thường được bầu làm bí thưđảng ủy, các đồng chí giám đốc học viện thường được bầu làm phó bí thưđảng ủy (Theo Quy định số 94/ĐUBQP về chế độ hai thủ trưởng trongQuân đội nhân dân Lào của Đảng uỷ BQP, có thủ trưởng quân sự (chỉ huy)
và thủ trưởng chính trị
Các đảng bộ trực thuộc đảng ủy học viện, gồm: đảng bộ các cơ quan,khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên, đơn vị phục vụ Trong các đảng bộtrực thuộc đảng ủy học viện có các chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở Cấp ủy, tổchức đảng trong các học viện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng cấptrên về việc lãnh đạo toàn diện mọi mặt của cơ quan, đơn vị
Các tổ chức quần chúng ở các học viện trong Quân đội nhân dân Làođược thành lập ở đơn vị cơ sở, bao gồm: Đoàn Thanh niên Nhân dân cáchmạng Lào, Hội Phụ nữ ở các cục, phòng, khoa, ban, hệ, tiểu đoàn và đại độiquản lý học viên ở các học viện Hoạt động của các tổ chức quần chúng đặtdưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của
cơ quan chính trị cấp trên; sự chỉ đạo, quản lý điều hành của thủ trưởng chínhtrị và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Các tổ chức quần chúng thực hiện chứcnăng giáo dục, tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của đơn vị; chức năng đại diện quyền lợi hợp pháp và chính đáng của đoànviên, hội viên Đồng thời, tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ, xây dựng cơquan, đơn vị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và tham gia xây dựng cơ sởchính trị địa phương vững mạnh
Trang 38Chức năng, nhiệm vụ của các Học viện trong Quân đội nhân dân Lào
- Về chức năng của các Học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Điều lệ Công tác nhà trường QĐND Lào đã xác định: các học việntrong quân đội có tư cách pháp nhân, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo,nghiên cứu khoa học, xây dựng nhà trường quân đội chính quy, cấp văn bằng,chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Công tác giáo dục,đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các học viện đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng ủy Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cụcChính trị; sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng và quyđịnh của Điều lệ Công tác nhà trường QĐND Lào
Tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học theonhiệm vụ, nội dung, chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh; bồi dưỡng năng lực thực hành cho đối tượng cán bộ, sĩ quan chuyênmôn, kỹ thuật của các học viện
Tuyển chọn học viên theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và các bộ, ban, ngành để gửi đi đào tạo tại các nhàtrường trong hệ thống giáo dục quốc dân và nước ngoài Nghiên cứu, ứng dụng,phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, khoa học quân sự, khoa học xã hội
và nhân văn quân sự; khoa học chuyên ngành phục vụ quân sự; hợp tác, trao đổikhoa học trong giáo dục, đào tạo, kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến cảitiến kỹ thuật Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; xây dựngnhà trường quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại
- Về nhiệm vụ của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan chính trị, chỉ huy tham mưu, kỹthuật, hậu cần, y tá các cấp của quân đội; cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoahọc có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học theo quy chế văn bằng của Nhà
Trang 39nước Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự, khoahọc xã hội và nhân văn quân sự, khoa học chuyên ngành phục vụ quân sự;hợp tác trao đổi khoa học trong giáo dục - đào tạo, kết quả nghiên cứu khoahọc, sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật, hậu cần quân sự, quân y
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ tỉnh, huyện và cơquan chức năng; cho các cán bộ công chức trong hệ thống chính trị
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật;chấp hành điều lệnh, điều lệ và các chế độ, quy định của quân đội Xây dựngcác học viện trong QĐND Lào vững mạnh toàn diện Phòng chống “diễn biếnhòa bình”, bảo loạn lật đổ; cùng với đơn vị khác trong quân đội làm nòng cốttrong củng cố quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tư tưởng củaChủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thịmệnh lệnh của Bộ Quốc phòng và của cấp trên
Tiến hành công tác dân vận; tăng gia sản xuất; phòng, chống, khắcphục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn, thực hiện chính sách hậuphương quân đội, chính sách an sinh xã hội…
Các học viện trong QĐND Lào thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tếtrong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác vềcông trình học tập, về nghiên cứu khoa học, trao đổi những kinh nghiệm vềmôn giảng dạy cả chính trị, quân sự, ngoại ngữ…
Sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và BộQuốc phòng giao cho, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoànthể địa phương nơi đóng quân tiến hành công tác dân vận, xây dựng địa bàn
Trang 40an toàn, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia phòngchống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thảm họa, thiên tai.
Hiện nay, các học viện trong QĐND Lào đang đẩy mạnh quá trình đổimới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học, xâydựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực Mục tiêu của các học việnlà: Tập trung đổi mới toàn diện, xây dựng nhà trường vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiếnđấu của tổ chức đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên, tiếp tục đổi mớigiáo dục-đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượngtoàn diện giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học
* Vai trò của các học viện trong Quân đội nhân dân Lào
Một là, các học viện trong QĐND Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho Quân đội và Nhà nước Lào
Các học viện trong QĐND Lào là các trung tâm giáo dục đào tạo,nghiên cứu khoa học của Quân đội và quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọngtrong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho Quân đội và cán bộ của Nhànước Lào Với bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang, các học viện đã cónhững đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyệnhàng chục nghìn cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào
Các học viện trong QĐND Lào giữ vai trò quan trọng trong việc đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan có trình độ đại học; đào tạo chuyển loại cán bộ;đào tạo giáo viên khoa học quân sự các cấp; đào tạo sĩ quan dự bị, nghiên cứukhoa học quân sự và sẵn sàng nhận, hoàn thành các nhiệm vụ khác Các họcviện không chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan các cấp, giảng viên, cán bộnghiên cứu khoa học quân sự… mà còn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, anninh cho cán bộ chủ trì của các bộ, ban, ngành và các đoàn thể Trung ương,bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cao cấp QĐND Lào
Quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, các học viện giữ vai trò vôcùng quan trọng trong việc bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào Hầu hết