Tiêu chí về các dịch vụ cho người học nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 60)

- Tiêu chuẩn đảm bảo mọi ngƣời học đƣợc thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, các quy định của cơ sở đào tạo, dạy nghề và các điều kiện ăn, ở, học tập, chăm sóc sức khỏe ngay từ khi tuyển sinh, nhập học.

+ Chỉ số 1: Ngƣời học đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về nghề, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo và các yêu cầu, điều kiện tuyển sinh, nhập học;

+ Chỉ số 2: Ngƣời học đƣợc phổ biến đầy đủ về quy chế của cơ sở đào tạo nghề, quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, các điều kiện ăn, ở, học tập và các nội quy, quy định của cơ sở đào tạo nghề;

+ Chỉ số 3: Cơ sở đào tạo, dạy nghề có dịch vụ y tế gồm: tủ thuốc cấp cứu và bố trí cán bộ kiêm nhiệm đƣợc bồi dƣỡng về sơ cấp cứu và y tế cộng đồng phục vụ cho ngƣời học.

- Tiêu chuẩn về tổ chức thông tin thị trƣờng lao động và giới thiệu việc làm cho ngƣời học.

+ Chỉ số 1: Thƣờng xuyên cung cấp cho ngƣời học các thông tin về nghề nghiệp, thị trƣờng lao động và việc làm;

+ Chỉ số 2: Cơ sở đào tạo, dạy nghề tổ chức giới thiệu việc làm và trợ giúp tìm việc làm cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp;

+ Chỉ số 3: Tổ chức hội nghị hoặc tạo điều kiện để các nhà tuyển dụng tiếp xúc với ngƣời học.

Nhƣ vậy, với những tiêu chí cụ thể để đánh giá xác định cho một cơ sở đào tạo, dạy nghề sẽ cung cấp cho hoạt động quản lý của các nhà quản lý ở

các cấp đối với các cơ sở đào tạo, dạy nghề đƣợc thuận lợi. Từ đó các nhà quản lý sẽ thực hiện áp dụng các phƣơng pháp, biện pháp vào việc quản lý hoạt động đào tạo nghề đƣợc hiệu quả đấp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề của cơ sở đào tạo, dạy nghề đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng lao động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động quản lý đào tạo, dạy nghề nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay ở nƣớc ta nói chung và Hà Giang nói riêng.

Kết luận chƣơng 1.

Đào tạo nghề là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc đi lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh nƣớc ta đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện thành công mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta là xây dựng một xã hội “ Dân giàu, nƣớc mạnh; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng hình thành con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, đó chính là giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho ngƣời lao động có đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ chuyên môn nhiệp vụ chuyên sâu, giỏi tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật đủ năng lực đáp ứng đƣợc các yêu cầu xây dựng và phát triển đất nƣớc. Vì vậy, để hoạt đào tạo nghề phát triển đáp ứng đƣợc kỳ vọng của Đảng, Nhà nƣớc ta, các nhà quản lý đào hoạt động đào tạo nghề cần phải hiểu rõ đầy đủ về nghề, đào tạo nghề, vai trò của đào tạo nghề. Đồng thời phải xác định đƣợc mục tiêu, nội dung, biện pháp, các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý đào tạo nghề cũng nhƣ phải xây dựng và xác định đƣợc các tiêu chí để đánh giá đối

với một cơ sở đào tạo nghề trong công tác của ngƣời làm công tác quản lý đào tạo nghề. Trên cơ sở đó hình thành, hoàn thiện các kỹ năng, nghiệp vụ của nhà quản lý góp phần nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề ở các cấp, các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận chung

+ Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các vấn đề của đề tài phải đƣợc phân tích trong mối quan hệ biện chứng logíc trên quan điểm duy vật có tính lịch sử cụ thể để làm rõ các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Phƣơng pháp hệ thống - cấu trúc: Bản thân vấn đề quản lý đào tạo nghề và hoạt động đào tạo nghề đều mang tính hệ thống vì nó liên quan đến các yếu tố đầu vào, đầu ra. Phƣơng pháp hệ thống còn cho phép luận chứng giải pháp mang tính toàn diện, cụ thể, khả thi.

2.2. Các Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc tác giả sử dụng để nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến vấn đề quản lý đào tạo nghề trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các quốc gia và ở Việt Nam. Cùng với đó là các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và ở Hà Giang nói riêng. Từ đó tác gải khái quát và hệ thống lại các cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và của Hà Giang.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các hệ thống văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định rõ khung nguồn dự liệu. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo, các nghiên cứu đƣợc công bố và sự chắt lọc thu thập thông tin, số liệu từ sách, báo, tạp chí liên quan đến quản lý đào tạo nghề và thực trạng đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả tiến hành thực hiện nhƣ sau:

Các thông tin thứ cấp đƣợc tác giả thu thập và chọn lọc, tổng hợp từ các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, chƣơng trình kế hoạch, đề án và báo cáo thống kê… đã đƣợc các cơ quan chức năng công bố. Các tài liệu này đƣợc thu thập từ các Văn bản của Chính Phủ, của Tỉnh uỷ Hà Giang, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang, Sở Công thƣơng Hà Giang, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang. Tài liệu thu thập gồm:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015;

Quyết định số 4018 ngày 17 tháng 12 năm 2010 của UBND Tỉnh Hà Giang về việc Phê duyệt Đề cƣơng và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến 2020;

- Nghị quyết số 95 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách đối với trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 96 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Nghị quyết số 99 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chi phí học nghề đối với học viên vừa học văn hóa vừa học nghề tại các trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2009 đến nay của UBND tỉnh Hà Giang;

- Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh Hà Giang và của các Sở Công thƣơng Hà Giang, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Hà Giang từ năm 2010

đến nay;

- Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang các năm, từ năm 2010 đến năm 2013. - Báo cáo thực hiện các Dự án, kế hoạch về các lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Các thông tin đƣợc tác giả thực hiện nghiên cứu, thông qua các tài liệu, với cách thức tiếp cận khác nhau đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp các văn bản lƣu trữ tại các cơ quan Nhà nƣớc và tìm hiểu qua các kênh thông tin truyền thông chính thống của Nhà nƣớc quản lý đã đƣợc các cơ quan Quản lý Nhà nƣớc công bố có tính xác thực đáng tin cậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả cũng đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp theo cách chọn điểm để tìm hiểu thu thập số liệu ở một số ngành và một số địa phƣơng ngẫu nhiên. Nhƣ tiếp cận trực tiếp tìm hiểu về hoạt động quản lý đào tạo tại trƣờng Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

+ Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng trong phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng, số liệu thu thập đƣợc.

+ Phƣơng pháp tổng hợp: Sử dụng để khái quát các quan điểm lý luận khác nhau, các hiện tƣợng rời rạc để đƣa ra các kết luận đảm bảo độ chân thực, khách quan.

+Phương pháp thống kê, so sánh

Phƣơng pháp thống kê, so sánh đƣợc thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao

hoạt động công tác quản lý đào tạo nghề và hoạt động đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới đạt kết quả tốt nhất. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh đƣợc tác giả sử dụng tiến hành để xử lý tài liệu, số liệu thực hiện triên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện đề tài nhƣ sau:

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu do các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã ban hành và công bố. Kết hợp với tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các kế hoạch, đề án dạy nghề và giải quyết việc làm ở Hà Giang giai đoạn 2010 – 2013.

Tìm hiểu tổng hợp các số liệu thống kê biểu hiện định tính và định lƣợng sự phát triển của công tác đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Giang giai đoạn từ 2010 – 2013.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang, tác giả đã tổng hợp phân tích các chính sách đƣợc Hà Giang triển khai thực trong những năm gần đây có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động quản lý đào tạo nghề trên địa bàn của tỉnh thông qua các số liệu thống kê hàng năm của các cơ quan, các ngành chức năng của Hà Giang đã phản ánh đƣợc quy mô và chất lƣợng phát triển của công tác quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội ở Hà Giang hiện nay.

Trên đây là một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản đã đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện luận văn. Các phƣơng pháp này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung để làm rõ những nội dung trong phạm vi mà luận văn có nhiệm vụ thực hiện. Trong đó phƣơng pháp nghiên cứu chung đƣợc tác giả sử dụng thực hiện trong toàn bộ luận văn, phƣơng pháp lý thuyết đƣợc tác giả dùng chủ yếu thực hiện ở phần chƣơng một nhằm làm rõ cơ sở lý luận, các phƣơng pháp cụ thể khác đƣợc tác giả sử dụng thực hiện ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÀ GIANG 3.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, là vùng có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nƣớc. Với đƣờng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 277,252km, địa hình hiểm trở, chia cắt. Phía bắc giáp 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và một phần của Quảng Tây; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,892km2, chia thành 11 đơn vị hành chính (01 thành phố và 10 huyện); 195 xã, 13 thị trấn, 5 phƣờng. Dân số khoảng 737.618 ngƣời, gồm 23 dân tộc đang sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm gần 90% (trong đó dân tộc Mông chiếm 31,5%, dân tộc Dao chiếm 15,4%, dân tộc Tày chiếm 12,4% còn lại là các dân tộc khác). Hà Giang có 01 cửa khẩu Quốc gia và 04 cửa khẩu tiểu ngạch; có 4 tuyến Quốc lộ đi qua (gồm: Quốc lộ 2, Quốc lộ 4C, Quốc lộ 34, Quốc lộ 279), với tổng chiều dài là 454 km. Trong đó Quốc lộ 2 là tuyến đƣờng huyết mạch nối từ thủ đô Hà Nội với Hà Giang dài 318km.

Hà Giang là tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi và tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu là những yếu tố kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Trƣớc đổi mới kinh tế Hà Giang chủ yếu là nông - lâm, sản xuất hàng hóa nhỏ, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, tự cấp tự túc, kinh tế chậm phát triển. Sau đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay (1991) đƣợc sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ƣơng, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bƣớc chuyển biến theo hƣớng tích cực. Đặc biệt là trong những năm gần đây, theo đánh giá kết

quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIV: Nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trƣởng trên 11%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng (Năm 2011): Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,2%, Dịch vụ chiếm 39,7%, Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 32,1%. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 9,6 triệu đồng, sản phẩm lƣơng thực đạt 357,53 ngàn tấn, tăng 26,84 ngàn tấn so với năm 2010. Thành tựu nổi bật là đã thanh toán xong nợ cũ xây dựng cơ bản từ 2005 trở về trƣớc; duy trì tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế ở mức độ cao và khá toàn diện; Công tác xóa đói giảm nghèo đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tích cực tham gia thực hiện. Nhiều chính sách, giảm nghèo đƣợc thực hiện đồng bộ, phù hợp đã có tác động mạnh mẽ cho xóa đói, giảm nghèo. Hết năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15,8%, giảm 35,3% so với năm 2005; Công tác giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực (tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm, trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng). Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 14% năm 2005 nâng lên 30% năm 2010; Hoàn thành phân giới cắm mốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Công tác cán bộ có sự đổi mới và chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, hiện nay Hà Giang vẫn còn là tỉnh kinh tế chƣa phát triển do

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 60)