Khái niệm về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)

Đào tạo nghề, phát triển nghề để phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là khâu then chốt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đƣa nền kinh tế của nhiều nƣớc phát triển nhƣ nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và một số nƣớc Châu Âu...đã và đang từng bƣớc chuyển dịch phát triển từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa công nghiệp lên nền kinh tế sản xuất hàng hóa tri thức. Sự phát triển của những nền kinh tế này chính là nhờ quá trình quản lý đào tạo phát triển nghề khoa học, đúng đắn đã giúp các nƣớc này có nguồn nhân lực chất lƣợng cao tạo ra các sản phẩm chất lƣợng và giá trị lớn. Chính yếu tố đó đã tạo ra xu thế hợp tác và cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế trên thị trƣờng quốc tế. Việt Nam chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tất yếu đòi hỏi phải lựa chọn quản lý đào tạo phát triển nghề một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nƣớc nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao đồng thời đáp ứng đủ về số lƣợng để khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cao nhất trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn đó mà khái niệm về đào tạo nghề, dạy nghề cũng đƣợc các cá nhân, tổ chức đƣa ra với những khái niệm và nhiều cách hiểu khác nhau nhƣ:

Theo Các Mác: Công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một là: giáo dục trí tuệ; Hai là: giáo dục thể lực nhƣ trong các trƣờng Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự; Ba là: dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm bắt đƣợc vững những nguyên lý cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất. (C.Mác Ph.ăng ghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198).

Bên cạnh khái niệm của C.Mác thì ở Việt Nam cũng có một số quan niệm sau:

Theo khoản 1 điều 5 chƣơng 1 của Luật dạy nghề đƣợc của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, Số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã đƣa ra khái niệm: Đào tạo nghề hay dạy nghề: là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.

Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân đƣa ra khái niệm đào tạo nghề đƣợc hiểu: Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động, để họ có thể đảm nhận đƣợc một số công việc nhất định.

Theo tài liệu của Bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề đƣợc xác định: Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho ngƣời lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để ngƣời lao động sau khi hoàn thành khóa học hành đƣợc một nghề trong xã hội.

Với những cách hiểu khác nhau về khái niệm đào tạo nghề nhƣng khái quát lại theo cách hiểu của Bộ LĐTB và XH là đầy đủ khoa học nhất mang đậm tính nhân văn kết hợp hài hòa giữa đào tạo trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho ngƣời lao động đồng thời đào tạo để hình thành nên ý thức thái độ của ngƣời lao động. Đó là quan niệm tiến bộ thể hiện đậm tính nhân

văn của con ngƣời lao động trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đào tạo để hình thành thái độ, niềm tin hình thành nên những ngƣời lao độngh không chỉ giỏi về tay nghề, vững về chuyên môn mà còn có ý thức tinh thần kỷ luật và trách nhiệm trong lao động đủ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu trong hoạt động sản xuất công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)