1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

113 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: ― Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN VỀ SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ĐỐI VỚI VIỆC DỰ ĐOÁN THU NHẬP TRONG TƯƠNG LAI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tên đề tài: ― Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán

và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh‖

- Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng

- Tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Vân

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào Đồng thời, tất cả những phần kế thừa nghiên cứu trước đề có trích dẫn và nguồn

cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Vân

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 3

Mục tiêu cụ thể 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

Ý nghĩa khoa học 6

Ý nghĩa thực tiễn 6

7 Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU …7

1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2 Các nghiên cứu trong nước………9

1.3 Nhận xét……… 15

1.4 Kết luận 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 17

2.1 Sự chênh lệch giữa kế toán và thuế 17

2.2 Các loại khác nhau về chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế……….27

Trang 5

2.3 Thu nhập doanh nghiệp và thuế TNDN 32

2.4 Sự cần thiết của việc dự báo thu nhập tương lai của doanh nghiệp 37

2.5 Mức độ liên quan của nội dung thông tin về số liệu kế toán 40

Tóm tắt chương 2 42

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 43

 Biến số phụ thuộc 44

 Các biến số độc lập 44

3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu 47

3.3 Phương pháp nghiên cứu 47

3.3.1 Xử lý dữ liệu nghiên cứu 47

3.3.2 Phương pháp ước lượng hồi quy 48

3.3.3 Các kiểm định để lựa chọn mô hình 50

3.3.4 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng 51

3.4 Tóm tắt chương 3 52

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

4.1 Thu nhập của doanh nghiệp cùng với chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai 53

4.1.1 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình 53

4.1.2 Kết quả mô hình hồi quy 54

4.1.3 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy 56

4.2 Thu nhập của doanh nghiệp cùng với chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai.61 4.2.1 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình 61

4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy: 63

4.2.3 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy: 65

Trang 6

4.3 Thu nhập của doanh nghiệp, tài sản cố định, chênh lệch giá trị kế toán vốn chủ

sở hữu cùng với nợ dài hạn tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai71

4.3.1 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình: 71

4.3.2 Kết quả mô hình hồi quy: 73

4.3.3 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy: 75

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

5.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định tại các doanh nghiệp 84

5.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 86

5.3 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp 90

5.4 Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý 96

5.5 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp 97

5.6 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu 98

5.7 Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh 100

KẾT LUẬN……… 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Trực Tiếp Nước Ngoài)

Thương Mại Thế Giới)

Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)

H0,H1,H2,H3,H4 Gỉa thuyết 0, gỉa thuyết 1, giả thuyết 2,

giả thuyết 3, giả thuyết 4

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả các nghiên cứu trước 14 Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 43 Bảng 4.1: Kết quả phân tích tương quan 50 Bảng 4.2: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (BTDt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt+1) 51 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến thu nhập doanh nghiệp (EPTs), chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPS t+1) 53 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPS t+1) 55 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt 55 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald biến BTDt 56 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tương lai 57 Bảng 4.8: Kết quả phân tích tương quan 59 Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (TEBTDt) tác động đên Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt +1) 60 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (TEBTDt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt +1) 62 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt 64 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Wald biến TEBTDt 65 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập

Trang 9

chịu thuế (TEBTDt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt+1)

66

Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan 68

Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMTt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt +1) 68

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt+1) 73

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định tự tương quan đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt +1) 73

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt 74

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Wald biến GFAt 75

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Wald biến NLTAt 75

Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Wald biến BTMt 75

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Wald biến Lt 77

Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai (EPSt+1) 78

Trang 10

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO từ năm 2007 tính đến nay được

10 năm và đạt được nhiều thành tựu nổi bật Trong đó, tăng trưởng GDP duy trì ở mức bình quân 6.29%/ năm trong 10 năm qua ( Báo Công Thương, 2017)1 GDP bình quân đầu người tăng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể

là, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp Tốc độ tăng giá trị xuất nhập khẩu qua các năm lần lượt tăng dần như năm 2007-2012 tăng gấp 2 lần, từ năm 2012-2015 tăng gấp 1,5 lần và từ năm 2015-2016 tăng gấp 1,16 lần (Nguyễn Tuyền, 2017)2 Đây là một trong những điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Foreign Direct Investment (FDI)

Ngoài ra, cùng với việc tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 giúp cho Việt Nam có những cơ hội có thể tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ với mức thuế suất bằng 0 Lợi ích này không những chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu mà Việt Nam đang chú trọng như dệt may, giầy dép… mà nó còn là động lực để những nhóm mặt hàng mà trước đây chưa có kim ngạch đáng kể cũng có điều kiện phát triển và tăng sức cạnh tranh Nói một cách cụ thể, thì lợi thế này mang lại những tiềm năng trong tương lai cho Việt Nam

Hơn nữa, với TPP, Việt Nam cũng có các lợi thế nhằm khai thác được tại thị trường trong nước, như lợi ích từ các việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước của TPP; từ những khoản đầu tư dịch vụ đến từ nước Mỹ và các nước đối tác trong TPP; từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng đòi hỏi chung của TPP; từ

1 Báo công thương (2017) , Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan, số ngày 21/04

2 Nguyễn Tuyền (2017), Xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, số ngày 05.03

Trang 11

số này tăng lên 31.300 và lên 36.300 doanh nghiệp trong năm 2016 và trong năm

2017, dự kiến số doanh nghiệp thành lập mới sẽ đạt khoảng 43.500 (Việt Âu, 2017)3

Để hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh phải tuân thủ pháp luật Trong đó, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo Luật Thuế, Nghị Định Thuế và thông tư về Thuế Về phía doanh nghiệp, kế toán cần theo dõi lợi nhuận kế toán doanh nghiệp theo khung pháp lý kế toán là chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Do có sự khác nhau về quy định trong công tác kiểm tra số liệu của doanh nghiệp giữa kế toán và thuế có sự khác nhau dẫn đến sự chênh lệch là không tránh khỏi và tình trạng này thường xuyên xuất hiện tại các doanh nghiệp trên cả nước và đặc biệt là ở địa bàn TP Hồ Chí Minh Mỗi loại chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế có thể dẫn đến các ảnh hưởng khác nhau để dự đoán kết quả trong tương lai Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế tạm thời cung cấp thông tin về sự bền bỉ của thu nhập của công ty và về quản lý thu nhập (Hanlon, 2005)4, chênh lệch vĩnh viễn của chênh lệch về kế toán và thuế cần được xác định phù hợp để có thể quản lý được thu nhập từ kế toán và thu nhập từ thuế (Frank, Lynch, và Rego, 2009)5 Hơn

Trang 12

3

nữa, việc kiểm tra các mức chênh lệch kế toán- thuế theo hướng tích cực hay tiêu cực cũng cho thấy được sự ảnh hưởng của vốn, dòng tiền, tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trong báo cáo tài chính Do đó, mỗi loại chênh lệch kế toán - thuế có thể mang đến những kết quả khác nhau trong thu nhập tương lai của doanh nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng, các quy định

về việc ghi nhận doanh thu và chi phí của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp có sự khác biệt trong nguyên tắc của kế toán và luật thuế quy định

Do đó, điều này tạo ra sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Sự chênh lệch này không chỉ ảnh hưởng đến tình hinh kinh doanh của doanh nghiệp mà còn dẫn đến những thông tin sai lệch trên thị trường, gây bất lợi cho các bên đối tác Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích thực trạng sự chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp gia tăng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Bài luận văn nhằm nghiên cứu tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa

số liệu kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp

Mục tiêu cụ thể

Bằng việc phân tích mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai giai đoạn 2011 – 2017 của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra các mục tiêu nghiên cứu sau:

Dự đoán thu nhập trong tương lai nhằm mục đích:

Trang 13

4

- Thu nhập là một trong những két quả cưối cùng mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng hướng tới Mọi chính sách mọi biện pháp của doanh nghiệp đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để có được Thu nhập và lơi nhuận cao nhất, mục đích của sản xuất kinh doanh là Thu nhập

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh cụ thể và chính xác nhất, từ

đó chúng ta còn đánh giá được hiệu qủa hành động của Doanh nghiệp nhờ vào chỉ tiêu này Do vậy xác định đúng đắn, chính xác Thu nhập là cơ sở đánh gía hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp dựa trên các loại Thu nhập có các phương hướng phấn đấu phù hợp với khả năng, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy tốt các mặt mạnh hạn chế các mặt yếu

Công tác thống kê Thu nhập cũng cần thiết và quan trọng nó cung cấp số liệu

để doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó

có thể dự báo tình hình kinh doanh cho những thời kỳ kế tiếp

 Xác định tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

 Đo lường mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề giải quyết các mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu thì vấn đề đặt ra cho tác giả:

 Thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế tác động đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai như thế nào?

Trang 14

5

 Mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện được nghiên cứu cần phải xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu sau:

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

+ Thời gian: đoạn từ năm 2011 đến năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng Trong đó, bằng cách sử dụng phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự chênh lệch giữa

kế toán và thuế và các yếu tố ảnh hưởng được xác định để xây dựng giả thuyết, sau

đó tiến hành thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp

Từ những giả thuyết nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy theo cả 2 chiều (cross sectional – dữ liệu chéo) và thời gian (time series) Random, Fixed effects, sử dụng kiểm định F-test đế kiểm tra sự phù hợp của

mô hình, kiểm định T-test để kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình, kiểm định Hausman được lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định Từ việc bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết, các kết quả cũng như những kết luận chính xác được rút ra cho nghiên cứu

Trang 15

6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Đề xuất phương pháp đánh giá tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa

kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM

Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra các dự đoán trong tương lai về việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ về lợi nhuận hiện tại của công ty và dòng tiền trong tương lai để đưa ra những quyết định và kế hoạch sắp tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được chia thành 5 chương:

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài bài luận:

Theo nghiên cứu của Lillian Mills, Kaye Newberry và William B Trautman, (2002) tại đại học Arizona, một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chủ đề ―Trends in Book-Tax Income and Balance Sheet Differences‖ (dịch nghĩa: Các khuynh hướng trong thu nhập thuế và kế toán và sự chênh lệch trong bảng cân đối kế toán) đã nêu rõ về sự khác nhau giữa thuế và kế toán đồng thời cũng thể hiện sự chênh lệch trong bảng cân đối kế toán6 Nắm được sự chênh lệch này có thể giúp các đơn vị quản lý thuế xác định rủi ro tuân thủ Canellos và Kleinbard (2002) lập luận rằng nắm được mức độ sự khác biệt về thu nhập thuế và

kế toán cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng báo cáo tài chính thông qua tăng tính minh bạch của báo cáo tài chính.Với phương pháp thống kê dữ liệu thu nhập với dữ liệu Compustat và tác giả mong muốn được thảo luận thêm với Nhóm dự án đối sánh SOI_CS (Compustat) Tác giả xác nhận các chỉ dẫn trước đây (Kho bạc

1999, Manzon và Plesko 2002, Desai 2002) rằng sự khác biệt về thu nhập từ thuế thu nhập tăng lên trong suốt những năm 1990 Ngoài ra, tác giả kiểm tra sự tăng trưởng về chênh lệch thuế giữa các phân đoạn dữ liệu, bao gồm các công ty thua lỗ

và thua lỗ, các công ty đa quốc gia và đa quốc gia và theo ngành Tác giả nhận thấy rằng sự khác biệt về thu nhập từ thuế thu nhập rõ ràng nhất đối với các doanh nghiệp có đặc điểm đa quốc gia Trong số năm nhóm ngành của tác giả, sự tăng trưởng về chênh lệch thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dịch vụ tài chính Theo dự kiến, các công ty có lợi nhuận có chênh lệch thu nhập thuế lớn hơn các công ty thua lỗ Hạn chế của bài viết là sự không đồng nhất của kế toán hợp nhất đa quốc gia về lợi nhuận thuế có thể cản trở việc sử dụng chênh lệch bảng cân đối để điều tra các giao dịch ngoại bảng Nếu vậy, yêu cầu tiết lộ chi tiết

6 Lillian Mills, Kaye Newberry và William B Trautman (2002), Trends in Book-Tax Income and Balance Sheet Differences

Trang 17

8

hơn về sự khác biệt về thuế trong sách có thể giúp các cơ quan thuế trong nỗ lực xác định rủi ro tuân thủ Canellos và Kleinbard (2002) lập luận rằng việc tiết lộ thêm các khác biệt về thuế - nếu được công bố - cũng có thể mang lại lợi ích cho người

sử dụng báo cáo tài chính bằng cách tăng tính minh bạch của báo cáo tài chính

Bài viết về ―Sự tác động của thông tin đến sự chênh lệch thuế và kế toán cho việc dự đoán thu nhập tương lai: Dẫn chứng từ Những nước Mỹ- La Tinh‖ R.Cont Fin, (2006)7 Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra xem liệu sự chênh lệch thuế

và kế toán có hữu ích để dự đoán thu nhập trong tương lai của công ty tại 5 quốc gia Châu Mỹ Latinh Điều này có thể xảy ra vì những khác biệt này truyền tải thông tin

về các thành phần tạm thời của thu nhập, có thể được các nhà đầu tư sử dụng để dự đoán thu nhập trong tương lai Tuy nhiên, đã có rất ít nghiên cứu về vấn đề này Mẫu phân tích ở đây bao gồm 580 công ty tại 5 quốc gia Argentina, Brazil, Chilê, Mexico và Peru với các thông tin hoạt động từ 2002 đến 2013 Trong nghiên cứu phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để tìm ra một kết nối giữa sự chênh lệch thuế và kế toán và thu nhập trên mỗi cổ phiếu hiện tại và trong tương lai Các

hệ số của mô hình được ước tính thông qua các kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng: các hiệu ứng cố định, ngẫu nhiên Các kết quả thu được gợi ý rằng sự chênh lệch thuế

và kế toán cho việc dự đoán thu nhập tương lai có liên quan đến dự đoán thu nhập trong tương lai Chênh lệch tổng số, vĩnh viễn và tạm thời góp phần vào sự không chắc chắn trong dự đoán về thu nhập trong tương lai, các kết quả mang tính tạm thời hơn và ít bền bỉ trong những năm có sự chênh lệch thuế và kế toán cao hơn

Mô hình nghiên cứu:

EPSit + 1 = β0 + β1 EPSit + β2 BTDit + β3 GFAit + β4 NLTAit + β5 ΔBTMit + β6 Lit + ε t+1

Trong đó:

7 R.Cont Fin (2006), Sự tác động của thông tin đến sự chênh lệch thuế và kế toán cho việc dự đoán thu nhập tương lai: Dẫn chứng từ Những nước Mỹ- La Tinh

Trang 18

GFAit = mức tài sản cố định của công ty i trong năm t (tổng tài sản cố định cộng với tài sản vô hình bằng tổng tài sản);

NLTAit = logarit tự nhiên của tổng tài sản của công ty i vào cuối năm t (cho biết kích thước công ty);

ΔBTMit = chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu của công ty i từ năm t-1 đến năm t;

Lit = Sự biến động về đòn bẩy của công ty i từ năm t-1 đến năm t L được tính bằng nợ dài cho năm t-1;

ε t + 1 = sai số

Nghiên cứu của Nor Shaipah Abdul Wahab and Kevin Holland, (2014) về đề tài ―The Persistence of Book-Tax Differences‖ (Dịch nghĩa: Tồn tại sự chênh lệch giữa thuế và kế toán) đã nghiên cứu về sự chênh lệch thuế và kế toán thông qua việc nghiên cứu về các công ty chứng khoán tại London từ năm 2005 đến năm 2010 để đưa ra kết luận về bản chất của chênh lệch thuế và kế toán đồng thời quan sát về tài sản các doanh nghiệp qua các năm và sử dụng việc chênh lệch thuế và kế toán như

là sự đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp8

.Với kiến thức của các tác giả, bài viết này là bài đầu tiên để kiểm tra BTD và các thành phần của chúng như sự chênh vĩnh viễn, sự chênh lệch tạm thời và ảnh hưởng của sự khác biệt giữa thuế suất luật định ở nước Anh và nước ngoài hành xử theo thời gian Các dữ liệu cần thiết được tiết lộ theo IAS 12 Thuế thu nhập (IASB, 2010) chỉ được công khai công khai ở Anh kể từ năm 2005.Tóm lại, kết quả chỉ ra rằng mức độ chênh lệch phụ thuộc vào

8 Nor Shaipah Abdul Wahab and Kevin Holland (2014), The Persistence of Book-Tax Differences,

Trang 19

10

bản chất của sự khác biệt giữa mức thuế suất theo luật định giữa nước Anh và các nước khác

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Theo Chúc Anh Tú, (2009) nghiên cứu về đề tài những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp đã trình bày sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và nêu lên chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Tạp chí kiểm toán ngày 20/10/2009) Theo chuẩn mực kế toán số 17 của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Luận văn kế toán ― Hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam‖ của Vũ Thị Phương Thảo (2011) Đại học kinh tế Hồ Chí Minh đã phân tích về việc thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước và sau khi có VAS 17 để đưa ra phương hướng hoàn thiện chuẩn mực, đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thành VAS 17 Luậ văn đã tìm ra phương hướng kết hợp giữa Luật thuế với chuẩn mực, chế độ Giúp ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và đối tượng mà BCTC của doanh nghiệp cung cấp thông tin chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin cơ quan thuế Phân tích đánh giá thực trạng áp dụng Chuẩn mực

kế toán thuế TNDN Hạn chế của luận văn là chưa đưa ra được các giải pháp tối ưu cho việc hoàn thiện kế toán thuế tại doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Bùi Anh Thư, (2013) tại Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đề tài về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạng việc áp dụng và giải pháp nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các chuẩn mực

kế toán thuế hiện hành9 Nghiên cứu cơ sở lý luận của thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghiên cứu các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán , chế độ kế toán hiện hành ở Việt

9 Bùi Anh Thư (2013), Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạng việc áp dụng và giải pháp nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán thuế hiện hành

Trang 20

11

Nam.Tìm hiểu chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới nhằm rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện áp dụng chuẩn mực kế toán thuế doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Phân tích thực trạng kế toán thuế trước và sau khi có chuẩn mực đưa ra nhận định nguyên nhân dẫn tới những khó khan và thuận lợi khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu : Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính như sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu từ các nguồn văn bản

…Kết quả nghiên cứu nhằm giúp các Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuế TNDN Nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán thuế Hạn chế của nghiên cứu là tập trung quá nhiều vào các chuẩn mực và các văn bản hiện hành

Nghiên cứu điều tra của Vũ Thị Hòa, (2016) tại Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa ra kết luật rằng chính sự khác biệt giữa chế độ kế toán và chính sách thuế đã tạo ra sự chênh lệch trong ghi nhận doanh thu và chi phí cho một

kỳ kế toán nhất định và dẫn đến sự chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong

kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng10 Dựa vào Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 đưa ra cách ứng xử đối với những khoản chênh lệch tạm thời thông qua hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Qua việc nghiên cứu Chuẩn mực kế toán số 17 trong công tác kế toán thuế tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí chỉ ra rằng, công tác kế toán thuế TNDN hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế trong việc phân biệt lợi nhuận kế toán với thu nhập chịu thuế, dẫn đến việc phản ánh thuế TNDN trong kỳ không chính xác và theo dõi không đầy đủ các khoản mục về thuế trên báo cáo tài chính.Để khắc phục những hạn chế nêu trên, kế toán cần nghiên cứu kỹ hơn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 Đồng thời, thường xuyên cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách thuế của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hạch toán thuế TNDN nói riêng và các loại thuế nói chung, hạn chế những sai sót trong

10 Vũ Thị Hòa (2016), Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 21

12

quá trình hạch toán thuế tại DN Ngoài ra, các cơ quan thuế trực thuộc cũng cần có biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế, công tác tập huấn các chính sách về thuế cho DN tại các đơn vị trên địa bàn quản lý, góp phần hạn chế thất thoát nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh ( 2016) - Đại học Đà Nẵng : ― Nghiên cứu mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trường hợp các công ty viễn thông trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở các công ty thuộc nhóm ngành viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; qua đó đưa ra những gợi ý về vận dụng nguyên tắc kế toán và nguyên tắc thuế trong kế toán thuế của doanh nghiệp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài là mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Cụ thể, đề tài xem xét mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên phương diện lý thuyết thông qua phân tích chênh lệch tạm thời; và trên phương diện thực tế thông qua đánh giá tỷ suất thuế thực tế và thực tiễn công bố thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích các thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính năm và năm 2015 đã được kiểm toán của các công ty viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phương pháp nghiên cứu: Phân tích định lượng được vận dụng dựa vào cơ sở tính toán tỷ suất thuế thực tế dựa vào số liệu báo cáo về lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty mẫu Phân tích định tính được sử dụng để phân tích nguyên tắc đo lường lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế; và phân tích thông tin cung cấp trong thuyết minh về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty nghiên cứu Nhận diện mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thi hành mà cả những người làm công tác kế toán, thuế ơ doanh nghiệp Nghiên cứu xác lập một khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa đo

Trang 22

13

lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thông qua nhận diện tỷ suất thuế thực

tế, tỷ suất thuế danh nghĩa và thu nhập hoãn lại Kết quả phân tích lý thuyết cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại các công ty viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu phân tích thực tế giữa các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính cũng đưa ra kết quả tương tự Cả hai hướng phân tích đều phản ánh mối quan hệ đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế cả về góc độ lý thuyết và góc độ phân tích, luôn tồn tại sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế do sự đo lường thu nhập chi phí khác nhau Xuất phát từ thực tế và kết quả nghiên cứu về sự khác biệt về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế tại Việt Nam cũng như một số

hệ thống kế toán trên thế giới, đối chiếu với thực tiễn kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất những hướng để phát triển để hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các năm tới Hạn chế của nghiên cứu là phạm vi còn hẹp trong phạm vi các công ty viễn thông trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu của Trương Thùy Vân, (2017) về chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về tỷ suất thuế thực tế của 185 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tiến hành đo lường sự chênh lệch lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nảy sinh do chênh lệch vĩnh viễn Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho quan điểm về sự chênh lệch giữa thuế và kế toán ở Việt Nam11

Tuy nhiên nghiên cứu còn nhiều hạn chế khi mới nghiên cứu trong phạm vi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

11 Trương Thùy Vân (2017), báo Kinh Tế & Phát Triển số 239, tháng 5 năm 2017, tr 65-73

Trang 23

1 Giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ

phiếu của công ty i trong năm t

(EPSit)

+ R.Cont Fin, (2006) POLS, REM,

FEM

2 Tổng chênh lệch giữa thu nhập kế

toán và thu nhập chịu thuế của công

ty i trong năm t (BTDit)

- R.Cont Fin, (2006) POLS, REM,

FEM

3 Mức tài sản cố định của công ty i

trong năm t (GFAit)

- R.Cont Fin, (2006) POLS, REM,

FEM

4 Logarit tự nhiên của tổng tài sản

của công ty i vào cuối năm t

(NLTAit)

- R.Cont Fin, (2006) POLS, REM,

FEM

5 Chênh lệch giá trị kế toán của vốn

chủ sở hữu của công ty i từ năm t-1

Dấu + : tác động cùng chiều; Dấu - : tác động nghịch chiều

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017

Trang 24

15

Qua các nghiên cứu được đề cập đến ở trên, có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa kế toán và thuế là một vấn đề rất được quan tâm kể cả trong và ngoài nước, có rất nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch giữa kế toán và thuế, các yếu tố:

EPSit = giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t BTDit = tổng chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế của công ty i trong năm t

GFAit = mức tài sản cố định của công ty i trong năm t (tổng tài sản cố định cộng với tài sản vô hình bằng tổng tài sản);

NLTAit = logarit tự nhiên của tổng tài sản của công ty i vào cuối năm t (cho biết kích thước công ty);

ΔBTMit = chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu của công ty i từ năm t-1 đến năm t;

Lit = Sự biến động về đòn bẩy của công ty i từ năm t-1 đến năm t L được tính bằng nợ dài cho năm t-1;

1.4 Tóm tắt chương

Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về sự tác động của thông tin về sự chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh Do đó, tác giả muốn khẳng định tính cấp thiết của tài nghiên cứu của mình: ―Sự tác động của thông tin về sự chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh‖

Trang 25

Lý do thứ hai là thu nhập từ kế toán và thu nhập chịu thuế có thể khác nhau trong khi kế toán thuế của công ty đã ghi lại những nguyên tắc cơ bản về kinh tế của các giao dịch theo một cách khách quan và có thể kiểm chứng được, kế toán thuế được thiết kế nhằm tạo ra hoặc bồi thường cho hành vi cá nhân (Shackelford và cộng sự, 2011) Ví dụ, đối với mục đích kế toán, giá trị thiết bị của công ty được khấu hao (mỗi chi phí làm giảm kết quả của công ty) theo từng thời kỳ dựa trên ước tính tuổi thọ hữu ích của tài sản này Đối với mục đích tính thuế, giá trị của thiết bị này được khấu hao (giảm thu nhập chịu thuế) theo từng giai đoạn phù hợp với các quy định của pháp luật, không tính đến sự suy giảm thực sự của hàng hoá Do định nghĩa pháp lý này, khấu hao cho các mục đích thuế ít khi trùng với ước tính khấu

Trang 26

sự, 2011) Các hoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo với cơ quan thuế, dẫn đến các hoạt động trốn thuế, được gọi là quản lý thuế (Desai, 2005) Thực tiễn này chủ yếu bao gồm thu nhập chịu thuế (thu nhập chịu thuế) (Frank và cộng sự, 2009) Thông tin thu thập được trong sự khác biệt giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế do đó chứa thông tin hữu ích về chất lượng của các kết quả báo cáo của các công ty cho chính phủ

Sự chênh lệch giữa kết quả kế toán và kết quả tính thuế có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính, và do đó ảnh hưởng tính hữu ích của chúng cho người dùng Trong các chỉ số chất lượng của kết quả của công ty, tính liên quan đến giá trị, tính chính xác của kết quả, sự làm giảm nhẹ thu nhập có thể cho thấy lý

do cho sự tăng lên của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế (Nakao, 2012)12 Khi các công ty báo cáo mức chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế cao hơn, họ có kết quả tài chính kém bền vững hơn (Han-lon,

2005 Tang, 2006)13, điều này chứng minh rằng chênh giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế góp phần vào sự nghi ngờ của nhà đầu tư về số liệu kế toán của công

ty

Phân biệt lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế:

Doanh thu chịu thuế và cách xác định:

12

Nakao, S H (2012) A adoção de IFRS e o Legado da Conformidade Mandatória Contábil- Fiscal Tese (de Livre Docência) –Faculdade de Economia, Administração e Contabilidade,Universidade de São Paulo, Ribeirão Preto

13 Hanlon, M (2005) The Persistence and Pricing of Earnings, Accruals and Cash Flows When Firms Have Large Book-Tax Differences

Trang 27

18

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

b Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ

c Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;

- Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước

Trang 28

19

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm

- Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, tiền thuê phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;

Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền chênh lệch từ tổng các giao dịch

đã thực hiện trong kỳ tính thuế

- Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, các khoản thu tu bổ sân gôn và dịch vụ khác thu được trong kỳ tính thuế

- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển

- Đối với hoạt động bán điện, nước sạch là số tiền ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ

số công tơ và ghi trên hoá đơn tính tiền

- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu

về phí bảo hiểm gốc, phí dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình nghiệm thu bàn giao hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt nghiệm thu bàn giao

Trang 29

20

- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết

bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

- Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: + Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng bên là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ của từng bên được chia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng bên là số tiền bán sản phẩm đó

+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là

số tiền bán hàng hoá, dịch vụ của hợp đồng hợp tác kinh doanh Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cử ra một bên làm đại diện, xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng là số tiền khách chơi thua trừ số tiền khách chơi thắng

Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý (chi phí thuế):

Chi phí kinh doanh bao gồm cả chi phí hợp lý (chi phí thuế) và chi phí không hợp lý Chi phí hợp lý là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộp, dó là:

Trang 30

21

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

Đối với các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán

ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán và Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ

sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm

Còn chi phí không hợp lý là các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Một số khoản chi không được trừ chi tiết như sau:

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường bảo hiểm và/hoặc phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho

cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do Bộ Tài chính quy định;

- Phần chi vượt mức theo quy định của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng;

- Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính; phần trích khấu hao tài sản cố định không tham gia vào sản xuất kinh doanh, không

Trang 31

22

phục vụ người lao động của doanh nghiệp; phần trích khấu hao tài sản cố định tương ứng với nguyên giá vượt 800 triệu đồng đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi; phần khấu hao lũy kế vượt 800 triệu đồng tính đến hết năm tính thuế 2008 đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi đang sử dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2009; phần trích khấu hao tài sản cố định đối với tàu bay dân dụng và du thuyền không đăng ký sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch; phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản cố định trong các trường hợp góp vốn liên doanh, điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp định giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Bộ Tài chính quy định số lượng tối đa đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngỗi được trích khấu hao vào chi phí được trừ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp

- Các khoản trích trước vào chi phí không có mục tiêu chi hoặc trở nên không còn mục tiêu chi so với khi trích lập, gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản

cố định, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính;

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu theo tiến

độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp;

- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới

là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

Phương án 1: Doanh nghiệp thành lập chưa đủ 3 năm (năm tính đủ 12 tháng) tính đến 31 tháng 12 năm 2008 được áp dụng tỷ lệ giới hạn là 15% kể từ năm tính thuế 2009 đến khi đủ 3 năm tính từ khi được cấp phép thành lập

Trang 32

23

Phương án 2: Mức 15% chỉ áp dụng cho Doanh nghiệp thành lập mới có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không kể trường hợp chia, tách, sát nhâp, chuyển đổi sở hữu

- Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế;

- Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền

tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản

Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế:

a Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước

b Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng thu nhập khác nhận được từ các nguồn, kể cả thu nhập thu được ở nước ngoài Trường hợp doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật thuế TNDN không được tính vào thu nhập của hoạt động được ưu đãi thuế

c Cách xác định một số khoản thu nhập chịu thuế khác như sau:

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bằng tổng giá trị thực tế theo giá thị trường mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng kể cả các khoản lợi nhuận chưa chia và các khoản lợi ích khác trừ giá vốn của phần vốn chuyển nhượng và trừ chi phí chuyển nhượng

Giá vốn của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp lệ

Trang 33

24

Trường hợp giao dịch không có đủ hồ sơ, chứng từ xác nhận giá chuyển nhượng, giá vốn và chi phí hoặc giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản

lý thuế

- Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bằng tổng số tiền thu được từ bán bản quyền, bán quyền sở hữu trí tuệ đó trừ đi giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ và các khoản chi khác được trừ liên quan Giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc các chi phí tạo ra, phí duy trì phải nộp hằng năm, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ chỉ được tính trừ một lần

- Thu nhập về cho thuê tài sản là số tiền thu được từ hoạt động cho thuê, cho thuê lại tài sản trừ các khoản chi đi thuê tài sản, chi phí khấu hao, duy trì, bảo dưỡng tài sản và các chi phí khác góp phần tạo ra và tương ứng với doanh thu

- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng toàn bộ số tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản thu được trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động này

- Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán hàng trả chậm bằng toàn bộ số tiền lãi thu được;

- Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái bằng toàn bộ số tiền thu từ bán ngoại tệ hoặc số tiền thu được khi quy đổi trừ giá vốn ngoại tệ (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh);

- Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

ở nước ngoài là tổng số thu nhập tính thuế trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài

Trang 34

25

d Thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 của Luật thuế TNDN Một số khoản thu nhập được miễn thuế được chi tiết như sau:

- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng ; thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp

Trường hợp số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm thấp hơn30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trên tổng số lao động bình quân trong năm

Doanh nghiệp quy định tại khoản này phải có tổng số lao động bình quân trong năm là 100 người nếu hoạt động tại đô thị cấp 2 trở lên, 50 người đối với các địa bàn còn lại

- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội:

+ Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế

+ Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn khác mà số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này chiếm từ 30% trở lên trong tổng số học viên thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế; trường hợp thấp hơn 30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này trên tổng số học viên

Trang 35

26

- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp được ưu đãi thuế

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam; trường hợp không sử dụng đúng mục đích thì khoản thu nhập này không được miễn thuế Tổ chức nhận tài trợ phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế tính trên toàn bộ số tiền sử dụng không đúng mục đích

Tổ chức nhận tài trợ nêu tại khoản này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, trong điều lệ có quy định việc thực hiện các hoạt động nêu trên và thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật

2.2 Các loại khác nhau về chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu

nhập tính thuế

Sự hiểu biết chi tiết về thông tin được trình bày trong sự chênh lệch số liệu

kế toán – thuế giúp phân tích chất lượng của các kết quả hiện tại và dự báo kết quả trong tương lai Quản lý thu nhập và quản lý thuế có thể được tiết lộ bằng cách phân tích nội dung của các loại chênh lệch số liệu kế toán – thuế khác nhau (Comprix, Graham Jr., và Moore, 2011) Hậu quả của các hoạt động quản lý cơ hội có thể làm giảm lượng tiền mặt của công ty, và do đó làm mất niềm tin của các nhà đầu tư vào các công ty (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự., 2012) Do đó, việc tách các chênh lệch số liệu kế toán – thuế theo loại có thể làm cho các nhà đầu tư có thể đưa ra các

dự báo chính xác hơn về thu nhập của công ty trong tương lai

2.2.1.1 Chênh lệch vĩnh viễn

Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập

tính thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 36

27

Đối với doanh thu, chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch mà đối với một số đơn vị hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ thì doanh thu được xác định tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng theo chuẩn mực kế toán thì lại không đủ điều kiện ghi nhận doanh thu này

Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế

• Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế

• Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định;

• Chi phí khác (Biếu, tặng, Tiếp khách, Khuyến mại…) vượt quá tỷ lệ quy định

• Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ …

Các khoản được giảm trừ của doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng lại không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập tính thuế, nhưng không đủ chứng từ giấy tờ hợp lệ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp thực hiện thanh toán bằng tiền mặt

Đối với chi phí, chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch mà chi phí khấu hao tài sản cố định với giá trị thanh lý ước tính của tài sản cố định theo kế toán khác với giá trị do cơ quan thuế xác định dẫn đến chi phí khấu hao tài sản cố định theo kế toán chênh lệch so với chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế

2.2.1.2 Chênh lệch tạm thời

Đối với doanh thu, chênh lệch tạm thời là chênh lệch mà trong trường hợp bán hàng đã ghi hóa đơn như cuối kỳ nhưng lại chưa giao hàng Theo chuẩn mực kế toán doanh nghiệp chưa ghi nhận là doanh thu nhưng theo luật thuế doanh nghiệp phải ghi nhận vào thu nhập chịu thuế và nộp thuế theo quy định Cho thuê tài sản doanh nghiệp đã nhận trước tiền thuê cho nhiều kỳ doanh nghiệp mà chưa ghi nhận

số tiền là là doanh thu theo chuẩn mực kế toán nhưng doanh nghiệp phải ghi nhận ngay số tiền để tính thu nhập chịu thuế của kỳ thu tiền Bán hàng trả chậm, trả góp

Trang 37

28

sẽ được kế toán ghi nhận ngay khoản doanh thu này trong kỳ phát sinh nhưng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế lại là số tiền thực nhận hàng kỳ Doanh nghiệp xây lắp thực hiện hợp đồng thanh toán theo tiến độ kế hoạch phải ghi nhận doanh thu theo phần công việc đã hoàn thành nhưng phải xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế theo các hóa đơn mới được lập theo tiến độ kế hoạch

Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này Chênh lệch tạm thời có thể là:

+ Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán;

Ví dụ: như một khoản doanh thu theo kế toán thì ghi nhận nhưng thuế thì không cho ghi nhận và doanh thu này sẽ phải đánh thuế trong tương lại; Hoặc một khoản chi phí khấu hao của kế toán thấp hơn khoản chi phí khấu hao theo thuế thì những khoản chi phí khấu hao trong tương lai của kế toán thì thuế sẽ không chấp nhận tức là lúc này sẽ phải nộp một khoản thuế trong tương lai

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán

Ví dụ: như chi phí khấu hao theo kế toán cao hơn chi phí khấu hao theo thuế của năm hiện tại và trong tương lai thì không còn chi phí khấu hao của kế toán nữa nhưng thuế sẽ chấp nhận là chi phí khấu hao để tính thuế TNDN

Đối với chi phí, chênh lệch tạm thời là chênh lệch mà thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định theo kế toán dài hơn thời gian sử dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định dẫn đến việc chi phí khấu hao tài sản cố định theo kế toán trong những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế

Trang 38

29

Doanh nghiệp phải xây lắp thực hiện hợp đồng thanh toán theo tiến độ kế hoạch và phải được ghi nhận chi phí theo phần công việc mà đã hoàn thành, nhưng phải xác định được chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo các hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch

2.3 Thu nhập doanh nghiệp và thuế TNDN

Thu nhập doanh nghiệp là lợi ích kinh tế tăng trong kỳ kế toán dưới hình thức dòng tiền vào hoặc cải thiện tài sản hoặc giảm nợ, dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, trừ các khoản đóng góp từ các bên tham gia vốn (IASB, 2015)14

Do đó, thu nhập là một khoản gia tăng tài sản ròng của đơn vị trong kỳ kế toán, ngoại trừ những khoản tăng này do các khoản đóng góp của chủ sở hữu Phần đầu tiên của định nghĩa này khá dễ hiểu vì thu nhập phải hợp lý dẫn đến sự gia tăng tài sản ròng (chủ sở hữu) của đơn vị như sự gia tăng tiền mặt hoặc các tài sản khác Tuy nhiên, tài sản ròng của một đơn vị có thể tăng lên đơn giản bằng cách đầu

tư vốn của chủ sở hữu của nó ngay cả khi sự gia tăng tài sản ròng không thể được coi là thu nhập Đây là ý nghĩa của phần sau của định nghĩa về thu nhập

Có hai loại thu nhập:

 Doanh thu bán hàng: Doanh thu thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị;

 Thu nhập: Thu nhập không phát sinh từ hoạt động cốt lõi của đơn vị Các khoản thu nhập của doanh nghiệp bao gồm:

 Thu nhập bán hàng

 Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính vào các đơn vị khác

 Thu nhập từ các hoạt động tài chính

 Thu nhập từ các hoạt động khác

14 IASB: International Accounting Standards Board

Trang 39

30

Thu nhập của doanh nghiệp là nguồn chủ yếu để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra, thu nhập là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng Thu nhập của doanh nghiệp cũng là nguồn đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa

vụ đối với nhà nước, đồng thời là nguồn để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với bạn hàng, tham gia liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh Ngoài ra, thu nhập của doanh nghiệp là điều kiện vật chất giúp doanh nghiệp thực hiện một số chương trình

xã hội, hoạt động từ thiện góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập chịu thuế phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được

từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Tuy nhiên, cơ

sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế (TNCT)

Đối tượng nộp thuế TNDN:

Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hàng

hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế

 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp

thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và TNCT phát sinh ngoài Việt Nam Theo đó, đối tượng nộp thuế ở đây là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp

luật khác

 Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Trang 40

31

 Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài  Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ

 Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã

 Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên

- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp

- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác

- Đại lý cho công ty ở nước ngoài

- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp: có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài hoặc không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó

 Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam

Ngày đăng: 16/03/2019, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo công thương (2017), Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan Khác
2. Bùi Anh Thƣ (2013), Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạng việc áp dụng và giải pháp nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán thuế hiện hành Khác
3. Chúc Anh Tú (2009), Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp 4. Điều 68 tài khoản 412 Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chínhban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2014 Khác
7. Trương Thùy Vân (2017), báo Kinh Tế & Phát Triển số 239, tháng 5 năm 2017, tr. 65-73 Khác
8. Việt Âu (2017), Tp. Hồ Chí Minh với mục tiêu 500,000 doanh nghiệp: Cụ thể hóa chính sách phát triển Khác
9. Vũ Thị Hòa (2016), Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w