Thông tin về thị trường việc làm và lao động

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 42)

Thị trƣờng việc làm và lao động luôn là những yếu tác động mạnh tới sự lựa chọn nhu cầu đào tạo của xã hội. Thông tin về việc làm sẽ là yếu tố quan trọng để ngƣời học nghề lựa chọn, những việc làm có mức thu nhập cao sẽ hấp dẫn ngƣời lao động lựa chọn nhiều và ngƣợc lại những việc làm có mức thu nhập thấp ít đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn và chỉ hấp dẫn đối với những

lao động đang cần việc làm trong những khoảng thời gian nhất định. Những thông tin việc làm đang phát triển cần nhiều lao động hoặc bão hòa thừa lao động trong lĩnh vực việc làm nào đó cũng sẽ làm ảnh hƣởng đến sự lựa chọn và quyết định của ngƣời lao động có nhu cầu đào tạo nghề. Thị trƣờng việc làm và lao động phản ánh tính chất mức độ phát triển của một nền sản xuất xã hội nhất định. Ở Việt Nam trong giai đoạn trƣớc những năm cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế ký XX khi nền kinh tế của nƣớc ta còn đang trong giai đoạn khủng hoảng thì thị trƣờng việc làm hạn chế nhu cầu về sử dụng lao động thấp. Từ những năm 1996 trở lại đây khi nền kinh tế nƣớc ta bƣớc ra khỏi giai đoạn khủng hoảng là liên tục đạt tốc độ tăng trƣởng khá, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh đã dẫn tới hình thành nhiều việc làm mới thị trƣờng việc làm rộng mở nhu cầu sử dụng lao động vào việc làm thuộc các lĩnh vực ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thƣơng mai, du lịch tăng mạnh. Đòi hỏi phải đào tạo những lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội nhờ đó nhiều ngành đào tạo nghề mới đƣợc hình thành và phát triển. Do vậy, công việc đào tạo nghề luôn phải gắn với đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội về việc làm và lao động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế nƣớc ta đang chủ động tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhiều việc làm đang phát triển và thị trƣờng việc làm cũng phát triển mở rộng nhu cầu sử dụng lao động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thƣơng mai – du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề kỹ thuật đang ở mức cao. Vì vậy, trong định hƣớng đào tạo nghề đòi hỏi các nhà quản lý luôn phải tiếp nhận thu thập thông tin và quản lý xử lý các thông tin về thị trƣờng lao động và việc làm một cách khoa học, làm căn cứ lựa chọn và quyết định việc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu về thị trƣờng việc làm và lao động cho phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 42)