Khái niệm về quản lý đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 27)

Nghề xuất hiện phát triển luôn gắn với nhu cầu của xã hội và mang tính tự phát cao. Nên để nghề phát triển lành mạnh đúng hƣớng luôn đòi hỏi nghề phải đƣợc đào tạo và quản lý đào tạo tốt đây cũng chính là phƣơng thức cơ bản để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. Do vậy, cần phải tìm hiểu làm rõ quản lý gì? quản lý đào tạo nghề là gì? Những nội dung trong quản lý đào tạo nghề là gì? Song trong thực tiễn hiện nay cho thấy những vấn đề này có rất nhiều cách hiểu khác nhau nhƣ sau:

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nƣớc đã đƣa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trƣờng phái quản lý học đã đƣa ra những định nghĩa về quản lý nhƣ sau:

- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn ngƣời khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .

- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trƣờng tốt giúp con ngƣời hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".

- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".

- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải đƣợc giới hạn bởi môi trƣờng bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công". và Peter. F.Dalark chỉ ra: Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc: "lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm nguyên tắc hoạt động, đây là một cách nhìn tổng thể lấy thành tích làm cốt lõi".

Từ những định nghĩa trên có thể khái quát: Quản lý là dạng hoạt động thực tiễn của con ngƣời nhằm tổ chức thực hiện các quá trình kinh tế xã hội đạt hiệu quả nhất. Nội dung của quản lý hƣớng vào hai yếu tố chính gồm quản lý hoạt động của con ngƣời và quản lý về các yếu tố vật chất.

Ở góc độ quản lý các hoạt động đào tạo nghề có thể hiểu: Đó là quá trình thực hiện việc quản lý các hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học bao gồm quản lý kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, chƣơng trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, chất lƣợng đào tạo, quản lý về toàn bộ cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình đào tạo đƣợc thực hiện theo những quy định của pháp luật do Nhà nƣớc quy định.

Nhƣ vậy có thể hiểu: Quản lý đào tạo nghề là hoạt động thực tiễn của các chủ thể cơ sở đào tạo, dạy nghề đƣợc thực hiện quản lý bằng quyền uy của nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật buộc các chủ thể là các cơ sở đào tạo, dạy nghề và ngƣời đƣợc đào tạo nghề phải tuân thủ thực hiện trong quá trình đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 27)